Trong một cuộc gặp gỡ đại kết được tổ chức tại Kathmandu hôm Giáng sinh, Đức Cha Paul Simick, Đại Diện Tông Tòa tại Nepal nói rằng một đất nước đón nhận và tôn trọng Chúa Giêsu "thì đạt phẩm giá và được tôn trọng trên trường quốc tế bởi vì điều đó thể hiện sự tôn trọng các giá trị dân chủ. Tâm linh và tôn giáo là các khía cạnh nâng cao vị thế quốc gia".
Một số đại diện chính phủ và các nhóm xã hội dân sự, cũng như các vị lãnh đạo của các Giáo Hội Kitô khác và hàng ngàn người Nepal, Kitô hữu và người Ấn giáo đã tham dự cuộc gặp gỡ. Trong bài phát biểu của mình, Đức Giám Mục Simick lưu ý đến sự gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở Nepal và trên khắp thế giới. Ngài nói: "Chúa Kitô đã sinh ra cho tất cả mọi người, và sứ mạng của Ngài cũng nhằm hạn chế sự khác biệt giữa nhân loại, là những người anh em với nhau. Tương tự như vậy, chúng ta phải loại bỏ bạo lực, phân biệt đối xử và khủng bố trên toàn thế giới".
Đức Giám Mục Narayan Sharma của Hội Thánh “The Church of the Believers” thúc giục các Kitô hữu Nepal đừng sợ tiếp cận mọi người xung quanh bằng những giáo huấn của Kinh Thánh. Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Sushil Koirala cam đoan với cộng đồng Kitô hữu Nepal rằng trong Hiến pháp mới của quốc gia này, quyền của các Kitô hữu và những người thiểu số khác sẽ được bảo vệ. Hiện nay Nepal có khoảng 150,000 Kitô hữu, trong đó có 8,000 người Công Giáo. Trước khi chế độ quân chủ sụp đổ vào năm 2006, Ấn giáo là quốc giáo và có ảnh hưởng đến đời sống của mỗi người dân. Việc tuyên bố nhà nước thế tục đã đưa đất nước này đến tự do tôn giáo; Tuy nhiên, người thiểu số, nhất là các Kitô hữu, vẫn bị sách nhiễu và đe dọa từ các cộng đồng đa số.
Một số đại diện chính phủ và các nhóm xã hội dân sự, cũng như các vị lãnh đạo của các Giáo Hội Kitô khác và hàng ngàn người Nepal, Kitô hữu và người Ấn giáo đã tham dự cuộc gặp gỡ. Trong bài phát biểu của mình, Đức Giám Mục Simick lưu ý đến sự gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở Nepal và trên khắp thế giới. Ngài nói: "Chúa Kitô đã sinh ra cho tất cả mọi người, và sứ mạng của Ngài cũng nhằm hạn chế sự khác biệt giữa nhân loại, là những người anh em với nhau. Tương tự như vậy, chúng ta phải loại bỏ bạo lực, phân biệt đối xử và khủng bố trên toàn thế giới".
Đức Giám Mục Narayan Sharma của Hội Thánh “The Church of the Believers” thúc giục các Kitô hữu Nepal đừng sợ tiếp cận mọi người xung quanh bằng những giáo huấn của Kinh Thánh. Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Sushil Koirala cam đoan với cộng đồng Kitô hữu Nepal rằng trong Hiến pháp mới của quốc gia này, quyền của các Kitô hữu và những người thiểu số khác sẽ được bảo vệ. Hiện nay Nepal có khoảng 150,000 Kitô hữu, trong đó có 8,000 người Công Giáo. Trước khi chế độ quân chủ sụp đổ vào năm 2006, Ấn giáo là quốc giáo và có ảnh hưởng đến đời sống của mỗi người dân. Việc tuyên bố nhà nước thế tục đã đưa đất nước này đến tự do tôn giáo; Tuy nhiên, người thiểu số, nhất là các Kitô hữu, vẫn bị sách nhiễu và đe dọa từ các cộng đồng đa số.