Rôma, Ý, ngày 24 tháng 5, 2011 (CNA/EWTN News).- Mục tiêu của khẩu hiệu mới được giới chức bác ái của Vatican lựa chọn đã bị cơ quan phụ trách về bác ái của Tòa Thánh coi là không thực tiễn.
Đức Hồng Y Robert Sarah nói ngài không hiểu chủ đề mới của Caritas Quốc Tế - “Một gia đình nhân loại – Zêrô khó nghèo,” được phổ biến trong buổi họp hàng tuần của cơ quan bác ái tại Rôma.
Ngài nói với phóng viên CNA ngày 22 tháng 5: “Tôi nghĩ rằng nên theo đuổi những khẩu hiệu thực tiễn hơn. Nhưng tôi rất đắn đo trong việc tìm hiểu thế nào là không có khó nghèo, vì Chúa Kitô nói chúng ta sẽ luôn luôn có người nghèo khổ. Do đó đâu là cách thức thực tiễn để chúng ta chống khó nghèo? Vì rất khó khăn trong việc hoàn toàn hủy bỏ sự nghèo khó.”
Khẩu hiệu vừa là chủ đề của buổi họp tuần này và cũng là chủ đề của tài liệu về chính sách của cơ quan trong bốn năm tới.
Nhận xét của Đức Hồng Y đến vào lúc khó khăn cho Caritas. Cơ quan đã phải đối phó với những phê bình của Hồng Y Sarah, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum, và các vị khác, vì bị nhận định là thiếu căn tính Công Giáo.
Đầu năm nay, Vatican đã ngăn không cho vị tổng thư ký của Caritas là bà Lesley-Anne Knight được tái ứng cử chức vụ cũ. Tổ chức kiểm xoát cơ quan bác ái cũng đang được duyệt lại để giúp cho Vatican có thể duyệt xét nhiều hơn công việc của họ.
Hồng Y Sarah đề cập đến những ưu tư này trong diễn từ mở đầu của ngài tại buổi họp của Caritas ngày Chúa Nhật, có sự tham dự của 300 đại biểu.
Ngài nói: “Tôi tin rằng điều quan trọng là phải hiểu rằng các cơ quan bác ái phải nằm bên trong Giáo Hội thay vì đi song song bên ngoài.”
“Một Caritas không phải là một biểu tượng của giáo hội thì không có ý nghĩa gì hay có thể hiện hữu được. Giáo Hội không thể được coi là một đồng bạn của các cơ quan Công Giáo. Họ chính là các tổ chức tham gia vào sứ mệnh của Giáo Hội.”
Ngài cũng nhấn mạnh rằng công việc của cơ quan không chỉ là có tính cách nhân bản” nhưng trên hết phải “đem lại cho con người tất cả phẩm giá của những người con cái của Thiên Chúa.”
Lời nhận xét của Hồng Y Sarah đến ngay sau khi khẩu hiệu bác ái và công trình của vị tổng thư ký đương nhiệm đã được Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga khen ngợi.
Hồng Y Rodriguez nói khẩu hiệu mới biểu lộ một “ý chí tranh đấu chống bất công và nghèo khó. Đây là một biểu hiệu giản dị về cách thức chúng ta hiểu thế giới.”
Ngài tiếp: “Zêrô có thể được coi như một ‘tình trạng khả dĩ’ cho tất cả các con số. Đây là một giả dụ của sự bình đẳng. Chúng ta không thể nào thương lượng khoảng 2 phần trăm hay 20 phần trăm, hay 0,7 phần trăm người nghèo.”
Ngài công nhận rằng việc Vatican tái bổ nhiệm bà Knight đã gây nên những “phiền hà” trong tổ chức, đặc biệt đối với các phụ nữ đang phục vụ trong Caritas.
Buổi họp tuần này tại Rôma đánh dấu dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Caritas. Cơ quan này hiện đang tiếp xúc với Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh để lập ra các quy luật mới nhằm gia tăng căn tính Công Giáo.
Hồng Y Sarah cho rằng “tương lai sẽ rất sáng lạng cho” Caritas nếu biết noi theo “hướng dẫn của Đức Thánh Cha Benedict XVI trong 'Deus Caritas Est.'"
Ngài nói: "Caritas phải đi theo bước chân Chúa Giêsu, để bầy tỏ lòng thương cảm, (và) tình yêu Thiên Chúa một cách khiêm tốn.” Con đường tiến tới của Caritas phải là giáo huấn của các cựu Giáo Hoàng, “khởi sự với Đức Piô XII và Gioan Phaolô II và Benedict XVI."
Đức Hồng Y Robert Sarah nói ngài không hiểu chủ đề mới của Caritas Quốc Tế - “Một gia đình nhân loại – Zêrô khó nghèo,” được phổ biến trong buổi họp hàng tuần của cơ quan bác ái tại Rôma.
Ngài nói với phóng viên CNA ngày 22 tháng 5: “Tôi nghĩ rằng nên theo đuổi những khẩu hiệu thực tiễn hơn. Nhưng tôi rất đắn đo trong việc tìm hiểu thế nào là không có khó nghèo, vì Chúa Kitô nói chúng ta sẽ luôn luôn có người nghèo khổ. Do đó đâu là cách thức thực tiễn để chúng ta chống khó nghèo? Vì rất khó khăn trong việc hoàn toàn hủy bỏ sự nghèo khó.”
Khẩu hiệu vừa là chủ đề của buổi họp tuần này và cũng là chủ đề của tài liệu về chính sách của cơ quan trong bốn năm tới.
Nhận xét của Đức Hồng Y đến vào lúc khó khăn cho Caritas. Cơ quan đã phải đối phó với những phê bình của Hồng Y Sarah, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum, và các vị khác, vì bị nhận định là thiếu căn tính Công Giáo.
Đầu năm nay, Vatican đã ngăn không cho vị tổng thư ký của Caritas là bà Lesley-Anne Knight được tái ứng cử chức vụ cũ. Tổ chức kiểm xoát cơ quan bác ái cũng đang được duyệt lại để giúp cho Vatican có thể duyệt xét nhiều hơn công việc của họ.
Hồng Y Sarah đề cập đến những ưu tư này trong diễn từ mở đầu của ngài tại buổi họp của Caritas ngày Chúa Nhật, có sự tham dự của 300 đại biểu.
Ngài nói: “Tôi tin rằng điều quan trọng là phải hiểu rằng các cơ quan bác ái phải nằm bên trong Giáo Hội thay vì đi song song bên ngoài.”
“Một Caritas không phải là một biểu tượng của giáo hội thì không có ý nghĩa gì hay có thể hiện hữu được. Giáo Hội không thể được coi là một đồng bạn của các cơ quan Công Giáo. Họ chính là các tổ chức tham gia vào sứ mệnh của Giáo Hội.”
Ngài cũng nhấn mạnh rằng công việc của cơ quan không chỉ là có tính cách nhân bản” nhưng trên hết phải “đem lại cho con người tất cả phẩm giá của những người con cái của Thiên Chúa.”
Lời nhận xét của Hồng Y Sarah đến ngay sau khi khẩu hiệu bác ái và công trình của vị tổng thư ký đương nhiệm đã được Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga khen ngợi.
Hồng Y Rodriguez nói khẩu hiệu mới biểu lộ một “ý chí tranh đấu chống bất công và nghèo khó. Đây là một biểu hiệu giản dị về cách thức chúng ta hiểu thế giới.”
Ngài tiếp: “Zêrô có thể được coi như một ‘tình trạng khả dĩ’ cho tất cả các con số. Đây là một giả dụ của sự bình đẳng. Chúng ta không thể nào thương lượng khoảng 2 phần trăm hay 20 phần trăm, hay 0,7 phần trăm người nghèo.”
Ngài công nhận rằng việc Vatican tái bổ nhiệm bà Knight đã gây nên những “phiền hà” trong tổ chức, đặc biệt đối với các phụ nữ đang phục vụ trong Caritas.
Buổi họp tuần này tại Rôma đánh dấu dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Caritas. Cơ quan này hiện đang tiếp xúc với Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh để lập ra các quy luật mới nhằm gia tăng căn tính Công Giáo.
Hồng Y Sarah cho rằng “tương lai sẽ rất sáng lạng cho” Caritas nếu biết noi theo “hướng dẫn của Đức Thánh Cha Benedict XVI trong 'Deus Caritas Est.'"
Ngài nói: "Caritas phải đi theo bước chân Chúa Giêsu, để bầy tỏ lòng thương cảm, (và) tình yêu Thiên Chúa một cách khiêm tốn.” Con đường tiến tới của Caritas phải là giáo huấn của các cựu Giáo Hoàng, “khởi sự với Đức Piô XII và Gioan Phaolô II và Benedict XVI."