Vô cảm là một tiêu cực tồi tệ trong đạo đức. Vô cảm thuộc về cái tâm. Cái tâm thuộc về tâm linh, nhưng được diễn tả ở trái tim, nên hay gọi là trái tim cho dễ hiểu.
Người vô cảm là người có trái tim chai cứng.
Hậu quả của vô cảm trong đạo đức là rất nghiêm trọng. Xin đưa ra vài cảnh báo của Chúa được ghi trong Phúc Âm.
1. Hậu quả khủng khiếp của vô cảm trong đạo đức
Về vô cảm trước những khổ đau của người khác, Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn ông phú hộ và người ăn mày Ladarô. Ông phú hộ hưởng cuộc đời sung sướng. Người nghèo khó Ladarô thì ngồi ăn xin ở cổng nhà ông phú hộ. Ladarô vừa nghèo, vừa bệnh tật. Ông phú hộ không thể không biết người ăn mày đó ngày đêm ở cổng nhà ông. Nhưng ông vô cảm. Sau cùng, người nghèo khó Ladarô chết. Ông được đưa lên thiên đàng. Ít lâu sau, ông phú hộ cũng chết. Ông bị ném xuống hoả ngục. Hình phạt rất khủng khiếp. Đâu có ngờ!
Về vô cảm đối với tình yêu Chúa, Chúa Giêsu đã nói về thành Giêrusalem: "Giêrusalem, Giêrusalem, đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu. Thì này, nhà của các ngươi sẽ bỏ mặc cho các ngươi" (Lc 13,34).
Lần khác, Chúa Giêsu nhìn Giêrusalem mà khóc. Người nói: "Sẽ không còn hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm" (Lc 19,44). Hình phạt rất nặng nề. Đâu có ngờ!
Về vô cảm trước sự không theo ý Chúa, Chúa Giêsu nói rõ: "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa! là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao? Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi. Xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác" (Mt 7,21-23). Họ bị kết án, vì họ đã nhân danh Chúa mà làm những việc lành để tìm lợi riêng, chứ không thực sự để làm sáng danh Chúa. Án phạt thực đau đớn. Đâu có ngờ!
Nguy cơ của vô cảm sẽ tăng lên, khi nó phát triển theo hướng phạm thêm tội lỗi.
2. Phát triển phức tạp của vô cảm
Người vô cảm trước tiếng gọi của bổn phận mến Chúa yêu người, lại hay che giấu lỗi lầm của mình bằng lối sống đạo đức giả.
Phúc Âm nói về họ như những người thích vẻ đạo đức bề ngoài. Họ giữ luật kiêng việc ngày Sabat, không ngồi chung bàn với những người tội lỗi, rửa tay trước khi ăn. Họ tỏ ra bén nhạy, hăng say và tỉ mỉ với những hình thức đạo đức như thế. Mục đích chính là gây uy tín.
Lối sống đạo đức bề ngoài đó dễ lây lan. Đông người trở thành nhóm. Nhiều nhóm làm nên giai cấp. Khi giai cấp có quyền lợi riêng và luật lệ riêng, nó sẽ trở thành cơ chế. Cơ chế như thế là một quyền lực. Nó lèo lái, hướng dẫn dư luận, nhiều khi áp đảo.
Theo Phúc Âm, chính giai cấp đạo đức giả đã kích động đám đông đổi lòng đối với Chúa Giêsu. Họ đưa đám đông đến sự vô cảm tột độ, đó là hiệp thông hiệp nhất với họ trong quyết tâm loại trừ Chúa Giêsu bằng cái án chết rất mực bất công. Mấy ngày trước, đám đông còn hoan hô đón rước Chúa Giêsu. Thế mà bây giờ họ quay ra phỉ báng, nhạo cười, nhục mạ và xin giết Người. Lúc hấp hối, trên thánh giá, Chúa kêu khát. Họ cho chút giấm chua thay vì nước. Chứng tỏ sự vô cảm của họ đã đưa họ tới sự thù ghét triệt để một cách man rợ kinh hoàng.
Vô cảm là một sức mạnh phá hoại đạo đức vừa tinh vi, vừa thô bạo. Nhất là khi nó đã trở thành nếp sống bình thường. Thời xưa là thế, thời nay cũng vậy.
3. Vô cảm lớn nhất
Kinh Thánh coi sự không ăn năn sám hối trước những cảnh báo là một vô cảm rất lớn. Trong ăn năn sám hối, điều quan trọng cần thực hiện là đổi mới cái tâm.
Thánh vương Đavít cầu nguyện: "Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một quả tim trong trắng" (Tv 51,12).
Nơi tiên tri Giêrêmia, Chúa phán: "Ta sẽ ghi luật Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ viết luật đó trên trái tim chúng" (Gr 31,33).
Nơi tiên tri Êdêkien, Chúa phán: "Ta sẽ ban cho chúng một trái tim và đặt Thần Khí mới vào lòng chúng. Ta sẽ lấy khỏi mình chúng trái tim chai đá, và ban cho chúng một trái tim bằng thịt" (Ed 11,19).
Tất nhiên, trái tim nói đây phải được hiểu là một trái tim thẳm sâu, tức cái tâm, thuộc tâm linh.
Chính trái tim sâu thẳm ấy được Kinh Thánh gọi là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Chính tại đó, Chúa đến gặp ta, ta gặp gỡ Chúa. Chính tại đó, Chúa ở lại với ta. Chính tại đó, Chúa ban cho ta lửa tình yêu và ánh sáng chân lý. Chính tại đó, ta sẽ có những lựa chọn, những hướng đi, những quyết định, nhờ Lời Chúa dẫn đưa.
Khi nghe lời Chúa Giêsu phán: "Tôi hy sinh mạng sống tôi cho đoàn chiên" (Ga 10,15), nếu tôi cảm thấy xúc động trong trái tim, thì xúc động đó là vang vọng từ cái tâm sâu thẳm của tâm linh. Xúc động đó là rất tư riêng.
Khi suy gẫm lời Chúa Giêsu nói: "Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy yêu thương các con" (Ga 15,12), nếu tôi cảm thấy xao xuyến trong lòng, thì xao xuyến đó là rung động từ cái tâm sâu thẳm của tâm linh. Rung động đó thúc giục tôi gần gũi và chia sẻ.
Chính vì trái tim sâu thẳm giữ một vai trò quan trọng trong đời sống đạo đức, nên sám hối cần phải đổi mới nó. Nếu không, sám hối sẽ chỉ là hình thức. Vô cảm sẽ vẫn còn vô cảm.
Tình hình hiện nay có nhiều dấu hiệu không lành. Có nhiều tiếng báo động. Nhưng trong lãnh vực phần rỗi, trái tim nhạy bén sẽ là cơ quan báo động cần thiết nhất. Nếu chẳng may, nó đã vô cảm, thì phần rỗi sẽ ra sao?
Riêng tôi, cho dù có thể đôi khi còn vô cảm trong một số lãnh vực, nhưng không bao giờ vô cảm trước lời Chúa phán sau đây: "Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay không thương đứa con mình mang nặng đẻ đau. Cho dù họ có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên con bao giờ" (Is 49, 15). Tôi tin vào tình yêu thương xót Chúa. Niềm tin ấy đã cứu tôi.
Người vô cảm là người có trái tim chai cứng.
Hậu quả của vô cảm trong đạo đức là rất nghiêm trọng. Xin đưa ra vài cảnh báo của Chúa được ghi trong Phúc Âm.
1. Hậu quả khủng khiếp của vô cảm trong đạo đức
Về vô cảm trước những khổ đau của người khác, Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn ông phú hộ và người ăn mày Ladarô. Ông phú hộ hưởng cuộc đời sung sướng. Người nghèo khó Ladarô thì ngồi ăn xin ở cổng nhà ông phú hộ. Ladarô vừa nghèo, vừa bệnh tật. Ông phú hộ không thể không biết người ăn mày đó ngày đêm ở cổng nhà ông. Nhưng ông vô cảm. Sau cùng, người nghèo khó Ladarô chết. Ông được đưa lên thiên đàng. Ít lâu sau, ông phú hộ cũng chết. Ông bị ném xuống hoả ngục. Hình phạt rất khủng khiếp. Đâu có ngờ!
Về vô cảm đối với tình yêu Chúa, Chúa Giêsu đã nói về thành Giêrusalem: "Giêrusalem, Giêrusalem, đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu. Thì này, nhà của các ngươi sẽ bỏ mặc cho các ngươi" (Lc 13,34).
Lần khác, Chúa Giêsu nhìn Giêrusalem mà khóc. Người nói: "Sẽ không còn hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm" (Lc 19,44). Hình phạt rất nặng nề. Đâu có ngờ!
Về vô cảm trước sự không theo ý Chúa, Chúa Giêsu nói rõ: "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa! là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao? Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi. Xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác" (Mt 7,21-23). Họ bị kết án, vì họ đã nhân danh Chúa mà làm những việc lành để tìm lợi riêng, chứ không thực sự để làm sáng danh Chúa. Án phạt thực đau đớn. Đâu có ngờ!
Nguy cơ của vô cảm sẽ tăng lên, khi nó phát triển theo hướng phạm thêm tội lỗi.
2. Phát triển phức tạp của vô cảm
Người vô cảm trước tiếng gọi của bổn phận mến Chúa yêu người, lại hay che giấu lỗi lầm của mình bằng lối sống đạo đức giả.
Phúc Âm nói về họ như những người thích vẻ đạo đức bề ngoài. Họ giữ luật kiêng việc ngày Sabat, không ngồi chung bàn với những người tội lỗi, rửa tay trước khi ăn. Họ tỏ ra bén nhạy, hăng say và tỉ mỉ với những hình thức đạo đức như thế. Mục đích chính là gây uy tín.
Lối sống đạo đức bề ngoài đó dễ lây lan. Đông người trở thành nhóm. Nhiều nhóm làm nên giai cấp. Khi giai cấp có quyền lợi riêng và luật lệ riêng, nó sẽ trở thành cơ chế. Cơ chế như thế là một quyền lực. Nó lèo lái, hướng dẫn dư luận, nhiều khi áp đảo.
Theo Phúc Âm, chính giai cấp đạo đức giả đã kích động đám đông đổi lòng đối với Chúa Giêsu. Họ đưa đám đông đến sự vô cảm tột độ, đó là hiệp thông hiệp nhất với họ trong quyết tâm loại trừ Chúa Giêsu bằng cái án chết rất mực bất công. Mấy ngày trước, đám đông còn hoan hô đón rước Chúa Giêsu. Thế mà bây giờ họ quay ra phỉ báng, nhạo cười, nhục mạ và xin giết Người. Lúc hấp hối, trên thánh giá, Chúa kêu khát. Họ cho chút giấm chua thay vì nước. Chứng tỏ sự vô cảm của họ đã đưa họ tới sự thù ghét triệt để một cách man rợ kinh hoàng.
Vô cảm là một sức mạnh phá hoại đạo đức vừa tinh vi, vừa thô bạo. Nhất là khi nó đã trở thành nếp sống bình thường. Thời xưa là thế, thời nay cũng vậy.
3. Vô cảm lớn nhất
Kinh Thánh coi sự không ăn năn sám hối trước những cảnh báo là một vô cảm rất lớn. Trong ăn năn sám hối, điều quan trọng cần thực hiện là đổi mới cái tâm.
Thánh vương Đavít cầu nguyện: "Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một quả tim trong trắng" (Tv 51,12).
Nơi tiên tri Giêrêmia, Chúa phán: "Ta sẽ ghi luật Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ viết luật đó trên trái tim chúng" (Gr 31,33).
Nơi tiên tri Êdêkien, Chúa phán: "Ta sẽ ban cho chúng một trái tim và đặt Thần Khí mới vào lòng chúng. Ta sẽ lấy khỏi mình chúng trái tim chai đá, và ban cho chúng một trái tim bằng thịt" (Ed 11,19).
Tất nhiên, trái tim nói đây phải được hiểu là một trái tim thẳm sâu, tức cái tâm, thuộc tâm linh.
Chính trái tim sâu thẳm ấy được Kinh Thánh gọi là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Chính tại đó, Chúa đến gặp ta, ta gặp gỡ Chúa. Chính tại đó, Chúa ở lại với ta. Chính tại đó, Chúa ban cho ta lửa tình yêu và ánh sáng chân lý. Chính tại đó, ta sẽ có những lựa chọn, những hướng đi, những quyết định, nhờ Lời Chúa dẫn đưa.
Khi nghe lời Chúa Giêsu phán: "Tôi hy sinh mạng sống tôi cho đoàn chiên" (Ga 10,15), nếu tôi cảm thấy xúc động trong trái tim, thì xúc động đó là vang vọng từ cái tâm sâu thẳm của tâm linh. Xúc động đó là rất tư riêng.
Khi suy gẫm lời Chúa Giêsu nói: "Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy yêu thương các con" (Ga 15,12), nếu tôi cảm thấy xao xuyến trong lòng, thì xao xuyến đó là rung động từ cái tâm sâu thẳm của tâm linh. Rung động đó thúc giục tôi gần gũi và chia sẻ.
Chính vì trái tim sâu thẳm giữ một vai trò quan trọng trong đời sống đạo đức, nên sám hối cần phải đổi mới nó. Nếu không, sám hối sẽ chỉ là hình thức. Vô cảm sẽ vẫn còn vô cảm.
Tình hình hiện nay có nhiều dấu hiệu không lành. Có nhiều tiếng báo động. Nhưng trong lãnh vực phần rỗi, trái tim nhạy bén sẽ là cơ quan báo động cần thiết nhất. Nếu chẳng may, nó đã vô cảm, thì phần rỗi sẽ ra sao?
Riêng tôi, cho dù có thể đôi khi còn vô cảm trong một số lãnh vực, nhưng không bao giờ vô cảm trước lời Chúa phán sau đây: "Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay không thương đứa con mình mang nặng đẻ đau. Cho dù họ có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên con bao giờ" (Is 49, 15). Tôi tin vào tình yêu thương xót Chúa. Niềm tin ấy đã cứu tôi.