Ngài lo lắng cho các tù nhân
ROME, thứ sáu 17 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã bầy tỏ "lòng đau xót sâu xa" đối với các nạn nhân của vụ hỏa hoạn trong nhà lao Comayagua, ở Honduras. Linh mục Lombardi nhấn mạnh sự lo lắng của Đức Thánh Cha đối với các tù nhân.
Thật vậy, Đức Thánh Cha đã gửi lời phân ưu về "thảm kịch" này trong một điện tín bằng tiếng Tây Ban Nha, cho Đức Cha Roberto Camilleri, giám mục Comayagua, ngày 17 tháng 2012.
Vụ hỏa hoạn, nguyên nhân chưa được xác định, đã khiến cho trên 350 người thiệt mạng chiều ngày 14 tháng 2, 2012. Nhà tù này chứa được 852 tù nhân, một con số gấp đôi sức chứa hiện thực. Trong khi một phần đã có thể thoát ra bằng cách leo lên mái nhà, những người khác bị ngăn chặn trong các sà lim của họ. Các gia đình nạn nhân đòi hỏi phải có công lý, họ lên án các lính gác và nhân viên cứu hỏa là bất cẩn. Đang có những vụ điều tra.
Đức Thánh Cha Benedict XVI bầy tỏ niềm "đau buồn sâu xa" và cam đoan với họ là ngài "cầu nguyện sốt sắng cho những người bị thiệt mạng." Ngài yêu cầu Đức Cha Camilleri chuyển "lời phân ưu chân thành nhất" của ngài đến các gia đình nạn nhân, cũng như "tình thân yêu mật thiết của ngài."
Nhắc đến "sự chậm trễ đáng khiển trách" của việc cứu trợ, Đức Thánh Cha bầy tỏ "mong ước khẩn cấp" của việc chữa trị "mau chóng và hoàn toàn" cho những người bị thương.
Ngài kêu cầu "sự bảo vệ thân yêu" của Đức Bà Suyapa, và gửi tới họ "lòng thương yêu", phép lành Tòa Thánh, như bảo chứng của "sự an ủi và hy vọng" trong giờ phút "đau buồn lớn lao."
Linh mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông của Tòa Thánh coi đây như có "cuộc khổ nạn" của các tù nhân bị khóa kín trong sà lim của họ, trong khi nhà tù "chật ních những người."
Loại thảm kịch này không phải là "hiếm có", cha nói: "Đây không phải là lần đầu tiên", ngài nhắc rằng tại Honduras, năm 2004, một thảm kịch tương tự đã xẩy ra tại San Pedro di Sula: "Nếu có hỏa hoạn trong một nhà tù, thì hầu như luôn luôn đó là một vụ tàn sát."
Cha khẳng định: Cho dù những người này đã phạm tội, họ vẫn không thể bị tước đoạt nhân phẩm: "Không có gì có thể bào chữa cho sự kiện họ bị bạo hành trong một bầu khí của bạo lực làm cho họ mất nhân cách", và "khiến cho không thể có được một sự hồi phục trong đời sống xã hội."
Cha nhắc rằng Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng đã đề cập đến "những tình trạng ghê gớm trong các nhà tù tại Phi Châu" trong Tông Huấn Africae Munus tháng 11, 2011. Đức Thánh Cha cũng đã đến thăm nhà tù Rebibbia, tại Rome, ngày 18 tháng 12, năm rồi, và ngài luôn luôn lo lắng về "những vấn đề nghiêm trọng trong các nhà tù trên toàn thế giới."
Cha Lombardi kết luận: Đây là lời kêu gọi của Chúa Kitô - "Ta ở trong tù và các con đã đến thăm Ta" - Chúa mời gọi các tín hữu hãy lo lắng cho số phận của các tù nhân: "Những người chết có gương mặt bị hủy hoại ở Comayagua, mỗi người đều có cho chúng ta gương mặt của Chúa Kitô."
ROME, thứ sáu 17 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã bầy tỏ "lòng đau xót sâu xa" đối với các nạn nhân của vụ hỏa hoạn trong nhà lao Comayagua, ở Honduras. Linh mục Lombardi nhấn mạnh sự lo lắng của Đức Thánh Cha đối với các tù nhân.
Thật vậy, Đức Thánh Cha đã gửi lời phân ưu về "thảm kịch" này trong một điện tín bằng tiếng Tây Ban Nha, cho Đức Cha Roberto Camilleri, giám mục Comayagua, ngày 17 tháng 2012.
Vụ hỏa hoạn, nguyên nhân chưa được xác định, đã khiến cho trên 350 người thiệt mạng chiều ngày 14 tháng 2, 2012. Nhà tù này chứa được 852 tù nhân, một con số gấp đôi sức chứa hiện thực. Trong khi một phần đã có thể thoát ra bằng cách leo lên mái nhà, những người khác bị ngăn chặn trong các sà lim của họ. Các gia đình nạn nhân đòi hỏi phải có công lý, họ lên án các lính gác và nhân viên cứu hỏa là bất cẩn. Đang có những vụ điều tra.
Đức Thánh Cha Benedict XVI bầy tỏ niềm "đau buồn sâu xa" và cam đoan với họ là ngài "cầu nguyện sốt sắng cho những người bị thiệt mạng." Ngài yêu cầu Đức Cha Camilleri chuyển "lời phân ưu chân thành nhất" của ngài đến các gia đình nạn nhân, cũng như "tình thân yêu mật thiết của ngài."
Nhắc đến "sự chậm trễ đáng khiển trách" của việc cứu trợ, Đức Thánh Cha bầy tỏ "mong ước khẩn cấp" của việc chữa trị "mau chóng và hoàn toàn" cho những người bị thương.
Ngài kêu cầu "sự bảo vệ thân yêu" của Đức Bà Suyapa, và gửi tới họ "lòng thương yêu", phép lành Tòa Thánh, như bảo chứng của "sự an ủi và hy vọng" trong giờ phút "đau buồn lớn lao."
Linh mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông của Tòa Thánh coi đây như có "cuộc khổ nạn" của các tù nhân bị khóa kín trong sà lim của họ, trong khi nhà tù "chật ních những người."
Loại thảm kịch này không phải là "hiếm có", cha nói: "Đây không phải là lần đầu tiên", ngài nhắc rằng tại Honduras, năm 2004, một thảm kịch tương tự đã xẩy ra tại San Pedro di Sula: "Nếu có hỏa hoạn trong một nhà tù, thì hầu như luôn luôn đó là một vụ tàn sát."
Cha khẳng định: Cho dù những người này đã phạm tội, họ vẫn không thể bị tước đoạt nhân phẩm: "Không có gì có thể bào chữa cho sự kiện họ bị bạo hành trong một bầu khí của bạo lực làm cho họ mất nhân cách", và "khiến cho không thể có được một sự hồi phục trong đời sống xã hội."
Cha nhắc rằng Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng đã đề cập đến "những tình trạng ghê gớm trong các nhà tù tại Phi Châu" trong Tông Huấn Africae Munus tháng 11, 2011. Đức Thánh Cha cũng đã đến thăm nhà tù Rebibbia, tại Rome, ngày 18 tháng 12, năm rồi, và ngài luôn luôn lo lắng về "những vấn đề nghiêm trọng trong các nhà tù trên toàn thế giới."
Cha Lombardi kết luận: Đây là lời kêu gọi của Chúa Kitô - "Ta ở trong tù và các con đã đến thăm Ta" - Chúa mời gọi các tín hữu hãy lo lắng cho số phận của các tù nhân: "Những người chết có gương mặt bị hủy hoại ở Comayagua, mỗi người đều có cho chúng ta gương mặt của Chúa Kitô."