Toyohiko Kagawa là con người của đức tin. Nhưng ông nghĩ rằng đức tin tôn giáo không chỉ đặt nặng vào một bản liệt kê những điều luật. Ông tin tưởng vào nó là sự yêu thương và phục vụ tha nhân. Chính vì vậy Kagawa đã tìm cách giúp đỡ để phát triển đời sống của những người Nhật bần cùng nhất.
Năm 2009 là năm đặc biệt nhất ở Kobe, Nhật Bản. Những người thẩm quyền tổ chức kỷ niệm. Đó là 100 năm kể từ khi Toohiko Kagawa dời đến sống ở khu vực nghèo nàn nhất trong thành phố này – những khu nhà ổ chuột. Ngày 24 tháng Mười Hai năm 2009 là ngày kỷ niệm chính thức kỷ niệm sự kiện này tròn 100 năm.
Toyohiko Kagawa sinh năm 1888 tại Nhật Bản. Gia đình ông rất giầu có. Nhưng cha mẹ ông đã mất khi ông còn nhỏ. Nên ông phải sống với những thành viên khác trong gia đình mình. Khi ông khôn lớn. Họ gửi ông đến một trường học. Ở đó ông đã gặp một số người Ki-tô giáo nói cho ông nghe về đức tin của họ. Kagawa cảm thấy rất thú vị và vì thế ông đã trở thành một Ki-tô hữu.
Nhưng gia đình ông không hài lòng về đức tin mới nhận biết của ông. Họ từ bỏ ông khỏi thành phần gia đình vì ông là một Ki-tô hữu. Nên ông đã không trở về nhà với gia đình. Ông đến sống ở khu nhà ổ chuột – nơi nghèo nhất của thành phố.
Nhà cửa trong khu ổ chuột được xây dựng rất tồi tàn. Đường phố bẩn thỉu và bệnh tật tràn lan. Nhưng Toyohiko Kawaga đến để phục vụ những người sống ở đó.
Cuộc sống không dễ dàng đối với Kagawa. Những tội phạm và những người khác đã tấn công ông tại nhà. Và ông cũng chỉ có ít tiền để lo cho chính mình. Những người bệnh tật và thân nhân những người chết đến ông để tìm kiếm sự giúp đỡ. Rồi ông cũng lâm bệnh nặng. Toyohiko Kagawa đã mô tả cái cảnh mà ông thập tử nhất sinh như thế nào.
“Điều kiện của tôi hầu như hoàn toàn vô vọng. Tôi phải cố gắng hết sức mới thở được. Mất một tuần lễ tôi năm trên giường. Tôi chỉ biết cầu nguyện và trông chờ. Tôi thầm nghĩ đây là lúc cái chết đến với tôi. Bác sỹ bảo tôi hãy nói với bạn bè tôi như vậy. Tôi cầu nguyện bốn giờ đồng hồ. Tôi chờ trút hơi thở cuối cùng. Nhưng rồi tôi đã trải qua một sự huyền bí và diệu kỳ. Đó là một nhận thức đầy hân hoan của Thiên Chúa sống trong tôi. Một cảm giác mà Thiên Chúa đang ở trong tôi và tất cả quanh tôi. Tôi cảm thấy vui sướng vô bờ. Tôi có thể thở lại bình thường. Cơn sốt đã ra đi. Tôi đã quên đi cái chết. Đêm đó bác sỹ trở lại muộn. Ông đã viết xong hồ sơ khai tử cho tôi. Bây giờ ông sợ người ta gọi ông là bác sỹ bất tài kém tướng.”
Kagawa tiếp tục công việc của mình ở khu nhà ổ chuột. Ông đã quyết định thành lập một nhóm để giúp đỡ những người nghèo khổ, cùng nhau đóng góp để mua những thứ mà họ cần. Với cách đó họ có thể mua với giá rẻ. Họ cũng giúp đỡ nhiều công nhân trong những công việc với đồng lương thấp. Họ xây dựng một ngôi trường để những công nhân có thể học vào buổi tối. Và, ông giúp họ tổ chức thành từng nhóm, một hiệp hội mậu dịch. Điều này có nghĩa là họ có thể cùng nhau làm việc và bảo vệ quyền lợi của họ.
Năm 1921, những người thợ thuyền này quyết định một cuộc đình công – họ ngưng làm việc. Họ làm điều này để những người có thẩm quyền có thể lắng nghe những vấn đề của họ. Những công nhân này muốn họ có quyền lợi nhiều hơn trong công việc. Kagawa đã dẫn đầu cuộc phản đối của công nhân. Nên sau đó cảnh sát đã bắt ông, Kagawa nói,
“Đây là lần đầu tiên trong nhiều chuyến đi của tôi tới đồn cảnh sát. Họ bỏ tù tôi mười ba ngày. Nhưng tôi đã có một thời gian thoải mái khi ở trong tù. Ở đó tốt hơn khu nhà ổ chuột mà tôi đang sống. Nó sạch sẽ và có tổ chức. Tôi bắt đầu viết cuốn sách thứ ba của tôi. Tôi có thể nghiên cứu và cầu nguyện mà không bị người khác gây phiền toái.”
Kagawa đã viết rất nhiều sách. Ông viết thi ca và truyện ngắn. Ông viết về Ki-tô giáo và chính trị. Ông cũng viết về những khu nhà ổ chuột và bằng cách nào để phát triển chúng. Sau khi làm việc ở những khu nhà ổ chuột một thời gian, Kagawa nhận thấy nhiều người khác cũng cần sự giúp đỡ. Những nông dân đang sống ở miền quê cũng rất nghèo. Bởi vì phần nào những nông dân này đã phải mướn đất từ những địa chủ giàu có.
Kagawa đã thành lập một nhóm người để giúp đỡ những nông dân này có tiếng nói trên diễn đàn chính trị. Nhóm này muốn có những điều luật mới để bảo vệ nông dân. Kagawa cũng chỉ cho họ biết làm như thế nào tốt hơn để sử dụng đất của họ. Điều này giúp họ tăng canh những vụ mùa mới với những loại cây trên những vùng dất không cần đến. Nó cũng giúp cho đất trồng được tốt hơn.
Mất nhiều năm Kagawa đã tranh luận rằng mọi người đề có thể bầu cử. Vào thời đó, những người nghèo không được đi bỏ phiếu. Nên chính phủ đặt ít nỗ lực vào việc giúp đỡ họ. Nhưng, năm 1925, chính phủ đã thay đổi luật pháp. Những người nghèo được cho cơ hội đi bầu. Kagawa đã giải thích bằng cách nào để chính phủ thay đổi quan điểm của mình.
“Đột nhiên, mọi người trở nên quan tâm đến những người nghèo trong những khu nhà ổ chuột. Họ đã khám phá ra những gì mà tôi đã phát biểu vào năm 1923- rằng chính phủ nên tái xây dựng những khu nhà ổ chuột. Sau đó chính phủ đã vận dụng những đề nghị của tôi. Họ đã cấp đủ ngân sách để tái xây dựng những khu nhà ổ chuột ở những thành phố lớn nhất của Nhật Bản – Tokyo, Osaka, Yokahama, Kobe, Kyoto và Nagoya. Nên những khu nhà ổ chuột trong những thành phố này đã biến mất. Chính quyền thành phố đã xây những tòa nhà lớn chứa được nhiều hộ gia đình. Những đường phố được tái thiết. Nhiều năm quan tâm của tôi đến những khu nhà ổ chuột – những đêm không ngủ để viết về những điều kiện khủng khiếp của khu nhà ổ chuột – đã thành công.”
Nhà chức trách ở Kobe không quên những việc làm của Kagawa. Toshizou Ido là một trong những người dồn sự quan tâm vào năm 2009 những kỷ niệm dành cho Kagawa. Toshizou Ido là một nghị sỹ của Hyogo, khu vực của Nhật Bản bao gồm cả Kobe. Ông nói,
“Ngày nay tiền bạc có ý nói đến mọi thứ. Càng nhiều người sở hữu, càng nhiều người đặt giá trị chúng như một thành công. Nhưng những hành động của Kagawa được đặt trên căn bản của sự đối lập. Chúng được đăt trên căn bản của cảm xúc con người, về sự hiểu biết và cùng nhau làm việc. Vậy, tôi tin rằng điều đó có thể mang đến nhiều bài học giá trị bằng cách học tập những thành tựu của Kagawa.”
Năm 2009 là năm đặc biệt nhất ở Kobe, Nhật Bản. Những người thẩm quyền tổ chức kỷ niệm. Đó là 100 năm kể từ khi Toohiko Kagawa dời đến sống ở khu vực nghèo nàn nhất trong thành phố này – những khu nhà ổ chuột. Ngày 24 tháng Mười Hai năm 2009 là ngày kỷ niệm chính thức kỷ niệm sự kiện này tròn 100 năm.
Toyohiko Kagawa sinh năm 1888 tại Nhật Bản. Gia đình ông rất giầu có. Nhưng cha mẹ ông đã mất khi ông còn nhỏ. Nên ông phải sống với những thành viên khác trong gia đình mình. Khi ông khôn lớn. Họ gửi ông đến một trường học. Ở đó ông đã gặp một số người Ki-tô giáo nói cho ông nghe về đức tin của họ. Kagawa cảm thấy rất thú vị và vì thế ông đã trở thành một Ki-tô hữu.
Nhưng gia đình ông không hài lòng về đức tin mới nhận biết của ông. Họ từ bỏ ông khỏi thành phần gia đình vì ông là một Ki-tô hữu. Nên ông đã không trở về nhà với gia đình. Ông đến sống ở khu nhà ổ chuột – nơi nghèo nhất của thành phố.
Nhà cửa trong khu ổ chuột được xây dựng rất tồi tàn. Đường phố bẩn thỉu và bệnh tật tràn lan. Nhưng Toyohiko Kawaga đến để phục vụ những người sống ở đó.
Cuộc sống không dễ dàng đối với Kagawa. Những tội phạm và những người khác đã tấn công ông tại nhà. Và ông cũng chỉ có ít tiền để lo cho chính mình. Những người bệnh tật và thân nhân những người chết đến ông để tìm kiếm sự giúp đỡ. Rồi ông cũng lâm bệnh nặng. Toyohiko Kagawa đã mô tả cái cảnh mà ông thập tử nhất sinh như thế nào.
“Điều kiện của tôi hầu như hoàn toàn vô vọng. Tôi phải cố gắng hết sức mới thở được. Mất một tuần lễ tôi năm trên giường. Tôi chỉ biết cầu nguyện và trông chờ. Tôi thầm nghĩ đây là lúc cái chết đến với tôi. Bác sỹ bảo tôi hãy nói với bạn bè tôi như vậy. Tôi cầu nguyện bốn giờ đồng hồ. Tôi chờ trút hơi thở cuối cùng. Nhưng rồi tôi đã trải qua một sự huyền bí và diệu kỳ. Đó là một nhận thức đầy hân hoan của Thiên Chúa sống trong tôi. Một cảm giác mà Thiên Chúa đang ở trong tôi và tất cả quanh tôi. Tôi cảm thấy vui sướng vô bờ. Tôi có thể thở lại bình thường. Cơn sốt đã ra đi. Tôi đã quên đi cái chết. Đêm đó bác sỹ trở lại muộn. Ông đã viết xong hồ sơ khai tử cho tôi. Bây giờ ông sợ người ta gọi ông là bác sỹ bất tài kém tướng.”
Kagawa tiếp tục công việc của mình ở khu nhà ổ chuột. Ông đã quyết định thành lập một nhóm để giúp đỡ những người nghèo khổ, cùng nhau đóng góp để mua những thứ mà họ cần. Với cách đó họ có thể mua với giá rẻ. Họ cũng giúp đỡ nhiều công nhân trong những công việc với đồng lương thấp. Họ xây dựng một ngôi trường để những công nhân có thể học vào buổi tối. Và, ông giúp họ tổ chức thành từng nhóm, một hiệp hội mậu dịch. Điều này có nghĩa là họ có thể cùng nhau làm việc và bảo vệ quyền lợi của họ.
Năm 1921, những người thợ thuyền này quyết định một cuộc đình công – họ ngưng làm việc. Họ làm điều này để những người có thẩm quyền có thể lắng nghe những vấn đề của họ. Những công nhân này muốn họ có quyền lợi nhiều hơn trong công việc. Kagawa đã dẫn đầu cuộc phản đối của công nhân. Nên sau đó cảnh sát đã bắt ông, Kagawa nói,
“Đây là lần đầu tiên trong nhiều chuyến đi của tôi tới đồn cảnh sát. Họ bỏ tù tôi mười ba ngày. Nhưng tôi đã có một thời gian thoải mái khi ở trong tù. Ở đó tốt hơn khu nhà ổ chuột mà tôi đang sống. Nó sạch sẽ và có tổ chức. Tôi bắt đầu viết cuốn sách thứ ba của tôi. Tôi có thể nghiên cứu và cầu nguyện mà không bị người khác gây phiền toái.”
Kagawa đã viết rất nhiều sách. Ông viết thi ca và truyện ngắn. Ông viết về Ki-tô giáo và chính trị. Ông cũng viết về những khu nhà ổ chuột và bằng cách nào để phát triển chúng. Sau khi làm việc ở những khu nhà ổ chuột một thời gian, Kagawa nhận thấy nhiều người khác cũng cần sự giúp đỡ. Những nông dân đang sống ở miền quê cũng rất nghèo. Bởi vì phần nào những nông dân này đã phải mướn đất từ những địa chủ giàu có.
Kagawa đã thành lập một nhóm người để giúp đỡ những nông dân này có tiếng nói trên diễn đàn chính trị. Nhóm này muốn có những điều luật mới để bảo vệ nông dân. Kagawa cũng chỉ cho họ biết làm như thế nào tốt hơn để sử dụng đất của họ. Điều này giúp họ tăng canh những vụ mùa mới với những loại cây trên những vùng dất không cần đến. Nó cũng giúp cho đất trồng được tốt hơn.
Mất nhiều năm Kagawa đã tranh luận rằng mọi người đề có thể bầu cử. Vào thời đó, những người nghèo không được đi bỏ phiếu. Nên chính phủ đặt ít nỗ lực vào việc giúp đỡ họ. Nhưng, năm 1925, chính phủ đã thay đổi luật pháp. Những người nghèo được cho cơ hội đi bầu. Kagawa đã giải thích bằng cách nào để chính phủ thay đổi quan điểm của mình.
“Đột nhiên, mọi người trở nên quan tâm đến những người nghèo trong những khu nhà ổ chuột. Họ đã khám phá ra những gì mà tôi đã phát biểu vào năm 1923- rằng chính phủ nên tái xây dựng những khu nhà ổ chuột. Sau đó chính phủ đã vận dụng những đề nghị của tôi. Họ đã cấp đủ ngân sách để tái xây dựng những khu nhà ổ chuột ở những thành phố lớn nhất của Nhật Bản – Tokyo, Osaka, Yokahama, Kobe, Kyoto và Nagoya. Nên những khu nhà ổ chuột trong những thành phố này đã biến mất. Chính quyền thành phố đã xây những tòa nhà lớn chứa được nhiều hộ gia đình. Những đường phố được tái thiết. Nhiều năm quan tâm của tôi đến những khu nhà ổ chuột – những đêm không ngủ để viết về những điều kiện khủng khiếp của khu nhà ổ chuột – đã thành công.”
Nhà chức trách ở Kobe không quên những việc làm của Kagawa. Toshizou Ido là một trong những người dồn sự quan tâm vào năm 2009 những kỷ niệm dành cho Kagawa. Toshizou Ido là một nghị sỹ của Hyogo, khu vực của Nhật Bản bao gồm cả Kobe. Ông nói,
“Ngày nay tiền bạc có ý nói đến mọi thứ. Càng nhiều người sở hữu, càng nhiều người đặt giá trị chúng như một thành công. Nhưng những hành động của Kagawa được đặt trên căn bản của sự đối lập. Chúng được đăt trên căn bản của cảm xúc con người, về sự hiểu biết và cùng nhau làm việc. Vậy, tôi tin rằng điều đó có thể mang đến nhiều bài học giá trị bằng cách học tập những thành tựu của Kagawa.”