VATICAN (CNS) -- Làn sóng di cư của các người di dân Bắc Phi vào nước Ý thật sự thử thách giáo huấn của Vatican.
Trên 22,000 "thuyền nhân", nhiều người trốn tránh tình trạng bất an tại Tunisia và Libya, đã đến hòn đảo nhỏ bé Lampedusa của nước Ý năm nay. Cuộc chiến tại Libya đã thúc đẩy thêm nhiều người tị nạn vào những ngày gần đây. Không hẳn là tất cả đều sống sót trong chuyến di dân: khoảng 150 người chết đuối ngày 6 tháng Tư khi một thuyền bị sóng lật vì biển xấu.
Các vị lãnh đạo Giáo Hội đã xác định quyền di cư nói chung, các quyền rõ rệt cho người di cư và trách nhiệm của các quốc gia giầu có là đón tiếp họ. Nhưng sự bênh vực về luân lý của họ đã tạo nên nhiều sự chỉ trích và ngay cả nhạo cười trong một số người Ý, cho rằng Vatican và các cơ quan tôn giáo phải là những tổ chức mở cửa đón tiếp làn sóng người di cư trước hết.
Vì đảo Lampedusa chỉ cách bờ biển Bắc Phi có 90 hải lý, Lampedusa đã từ lâu trở thành cửa ngõ cho người Bắc Phi tiến vào Âu Châu. Người dân trên đảo đã than phiền là hạ tầng cơ sơ của hòn đảo đã bị tràn ngập, và để đáp ứng, các lãnh đạo Ý đã bắt đầu tái định cư những người mới tới đến các vùng khác trên nước Ý -- tuy nhiên người dân các nơi này cũng không muốn chấp nhận họ.
Chính phủ của thủ tướng Silvio Berlusconi đã đề nghị tài trợ cho Tunisia trong hy vọng ngăn chặn việc di cư và trả những người Tunisia mới đến Ý về nước. Trong khi đó, vấn đề này đã trở nên một trái banh bị đá qua đá lại giữa những người Ý.
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, đã kêu gọi Âu Châu công nhận rằng nước Ý không thể nào cáng đáng một mình làn sóng di dân, và Lampedusa là một phần của bờ biển phía nam của Liên Hiệp Âu Châu. Các giám mục Âu Châu nhóm họp ngày 3 tháng Tư đã đồng ý là cuộc khủng hoảng này "đòi hỏi sự tương trợ của tất cả mọi quốc gia Âu Châu và các cơ quan của họ."
Nhưng Đức Hồng Y Bagnasco cũng nhắc nhớ người Ý rằng cuộc khủng hoảng về di dân hiện thời là kết quả của sự bất bình đẳng đã có từ lâu đời trên hoàn vũ, và Âu Châu không thể nào ngăn chặn những người nghèo khó trên thế giới chỉ bằng cách tuần tiễu dọc các biên giới.
Tại Lampedusa, trong khi đó, các thành viên của nhóm canh tân đoàn sủng triệu tập một buổi canh thức cầu nguyện ngày 4 tháng Tư để trình bầy điều họ gọi là "gương mặt của nhân bản Kitô giáo không kỳ thị trong việc đón tiếp người ngoại."
Tuy nhiên, giáo hội đã phải chịu đựng một sự tấn công đáng kể về chính trị. Nhiều nhóm và báo chí đã đề nghị là Vatican phải mở cửa các dòng tu, các chủng viện và các chung cư chưa cho thuê cho người di dân, họ ghi nhận là giáo hội đã được miễn thuế bất động sản cho nhiều tài sản này.
Thực vậy, Caritas Ý đã thu xếp để có chỗ trú ngụ cho khoảng 2.500 người trong các cơ sở của giáo hội trên toàn nước Ý. Khi loan báo hành động này, các lãnh đạo giáo hội nói họ muốn bầy tỏ rằng họ thực hành điều họ giảng dậy. Họ kêu gọi tất cả người dân ý hãy làm "một cố gắng mới về sự tương trợ," mặc dầu quốc gia này đang bị suy sút về kinh tế.
Đây không phải là một điệp văn được nhiều người hoan nghênh thời nay. Nhưng chính là môt phần của giáo huấn cổ truyền của giáo hội về di dân, đã có từ trên một thế kỷ trước.
Trách nhiệm tiếp đón các khách lạ đã có nguồn gốc trong Kinh Thánh, và như Đức Thánh Cha Benedict XVI mới đây đã ghi nhận: chính Chúa Giêsu đã là một người tị nạn khi Thánh Gia phải chạy trốn sang Ai Cập. "Quyền di cư" được Đức Giáo Hoàng Piô XII bảo vệ trong một Tông Huấn năm 1952, ngài cũng ghi nhận rằng các quốc gia có thể kiểm xoát làn sóng di cư, như không thể vì những lý do độc đoán.
Nói tóm lại, giáo hội đã thường xuyên giảng dậy là các quốc gia có quyền kiểm xoát các biên giới, nhưng không được tạo ra quá nhiều sự hạn chế làm hủy bỏ quyền di dân.
Tại Ý, nhgười di cư chiếm khoảng 7,5% toàn thể dân số. Các nhà dân số học đã cho hay rằng người di dân, thường là người trẻ, đã giúp làm cho thăng bằng phân xuất người già tại Ý quá lớn, và số trẻ em sơ sinh quá ít. Nhưng một vài đảng phái chính trị lại cho rằng việc di dân đã đến mức độ bão hòa tại Ý.
Các giới chức Vatican là những người đã chống lại một não trạng "pháo đài phòng thủ", nhất là trong thời kỳ khủng hoảng. Đức Tổng Giám Mục Antonio Veglio, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về người di cư và du khách đã nói là trong khi các chính phủ có quyền chính đáng là kiểm xoát được con số di dân, "tuy nhiên vẫn còn nhân quyền phải được cứu vớt và cứu trợ khẩn cấp."
Sau lời tuyên bố này là thống kê được các chuyên gia của giáo hội nêu lên: Trong 23 năm qua, trên 15,000 người tị nạn đã thiệt mạng trong khi cố gắng đến được Âu Châu -- một con số thương vong ngày càng gia tăng.
Trên 22,000 "thuyền nhân", nhiều người trốn tránh tình trạng bất an tại Tunisia và Libya, đã đến hòn đảo nhỏ bé Lampedusa của nước Ý năm nay. Cuộc chiến tại Libya đã thúc đẩy thêm nhiều người tị nạn vào những ngày gần đây. Không hẳn là tất cả đều sống sót trong chuyến di dân: khoảng 150 người chết đuối ngày 6 tháng Tư khi một thuyền bị sóng lật vì biển xấu.
Các vị lãnh đạo Giáo Hội đã xác định quyền di cư nói chung, các quyền rõ rệt cho người di cư và trách nhiệm của các quốc gia giầu có là đón tiếp họ. Nhưng sự bênh vực về luân lý của họ đã tạo nên nhiều sự chỉ trích và ngay cả nhạo cười trong một số người Ý, cho rằng Vatican và các cơ quan tôn giáo phải là những tổ chức mở cửa đón tiếp làn sóng người di cư trước hết.
Vì đảo Lampedusa chỉ cách bờ biển Bắc Phi có 90 hải lý, Lampedusa đã từ lâu trở thành cửa ngõ cho người Bắc Phi tiến vào Âu Châu. Người dân trên đảo đã than phiền là hạ tầng cơ sơ của hòn đảo đã bị tràn ngập, và để đáp ứng, các lãnh đạo Ý đã bắt đầu tái định cư những người mới tới đến các vùng khác trên nước Ý -- tuy nhiên người dân các nơi này cũng không muốn chấp nhận họ.
Chính phủ của thủ tướng Silvio Berlusconi đã đề nghị tài trợ cho Tunisia trong hy vọng ngăn chặn việc di cư và trả những người Tunisia mới đến Ý về nước. Trong khi đó, vấn đề này đã trở nên một trái banh bị đá qua đá lại giữa những người Ý.
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, đã kêu gọi Âu Châu công nhận rằng nước Ý không thể nào cáng đáng một mình làn sóng di dân, và Lampedusa là một phần của bờ biển phía nam của Liên Hiệp Âu Châu. Các giám mục Âu Châu nhóm họp ngày 3 tháng Tư đã đồng ý là cuộc khủng hoảng này "đòi hỏi sự tương trợ của tất cả mọi quốc gia Âu Châu và các cơ quan của họ."
Nhưng Đức Hồng Y Bagnasco cũng nhắc nhớ người Ý rằng cuộc khủng hoảng về di dân hiện thời là kết quả của sự bất bình đẳng đã có từ lâu đời trên hoàn vũ, và Âu Châu không thể nào ngăn chặn những người nghèo khó trên thế giới chỉ bằng cách tuần tiễu dọc các biên giới.
Tại Lampedusa, trong khi đó, các thành viên của nhóm canh tân đoàn sủng triệu tập một buổi canh thức cầu nguyện ngày 4 tháng Tư để trình bầy điều họ gọi là "gương mặt của nhân bản Kitô giáo không kỳ thị trong việc đón tiếp người ngoại."
Tuy nhiên, giáo hội đã phải chịu đựng một sự tấn công đáng kể về chính trị. Nhiều nhóm và báo chí đã đề nghị là Vatican phải mở cửa các dòng tu, các chủng viện và các chung cư chưa cho thuê cho người di dân, họ ghi nhận là giáo hội đã được miễn thuế bất động sản cho nhiều tài sản này.
Thực vậy, Caritas Ý đã thu xếp để có chỗ trú ngụ cho khoảng 2.500 người trong các cơ sở của giáo hội trên toàn nước Ý. Khi loan báo hành động này, các lãnh đạo giáo hội nói họ muốn bầy tỏ rằng họ thực hành điều họ giảng dậy. Họ kêu gọi tất cả người dân ý hãy làm "một cố gắng mới về sự tương trợ," mặc dầu quốc gia này đang bị suy sút về kinh tế.
Đây không phải là một điệp văn được nhiều người hoan nghênh thời nay. Nhưng chính là môt phần của giáo huấn cổ truyền của giáo hội về di dân, đã có từ trên một thế kỷ trước.
Trách nhiệm tiếp đón các khách lạ đã có nguồn gốc trong Kinh Thánh, và như Đức Thánh Cha Benedict XVI mới đây đã ghi nhận: chính Chúa Giêsu đã là một người tị nạn khi Thánh Gia phải chạy trốn sang Ai Cập. "Quyền di cư" được Đức Giáo Hoàng Piô XII bảo vệ trong một Tông Huấn năm 1952, ngài cũng ghi nhận rằng các quốc gia có thể kiểm xoát làn sóng di cư, như không thể vì những lý do độc đoán.
Nói tóm lại, giáo hội đã thường xuyên giảng dậy là các quốc gia có quyền kiểm xoát các biên giới, nhưng không được tạo ra quá nhiều sự hạn chế làm hủy bỏ quyền di dân.
Tại Ý, nhgười di cư chiếm khoảng 7,5% toàn thể dân số. Các nhà dân số học đã cho hay rằng người di dân, thường là người trẻ, đã giúp làm cho thăng bằng phân xuất người già tại Ý quá lớn, và số trẻ em sơ sinh quá ít. Nhưng một vài đảng phái chính trị lại cho rằng việc di dân đã đến mức độ bão hòa tại Ý.
Các giới chức Vatican là những người đã chống lại một não trạng "pháo đài phòng thủ", nhất là trong thời kỳ khủng hoảng. Đức Tổng Giám Mục Antonio Veglio, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về người di cư và du khách đã nói là trong khi các chính phủ có quyền chính đáng là kiểm xoát được con số di dân, "tuy nhiên vẫn còn nhân quyền phải được cứu vớt và cứu trợ khẩn cấp."
Sau lời tuyên bố này là thống kê được các chuyên gia của giáo hội nêu lên: Trong 23 năm qua, trên 15,000 người tị nạn đã thiệt mạng trong khi cố gắng đến được Âu Châu -- một con số thương vong ngày càng gia tăng.