Thiên Chúa là tình yêu. Thánh Gioan đã nói như vậy về tình yêu cao cả Chúa Giêsu dành cho nhân loại, Chỉ có Vua Tình Yêu mới có thể nhẫn nại, yêu thương trước những ngỗ nghịch của con người. Tình yêu của Ngài được trao ban cho tất cả mọi người, không phân biệt tốt – xấu. Vì thế mà anh trộm tội lỗi mới có cơ hội được mạc khải huyền nhiệm Nước Trời. Cùng với tâm tình của anh trộm lành, và với toàn thể Giáo Hội, chúng ta tôn vinh Đức Giêsu Kitô là vị Vua cao cả của hoàn vũ, đồng thời xin Chúa đón nhận chúng ta vào vương quốc vĩnh cửu của Ngài.
Tuy từ lâu, Kinh Thánh đã mạc khải về Vương Quyền của Đức Kitô, nhưng Giáo Hội vẫn đắn đo tìm hiểu mãi đến năm 1925 ĐGH Piô XI mới quy định lễ này trong toàn Giáo Hội. Bài sách Samuel sẽ đưa chúng ta vào tham dự việc phong vương cho Đavit. Chung quanh ông, mọi chi tộc và kỳ mục Israel đồng thanh nhất trí tôn ông làm Vua Israel. Triều đại ông khai mở một kỷ nguyên sáng chói nhất trong lịch sử Dân Chúa. Nó cho chúng ta biết nguồn gốc Vương Quyền của Đức Kitô vì chính Người vẫn được dân Cựu Ước chờ đợi như là Con Vua Đavit sẽ đến trị vì trên Dân Người. Cũng như Đavit đã hiệp nhất dân Israel thế nào thì Đức Kitô cũng sẽ qui tụ toàn thể nhân loại trong một dân duy nhất.
Để mọi người qui phục vương quyền của ông, Đavit phải có cốt nhục với đồng bào của mình, phải vào sinh ra tử cho đất nước, và nhất là ông phải được Thiên Chúa chọn. Vì làm vua nơi Dân Chúa không phải như nơi các dân tộc của những quốc gia khác, nói đến vua chúa là người ta nghĩ ngay đến cai trị và lãnh đạo. Nhưng nơi Israel, làm vua trước hết là chăn dắt dân như mục tử và phải hiểu việc lãnh đạo ở đây theo cung cách của người chăn chiên. Đavit hội đủ những điều kiện ấy. Ông vua mục tử đầy nhân ái và đạo đức này, được xức dầu làm chứng Thiên Chúa đã tuyển chọn, là hình ảnh báo trước vế Vua Thiên Sai sẽ đến cứu dân. Cũng như Đavit đã vào sinh ra tử cho dân trước khi được dân công nhận, Đức Kitô cũng phải đi qua khổ nạn thập giá mới đạt tới vinh quang.
Trước mắt những kẻ chống đối và thù địch, Chúa Giêsu bị treo trên thập giá là một thất bại, một sự nhục nhã. Ngay cả với các môn đệ lúc bấy giờ cũng là đường cùng, hy vọng đã vụt tắt. Nhưng chính trong sự khốn cùng, đen tối của thập giá ấy lại sáng lên một niềm tin của anh trộm lành, đồng số phận bị treo lên với Chúa. “Khi nào về Nước Ngài xin nhớ đến tôi”, anh trộm lành đã tin và nhận ra người cùng bị treo với mình thuộc một vương quốc khác, hơn hết đó là một vị Vua. Cũng thế, viên sĩ quan canh gác, những đám đông dân chúng chứng kiến cái chết của Đức Giêsu đã phải hối hận ăn năn và nhận ra Người chính là Con Thiên Chúa. Từ nơi thập giá mà người đời cho là thất bại, là sự nhục nhã, Chúa Giêsu đã tỏ bày Vương Quyền của Người. Đó là Vương Quyền không chia sẻ và truyền ngôi theo thế tục, vì Nước của Người không thuộc về thế gian này. Đây còn là cách thế biểu lộ uy quyền khác hẳn với mọi đế chế hay quyền bính của thế gian. Không bằng vũ lực, nhưng bằng tự hạ nhục nhã của tình yêu dâng hiến mạng sống vì nhân loại.
Chúa Giêsu không dùng sức mạnh để chiến thắng, không dùng những điều kỳ điệu để thuyết phục lòng tin, và cũng không dùng quyền năng của mình để thống trị. Người dùng tình yêu thương mà phục vụ, vì vậy Vương Quyền của Đức Kitô là biểu lộ sức mạnh của một tình yêu phục vụ. Trong thư gủi tín hữu Côlôsê, Thánh Phaolô đã xác quyết: Đức Kitô làm bá chủ nuôn loài, tất cả được tạo dựng và cứu độ bởi Người, trong Người và với Người. Thánh Phaolô đặc biệt muốn lưu ý chúng ta đến việc phục sinh. Chính mầu nhiệm sống lại đã làm Đức Giêsu trở thành trưởng tử giữa các loài thọ tạo, để ai theo Người và nhận sự hướng dẫn, lãnh đạo của Người sẽ được Chúa cho khỏi chết trong tội lỗi mà được sống lại trong ân sủng. Như Chúa đã từng nói: Khi nào được treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta. Và trên thập giá Người đã bị treo lên, chính lúc ấy Chúa đã kéo mọi người lên với Người. Từ anh trộm lành, viên sĩ quan cho đến mọi người tin vào Chúa qua muôn thế hệ, tất cả đều được kéo lên.
Chính trong tận cùng của nỗi đau, của cái chết, đã nảy sinh công chính, hòa bình và niềm hy vọng một cuộc sống mới trong Nước của Đức Giêsu Kitô. Vương Quốc của Ngài chính là vương quốc của tình yêu. Và Đức Giêsu là vị Vua của tình yêu đã chiến thắng đau khổ và sự chết, mang lại cho con người sự sống bất tử trong tình yêu Thiên Chúa.
Tuy từ lâu, Kinh Thánh đã mạc khải về Vương Quyền của Đức Kitô, nhưng Giáo Hội vẫn đắn đo tìm hiểu mãi đến năm 1925 ĐGH Piô XI mới quy định lễ này trong toàn Giáo Hội. Bài sách Samuel sẽ đưa chúng ta vào tham dự việc phong vương cho Đavit. Chung quanh ông, mọi chi tộc và kỳ mục Israel đồng thanh nhất trí tôn ông làm Vua Israel. Triều đại ông khai mở một kỷ nguyên sáng chói nhất trong lịch sử Dân Chúa. Nó cho chúng ta biết nguồn gốc Vương Quyền của Đức Kitô vì chính Người vẫn được dân Cựu Ước chờ đợi như là Con Vua Đavit sẽ đến trị vì trên Dân Người. Cũng như Đavit đã hiệp nhất dân Israel thế nào thì Đức Kitô cũng sẽ qui tụ toàn thể nhân loại trong một dân duy nhất.
Để mọi người qui phục vương quyền của ông, Đavit phải có cốt nhục với đồng bào của mình, phải vào sinh ra tử cho đất nước, và nhất là ông phải được Thiên Chúa chọn. Vì làm vua nơi Dân Chúa không phải như nơi các dân tộc của những quốc gia khác, nói đến vua chúa là người ta nghĩ ngay đến cai trị và lãnh đạo. Nhưng nơi Israel, làm vua trước hết là chăn dắt dân như mục tử và phải hiểu việc lãnh đạo ở đây theo cung cách của người chăn chiên. Đavit hội đủ những điều kiện ấy. Ông vua mục tử đầy nhân ái và đạo đức này, được xức dầu làm chứng Thiên Chúa đã tuyển chọn, là hình ảnh báo trước vế Vua Thiên Sai sẽ đến cứu dân. Cũng như Đavit đã vào sinh ra tử cho dân trước khi được dân công nhận, Đức Kitô cũng phải đi qua khổ nạn thập giá mới đạt tới vinh quang.
Trước mắt những kẻ chống đối và thù địch, Chúa Giêsu bị treo trên thập giá là một thất bại, một sự nhục nhã. Ngay cả với các môn đệ lúc bấy giờ cũng là đường cùng, hy vọng đã vụt tắt. Nhưng chính trong sự khốn cùng, đen tối của thập giá ấy lại sáng lên một niềm tin của anh trộm lành, đồng số phận bị treo lên với Chúa. “Khi nào về Nước Ngài xin nhớ đến tôi”, anh trộm lành đã tin và nhận ra người cùng bị treo với mình thuộc một vương quốc khác, hơn hết đó là một vị Vua. Cũng thế, viên sĩ quan canh gác, những đám đông dân chúng chứng kiến cái chết của Đức Giêsu đã phải hối hận ăn năn và nhận ra Người chính là Con Thiên Chúa. Từ nơi thập giá mà người đời cho là thất bại, là sự nhục nhã, Chúa Giêsu đã tỏ bày Vương Quyền của Người. Đó là Vương Quyền không chia sẻ và truyền ngôi theo thế tục, vì Nước của Người không thuộc về thế gian này. Đây còn là cách thế biểu lộ uy quyền khác hẳn với mọi đế chế hay quyền bính của thế gian. Không bằng vũ lực, nhưng bằng tự hạ nhục nhã của tình yêu dâng hiến mạng sống vì nhân loại.
Chúa Giêsu không dùng sức mạnh để chiến thắng, không dùng những điều kỳ điệu để thuyết phục lòng tin, và cũng không dùng quyền năng của mình để thống trị. Người dùng tình yêu thương mà phục vụ, vì vậy Vương Quyền của Đức Kitô là biểu lộ sức mạnh của một tình yêu phục vụ. Trong thư gủi tín hữu Côlôsê, Thánh Phaolô đã xác quyết: Đức Kitô làm bá chủ nuôn loài, tất cả được tạo dựng và cứu độ bởi Người, trong Người và với Người. Thánh Phaolô đặc biệt muốn lưu ý chúng ta đến việc phục sinh. Chính mầu nhiệm sống lại đã làm Đức Giêsu trở thành trưởng tử giữa các loài thọ tạo, để ai theo Người và nhận sự hướng dẫn, lãnh đạo của Người sẽ được Chúa cho khỏi chết trong tội lỗi mà được sống lại trong ân sủng. Như Chúa đã từng nói: Khi nào được treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta. Và trên thập giá Người đã bị treo lên, chính lúc ấy Chúa đã kéo mọi người lên với Người. Từ anh trộm lành, viên sĩ quan cho đến mọi người tin vào Chúa qua muôn thế hệ, tất cả đều được kéo lên.
Chính trong tận cùng của nỗi đau, của cái chết, đã nảy sinh công chính, hòa bình và niềm hy vọng một cuộc sống mới trong Nước của Đức Giêsu Kitô. Vương Quốc của Ngài chính là vương quốc của tình yêu. Và Đức Giêsu là vị Vua của tình yêu đã chiến thắng đau khổ và sự chết, mang lại cho con người sự sống bất tử trong tình yêu Thiên Chúa.