Pakistan: Giáo hội ở Abbottabad giới hạn hoạt động
Abbottabad - Kitô hữu ở thành phố Abbottabad (Pakistan), nơi trùm khủng bố Osama bin Laden đã bị giết chết, giới hạn hoạt động của mình, và kêu gọi mở một cuộc họp về chiến lược an ninh.
Giáo xứ Công giáo thánh Phêrô Canisius ở phía bắc thành phố này cho biết giáo xứ đã hạn chế hoạt động của mình, sau khi Osama bin Laden, người sáng lập mạng lưới Al Qaeda và là người chủ mưu cho các cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9-2001, đã bị lực lượng đặc biệt Mỹ giết chết ở thành phố này.
Ngày 3-5, linh mục Akram Javed Gill đã nói với hãng tin Ucanews: “Ngày 2-5, tôi không thể tiến hành các chuyến thăm mục vụ đến nhà tín hữu sau khi an ninh được tăng cường. Hôm nay một buổi phụng vụ chữa lành được diễn ra, và sắp tới các lễ Giáo hội sẽ được tạm hủy. Bốn cảnh sát bảo vệ cho nhà thờ đã được đặt trong tình trạng báo động cao”.
Ngài đã phụ trách Giáo xứ thánh Phêrô Canisius từ năm 2007 trong thành phố Abbotabbad, thành phố cửa ngõ của khu vực miền núi phía Bắc Pakistan.
Khoảng 150 người Công giáo sống trong thành phố, và ba người sống ở thị trấn Bilal, nơi Bin Laden bị giết. Ngày 3-5, cảnh sát đã mở khu vực nhà của Bin Laden cho các phóng viên đến lần đầu tiên, kể từ khi cuộc tấn công của Mỹ diễn ra.
Hiệp hội các Giáo hội Vùng Hazara, một hội gồm năm Giáo hội trong đó có Giáo Hội Công Giáo, đã kêu gọi một cuộc họp để xây dựng một chiến lược tương lai trong vùng.
Linh mục Javed nói: “Thật quan trọng để duy trì an bình cho các cộng đồng tôn giáo thiểu số nằm rải rác trong vùng Hazara. Chúng tôi thay đổi địa điểm vào phút chót để tránh rò rỉ các thông tin về cuộc họp, trong bầu không khí căng thẳng như hiện nay”.
Ngài mô tả các sự kiện như chúng diễn ra trong cuộc đột kích.
Ngài nói: “Chúng tôi không bao giờ thấy máy bay trực thăng bay thấp như vậy. Không ai biết điều gì đang xảy ra, và lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng nó là một cuộc diễn tập quân sự”.
Cha cũng là hiệu trưởng trường Công giáo duy nhất trong thành phố, với tên gọi là trường Thánh Phêrô. Khoảng 200 học sinh, hầu hết là người Hồi giáo, học tập ở trường.
Cha cho biết là phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công việc ở Abbottabad, nơi có một trường huấn luyện quân sự lớn. Cha đã phải xây dựng tường cao cho khuôn viên nhà thờ vào năm 2009, sau khi người Hồi giáo phản đối việc “trưng bày công khai” tượng Đức Mẹ Maria trong hang đá ở sân nhà thờ.
Năm ngoái, chính quyền địa phương đã yêu cầu ngài đốt nhiều bản sao của một cuốn sách mỏng mời gọi người Công giáo sùng kính Đức Mẹ.
Trong khi đó, Hazaras, nhóm sắc tộc địa phương tôn sùng bin Laden, không tin rằng ông đã chết. Các thành viên của nhóm cho rằng phúc trình về việc bắn chết ông là một âm mưu của Mỹ.
Ông Noman Khan, một nhà báo tự do, nói: “Chỉ có Thiên Chúa mới cất đi sự sống của ông. Toàn bộ phim về truy bắt và tiêu diệt bin Laden đã được Mỹ dàn dựng thực hiện, nhằm làm mất ổn định đất nước của chúng tôi, và duy trì tài sản hạt nhân của Mỹ. Không ai nhìn thấy thi thể của ông cả mà”. (UCA News 3-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Abbottabad - Kitô hữu ở thành phố Abbottabad (Pakistan), nơi trùm khủng bố Osama bin Laden đã bị giết chết, giới hạn hoạt động của mình, và kêu gọi mở một cuộc họp về chiến lược an ninh.
Giáo xứ Công giáo thánh Phêrô Canisius ở phía bắc thành phố này cho biết giáo xứ đã hạn chế hoạt động của mình, sau khi Osama bin Laden, người sáng lập mạng lưới Al Qaeda và là người chủ mưu cho các cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9-2001, đã bị lực lượng đặc biệt Mỹ giết chết ở thành phố này.
Ngày 3-5, linh mục Akram Javed Gill đã nói với hãng tin Ucanews: “Ngày 2-5, tôi không thể tiến hành các chuyến thăm mục vụ đến nhà tín hữu sau khi an ninh được tăng cường. Hôm nay một buổi phụng vụ chữa lành được diễn ra, và sắp tới các lễ Giáo hội sẽ được tạm hủy. Bốn cảnh sát bảo vệ cho nhà thờ đã được đặt trong tình trạng báo động cao”.
Ngài đã phụ trách Giáo xứ thánh Phêrô Canisius từ năm 2007 trong thành phố Abbotabbad, thành phố cửa ngõ của khu vực miền núi phía Bắc Pakistan.
Khoảng 150 người Công giáo sống trong thành phố, và ba người sống ở thị trấn Bilal, nơi Bin Laden bị giết. Ngày 3-5, cảnh sát đã mở khu vực nhà của Bin Laden cho các phóng viên đến lần đầu tiên, kể từ khi cuộc tấn công của Mỹ diễn ra.
Hiệp hội các Giáo hội Vùng Hazara, một hội gồm năm Giáo hội trong đó có Giáo Hội Công Giáo, đã kêu gọi một cuộc họp để xây dựng một chiến lược tương lai trong vùng.
Linh mục Javed nói: “Thật quan trọng để duy trì an bình cho các cộng đồng tôn giáo thiểu số nằm rải rác trong vùng Hazara. Chúng tôi thay đổi địa điểm vào phút chót để tránh rò rỉ các thông tin về cuộc họp, trong bầu không khí căng thẳng như hiện nay”.
Ngài mô tả các sự kiện như chúng diễn ra trong cuộc đột kích.
Ngài nói: “Chúng tôi không bao giờ thấy máy bay trực thăng bay thấp như vậy. Không ai biết điều gì đang xảy ra, và lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng nó là một cuộc diễn tập quân sự”.
Cha cũng là hiệu trưởng trường Công giáo duy nhất trong thành phố, với tên gọi là trường Thánh Phêrô. Khoảng 200 học sinh, hầu hết là người Hồi giáo, học tập ở trường.
Cha cho biết là phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công việc ở Abbottabad, nơi có một trường huấn luyện quân sự lớn. Cha đã phải xây dựng tường cao cho khuôn viên nhà thờ vào năm 2009, sau khi người Hồi giáo phản đối việc “trưng bày công khai” tượng Đức Mẹ Maria trong hang đá ở sân nhà thờ.
Năm ngoái, chính quyền địa phương đã yêu cầu ngài đốt nhiều bản sao của một cuốn sách mỏng mời gọi người Công giáo sùng kính Đức Mẹ.
Trong khi đó, Hazaras, nhóm sắc tộc địa phương tôn sùng bin Laden, không tin rằng ông đã chết. Các thành viên của nhóm cho rằng phúc trình về việc bắn chết ông là một âm mưu của Mỹ.
Ông Noman Khan, một nhà báo tự do, nói: “Chỉ có Thiên Chúa mới cất đi sự sống của ông. Toàn bộ phim về truy bắt và tiêu diệt bin Laden đã được Mỹ dàn dựng thực hiện, nhằm làm mất ổn định đất nước của chúng tôi, và duy trì tài sản hạt nhân của Mỹ. Không ai nhìn thấy thi thể của ông cả mà”. (UCA News 3-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa