Châu Á: các Giám chức nhận định về cái chết của Osama bin Laden
Các giám chức châu Á có phản ứng rất khác nhau khi nghe tin cái chết của ông Osama bin Laden, người sáng lập mạng al-Qaeda và nhà tổ chức các vụ tấn công khủng bố vào thành phố New York và Washington (Mỹ) ngày 11-9-2001.
Đức Giám mục Martin Jumoad, giáo phận Isabela (Philippines) - một thành phố trên đảo Basilan có đa số dân là người Hồi giáo - hoan nghênh tin này, gọi đó là một “chiến thắng của cái thiện trước cái ác”. Ngài nói: “Cái chết của Osama sẽ làm suy yếu tổ chức ly khai Abu Sayyaf tại Basilan, bởi vì các người chỉ huy Abu Sayyaf đã tuyên bố rằng họ được mạng al-Qaeda ủng hộ...Tôi hy vọng đội quân của Bin Laden ở đây sẽ suy yếu, và Basilan cuối cùng sẽ được hưởng hòa bình và an ninh".
Mặt khác, linh mục Babu Joseph, phát ngôn viên của Hội đồng giám mục Ấn Độ, bày tỏ sự lấy làm tiếc trước tin này.
Cha nói: “Bin Laden có thể tự cải cách mình bằng sự xa lánh con đường bạo lực và khủng bố, và bắt đầu một cuộc sống mới của hòa giải và hòa bình...Giáo Hội không bao giờ tán thành bạo lực hoặc liên kết với bạo lực".
Cha nói thêm: “Bạo lực gây ra bởi tôn giáo là không bao giờ chấp nhận được với bất cứ xã hội văn minh nào”.
Tại Pakistan, nơi bin Laden đã bị quân đội Mỹ giết chết, Đức Tổng Giám mục nghỉ hưu Lawrence Saldanha, tổng giáo phận Lahore, lo sợ rằng Kitô hữu sẽ phải đối mặt sự trả thù, nhưng Ngài bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng cái chết của ông sẽ trở thành một bước ngoặt quan trọng.
Ngài nói: “Kitô hữu Pakistan chúng tôi là các mục tiêu mềm, khi mạng al-Qaeda không thể tấn công Mỹ. Chúng tôi yêu cầu chính quyền giữ an ninh cho chúng tôi; chính phủ cần phải kiểm soát bất cứ sự trả đũa nào”.
Đức Tổng Giám mục Saldanha, người được thụ phong Giám mục ngày 9-11, nói thêm: “Cuối cùng chúng tôi hy vọng rằng mọi việc sẽ trở nên tốt hơn dần dần. Nhiều người nhìn ông bin Laden như một anh hùng của cuộc cách mạng Hồi giáo. Nhưng ông là một mẫu gương của chủ nghĩa cực đoan và mối đe dọa cho hòa bình thế giới. Cái chết của ông sẽ thay đổi cục diện, phân quyền và làm sáng tỏ chủ nghĩa cực đoan. " (Catholic Culture 2-5-2011)
Các giám chức châu Á có phản ứng rất khác nhau khi nghe tin cái chết của ông Osama bin Laden, người sáng lập mạng al-Qaeda và nhà tổ chức các vụ tấn công khủng bố vào thành phố New York và Washington (Mỹ) ngày 11-9-2001.
Đức Giám mục Martin Jumoad, giáo phận Isabela (Philippines) - một thành phố trên đảo Basilan có đa số dân là người Hồi giáo - hoan nghênh tin này, gọi đó là một “chiến thắng của cái thiện trước cái ác”. Ngài nói: “Cái chết của Osama sẽ làm suy yếu tổ chức ly khai Abu Sayyaf tại Basilan, bởi vì các người chỉ huy Abu Sayyaf đã tuyên bố rằng họ được mạng al-Qaeda ủng hộ...Tôi hy vọng đội quân của Bin Laden ở đây sẽ suy yếu, và Basilan cuối cùng sẽ được hưởng hòa bình và an ninh".
Mặt khác, linh mục Babu Joseph, phát ngôn viên của Hội đồng giám mục Ấn Độ, bày tỏ sự lấy làm tiếc trước tin này.
Cha nói: “Bin Laden có thể tự cải cách mình bằng sự xa lánh con đường bạo lực và khủng bố, và bắt đầu một cuộc sống mới của hòa giải và hòa bình...Giáo Hội không bao giờ tán thành bạo lực hoặc liên kết với bạo lực".
Cha nói thêm: “Bạo lực gây ra bởi tôn giáo là không bao giờ chấp nhận được với bất cứ xã hội văn minh nào”.
Tại Pakistan, nơi bin Laden đã bị quân đội Mỹ giết chết, Đức Tổng Giám mục nghỉ hưu Lawrence Saldanha, tổng giáo phận Lahore, lo sợ rằng Kitô hữu sẽ phải đối mặt sự trả thù, nhưng Ngài bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng cái chết của ông sẽ trở thành một bước ngoặt quan trọng.
Ngài nói: “Kitô hữu Pakistan chúng tôi là các mục tiêu mềm, khi mạng al-Qaeda không thể tấn công Mỹ. Chúng tôi yêu cầu chính quyền giữ an ninh cho chúng tôi; chính phủ cần phải kiểm soát bất cứ sự trả đũa nào”.
Đức Tổng Giám mục Saldanha, người được thụ phong Giám mục ngày 9-11, nói thêm: “Cuối cùng chúng tôi hy vọng rằng mọi việc sẽ trở nên tốt hơn dần dần. Nhiều người nhìn ông bin Laden như một anh hùng của cuộc cách mạng Hồi giáo. Nhưng ông là một mẫu gương của chủ nghĩa cực đoan và mối đe dọa cho hòa bình thế giới. Cái chết của ông sẽ thay đổi cục diện, phân quyền và làm sáng tỏ chủ nghĩa cực đoan. " (Catholic Culture 2-5-2011)