Thái Lan, 21 Tháng Hai 2011 (UCANEWS) - Mặc dù lãnh đạo quân đội Thái Lan và Căm-Bốt đã ký một thỏa thuận gồm 8 điểm để chấm dứt cuộc xung đột biên giới gây thương vong, nhưng giới chức Giáo Hội cho biết họ không lạc quan về cách giải quyết vấn đề này.
"Chúng tôi sẽ không thể tiếp cận vào các nguyên nhân cũng như lý do của tình trạng này vì nó là một vấn đề chính trị của hai quốc gia. Chúng tôi sẽ không thể tin vào tình hình hiện nay mặc dù họ đã đồng ý ngừng bắn, chúng tôi cảm thấy mong manh về lệnh ngừng bắn này". "Họ đã đồng ý ngừng bắn nhưng vài giờ sau, họ lại bắt đầu giao tranh nhau một lần nữa", Đức Giám Mục Banchong Chaiyara của Ubon Ratchathani nhận xét như thế.
Giáo phận Ubon Ratchathani nằm trên khu đất biên giới xảy ra xung đột, đã làm chết ít nhất tám người, hàng chục người bị thương và hàng trăm nhà cửa ở hai bên giới tuyến bị thiệt hại.
Hôm 19 Tháng Hai, lãnh đạo quân đội Thái Lan đã đàm phán với phó tổng tư lệnh quân đội Căm-Bốt là Hun Manet, con trai thủ tướng Hun Sen, và thống nhất 8 điểm bao gồm: không tham gia vào các cuộc đụng độ vũ trang, không huy động thêm quân hoặc tiếp viện vũ khí hạng nặng cho tiền tuyến, không đối đầu và xây dựng cơ sở trong khu vực tranh chấp.
Tuy nhiên hôm qua, phương tiện truyền thông báo cáo cho biết thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã bác bỏ thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết, trong khi chờ đợi một cuộc họp cấp ASEAN vào ngày mai. (*Căm-Bốt và Thái Lan đều là thành viên của ASEAN - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á).
"Những gì chúng ta có thể làm bây giờ là cầu nguyện với nhau để mang lại hòa bình vào xã hội của chúng ta", Đức Giám Mục Banchong nói và lưu ý với lãnh đạo tôn giáo của cả hai quốc gia có liên quan.
Đồng thời, "chúng tôi sẵn sàng chuẩn bị để ứng phó với bất kỳ tình huống xung đột nào có thể xảy ra. Chúng tôi đã chuẩn bị cho giáo dân của mình đang sống tại khu vực này, với tinh thần sẵn sàng hỗ trợ cho những ai tị nạn khỏi cuộc đụng độ". "Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo của cả hai quốc gia đàm phán và đạt đến thỏa thuận bằng biện pháp hòa bình".
Giới chức Giáo Hội và những người khác nhấn mạnh rằng, thỏa thuận gần đây là thỏa thuận duy nhất giữa quân đội hai quốc gia.
Boonnithi Namboon – viên chức của Trung tâm Hoạt động Xã hội thuộc Giáo phận Ubon Ratchathani nói rằng, mặc dù đã có lệnh ngừng bắn, người ta không tin tưởng vào tình hình và vẫn còn sợ hãi, "Hiện nay, chúng tôi đang trong quá trình tạo gây quỹ tương trợ trong cộng đoàn Công giáo".
"Chúng tôi sẽ không thể tiếp cận vào các nguyên nhân cũng như lý do của tình trạng này vì nó là một vấn đề chính trị của hai quốc gia. Chúng tôi sẽ không thể tin vào tình hình hiện nay mặc dù họ đã đồng ý ngừng bắn, chúng tôi cảm thấy mong manh về lệnh ngừng bắn này". "Họ đã đồng ý ngừng bắn nhưng vài giờ sau, họ lại bắt đầu giao tranh nhau một lần nữa", Đức Giám Mục Banchong Chaiyara của Ubon Ratchathani nhận xét như thế.
Giáo phận Ubon Ratchathani nằm trên khu đất biên giới xảy ra xung đột, đã làm chết ít nhất tám người, hàng chục người bị thương và hàng trăm nhà cửa ở hai bên giới tuyến bị thiệt hại.
Hôm 19 Tháng Hai, lãnh đạo quân đội Thái Lan đã đàm phán với phó tổng tư lệnh quân đội Căm-Bốt là Hun Manet, con trai thủ tướng Hun Sen, và thống nhất 8 điểm bao gồm: không tham gia vào các cuộc đụng độ vũ trang, không huy động thêm quân hoặc tiếp viện vũ khí hạng nặng cho tiền tuyến, không đối đầu và xây dựng cơ sở trong khu vực tranh chấp.
Tuy nhiên hôm qua, phương tiện truyền thông báo cáo cho biết thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã bác bỏ thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết, trong khi chờ đợi một cuộc họp cấp ASEAN vào ngày mai. (*Căm-Bốt và Thái Lan đều là thành viên của ASEAN - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á).
"Những gì chúng ta có thể làm bây giờ là cầu nguyện với nhau để mang lại hòa bình vào xã hội của chúng ta", Đức Giám Mục Banchong nói và lưu ý với lãnh đạo tôn giáo của cả hai quốc gia có liên quan.
Đồng thời, "chúng tôi sẵn sàng chuẩn bị để ứng phó với bất kỳ tình huống xung đột nào có thể xảy ra. Chúng tôi đã chuẩn bị cho giáo dân của mình đang sống tại khu vực này, với tinh thần sẵn sàng hỗ trợ cho những ai tị nạn khỏi cuộc đụng độ". "Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo của cả hai quốc gia đàm phán và đạt đến thỏa thuận bằng biện pháp hòa bình".
Giới chức Giáo Hội và những người khác nhấn mạnh rằng, thỏa thuận gần đây là thỏa thuận duy nhất giữa quân đội hai quốc gia.
Boonnithi Namboon – viên chức của Trung tâm Hoạt động Xã hội thuộc Giáo phận Ubon Ratchathani nói rằng, mặc dù đã có lệnh ngừng bắn, người ta không tin tưởng vào tình hình và vẫn còn sợ hãi, "Hiện nay, chúng tôi đang trong quá trình tạo gây quỹ tương trợ trong cộng đoàn Công giáo".