VATICAN - (Zenit. org).-Trong sứ điệp nhân ngày Du Lịch Thế Giới được tổ chức vào ngày thứ Sáu 27/6 năm nay, Ðức Gioan Phaolô II nói ngành du lịch có thể trở thành một khí cụ ưu tiên để đánh chống nạn nghèo đói. Khi bàn về chủ đề cho Ngày Thế Giới--ngành du lịch có thể gòp phần tạo công ăn việc làm và sự hài hòa xã hội--Ðức Giáo Hoàng công nhận “thảm cảnh nghèo đói là một trong những thách đố lớn nhất hiện nay.”
“Khoảng cách càng lớn hơn giữa những miền khác nhau thế giới, mặc dầu có thể có được những phương tiện cần thiết để chửa trị nó, vì nhân loại đã đạt được sự phát triển kỹ thuật và khoa học kỳ diệu”. Ðức Thánh Cha nhấn mạnh “Không thể dững dưng và trì trệ đối cới cảnh nghèo và sự kém phát triển. Chúng ta không thể tự khép kín trong những tư lợi ích kỷ của chúng ta, để vô số chị em và anh em trong cảnh khốn khổ, và còn nghiêm trọng hơn nữa là để nhiều người trong số đó phải chết một cách vô tâm.”
Ngài nhấn mạnh rằng “từ quan điểm kinh tế, xã hội và văn hóa, sinh hoạt du lịch có thể đóng một vai trò thích đáng trong trận chiến chống nạn nghèo đói. Sư du hành cho phép con người biết được những chỗ và những hoàn cảnh khác nhau, và người ta nhận thấy lỗ hỏng to lớn dường nào giữa những xứ giàu và những xứ nghèo. Hơn nữa, người ta có thể đánh giá tốt đẹp hơn đến những tài nguyên và những sinh hoạt địa phương, bằng cách khuyến khích sự dấn thân vào những khu vực nghèo nhất trong cư dân.
“Chúng ta phải cố gắng đừng bao giờ cho phép ưu đãi phúc lợi của một thiểu số mà có hại cho phẩm chất đến đời sống của nhiều người khác”.
Ðức Gioan Phaolô II kết thúc bằng cách bày tỏ ý muốn cho “sinh hoạt du lịch trở nên một khí cụ hiệu nghiệm hơn nữa hầu giảm bớt cảnh nghèo túng, khuyến khích sự tăng trưởng cá nhân và xã hội cho cá nhân và cư dân, củng cố sự tham gia và hợp tác giữa các quốc gia, văn hóa và tôn giáo.”
Các vị Tổng Giám Mục Stephen Fumio Hamao và Agostino Marchetto, và Cha Michael Blume, theo thứ tự là chủ tịch, thư ký và phó thư ký của Hội đồng Giáo Hoàng về Di dân và Du Mục, đã trình bày sứ điệp Giáo Hoàng trong ngày thứ Năm tại cơ quan báo chí Vatican. Tổng Giám Mục Hamao đã chỉ rõ rằng “mặc dầu có những con số cao trong ngành du lịch--ví dụ, năm ngoái có tới 715 cuộc du hành quốc tế chỉ trong mùa này thôi--chúng ta phải ghi nhận rằng một phần lớn nhân loại gặp những hạn chế trầm trọng trong.. . việc thụ hưởng thời gian rảnh rỗi.” Tổng Giám Mục Marchetto nhắc tới trách nhiệm “cổ võ đạo Ðức học của ngành du lịch,” như Ðức Giáo Hoàng nói trong sứ điệp của Ngài gởi cho Ngày Du lịch Thế giới trong năm 2001. Ðức Tổng Giám Mục nói “Đó là một điều kiện cần thiết nếu chúng ta muốn ngành du lịch dồn hết nghị lực của nó phục vụ trận chiến chống nghèo đói, và cổ võ sự xây dựng những khả năng việc làm đúng cách và sự hài hòa xã hội giữa các cá nhân và dân tộc.” Tất cả những yếu tố này được xem như rất quan trọng đối với học thuyết xã hội của Giáo Hội.”
“Khoảng cách càng lớn hơn giữa những miền khác nhau thế giới, mặc dầu có thể có được những phương tiện cần thiết để chửa trị nó, vì nhân loại đã đạt được sự phát triển kỹ thuật và khoa học kỳ diệu”. Ðức Thánh Cha nhấn mạnh “Không thể dững dưng và trì trệ đối cới cảnh nghèo và sự kém phát triển. Chúng ta không thể tự khép kín trong những tư lợi ích kỷ của chúng ta, để vô số chị em và anh em trong cảnh khốn khổ, và còn nghiêm trọng hơn nữa là để nhiều người trong số đó phải chết một cách vô tâm.”
Ngài nhấn mạnh rằng “từ quan điểm kinh tế, xã hội và văn hóa, sinh hoạt du lịch có thể đóng một vai trò thích đáng trong trận chiến chống nạn nghèo đói. Sư du hành cho phép con người biết được những chỗ và những hoàn cảnh khác nhau, và người ta nhận thấy lỗ hỏng to lớn dường nào giữa những xứ giàu và những xứ nghèo. Hơn nữa, người ta có thể đánh giá tốt đẹp hơn đến những tài nguyên và những sinh hoạt địa phương, bằng cách khuyến khích sự dấn thân vào những khu vực nghèo nhất trong cư dân.
“Chúng ta phải cố gắng đừng bao giờ cho phép ưu đãi phúc lợi của một thiểu số mà có hại cho phẩm chất đến đời sống của nhiều người khác”.
Ðức Gioan Phaolô II kết thúc bằng cách bày tỏ ý muốn cho “sinh hoạt du lịch trở nên một khí cụ hiệu nghiệm hơn nữa hầu giảm bớt cảnh nghèo túng, khuyến khích sự tăng trưởng cá nhân và xã hội cho cá nhân và cư dân, củng cố sự tham gia và hợp tác giữa các quốc gia, văn hóa và tôn giáo.”
Các vị Tổng Giám Mục Stephen Fumio Hamao và Agostino Marchetto, và Cha Michael Blume, theo thứ tự là chủ tịch, thư ký và phó thư ký của Hội đồng Giáo Hoàng về Di dân và Du Mục, đã trình bày sứ điệp Giáo Hoàng trong ngày thứ Năm tại cơ quan báo chí Vatican. Tổng Giám Mục Hamao đã chỉ rõ rằng “mặc dầu có những con số cao trong ngành du lịch--ví dụ, năm ngoái có tới 715 cuộc du hành quốc tế chỉ trong mùa này thôi--chúng ta phải ghi nhận rằng một phần lớn nhân loại gặp những hạn chế trầm trọng trong.. . việc thụ hưởng thời gian rảnh rỗi.” Tổng Giám Mục Marchetto nhắc tới trách nhiệm “cổ võ đạo Ðức học của ngành du lịch,” như Ðức Giáo Hoàng nói trong sứ điệp của Ngài gởi cho Ngày Du lịch Thế giới trong năm 2001. Ðức Tổng Giám Mục nói “Đó là một điều kiện cần thiết nếu chúng ta muốn ngành du lịch dồn hết nghị lực của nó phục vụ trận chiến chống nghèo đói, và cổ võ sự xây dựng những khả năng việc làm đúng cách và sự hài hòa xã hội giữa các cá nhân và dân tộc.” Tất cả những yếu tố này được xem như rất quan trọng đối với học thuyết xã hội của Giáo Hội.”