Theo tin Zenit ngày 25 tháng 7, Liên Minh Tuổi Trẻ Quốc Tế của các tổ chức phò sự sống đã đưa ra một sứ điệp thay thế tại một hội nghị của Liên Hiệp Quốc ở New York bàn về tuổi trẻ. Sứ điệp thay thế này nhìn nhận quyền của cha mẹ và kêu gọi phải có những chính sách mang lại lợi ích cho tuổi trẻ.
Tyler Ament, điều hợp viên của Liên Minh, đang có mặt tại New York để tham dự hội nghị hai ngày dưới danh nghĩa Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Cấp Cao về Tuổi Trẻ, một sáng kiến nhân Năm Tuổi Trẻ Thế Giới. Hội nghị này đã kết thúc vào thứ ba, 26 tháng 7, bàn về chủ đề “Tuổi Trẻ: Đối Thoại và Hiểu Biết Lẫn Nhau”.
Lúc kết thúc hội nghị, các quốc gia thành viên đã đúc kết một văn kiện chung dựa vào đóng góp của 89 tổ chức tuổi trẻ khắp thế giới. Tuy nhiên, trong một thông cáo báo chí, Ament tuyên bố rằng Liên Minh bất đồng ý kiến “với phần lớn văn kiện do các chính phủ đưa ra tại Hội Nghị Cấp Cao về tuổi trẻ” và với “các sứ điệp do các cơ quan Liên Hiệp Quốc đề xướng như quyền tính dục của tuổi trẻ và nhiều ý tưởng đáng bác bỏ khác”.
Chính vì thế, Ament và các đồng nghiệp của anh đã trình bày Bản Tuyên Bố về Tuổi Trẻ gửi Liên Hiệp Quốc và Thế Giới, được 120,000 người ký nhận, trong đó có 57,000 người dưới 30 tuổi. Anh cho hay: “Bản Tuyên Bố về Tuổi Trẻ nhìn nhận quyền của cha mẹ và kêu gọi các nhà làm chính sách trở về với những điều căn bản và từ bỏ những ý tưởng nguy hiểm có hại cho tuổi trẻ”.
Bản tuyên bố này đã được soạn thảo vào năm ngoái tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Leon, Mexico, nhấn mạnh tới 8 giá trị chủ yếu như gia đình, quyền sống, và tính dục dựa trên việc hiểu đúng đắn về con người. Liên Minh Tuổi Trẻ Quốc Tế là một nhóm người trẻ khắp thế giới với cương lĩnh cho rằng con người nhân bản được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, có tính tương quan bẩm sinh, và được mời gọi sống một đời sống có mục đích và ý nghĩa.
Liên Minh đã tổ chức nhiều biến cố trùng hợp với Hội Nghị của Liên Hiệp Quốc, trong đó, có Ngày Đào Tạo Tuổi Trẻ kéo dài suốt Chúa Nhật vừa qua kết thúc với Thánh Lễ do Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikatt, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh Liên HIệp Quốc, chủ tế, và một buổi canh thức tại Dag Hammarskoldj Plaza.
Ngày 25 tháng 7, Liên Minh tổ chức một biến cố bên lề biến cố của LHQ, do Sứ Bộ của Tòa Thánh tại LHQ bảo trợ, gọi là “Tuổi Trẻ Bảo Vệ và Cổ Vũ Nhân Phẩm”. Rồi ngày thứ Ba, một buổi hòa nhạc với ban nhạc rốc Scythian tại khu Manhattan đã kết thúc chương trình của Liên Minh cạnh Hội Nghị của LHQ.
Tuổi trẻ là điêu khắc gia lên khuôn trọn cuộc sống
Sau khi khẳng định rằng vì được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người nhân bản có một phẩm giá nội tại, bản tuyên bố của Liên Minh tin rằng: tuổi trẻ là điêu khắc gia lên khuôn trọn cuộc sống. Họ là tương lai nhân loại và vì thế họ luôn vươn lên vì ích chung, một sự đổi mới tích cực cho xã hội, một sự triển nở lành mạnh cho cả gia đình nhân loại.
Các nguyên tắc sau đây luôn hướng dẫn họ trong ý hướng trên:
1. Tuổi trẻ là những hữu thể có tương quan, được đào tạo trong gia đình, có cha mẹ và các thành viên khác, chứ không phải những cá thể biệt lập. Liên Minh nhất trí với Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, coi gia đình là đơn vị tự nhiên và nền tảng của xã hội và có quyền được xã hội và nhà nước bảo vệ.
2. Cha mẹ là những nhà giáo dục đệ nhất đẳng của người trẻ. Liên Minh đồng ý với Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, coi cha mẹ có quyền trước nhất giáo dục con cái họ và trong tư cách ấy phải được trợ giúp để cung cấp cho người trẻ nền giáo dục luân lý, tôn giáo, tri thức, thực tiễn và thể lý.
3. Quyền của tuổi trẻ đặt căn bản trên khả năng phát triển của họ. Thời trẻ là thời chủ yếu để phát triển, trong đó, quyền đưa ra quyết định của tuổi trẻ phải tiến triển tùy theo mức chín chắn và theo Qui Ước Quyền Trẻ Em, phải được cân bằng với quyền của cha mẹ (xem Convention on the Rights of the Child, Article 5).
4. Quyền sống là quyền bất khả xâm phạm, từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên. Trong hai thế hệ vừa qua, nhiều người trẻ đã sinh ra trong các xã hội không tôn trọng quyền sống trước khi sinh ra. Chúng tôi coi mình là người sống sót chỉ vì đã được sinh ra. Chỉ có thể có công lý và hoà bình chân thực trong xã hội, nếu ta biết phục hồi việc bảo vệ sự sống cách thích đáng về luật pháp (Xem Convention on the Rights of the Child, Preamble and Article 6).
5. Tuổi trẻ góp phần vào phát triển và nhân dụng. Là chìa khóa cho tương lai, tuổi trẻ phải là tâm điểm của phát triển. Tuổi trẻ là tuổi để biện phân tài năng có thể sử dụng suốt đời về sau.
6. Phải tôn trọng lối hiểu thích đáng về tính dục và các liên hệ lành mạnh. Khi học hỏi và gặp gỡ tính dục tự nhiên của họ, tuổi trẻ phải được thấm nhuần một cảm thức trách nhiệm và tự trọng. Việc phát biểu tính dục trọn vẹn và thích đáng chỉ có thể thể hiện trong một cam kết suốt đời, không vị kỷ và toàn diện, một cam kết bắt nguồn từ định chế hôn nhân tự nhiên giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
7. Đàn ông và đàn bà có căn bản trong tự nhiên. Giống mọi thành viên khác trong gia đình nhân loại, người trẻ được dựng nên có nam có nữ. Dù đàn ông và đàn bà hoàn toàn bằng nhau, nhưng mỗi phái có những đặc điểm độc đáo và bổ túc cho nhau. Phái tính không phải là sản phẩm của xã hội, sinh ra đã là nam hay nữ rồi (Xem Rome Statute of the International Criminal Court, Article 7 ).
8. Phải bảo vệ tuổi trẻ chống lại các lợi dụng của tội ác. Mọi con người nhân bản, nhất là người trẻ, phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức lợi dụng. Cách riêng, họ phải được bảo vệ khỏi cảnh bị bóc lột và buôn bán để lao động khổ sai, buôn bán tình dục, nô lệ và làm lính đánh thuê.
Cổ vũ các giá trị, bênh vực sự sống tại Liên Hiệp Quốc
Nhân dịp này, Đức Tổng GM Francis Chullikatt, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh LHQ, đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn. Ngài cho rằng một trong những thách đố chính của Sứ Bộ Toà Thánh cạnh LHQ là cổ vũ các giá trị đạo đức, luân lý và tôn giáo trong một môi trường luôn tìm cách hạ thấp các giá trị đó. Ngài tuyên bố như thế trong ngữ cảnh Hội Nghị Cấp Cao của LHQ về tuổi trẻ, họp tại New York mấy ngày qua.
Được hỏi Sứ Bộ của Toà Thánh đã chuẩn ra sao cho Hội Nghị Cấp Cao về Tuổi Trẻ tại LHQ, Đức TGM Chullikatt đã trả lời: Tuổi trẻ bao giờ cũng có tầm quan trọng lớn đối với Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo. Đức Gioan Phaolô II đã lập ra Ngày Giới Trẻ Thế Giới, nay ta chỉ bước chân theo ngài. Sứ Bộ luôn nhấn mạnh tới việc phải đầu tư nhiều vào tuổi trẻ, vì họ là tương lai của Giáo Hội, của quốc gia, của xã hội và của cả gia đình nhân loại. Về hội nghị giới trẻ thế giới tại New York, Sứ Bộ đã có cuộc gặp gỡ chuẩn bị với Hội Truyền Giáo Identes. Có tất cả 500 người trẻ tới LHQ, tổ chức thành từng nhóm, như những gia đình, để chuẩn bị không những tham dự Hội Nghị của LHQ mà còn cho cả Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Madrid nữa.
Trong cuộc họp chuẩn bị này, các người chủ đạo là chính các người trẻ. Họ thuật lại chính kinh nghiệm sống đức tin Công Giáo và việc làm chứng đức tin cho thế hệ của họ, cho các bạn đồng trang đồng lứa với họ, và cho thế giới nói chung. Họ cũng giãi bày các hoài mong và hy vọng chất chứa trong tâm hồn họ. Cảnh tượng ấy hết sức tươi đẹp và xây dựng.
Về hoài mong đối với Hội Nghị cấp cao của LHQ về tuổi trẻ, Đức TGM Chullikatt cho biết: ai cũng muốn đứng về phía giới trẻ. Theo ngài, LHQ muốn nói với giới trẻ rằng họ là những người tích cực trong việc xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn cho nhân loại. Bởi vậy, LHQ mời họ tới để xây dựng một cuộc đối thoại giữa các quốc gia, các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Sở dĩ người trẻ được coi là người chủ động của đối thoại vì họ không muốn thấy một thế hệ bị tách biệt khỏi thế giới ngày nay và tách biệt khỏi tương lai. Nhưng điều thiếu ở hội nghị của LHQ là họ không chú trọng nhiều tới các giá trị chân thực mà người trẻ cần phải có và cần được biết. Muốn cho họ xây dựng được một cuộc đối thoại hữu ích, cần phải cho họ biết trước các giá trị chân thực cho đời học bây giờ và mai sau. Không có việc chuẩn bị như thế, cuộc đối thoại sẽ không tiến xa bao nhiêu.
Bởi thế, Đức TGM Chullikatt tỏ ra dè dặt đối với chính cuộc hội nghị, vì nó không được tiến hành cách thích đáng. Đem người trẻ lại với nhau và giữ họ lại trong 2, 3 ngày, dĩ nhiên là điều tích cực, nhưng khó có hiệu quả lâu dài. Ngài muốn LHQ theo gương diễn trình chuẩn bị Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid. Giáo Hội Công Giáo tiến hành diễn trình này ở nhiều bình diện: bình diện gia đình, bình diện giáo xứ, bình diện giáo phận, bình diện quốc gia rồi mới tới bình diện quốc tế. Đó là loại đào tạo đang được Giáo Hội thực hiện cho giới trẻ. Rất tiếc, LHQ đã không theo diễn trình này. Cần phải nhấn mạnh điều này: nếu bạn giúp người trẻ xây dựng một cá tính mạnh dựa trên các giá trị và nguyên tắc nòng cốt, là bạn đã đặt họ vào con đường đúng đắn tiến về tương lai. Không làm việc ấy, là bạn chưa thực sự phục vụ giới trẻ. Ở LHQ, người ta thường chỉ thích những màn trình diễn lớn, ít khi chú ý tới thực chất.
Sứ Bộ đóng góp những gì cho giới trẻ tại LHQ? Đức TGM Chullikatt trả lời rằng: chúng tôi có các tổ chức giới trẻ Công Giáo phi chính phủ và Liên Minh Giới Trẻ Thế Giới; họ rất gần gũi với Sứ Bộ của Tòa Thánh, và chia sẻ các giá trị mà chúng tôi vẫn đại diện cho. Chúng tôi còn có nhiều tổ chức Công Giáo khác nhau ở cấp giáo xứ và giáo phận; chúng tôi nói với họ về hội nghị của LHQ, khuyến khích họ tham dự: dù không nhiều so với tuổi trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, chúng ta vẫn nên hiện diện ở đấy. Sự hiện diện này ít nhất cũng cho mọi người thấy tận mắt Giáo Hội cũng muốn là thành phần của tuổi trẻ quốc tế, chứ không phải người bàng quan, và trong các điều tuổi trẻ thế giới dự định làm, cũng có những người trẻ Công Giáo đóng góp ý kiến.
Phái đoàn của Tòa Thánh sẽ lên tiếng cho giới trẻ Công Giáo sau khi tham khảo họ. Phái đoàn cũng muốn đem tiếng nói của giới trẻ Công Giáo tới LHQ và tới các quốc gia hội viên để họ thấy rằng không phải chỉ có các người trẻ do LHQ tham khảo mà còn có một thế giới tuổi trẻ của Công Giáo và các giáo hội Kitô Giáo khác muốn bày tỏ quan điểm nữa.
Đối với một số nghị trình đang bị áp lực đưa ra tại LHQ, Giáo Hội Công Giáo có quan điểm như thế nào? Đức TGM Chullikatt cho hay: đầu tiên và quan trọng hơn cả là vấn đề sự sống, quyền sống, quyền mà quan điểm của LHQ không đáng hoan nghênh bao nhiêu. Mới đây, đã có hội nghị cấp cao về HIV/AIDS. Trong tuyên bố chính trị, mặc dù Tòa Thánh có nhiều dè dặt, họ vẫn duy trì việc giáo dục sinh lý cho học sinh tiểu học; và việc các em được độc lập đối với cha mẹ. Các nước hội viên không muốn nhìn nhận quyền của cha mẹ và bất cứ hạn chế nào cho việc lui tới các cơ sở phá thai, cung cấp bao cao xu… Nếu đó là loại tuổi trẻ được LHQ cổ vũ xây dựng, thì bạn đủ thấy tương lai thế giới sẽ đi về đâu. Bất hạnh thay, các giá trị đạo đức, luân lý và tôn giáo, hết sức chủ yếu, đều không phải là quan tâm của LHQ. Đó chính là thách đố lớn cho Sứ Bộ của Tòa Thánh và cho cả Giáo Hội nói chung.
Sứ Bộ gặp nhiều trở ngại trong cố gắng thương thảo tại LHQ. Vì ở đó, bất chấp nền ngoại giao đa phương, ngay các vấn đề luân lý và đạo đức cũng bị chính trị hóa. Nên rất nhiều khi, chính trị mới là tiếng nói sau cùng. Dù thế, Sứ Bộ luôn cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của một số quốc gia. Malta, Ba Lan, San Marino giúp Sứ Bộ khá nhiều và hiện Sứ Bộ đang được sự ủng hộ của Hung Gia Lợi.
Một số quốc gia Hồi Giáo cũng giúp Sứ Bộ trong các vấn đề sự sống, gia đình, đào tạo giới trẻ và quyền của cha mẹ… Đây là một diễn trình chậm chạp nhưng ít nhất nó cũng đã bắt đầu khởi động, khiến Sứ Bộ đã thực hiện được nhiều bước chập chững, hy vọng sẽ đạt được một số kết cục thỏa đáng.
Về nội dung Hội Nghị của LHQ về giới trẻ, Đức TGM Chullikatt cho hay: các quốc gia hội viên gặp nhau để bàn về Qui Ước Quyền Trẻ Em. Tuy nhiên, phần lớn công việc được thực hiện tại Hội Đồng Nhân Quyền ở Geneva. Ngoài ra còn có vấn đề phá thai mà nhiều cơ quan LHQ và một số nước hội viên bóng bẩy gọi là “quyền tính dục và sinh sản”. Sứ Bộ muốn nói với giới trẻ rằng giết hại hài nhi sẽ không giải quyết được nạn đói trên thế giới, mà phải đầu tư vào trẻ em và người trẻ. Họ mới là tài nguyên chân thực và mỗi con người nhân bản đều có tiềm năng lớn lao. Cộng đồng quốc tế nên giúp họ phát triền tiềm năng ấy để mỗi con người nhân bản có thể đóng góp phần mình cho toàn thể nhân loại. Đầu tư vào giới trẻ, ta cũng sẽ cải tổ xã hội và xây dựng thịnh vượng cho xã hội, chứ không phải loại bỏ người trẻ.
Sứ Bộ cũng cố gắng thuyết phục người trẻ tranh đấu cho sự sống của những người trẻ khác sắp sửa thay thế họ sau này. Do đó, người trẻ cũng phải có tiếng nói mạnh mẽ trong các vấn đề quyền sống nữa, như một nhắc nhở để họ nhớ rằng họ có mặt ở đây hôm nay là nhờ cha mẹ họ muốn họ được sinh ra chứ không bị giết trong bụng mẹ, và nếu họ có cơ may được sống, thì họ cũng phải tranh đấu cho người khác có cơ may được sống.
Rồi quyền giáo dục, phát triển và hòa bình, đều là những vấn đề quan trọng, cần được thảo luận với người trẻ để họ xây dựng tương lai họ trong sự tôn trọng quyền của cha mẹ, vì các ngài là người hướng dẫn đầy kinh nghiệm của họ. Hơn nữa, các ngài còn là những người quan tâm chăm sóc họ nữa.
Trong khi ấy, LHQ cho rằng đứa trẻ phải được hoàn toàn tự do tự quyết định lấy, không cần cha mẹ. Quả đáng lo ngại khi thấy những điều này xẩy ra tại LHQ. Nếu ta đứng ngoài diễn trình xây dựng một quốc gia, ta sẽ mất hẳn cả một thế hệ, ta không thể tự cho phép mình làm điều này. Mất một thế hệ là mất cả một phần tương lai mà đáng lẽ ra ta phải chăm sóc. Ta có trách nhiệm lớn trong việc này. Sứ Bộ chia sẻ trách nhiệm tại LHQ, mọi người phải lãnh trách nhiệm của mình tại gia đình, giáo xứ, giáo phận và xã hội. Nếu dưỡng dục con cái bằng các giá trị chân thực mà bạn vốn đại diện cho, bạn sẽ có một xã hội lành mạnh và thịnh vượng để tự hào.
Tyler Ament, điều hợp viên của Liên Minh, đang có mặt tại New York để tham dự hội nghị hai ngày dưới danh nghĩa Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Cấp Cao về Tuổi Trẻ, một sáng kiến nhân Năm Tuổi Trẻ Thế Giới. Hội nghị này đã kết thúc vào thứ ba, 26 tháng 7, bàn về chủ đề “Tuổi Trẻ: Đối Thoại và Hiểu Biết Lẫn Nhau”.
Lúc kết thúc hội nghị, các quốc gia thành viên đã đúc kết một văn kiện chung dựa vào đóng góp của 89 tổ chức tuổi trẻ khắp thế giới. Tuy nhiên, trong một thông cáo báo chí, Ament tuyên bố rằng Liên Minh bất đồng ý kiến “với phần lớn văn kiện do các chính phủ đưa ra tại Hội Nghị Cấp Cao về tuổi trẻ” và với “các sứ điệp do các cơ quan Liên Hiệp Quốc đề xướng như quyền tính dục của tuổi trẻ và nhiều ý tưởng đáng bác bỏ khác”.
Chính vì thế, Ament và các đồng nghiệp của anh đã trình bày Bản Tuyên Bố về Tuổi Trẻ gửi Liên Hiệp Quốc và Thế Giới, được 120,000 người ký nhận, trong đó có 57,000 người dưới 30 tuổi. Anh cho hay: “Bản Tuyên Bố về Tuổi Trẻ nhìn nhận quyền của cha mẹ và kêu gọi các nhà làm chính sách trở về với những điều căn bản và từ bỏ những ý tưởng nguy hiểm có hại cho tuổi trẻ”.
Bản tuyên bố này đã được soạn thảo vào năm ngoái tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Leon, Mexico, nhấn mạnh tới 8 giá trị chủ yếu như gia đình, quyền sống, và tính dục dựa trên việc hiểu đúng đắn về con người. Liên Minh Tuổi Trẻ Quốc Tế là một nhóm người trẻ khắp thế giới với cương lĩnh cho rằng con người nhân bản được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, có tính tương quan bẩm sinh, và được mời gọi sống một đời sống có mục đích và ý nghĩa.
Liên Minh đã tổ chức nhiều biến cố trùng hợp với Hội Nghị của Liên Hiệp Quốc, trong đó, có Ngày Đào Tạo Tuổi Trẻ kéo dài suốt Chúa Nhật vừa qua kết thúc với Thánh Lễ do Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikatt, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh Liên HIệp Quốc, chủ tế, và một buổi canh thức tại Dag Hammarskoldj Plaza.
Ngày 25 tháng 7, Liên Minh tổ chức một biến cố bên lề biến cố của LHQ, do Sứ Bộ của Tòa Thánh tại LHQ bảo trợ, gọi là “Tuổi Trẻ Bảo Vệ và Cổ Vũ Nhân Phẩm”. Rồi ngày thứ Ba, một buổi hòa nhạc với ban nhạc rốc Scythian tại khu Manhattan đã kết thúc chương trình của Liên Minh cạnh Hội Nghị của LHQ.
Tuổi trẻ là điêu khắc gia lên khuôn trọn cuộc sống
Sau khi khẳng định rằng vì được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người nhân bản có một phẩm giá nội tại, bản tuyên bố của Liên Minh tin rằng: tuổi trẻ là điêu khắc gia lên khuôn trọn cuộc sống. Họ là tương lai nhân loại và vì thế họ luôn vươn lên vì ích chung, một sự đổi mới tích cực cho xã hội, một sự triển nở lành mạnh cho cả gia đình nhân loại.
Các nguyên tắc sau đây luôn hướng dẫn họ trong ý hướng trên:
1. Tuổi trẻ là những hữu thể có tương quan, được đào tạo trong gia đình, có cha mẹ và các thành viên khác, chứ không phải những cá thể biệt lập. Liên Minh nhất trí với Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, coi gia đình là đơn vị tự nhiên và nền tảng của xã hội và có quyền được xã hội và nhà nước bảo vệ.
2. Cha mẹ là những nhà giáo dục đệ nhất đẳng của người trẻ. Liên Minh đồng ý với Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, coi cha mẹ có quyền trước nhất giáo dục con cái họ và trong tư cách ấy phải được trợ giúp để cung cấp cho người trẻ nền giáo dục luân lý, tôn giáo, tri thức, thực tiễn và thể lý.
3. Quyền của tuổi trẻ đặt căn bản trên khả năng phát triển của họ. Thời trẻ là thời chủ yếu để phát triển, trong đó, quyền đưa ra quyết định của tuổi trẻ phải tiến triển tùy theo mức chín chắn và theo Qui Ước Quyền Trẻ Em, phải được cân bằng với quyền của cha mẹ (xem Convention on the Rights of the Child, Article 5).
4. Quyền sống là quyền bất khả xâm phạm, từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên. Trong hai thế hệ vừa qua, nhiều người trẻ đã sinh ra trong các xã hội không tôn trọng quyền sống trước khi sinh ra. Chúng tôi coi mình là người sống sót chỉ vì đã được sinh ra. Chỉ có thể có công lý và hoà bình chân thực trong xã hội, nếu ta biết phục hồi việc bảo vệ sự sống cách thích đáng về luật pháp (Xem Convention on the Rights of the Child, Preamble and Article 6).
5. Tuổi trẻ góp phần vào phát triển và nhân dụng. Là chìa khóa cho tương lai, tuổi trẻ phải là tâm điểm của phát triển. Tuổi trẻ là tuổi để biện phân tài năng có thể sử dụng suốt đời về sau.
6. Phải tôn trọng lối hiểu thích đáng về tính dục và các liên hệ lành mạnh. Khi học hỏi và gặp gỡ tính dục tự nhiên của họ, tuổi trẻ phải được thấm nhuần một cảm thức trách nhiệm và tự trọng. Việc phát biểu tính dục trọn vẹn và thích đáng chỉ có thể thể hiện trong một cam kết suốt đời, không vị kỷ và toàn diện, một cam kết bắt nguồn từ định chế hôn nhân tự nhiên giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
7. Đàn ông và đàn bà có căn bản trong tự nhiên. Giống mọi thành viên khác trong gia đình nhân loại, người trẻ được dựng nên có nam có nữ. Dù đàn ông và đàn bà hoàn toàn bằng nhau, nhưng mỗi phái có những đặc điểm độc đáo và bổ túc cho nhau. Phái tính không phải là sản phẩm của xã hội, sinh ra đã là nam hay nữ rồi (Xem Rome Statute of the International Criminal Court, Article 7 ).
8. Phải bảo vệ tuổi trẻ chống lại các lợi dụng của tội ác. Mọi con người nhân bản, nhất là người trẻ, phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức lợi dụng. Cách riêng, họ phải được bảo vệ khỏi cảnh bị bóc lột và buôn bán để lao động khổ sai, buôn bán tình dục, nô lệ và làm lính đánh thuê.
Cổ vũ các giá trị, bênh vực sự sống tại Liên Hiệp Quốc
Nhân dịp này, Đức Tổng GM Francis Chullikatt, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh LHQ, đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn. Ngài cho rằng một trong những thách đố chính của Sứ Bộ Toà Thánh cạnh LHQ là cổ vũ các giá trị đạo đức, luân lý và tôn giáo trong một môi trường luôn tìm cách hạ thấp các giá trị đó. Ngài tuyên bố như thế trong ngữ cảnh Hội Nghị Cấp Cao của LHQ về tuổi trẻ, họp tại New York mấy ngày qua.
Được hỏi Sứ Bộ của Toà Thánh đã chuẩn ra sao cho Hội Nghị Cấp Cao về Tuổi Trẻ tại LHQ, Đức TGM Chullikatt đã trả lời: Tuổi trẻ bao giờ cũng có tầm quan trọng lớn đối với Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo. Đức Gioan Phaolô II đã lập ra Ngày Giới Trẻ Thế Giới, nay ta chỉ bước chân theo ngài. Sứ Bộ luôn nhấn mạnh tới việc phải đầu tư nhiều vào tuổi trẻ, vì họ là tương lai của Giáo Hội, của quốc gia, của xã hội và của cả gia đình nhân loại. Về hội nghị giới trẻ thế giới tại New York, Sứ Bộ đã có cuộc gặp gỡ chuẩn bị với Hội Truyền Giáo Identes. Có tất cả 500 người trẻ tới LHQ, tổ chức thành từng nhóm, như những gia đình, để chuẩn bị không những tham dự Hội Nghị của LHQ mà còn cho cả Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Madrid nữa.
Trong cuộc họp chuẩn bị này, các người chủ đạo là chính các người trẻ. Họ thuật lại chính kinh nghiệm sống đức tin Công Giáo và việc làm chứng đức tin cho thế hệ của họ, cho các bạn đồng trang đồng lứa với họ, và cho thế giới nói chung. Họ cũng giãi bày các hoài mong và hy vọng chất chứa trong tâm hồn họ. Cảnh tượng ấy hết sức tươi đẹp và xây dựng.
Về hoài mong đối với Hội Nghị cấp cao của LHQ về tuổi trẻ, Đức TGM Chullikatt cho biết: ai cũng muốn đứng về phía giới trẻ. Theo ngài, LHQ muốn nói với giới trẻ rằng họ là những người tích cực trong việc xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn cho nhân loại. Bởi vậy, LHQ mời họ tới để xây dựng một cuộc đối thoại giữa các quốc gia, các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Sở dĩ người trẻ được coi là người chủ động của đối thoại vì họ không muốn thấy một thế hệ bị tách biệt khỏi thế giới ngày nay và tách biệt khỏi tương lai. Nhưng điều thiếu ở hội nghị của LHQ là họ không chú trọng nhiều tới các giá trị chân thực mà người trẻ cần phải có và cần được biết. Muốn cho họ xây dựng được một cuộc đối thoại hữu ích, cần phải cho họ biết trước các giá trị chân thực cho đời học bây giờ và mai sau. Không có việc chuẩn bị như thế, cuộc đối thoại sẽ không tiến xa bao nhiêu.
Bởi thế, Đức TGM Chullikatt tỏ ra dè dặt đối với chính cuộc hội nghị, vì nó không được tiến hành cách thích đáng. Đem người trẻ lại với nhau và giữ họ lại trong 2, 3 ngày, dĩ nhiên là điều tích cực, nhưng khó có hiệu quả lâu dài. Ngài muốn LHQ theo gương diễn trình chuẩn bị Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid. Giáo Hội Công Giáo tiến hành diễn trình này ở nhiều bình diện: bình diện gia đình, bình diện giáo xứ, bình diện giáo phận, bình diện quốc gia rồi mới tới bình diện quốc tế. Đó là loại đào tạo đang được Giáo Hội thực hiện cho giới trẻ. Rất tiếc, LHQ đã không theo diễn trình này. Cần phải nhấn mạnh điều này: nếu bạn giúp người trẻ xây dựng một cá tính mạnh dựa trên các giá trị và nguyên tắc nòng cốt, là bạn đã đặt họ vào con đường đúng đắn tiến về tương lai. Không làm việc ấy, là bạn chưa thực sự phục vụ giới trẻ. Ở LHQ, người ta thường chỉ thích những màn trình diễn lớn, ít khi chú ý tới thực chất.
Sứ Bộ đóng góp những gì cho giới trẻ tại LHQ? Đức TGM Chullikatt trả lời rằng: chúng tôi có các tổ chức giới trẻ Công Giáo phi chính phủ và Liên Minh Giới Trẻ Thế Giới; họ rất gần gũi với Sứ Bộ của Tòa Thánh, và chia sẻ các giá trị mà chúng tôi vẫn đại diện cho. Chúng tôi còn có nhiều tổ chức Công Giáo khác nhau ở cấp giáo xứ và giáo phận; chúng tôi nói với họ về hội nghị của LHQ, khuyến khích họ tham dự: dù không nhiều so với tuổi trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, chúng ta vẫn nên hiện diện ở đấy. Sự hiện diện này ít nhất cũng cho mọi người thấy tận mắt Giáo Hội cũng muốn là thành phần của tuổi trẻ quốc tế, chứ không phải người bàng quan, và trong các điều tuổi trẻ thế giới dự định làm, cũng có những người trẻ Công Giáo đóng góp ý kiến.
Phái đoàn của Tòa Thánh sẽ lên tiếng cho giới trẻ Công Giáo sau khi tham khảo họ. Phái đoàn cũng muốn đem tiếng nói của giới trẻ Công Giáo tới LHQ và tới các quốc gia hội viên để họ thấy rằng không phải chỉ có các người trẻ do LHQ tham khảo mà còn có một thế giới tuổi trẻ của Công Giáo và các giáo hội Kitô Giáo khác muốn bày tỏ quan điểm nữa.
Đối với một số nghị trình đang bị áp lực đưa ra tại LHQ, Giáo Hội Công Giáo có quan điểm như thế nào? Đức TGM Chullikatt cho hay: đầu tiên và quan trọng hơn cả là vấn đề sự sống, quyền sống, quyền mà quan điểm của LHQ không đáng hoan nghênh bao nhiêu. Mới đây, đã có hội nghị cấp cao về HIV/AIDS. Trong tuyên bố chính trị, mặc dù Tòa Thánh có nhiều dè dặt, họ vẫn duy trì việc giáo dục sinh lý cho học sinh tiểu học; và việc các em được độc lập đối với cha mẹ. Các nước hội viên không muốn nhìn nhận quyền của cha mẹ và bất cứ hạn chế nào cho việc lui tới các cơ sở phá thai, cung cấp bao cao xu… Nếu đó là loại tuổi trẻ được LHQ cổ vũ xây dựng, thì bạn đủ thấy tương lai thế giới sẽ đi về đâu. Bất hạnh thay, các giá trị đạo đức, luân lý và tôn giáo, hết sức chủ yếu, đều không phải là quan tâm của LHQ. Đó chính là thách đố lớn cho Sứ Bộ của Tòa Thánh và cho cả Giáo Hội nói chung.
Sứ Bộ gặp nhiều trở ngại trong cố gắng thương thảo tại LHQ. Vì ở đó, bất chấp nền ngoại giao đa phương, ngay các vấn đề luân lý và đạo đức cũng bị chính trị hóa. Nên rất nhiều khi, chính trị mới là tiếng nói sau cùng. Dù thế, Sứ Bộ luôn cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của một số quốc gia. Malta, Ba Lan, San Marino giúp Sứ Bộ khá nhiều và hiện Sứ Bộ đang được sự ủng hộ của Hung Gia Lợi.
Một số quốc gia Hồi Giáo cũng giúp Sứ Bộ trong các vấn đề sự sống, gia đình, đào tạo giới trẻ và quyền của cha mẹ… Đây là một diễn trình chậm chạp nhưng ít nhất nó cũng đã bắt đầu khởi động, khiến Sứ Bộ đã thực hiện được nhiều bước chập chững, hy vọng sẽ đạt được một số kết cục thỏa đáng.
Về nội dung Hội Nghị của LHQ về giới trẻ, Đức TGM Chullikatt cho hay: các quốc gia hội viên gặp nhau để bàn về Qui Ước Quyền Trẻ Em. Tuy nhiên, phần lớn công việc được thực hiện tại Hội Đồng Nhân Quyền ở Geneva. Ngoài ra còn có vấn đề phá thai mà nhiều cơ quan LHQ và một số nước hội viên bóng bẩy gọi là “quyền tính dục và sinh sản”. Sứ Bộ muốn nói với giới trẻ rằng giết hại hài nhi sẽ không giải quyết được nạn đói trên thế giới, mà phải đầu tư vào trẻ em và người trẻ. Họ mới là tài nguyên chân thực và mỗi con người nhân bản đều có tiềm năng lớn lao. Cộng đồng quốc tế nên giúp họ phát triền tiềm năng ấy để mỗi con người nhân bản có thể đóng góp phần mình cho toàn thể nhân loại. Đầu tư vào giới trẻ, ta cũng sẽ cải tổ xã hội và xây dựng thịnh vượng cho xã hội, chứ không phải loại bỏ người trẻ.
Sứ Bộ cũng cố gắng thuyết phục người trẻ tranh đấu cho sự sống của những người trẻ khác sắp sửa thay thế họ sau này. Do đó, người trẻ cũng phải có tiếng nói mạnh mẽ trong các vấn đề quyền sống nữa, như một nhắc nhở để họ nhớ rằng họ có mặt ở đây hôm nay là nhờ cha mẹ họ muốn họ được sinh ra chứ không bị giết trong bụng mẹ, và nếu họ có cơ may được sống, thì họ cũng phải tranh đấu cho người khác có cơ may được sống.
Rồi quyền giáo dục, phát triển và hòa bình, đều là những vấn đề quan trọng, cần được thảo luận với người trẻ để họ xây dựng tương lai họ trong sự tôn trọng quyền của cha mẹ, vì các ngài là người hướng dẫn đầy kinh nghiệm của họ. Hơn nữa, các ngài còn là những người quan tâm chăm sóc họ nữa.
Trong khi ấy, LHQ cho rằng đứa trẻ phải được hoàn toàn tự do tự quyết định lấy, không cần cha mẹ. Quả đáng lo ngại khi thấy những điều này xẩy ra tại LHQ. Nếu ta đứng ngoài diễn trình xây dựng một quốc gia, ta sẽ mất hẳn cả một thế hệ, ta không thể tự cho phép mình làm điều này. Mất một thế hệ là mất cả một phần tương lai mà đáng lẽ ra ta phải chăm sóc. Ta có trách nhiệm lớn trong việc này. Sứ Bộ chia sẻ trách nhiệm tại LHQ, mọi người phải lãnh trách nhiệm của mình tại gia đình, giáo xứ, giáo phận và xã hội. Nếu dưỡng dục con cái bằng các giá trị chân thực mà bạn vốn đại diện cho, bạn sẽ có một xã hội lành mạnh và thịnh vượng để tự hào.