Chúa Nhật Thứ 31 Mùa Thường Niên, Năm C
Có hai thứ mùa xuân. Xuân đất trời và xuân tâm hồn. Xuân đất trời cho cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa kết trái. Xuân tâm hồn cho lòng người thanh thản, bình an, chan chứa niềm vui. Tâm hồn Gia-kêu.phơi phới mùa xuân về. Đón nhận Ơn Cứu Ðộ nhờ gặp gỡ Chúa Giê-su. Gia-kêu.được biến đổi từ một cuộc đời ích kỷ chỉ lo thu góp thành cuộc sống quảng đại, phục vụ nhờ tình thương của Chúa Giê-su.
1. Tình thương biến đổi.
Chúa Giê-su đi qua Giê-ri-khô, tiến về Giê-ru-sa-lem với đoàn người hành hương đông đảo, chuẩn bị bước vào khổ nạn. Chúa ngước mắt lên cây sung, ánh mắt Chúa và ánh mắt Gia-kêu.gặp nhau. Ánh mắt Gia-kêu.bộc bạch tất cả tấm lòng và cuộc đời của mình: một người thu thuế; một người bị vạ tuyệt thông cách ly; một tâm hồn khát khao muốn gặp Chúa; một con chiên lạc đang tìm lối về... Lòng Chúa xao xuyến, thương mến vô vàn, một tâm hồn mà Chúa đang muốn tìm về đây. Niềm vui của Ðấng Cứu Ðộ “đi tìm và cứu chữa những gì hư mất” đã bật thành lời; "Hỡi Gia-kêu.hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi". Gia-kêu.cười sung sướng, nhảy xuống đất, chạy mau về nhà, làm tiệc tiếp đãi khách quý.
Trước đây Da-kêu chỉ nghĩ đến tiền và sống ích kỷ cho riêng mình, không nghĩ đến người khác. Trước đây Gia-kêu.vốn tham lam, bất lương, lòng quảng đại bị chôn vùi qua bao năm tháng. Hôm nay, gặp được Chúa Giê-su, ông đã biết sống trao ban cho người khác, quan tâm đến người nghèo, sống công bằng với mọi người. Lòng quảng đại đó được bộc phát cách rõ ràng: "Tôi xin bố thí phần nữa của cải của tôi cho người nghèo, và nếu tôi có gian lận gì của ai, tôi xin đền lại gấp bốn". Quả là mùa xuân về trong tâm hồn Gia-kêu.. Ngập tràn ánh nắng. Ngây ngất niềm vui. Bình minh Ơn Cứu Ðộ chan hoà lòng trí ông, gia đình ông.
2. Thao thức hoán cải.
Trong sách (Lv 5, 20-26; Xh 21, 37; Ds 5, 6) đều nói đến khoản luật phải trả lại, đền bù cho người nghèo, cho kẻ bị thiệt hại một số của cải. Ðó là luật trong Cựu Ước. Gia-kêu.trình bày ngay vấn đề, điều đó cho thấy có lẽ ông đã nghiên cứu Thánh Kinh, biết được các luật lệ đó. Tiếng lòng hồi sinh và như vậy ông đã có thao thức thầm kín, có băn khoăn và chờ đợi. Trong cuộc sống dư giả vật chất, bân rộn với công việc làm ăn, ông vẫn thấy lòng trĩu nặng ưu tư, để rồi hôm nay có cơ hội ông tìm kiếm Chúa mong làm lại cuộc đời mới.
Thánh Luca đã nói rõ: ông là thủ lãnh của những người thu thuế. Giê-ri-khô bấy giờ là hải cảng, thu thuế nơi xuất nhập cảng phồn thịnh phải là một tay có thế lực. Trong nghề nghiệp đó, bạn bè của ông phải là những người thu thuế, các sĩ quan Rô-ma. Vậy tại sao ông lại vất vả chen lấn với đám đông để mong gặp một người tên là Giê-su, kẻ hoàn toàn khác địa vị xã hội với ông?. Là người giàu có, sang trọng, tại sao ông bỏ cả thể hiện sẵn sàng trèo lên cây sung như một đứa trẻ để nhìn cho được Chúa Giê-su đi qua?. Hơn nữa, vốn bị dân chúng thù ghét, ông có thể bị nguy hiểm tính mạng khi đối diện với quần chúng giữa đám đông. Như thế ông phải liều, và bỏ ngoài tai mọi phê bình. Ðộng lực nào thúc đẩy ông đi tìm Chúa Giê-su ?Chắc chắn không phải vì sự tò mò, nhưng có lẽ nhờ lời Thánh Kinh đánh động. Tâm hồn mong hoán cải đã thúc bách ông lên đường tìm Chúa ! Hoán cải là kết quả của một cảm nhận về tình yêu, một ưu tư thao thức tìm kiếm. Hoán cải là từ bỏ. Bất cứ cuộc trở lại nào, dù lớn dù nhỏ, cũng đòi phải từ bỏ. Gia-kêu.tích cực đi tìm Chúa: "Ông chạy tới phía trước, leo lên một cây sung". Khi nghe tiếng Chúa gọi, ông đã nhanh chóng và vui mừng đáp lại: "Ông vội vàng tụt xuống". Ông còn "vui mừng đón rước Ngài về nhà". Ông nhìn nhận tội lỗi của mình.Ông đền bù những thiệt hại mình gây cho kẻ khác. Ông còn lấy tài sản bố thí cho người nghèo. Hoán cải là một hành trình: từ bỏ những tội lỗi, quảng đại đáp lại tiếng Chúa và canh tân đời sống.
3. Tình thương cảm hóa.
Chúa Giê-su là Vị Thầy cảm hoá lòng người. Tôn trọng, yêu thương có sức cảm hoá đến kỳ diệu. Ánh mắt, lời nói và thái độ của Chúa Giê-su đem mùa xuân về cho tâm hồn Gia-kêu.. Những gì xưa nay trói buộc ông, làm cho ông say mê kiếm tìm giờ trở nên vô vị. Gia-kêu.trở nên nghèo hơn trước, nhưng ông lại hạnh phúc hơn xưa nhiều lần. Thân xác ông vẫn lùn như xưa, nhưng tâm hồn ông đã cao thượng hơn gấp bội. Từ một người đáng khinh, Gia-kêu.bỗng trở thành một người đáng khâm phục. Bởi lẽ, Ông đã gặp được Chúa, được nhận lãnh Ơn Cứu Ðộ của người Mục Tử Nhân Lành đi tìm con chiên lạc.
Kho tàng văn học Thiền có ghi lại câu chuyện sau đây. Thiền sư Sengai có một anh đệ tử hư hỏng, đêm đêm thường leo tường trốn ra ngoài chơi đêm. Vị thiền sư biết được điều đó nên vào đêm nọ, sau khi phát hiện người đệ tử vượt tường bằng cách leo lên một chiếc ghế khá cao, vị thiền sư đi đến vị trí đặt ghế, nhắc chiếc ghế bỏ sang bên rồi đứng vào chỗ đó.
Trong đêm tối, người học trò leo tường trở vào, rồi theo thói quen đặt chân lên ghế để nhảy xuống, không dè lại đặt chân lên lưng thầy. Khi phát hiện thầy đứng ngay trước mặt, anh học trò hoảng sợ chờ đợi những lời khiển trách nặng nề. Thế nhưng cuối cùng vị thầy chỉ nói mấy lời yêu thương: “Áo con ướt đẫm sương đêm rồi! Mau vào thay áo ngay kẻo cảm lạnh!”. Thế là từ đó, người học trò không bao giờ còn đi chơi đêm nữa.
Những lời trách móc, lên án, những thái độ khinh bỉ hay loại trừ chỉ tạo nên nguy cơ làm cho những con người tội lỗi lún sâu vào con đường lầm lạc. Nhưng chính thái độ tôn trọng và tấm lòng yêu thương sẽ tạo nên sức cảm hoá diệu kỳ. Gia-kêu rất cảm động trước sự trân trọng và yêu thương của Chúa Giê-su. Gia-kêu quyết tâm trở về con đường ngay chính, trước tiên bằng việc thực thi bác ái và công bằng. Cung cách đối xử chan chứa tình người mới là yếu tố chính yếu đem lại thành công trong công việc tông đồ. Đó là nghệ thuật cảm hoá lòng người mà Chúa Giê-su đã sử dụng để làm nên phép lạ nơi con người Gia-kêu.
Lạy Chúa Giê-su, khi làm tông đồ, chúng con cứ ngỡ điều quan trọng là phải nói hay viết về Chúa cho hay, cho thuyết phục mới đem lại kết quả. Nhưng câu chuyện của Gia-kêu.cho thấy không phải như vậy. Chính thái độ ân cần, yêu thương và đầy tôn trọng của Chúa đối với Gia-kêu.đã đánh động lòng ông hùng hồn và hữu hiệu gấp hàng trăm lần những bài giảng hay, những lời khuyên chân tình. Vậy, xin Chúa hãy giúp chúng con ý thức được tầm quan trọng của tình yêu đích thực trong công việc tông đồ để chúng con luôn đem mùa xuân tâm hồn đến cho anh em chúng con. Amen.(JKN).
Có hai thứ mùa xuân. Xuân đất trời và xuân tâm hồn. Xuân đất trời cho cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa kết trái. Xuân tâm hồn cho lòng người thanh thản, bình an, chan chứa niềm vui. Tâm hồn Gia-kêu.phơi phới mùa xuân về. Đón nhận Ơn Cứu Ðộ nhờ gặp gỡ Chúa Giê-su. Gia-kêu.được biến đổi từ một cuộc đời ích kỷ chỉ lo thu góp thành cuộc sống quảng đại, phục vụ nhờ tình thương của Chúa Giê-su.
1. Tình thương biến đổi.
Chúa Giê-su đi qua Giê-ri-khô, tiến về Giê-ru-sa-lem với đoàn người hành hương đông đảo, chuẩn bị bước vào khổ nạn. Chúa ngước mắt lên cây sung, ánh mắt Chúa và ánh mắt Gia-kêu.gặp nhau. Ánh mắt Gia-kêu.bộc bạch tất cả tấm lòng và cuộc đời của mình: một người thu thuế; một người bị vạ tuyệt thông cách ly; một tâm hồn khát khao muốn gặp Chúa; một con chiên lạc đang tìm lối về... Lòng Chúa xao xuyến, thương mến vô vàn, một tâm hồn mà Chúa đang muốn tìm về đây. Niềm vui của Ðấng Cứu Ðộ “đi tìm và cứu chữa những gì hư mất” đã bật thành lời; "Hỡi Gia-kêu.hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi". Gia-kêu.cười sung sướng, nhảy xuống đất, chạy mau về nhà, làm tiệc tiếp đãi khách quý.
Trước đây Da-kêu chỉ nghĩ đến tiền và sống ích kỷ cho riêng mình, không nghĩ đến người khác. Trước đây Gia-kêu.vốn tham lam, bất lương, lòng quảng đại bị chôn vùi qua bao năm tháng. Hôm nay, gặp được Chúa Giê-su, ông đã biết sống trao ban cho người khác, quan tâm đến người nghèo, sống công bằng với mọi người. Lòng quảng đại đó được bộc phát cách rõ ràng: "Tôi xin bố thí phần nữa của cải của tôi cho người nghèo, và nếu tôi có gian lận gì của ai, tôi xin đền lại gấp bốn". Quả là mùa xuân về trong tâm hồn Gia-kêu.. Ngập tràn ánh nắng. Ngây ngất niềm vui. Bình minh Ơn Cứu Ðộ chan hoà lòng trí ông, gia đình ông.
2. Thao thức hoán cải.
Trong sách (Lv 5, 20-26; Xh 21, 37; Ds 5, 6) đều nói đến khoản luật phải trả lại, đền bù cho người nghèo, cho kẻ bị thiệt hại một số của cải. Ðó là luật trong Cựu Ước. Gia-kêu.trình bày ngay vấn đề, điều đó cho thấy có lẽ ông đã nghiên cứu Thánh Kinh, biết được các luật lệ đó. Tiếng lòng hồi sinh và như vậy ông đã có thao thức thầm kín, có băn khoăn và chờ đợi. Trong cuộc sống dư giả vật chất, bân rộn với công việc làm ăn, ông vẫn thấy lòng trĩu nặng ưu tư, để rồi hôm nay có cơ hội ông tìm kiếm Chúa mong làm lại cuộc đời mới.
Thánh Luca đã nói rõ: ông là thủ lãnh của những người thu thuế. Giê-ri-khô bấy giờ là hải cảng, thu thuế nơi xuất nhập cảng phồn thịnh phải là một tay có thế lực. Trong nghề nghiệp đó, bạn bè của ông phải là những người thu thuế, các sĩ quan Rô-ma. Vậy tại sao ông lại vất vả chen lấn với đám đông để mong gặp một người tên là Giê-su, kẻ hoàn toàn khác địa vị xã hội với ông?. Là người giàu có, sang trọng, tại sao ông bỏ cả thể hiện sẵn sàng trèo lên cây sung như một đứa trẻ để nhìn cho được Chúa Giê-su đi qua?. Hơn nữa, vốn bị dân chúng thù ghét, ông có thể bị nguy hiểm tính mạng khi đối diện với quần chúng giữa đám đông. Như thế ông phải liều, và bỏ ngoài tai mọi phê bình. Ðộng lực nào thúc đẩy ông đi tìm Chúa Giê-su ?Chắc chắn không phải vì sự tò mò, nhưng có lẽ nhờ lời Thánh Kinh đánh động. Tâm hồn mong hoán cải đã thúc bách ông lên đường tìm Chúa ! Hoán cải là kết quả của một cảm nhận về tình yêu, một ưu tư thao thức tìm kiếm. Hoán cải là từ bỏ. Bất cứ cuộc trở lại nào, dù lớn dù nhỏ, cũng đòi phải từ bỏ. Gia-kêu.tích cực đi tìm Chúa: "Ông chạy tới phía trước, leo lên một cây sung". Khi nghe tiếng Chúa gọi, ông đã nhanh chóng và vui mừng đáp lại: "Ông vội vàng tụt xuống". Ông còn "vui mừng đón rước Ngài về nhà". Ông nhìn nhận tội lỗi của mình.Ông đền bù những thiệt hại mình gây cho kẻ khác. Ông còn lấy tài sản bố thí cho người nghèo. Hoán cải là một hành trình: từ bỏ những tội lỗi, quảng đại đáp lại tiếng Chúa và canh tân đời sống.
3. Tình thương cảm hóa.
Chúa Giê-su là Vị Thầy cảm hoá lòng người. Tôn trọng, yêu thương có sức cảm hoá đến kỳ diệu. Ánh mắt, lời nói và thái độ của Chúa Giê-su đem mùa xuân về cho tâm hồn Gia-kêu.. Những gì xưa nay trói buộc ông, làm cho ông say mê kiếm tìm giờ trở nên vô vị. Gia-kêu.trở nên nghèo hơn trước, nhưng ông lại hạnh phúc hơn xưa nhiều lần. Thân xác ông vẫn lùn như xưa, nhưng tâm hồn ông đã cao thượng hơn gấp bội. Từ một người đáng khinh, Gia-kêu.bỗng trở thành một người đáng khâm phục. Bởi lẽ, Ông đã gặp được Chúa, được nhận lãnh Ơn Cứu Ðộ của người Mục Tử Nhân Lành đi tìm con chiên lạc.
Kho tàng văn học Thiền có ghi lại câu chuyện sau đây. Thiền sư Sengai có một anh đệ tử hư hỏng, đêm đêm thường leo tường trốn ra ngoài chơi đêm. Vị thiền sư biết được điều đó nên vào đêm nọ, sau khi phát hiện người đệ tử vượt tường bằng cách leo lên một chiếc ghế khá cao, vị thiền sư đi đến vị trí đặt ghế, nhắc chiếc ghế bỏ sang bên rồi đứng vào chỗ đó.
Trong đêm tối, người học trò leo tường trở vào, rồi theo thói quen đặt chân lên ghế để nhảy xuống, không dè lại đặt chân lên lưng thầy. Khi phát hiện thầy đứng ngay trước mặt, anh học trò hoảng sợ chờ đợi những lời khiển trách nặng nề. Thế nhưng cuối cùng vị thầy chỉ nói mấy lời yêu thương: “Áo con ướt đẫm sương đêm rồi! Mau vào thay áo ngay kẻo cảm lạnh!”. Thế là từ đó, người học trò không bao giờ còn đi chơi đêm nữa.
Những lời trách móc, lên án, những thái độ khinh bỉ hay loại trừ chỉ tạo nên nguy cơ làm cho những con người tội lỗi lún sâu vào con đường lầm lạc. Nhưng chính thái độ tôn trọng và tấm lòng yêu thương sẽ tạo nên sức cảm hoá diệu kỳ. Gia-kêu rất cảm động trước sự trân trọng và yêu thương của Chúa Giê-su. Gia-kêu quyết tâm trở về con đường ngay chính, trước tiên bằng việc thực thi bác ái và công bằng. Cung cách đối xử chan chứa tình người mới là yếu tố chính yếu đem lại thành công trong công việc tông đồ. Đó là nghệ thuật cảm hoá lòng người mà Chúa Giê-su đã sử dụng để làm nên phép lạ nơi con người Gia-kêu.
Lạy Chúa Giê-su, khi làm tông đồ, chúng con cứ ngỡ điều quan trọng là phải nói hay viết về Chúa cho hay, cho thuyết phục mới đem lại kết quả. Nhưng câu chuyện của Gia-kêu.cho thấy không phải như vậy. Chính thái độ ân cần, yêu thương và đầy tôn trọng của Chúa đối với Gia-kêu.đã đánh động lòng ông hùng hồn và hữu hiệu gấp hàng trăm lần những bài giảng hay, những lời khuyên chân tình. Vậy, xin Chúa hãy giúp chúng con ý thức được tầm quan trọng của tình yêu đích thực trong công việc tông đồ để chúng con luôn đem mùa xuân tâm hồn đến cho anh em chúng con. Amen.(JKN).