Nepal: các nhà lãnh đạo tôn giáo kêu gọi hòa giải
"Cầu nguyện để học cách cho và nhận sự tha thứ"
ROMA - "Trong khi Nepal mới trải qua một khoảng thời gian phản kháng chính trị kịch liệt, đại diện của các tôn giáo khác nhau trong cả nước đã tổ chức lần đầu tiên Tuần lễ toàn cầu Hoà hợp Liên tôn (World Interfaith Harmony Week, WIHW), một sáng kiến do Liên Hiệp Quốc đưa ra trong tháng 10-2011”, theo hãng tin ‘Eglises d'Asie’ (Các Giáo hội châu Á, EDA), cơ quan thông tin của Hội Thừa Sai Paris (MEP), trong bản tin ngày 7-2.
Các đại diện tôn giáo mời gọi "cầu nguyện để học cách cho và nhận sự tha thứ."
Hàng trăm đại diện các tôn giáo lớn ở Nepal đã gặp gỡ nhau tại Hội trường Học viện Quốc gia có uy tín ở Kathmandu từ ngày chủ nhật 5-2, "để thảo luận về chủ đề hòa giải liên tôn."
Bản tin của ‘Eglises d'Asie’ viết: “Trong khi các cuộc biểu tình chống lại chính sách của người theo chủ nghĩa Mao hồi tháng 8-2011 đã diễn ra liên tục trên đường phố của thủ đô, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã rao giảng sự cần thiết phải cổ vũ hòa bình giữa các cộng đồng, và duy trì các nguyên tắc chủ nghĩa thế tục của nhà nước, để thoát ra khỏi sự bế tắc chính trị của đất nước.
Cuộc gặp gỡ liên tôn, vốn kết thúc vào ngày 7-2, được phối hợp tổ chức bởi Liên đoàn Hoà bình Toàn cầu (Universal Peace Federation,UPF) và các Tôn giáo vì Hòa bình (Religions for Peace).
Bản tin nói thêm: “Mỗi đại diện cộng đồng tôn giáo đã bày tỏ niềm xác tín rằng các tín hữu, của bất cứ tôn giáo nào, có chung trách nhiệm xây dựng hòa bình trong xã hội. Trong số các đại diện tôn giáo hiện diện, có Baba Damodar Gautam, chủ tịch của Liên đoàn người Ấn giáo ở Nepal (HFN), Imam Falahi Alaudin Ansari, chủ tịch Hiệp hội Hồi giáo của Nepal, Thượng toạ Kalsang Lama, trụ trì tu viện Phật Pháp ở Swayambu, và Naman Upadhaya, người đứng đầu đạo Kỳ Na giáo (Jainism) ở Nepal, đã bày tỏ các lời đề nghị của mình, và các đề nghị này sẽ được chuyển đến Quốc hội lập hiến của Nepal. Đại diện Kitô hữu là Mục sư Tin lành Simon Gurung, Chủ tịch Hội đồng toàn quốc các Giáo hội Nepal, và linh mục Công giáo Bill Robins, người đã phát động một thời gian cầu nguyện tín ngưỡng, mời mọi tín hữu “hãy cầu nguyện để học cách cho và nhận sự tha thứ, cho mọi bạo lực xâu xé các cộng đồng của họ."
Đại diện Liên Hiệp Quốc và đại biểu của các phong trào tôn giáo khác, như Kashi Nath Khanal, Giám đốc Giáo Hội Thống Nhất (Moon) của Nepal, Narendra Pandey, người đứng đầu cộng đồng Baha'i, hoặc vị đại diện Nepal của Brahma Kumaris, một phong trào tổng hợp từ linh ứng Ấn giáo, đã phát biểu tại cuộc gặp gỡ, xen lẫn giữa các bài thánh ca, về chủ đề tiếp cận nhau và trao đổi tín ngưỡng. (ZENIT.org 7-2-2012)
Nguyễn Trọng Đa
"Cầu nguyện để học cách cho và nhận sự tha thứ"
ROMA - "Trong khi Nepal mới trải qua một khoảng thời gian phản kháng chính trị kịch liệt, đại diện của các tôn giáo khác nhau trong cả nước đã tổ chức lần đầu tiên Tuần lễ toàn cầu Hoà hợp Liên tôn (World Interfaith Harmony Week, WIHW), một sáng kiến do Liên Hiệp Quốc đưa ra trong tháng 10-2011”, theo hãng tin ‘Eglises d'Asie’ (Các Giáo hội châu Á, EDA), cơ quan thông tin của Hội Thừa Sai Paris (MEP), trong bản tin ngày 7-2.
Các đại diện tôn giáo mời gọi "cầu nguyện để học cách cho và nhận sự tha thứ."
Hàng trăm đại diện các tôn giáo lớn ở Nepal đã gặp gỡ nhau tại Hội trường Học viện Quốc gia có uy tín ở Kathmandu từ ngày chủ nhật 5-2, "để thảo luận về chủ đề hòa giải liên tôn."
Bản tin của ‘Eglises d'Asie’ viết: “Trong khi các cuộc biểu tình chống lại chính sách của người theo chủ nghĩa Mao hồi tháng 8-2011 đã diễn ra liên tục trên đường phố của thủ đô, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã rao giảng sự cần thiết phải cổ vũ hòa bình giữa các cộng đồng, và duy trì các nguyên tắc chủ nghĩa thế tục của nhà nước, để thoát ra khỏi sự bế tắc chính trị của đất nước.
Cuộc gặp gỡ liên tôn, vốn kết thúc vào ngày 7-2, được phối hợp tổ chức bởi Liên đoàn Hoà bình Toàn cầu (Universal Peace Federation,UPF) và các Tôn giáo vì Hòa bình (Religions for Peace).
Bản tin nói thêm: “Mỗi đại diện cộng đồng tôn giáo đã bày tỏ niềm xác tín rằng các tín hữu, của bất cứ tôn giáo nào, có chung trách nhiệm xây dựng hòa bình trong xã hội. Trong số các đại diện tôn giáo hiện diện, có Baba Damodar Gautam, chủ tịch của Liên đoàn người Ấn giáo ở Nepal (HFN), Imam Falahi Alaudin Ansari, chủ tịch Hiệp hội Hồi giáo của Nepal, Thượng toạ Kalsang Lama, trụ trì tu viện Phật Pháp ở Swayambu, và Naman Upadhaya, người đứng đầu đạo Kỳ Na giáo (Jainism) ở Nepal, đã bày tỏ các lời đề nghị của mình, và các đề nghị này sẽ được chuyển đến Quốc hội lập hiến của Nepal. Đại diện Kitô hữu là Mục sư Tin lành Simon Gurung, Chủ tịch Hội đồng toàn quốc các Giáo hội Nepal, và linh mục Công giáo Bill Robins, người đã phát động một thời gian cầu nguyện tín ngưỡng, mời mọi tín hữu “hãy cầu nguyện để học cách cho và nhận sự tha thứ, cho mọi bạo lực xâu xé các cộng đồng của họ."
Đại diện Liên Hiệp Quốc và đại biểu của các phong trào tôn giáo khác, như Kashi Nath Khanal, Giám đốc Giáo Hội Thống Nhất (Moon) của Nepal, Narendra Pandey, người đứng đầu cộng đồng Baha'i, hoặc vị đại diện Nepal của Brahma Kumaris, một phong trào tổng hợp từ linh ứng Ấn giáo, đã phát biểu tại cuộc gặp gỡ, xen lẫn giữa các bài thánh ca, về chủ đề tiếp cận nhau và trao đổi tín ngưỡng. (ZENIT.org 7-2-2012)
Nguyễn Trọng Đa