Ông Henry Borga là một giáo dân của giáo xứ Holy Name of Jesus Catholic Church ở West Palm Beach Florida mới đây đã bỏ ra $10.00 để xin lễ cho Osama Bin Laden vào Chúa Nhật này.
Vì Thánh Lễ Chúa Nhật là của cộng đòan cho nên những 'ý lễ' xin vào Chúa Nhật chỉ là những 'ý chỉ' cầu nguyện. Đây là ý chỉ thứ 5 của Chúa Nhật sắp tới.
Tin đồn loan ra, lập tức nhiều giáo dân nhao nhao phản đối, các hãng truyền thông cũng đổ xô tới khai thác câu chuyện.
"Cầu nguyện cho bin Laden ư? Chúa dậy tôi phải tha thứ là đã khó rồi, nhưng ai lại cầu nguyện cho hắn bao giờ? Có chăng là cử hành một 'lễ tạ ơn' vì Chúa đã cứu chúng ta thóat khỏi nanh vuốt của hắn thì có lý hơn"
"Dĩ nhiên mọi người là con cái Chúa, nhưng những tên như Hitler, Timothy Mcveigh, Stalin và bin Ladin có chắc là con cái Chúa không hay là con cái của Ma Quỉ?"
"Người Công Giáo chúng ta tin rằng lời cầu nguyện sẽ giúp các linh hồn nơi lửa Luyện Tội, nhưng bin Ladin không là Công Giáo và đã tìm giết người Công Giáo. Hắn không ở Luyện Tội đâu, hắn ở Hỏa Ngục rồi"
Cha xứ Gavin Badway cũng bối rối không kém, ngài tâm sự :"mới đầu tôi cũng cảm thầy kỳ (odd)" và ngài thông cảm với những người không muốn cầu nguyện cho bin Laden, nhưng ngài cũng cho biết mọi yêu cầu để được cầu nguyện phải được tôn trọng. "Chúng ta phải yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ chúng ta."
Mặc dù vậy giáo xứ vẫn phân chia.
"Chúng ta có phải là ngừơi Mỹ không? nếu phải thì hãy cư xử như những người khác là vui mừng nhẩy múa trước Tòa Bạch Cung, vẫy cờ Mỹ, và ca hát 'Hey, hey, hey, good bye,' với bin Laden chứ!"
Ông Henry Borga tự nhiên nổi tiếng, nhưng một lọai nổi tiếng trước búa rìu dư luận.
"Chắc đây là một đảng viên el-Queda đang bắn tin cho đồng bọn một hiệu lệnh nào đó?"
"Ít ra hắn củng là một cảm tình viên"
"Một tên khùng."
Riêng ông Borga thì cho tờ Palm Beach Post biết rằng ông chống lại những hành động của bin Laden "nhưng đức tin Công giáo dạy rằng mọi người dù tội lỗi đến đâu cũng vẫn xứng đáng được hưởng lòng thưong xót của Thiên Chúa."
Hành động của ông là để "kềm hãm lại những hân hoan thái quá trước cái tin về cái chết của bin Laden," thí dụ như những tiếng reo hò bên ngoài Tòa Bạch Cung.
Hân hoan chắc chắn phải là phản ứng tự nhiên của mọi người. Nhưng trong ánh sáng của lý trí thì những tiêng tung hô cuồng nhiệt như "Ding, Dong, bin Laden chết chết" là dấu hiệu chưa trưởng thành.
Cho nên ngay ngày hôm sau Tòa Thánh Vatican đã đưa ra một lời khuyên thận trọng: "Đối mặt với cái chết của một người, một Kitô hữu không bao giờ vui mừng, nhưng phải phản ánh về trách nhiệm nghiêm trọng của mọi người trước mặt Thiên Chúa và lòai người."
Đó là phản ảnh sách Châm ngôn 24:17: ". Đừng vui mừng khi kẻ thù ngươi ngã xuống, và đừng để cho trái tim ngươi hớn hở khi chúng vấp chân"
Lời kêu gọi của Tòa Thành đã được nhiều tiếng dội hậu thuẫn.
Trên tờ Huffington Post Mục Sư David Gushee viết rằng "chiến tranh chính là một bi kịch và tất cả những cái chết trong chiến tranh, ngay cả trong trường hợp tự vệ, phải được xử lý với một sự điềm tĩnh và thậm chí với việc than khóc."
Tiến sĩ Erica Brown, một học giả của Liên đoàn Do Thái vùng Washington DC cũng góp ý kiến về cái chết của các kẻ dữ. Bà nhắc lại một đọan sách Talmudic, là sách giải thích Thánh Kinh của Do Thái, có chuyện dụ ngôn khi mô tả giai đọan những quân binh Ai Cập bị chết đuối trong biển Đỏ: "Những thiên thần muốn vang lên lời ca chúc tụng, nhưng Thiên Chúa đã ngưng họ lại và nói 'tạo vật do Ta dựng nên đang bị chết đuối trong biển cả, vậy cớ gì mà chúng khanh lại muốn ca hát ?'" Bà Brown viết tiếp "Khi sách Khải Huyền viết là con người được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa, thì có nghĩa là không có ai duy nhất là một ngoại lệ."
Sự tha thứ không có vẻ tự nhiên và không công bằng. Nhưng phải hiểu rằng sự tha thứ không chỉ là cho kẻ thù, mà cũng chính là vì lợi ích của chúng ta. Tha thứ sẽ làm giảm bớt những dằn vặt đau buồn đi kèm với sự giận dữ và sợ hãi.
Điều đó không có nghĩa là những người đã mất người thân vì khủng bố có thể tha thứ ngay cho bin Laden. Tha thứ sẽ dễ dàng hơn nếu kẻ phạm tội bày tỏ dấu hiệu hối cải. Do đó một số tín ngưỡng như Hồi Giáo cho phép những trường hợp ngoại lệ, cho rằng có những hành vi của một số người quái ác thì không tha thứ được. Nhưng Kitô giáo, với tấm gương của Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha tha cho kẻ giết mình trên thập giá, thì không thể giải thích cách khác được.
Phải chăng ông Henry Borga đã cảm nhận được đạo lý này và muốn thực hành nó? Trong cácThánh Lễ chúng ta luôn cầu nguyện cho các vị lãnh đạo quốc gia, cho nạn nhân chiến tranh và thiên tai, cho thân nhân và giáo hữu, và cả cho sự hóan cải của kẻ thù. Nhưng chúng ta chưa bao giờ cầu nguyện cho kẻ thù vì họ vẫn là kẻ thù, mặc dù đó là một tấm gương từ chính Chúa Giêsu. Có lẽ đây là lúc tốt nhất để bắt đầu.
Vì Thánh Lễ Chúa Nhật là của cộng đòan cho nên những 'ý lễ' xin vào Chúa Nhật chỉ là những 'ý chỉ' cầu nguyện. Đây là ý chỉ thứ 5 của Chúa Nhật sắp tới.
Tin đồn loan ra, lập tức nhiều giáo dân nhao nhao phản đối, các hãng truyền thông cũng đổ xô tới khai thác câu chuyện.
"Cầu nguyện cho bin Laden ư? Chúa dậy tôi phải tha thứ là đã khó rồi, nhưng ai lại cầu nguyện cho hắn bao giờ? Có chăng là cử hành một 'lễ tạ ơn' vì Chúa đã cứu chúng ta thóat khỏi nanh vuốt của hắn thì có lý hơn"
"Dĩ nhiên mọi người là con cái Chúa, nhưng những tên như Hitler, Timothy Mcveigh, Stalin và bin Ladin có chắc là con cái Chúa không hay là con cái của Ma Quỉ?"
"Người Công Giáo chúng ta tin rằng lời cầu nguyện sẽ giúp các linh hồn nơi lửa Luyện Tội, nhưng bin Ladin không là Công Giáo và đã tìm giết người Công Giáo. Hắn không ở Luyện Tội đâu, hắn ở Hỏa Ngục rồi"
Cha xứ Gavin Badway cũng bối rối không kém, ngài tâm sự :"mới đầu tôi cũng cảm thầy kỳ (odd)" và ngài thông cảm với những người không muốn cầu nguyện cho bin Laden, nhưng ngài cũng cho biết mọi yêu cầu để được cầu nguyện phải được tôn trọng. "Chúng ta phải yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ chúng ta."
Mặc dù vậy giáo xứ vẫn phân chia.
"Chúng ta có phải là ngừơi Mỹ không? nếu phải thì hãy cư xử như những người khác là vui mừng nhẩy múa trước Tòa Bạch Cung, vẫy cờ Mỹ, và ca hát 'Hey, hey, hey, good bye,' với bin Laden chứ!"
Ông Henry Borga tự nhiên nổi tiếng, nhưng một lọai nổi tiếng trước búa rìu dư luận.
"Chắc đây là một đảng viên el-Queda đang bắn tin cho đồng bọn một hiệu lệnh nào đó?"
"Ít ra hắn củng là một cảm tình viên"
"Một tên khùng."
Riêng ông Borga thì cho tờ Palm Beach Post biết rằng ông chống lại những hành động của bin Laden "nhưng đức tin Công giáo dạy rằng mọi người dù tội lỗi đến đâu cũng vẫn xứng đáng được hưởng lòng thưong xót của Thiên Chúa."
Hành động của ông là để "kềm hãm lại những hân hoan thái quá trước cái tin về cái chết của bin Laden," thí dụ như những tiếng reo hò bên ngoài Tòa Bạch Cung.
Hân hoan chắc chắn phải là phản ứng tự nhiên của mọi người. Nhưng trong ánh sáng của lý trí thì những tiêng tung hô cuồng nhiệt như "Ding, Dong, bin Laden chết chết" là dấu hiệu chưa trưởng thành.
Cho nên ngay ngày hôm sau Tòa Thánh Vatican đã đưa ra một lời khuyên thận trọng: "Đối mặt với cái chết của một người, một Kitô hữu không bao giờ vui mừng, nhưng phải phản ánh về trách nhiệm nghiêm trọng của mọi người trước mặt Thiên Chúa và lòai người."
Đó là phản ảnh sách Châm ngôn 24:17: ". Đừng vui mừng khi kẻ thù ngươi ngã xuống, và đừng để cho trái tim ngươi hớn hở khi chúng vấp chân"
Lời kêu gọi của Tòa Thành đã được nhiều tiếng dội hậu thuẫn.
Trên tờ Huffington Post Mục Sư David Gushee viết rằng "chiến tranh chính là một bi kịch và tất cả những cái chết trong chiến tranh, ngay cả trong trường hợp tự vệ, phải được xử lý với một sự điềm tĩnh và thậm chí với việc than khóc."
Tiến sĩ Erica Brown, một học giả của Liên đoàn Do Thái vùng Washington DC cũng góp ý kiến về cái chết của các kẻ dữ. Bà nhắc lại một đọan sách Talmudic, là sách giải thích Thánh Kinh của Do Thái, có chuyện dụ ngôn khi mô tả giai đọan những quân binh Ai Cập bị chết đuối trong biển Đỏ: "Những thiên thần muốn vang lên lời ca chúc tụng, nhưng Thiên Chúa đã ngưng họ lại và nói 'tạo vật do Ta dựng nên đang bị chết đuối trong biển cả, vậy cớ gì mà chúng khanh lại muốn ca hát ?'" Bà Brown viết tiếp "Khi sách Khải Huyền viết là con người được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa, thì có nghĩa là không có ai duy nhất là một ngoại lệ."
Sự tha thứ không có vẻ tự nhiên và không công bằng. Nhưng phải hiểu rằng sự tha thứ không chỉ là cho kẻ thù, mà cũng chính là vì lợi ích của chúng ta. Tha thứ sẽ làm giảm bớt những dằn vặt đau buồn đi kèm với sự giận dữ và sợ hãi.
Điều đó không có nghĩa là những người đã mất người thân vì khủng bố có thể tha thứ ngay cho bin Laden. Tha thứ sẽ dễ dàng hơn nếu kẻ phạm tội bày tỏ dấu hiệu hối cải. Do đó một số tín ngưỡng như Hồi Giáo cho phép những trường hợp ngoại lệ, cho rằng có những hành vi của một số người quái ác thì không tha thứ được. Nhưng Kitô giáo, với tấm gương của Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha tha cho kẻ giết mình trên thập giá, thì không thể giải thích cách khác được.
Phải chăng ông Henry Borga đã cảm nhận được đạo lý này và muốn thực hành nó? Trong cácThánh Lễ chúng ta luôn cầu nguyện cho các vị lãnh đạo quốc gia, cho nạn nhân chiến tranh và thiên tai, cho thân nhân và giáo hữu, và cả cho sự hóan cải của kẻ thù. Nhưng chúng ta chưa bao giờ cầu nguyện cho kẻ thù vì họ vẫn là kẻ thù, mặc dù đó là một tấm gương từ chính Chúa Giêsu. Có lẽ đây là lúc tốt nhất để bắt đầu.