Có con thì dễ, nhưng làm cha thì không dễ. Người cha có thể làm con cái sợ – kính sợ, nể mà sợ chứ không sợ hãi, nhưng cũng có thể làm con cái coi thường. Cách sống của người cha có tạo uy tín hay không mới là vấn đề. Tục ngữ Việt Nam nói: “Mẹ khuyên một trăm không bằng cha ngăm một tiếng”. Thật vậy, chất nam tính ở người cha thực sự quan trọng. Dưới đây là vài gợi ý:
1. Hãy thẳng thắn. Hãy nói rõ ràng, thẳng thắn, trẻ sẽ lắng nghe. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Applied Developmental Psychology, các gia đình có cha mẹ đều còn làm việc, người cha ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi nhiều hơn so với người mẹ. Hãy đưa ra các hoạt động sáng tạo và đầy kịch tính, dùng các từ ngữ chủ yếu và tạo tính tò mò ở trẻ. Nhờ đó mà trẻ sẽ học được nhiều.
2. Hãy bình tĩnh. Khi thấy lo lắng gia tăng, hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân chính. Nổi nóng chỉ là “đổ dầu vào lửa”. Hãy cố gắng thản nhiên và kiềm chế cơn giận, đừng làm con cái hoảng sợ. Con cái la lối om sòm, đánh nhau chí chóe, cứ bình tĩnh và chú ý, chứ không làm ngơ. Có thể làm như vậy không tác dụng hiệu quả đôi lần trước, nhưng những lần sau sẽ hiệu quả. Nhiều bậc cha mẹ chỉ la cái miệng nhưng con cái không tuân phục vì chúng cảm thấy “tâm phục, khẩu phục” cha mẹ.
3. Cứ thử thách. Trẻ em 4-6 tuổi bắt đầu có thái độ “làm trái ý” cha mẹ, càng nói chúng càng “chọc tức” thêm. Cứ mặc chúng, và khi sự cố xảy ra thì chúng sẽ nhận biết mình sai lầm. Lúc đó sẽ tác dụng nếu cha mẹ nói với chúng: “Cá không ăn muối cá ươn”. Người cha hãy cương nghị dù người mẹ sợ con tổn thương. Câu “con hư tại mẹ” có lúc đúng, có lúc không đúng. Thực ra không phải chúng cãi lời cha mẹ mà chúng đang độ tuổi phát triển và muốn khám phá thế giới để tự khẳng định mình. Sau những “thất bại”, chúng sẽ cẩn thận hơn, mạnh mẽ hơn và tự tin hơn.
4. Hãy khuyến khích. Nếu cha mẹ khả dĩ truyền cho con cái sự hăng say và cần mẫn làm việc thì đó là tặng phẩm quý giá dành cho chúng. Trong tầm nghe của trẻ, hãy nói chuyện với chúng như những người bạn hoặc như người thân để chúng có thể nhận ra tình yêu thương và sẵn sàng lắng nghe. Hãy chỉ bảo chứ đừng ra lệnh. Sự khuyến khích luôn tạo hiệu quả bất ngờ.
5. Hãy giáo dục. Con cái còn trẻ người non dạ, chưa nhiều kinh nghiệm, đừng bắt chúng phải như người lớn. Cứ để chúng tò mò khi thấy gì lạ: Chiếc đèn nhấp nháy, vòi nước chảy róc rách, con chó cắn đùa,… Nhưng hãy canh chừng để chúng không gặp nguy hiểm. Từ những việc nhỏ, hãy giáo dục chúng về lòng nhân ái, lòng đại lượng, tính can đảm, sự cao thượng, lòng ái quốc, tình đồng loại, nghĩa đồng bào,… Trẻ còn hay thắc mắc vì muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, hãy từ từ và khéo léo giải thích, đừng la rầy hoặc làm ngơ kẻo chúng nản chí, thất vọng.
6. Hãy hy vọng. Cứ để chúng phát triển bình thường, đừng bắt chúng là người phi thường hoặc xuất chúng mà ép chúng làm hoặc học quá sức. Thái quá bất cập. Nhiều trẻ bị “đúc khuôn” quá, bị nhồi nhét quá mà ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm sinh lý. Nếu chúng là người tài giỏi thì tốt, nhưng nếu chúng chỉ đủ khả năng là người bình thường thì cũng đừng ép chúng phải là “ông kia, bà nọ”. Thiên tài cũng chỉ xuất chúng khi được hướng dẫn đúng cách. Đừng thấy con mình “giỏi” hơn các trẻ cùng trang lứa mà tưởng chúng là thiên tài! Hãy hy vọng nơi con cái nhưng đừng ảo tưởng hoặc thúc ép chúng.
Thành công là điều tốt, nhưng nếu chúng không thành công thì cũng thành nhân vậy. Thành nhân mới là điều quan trọng hơn!
1. Hãy thẳng thắn. Hãy nói rõ ràng, thẳng thắn, trẻ sẽ lắng nghe. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Applied Developmental Psychology, các gia đình có cha mẹ đều còn làm việc, người cha ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi nhiều hơn so với người mẹ. Hãy đưa ra các hoạt động sáng tạo và đầy kịch tính, dùng các từ ngữ chủ yếu và tạo tính tò mò ở trẻ. Nhờ đó mà trẻ sẽ học được nhiều.
2. Hãy bình tĩnh. Khi thấy lo lắng gia tăng, hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân chính. Nổi nóng chỉ là “đổ dầu vào lửa”. Hãy cố gắng thản nhiên và kiềm chế cơn giận, đừng làm con cái hoảng sợ. Con cái la lối om sòm, đánh nhau chí chóe, cứ bình tĩnh và chú ý, chứ không làm ngơ. Có thể làm như vậy không tác dụng hiệu quả đôi lần trước, nhưng những lần sau sẽ hiệu quả. Nhiều bậc cha mẹ chỉ la cái miệng nhưng con cái không tuân phục vì chúng cảm thấy “tâm phục, khẩu phục” cha mẹ.
3. Cứ thử thách. Trẻ em 4-6 tuổi bắt đầu có thái độ “làm trái ý” cha mẹ, càng nói chúng càng “chọc tức” thêm. Cứ mặc chúng, và khi sự cố xảy ra thì chúng sẽ nhận biết mình sai lầm. Lúc đó sẽ tác dụng nếu cha mẹ nói với chúng: “Cá không ăn muối cá ươn”. Người cha hãy cương nghị dù người mẹ sợ con tổn thương. Câu “con hư tại mẹ” có lúc đúng, có lúc không đúng. Thực ra không phải chúng cãi lời cha mẹ mà chúng đang độ tuổi phát triển và muốn khám phá thế giới để tự khẳng định mình. Sau những “thất bại”, chúng sẽ cẩn thận hơn, mạnh mẽ hơn và tự tin hơn.
4. Hãy khuyến khích. Nếu cha mẹ khả dĩ truyền cho con cái sự hăng say và cần mẫn làm việc thì đó là tặng phẩm quý giá dành cho chúng. Trong tầm nghe của trẻ, hãy nói chuyện với chúng như những người bạn hoặc như người thân để chúng có thể nhận ra tình yêu thương và sẵn sàng lắng nghe. Hãy chỉ bảo chứ đừng ra lệnh. Sự khuyến khích luôn tạo hiệu quả bất ngờ.
5. Hãy giáo dục. Con cái còn trẻ người non dạ, chưa nhiều kinh nghiệm, đừng bắt chúng phải như người lớn. Cứ để chúng tò mò khi thấy gì lạ: Chiếc đèn nhấp nháy, vòi nước chảy róc rách, con chó cắn đùa,… Nhưng hãy canh chừng để chúng không gặp nguy hiểm. Từ những việc nhỏ, hãy giáo dục chúng về lòng nhân ái, lòng đại lượng, tính can đảm, sự cao thượng, lòng ái quốc, tình đồng loại, nghĩa đồng bào,… Trẻ còn hay thắc mắc vì muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, hãy từ từ và khéo léo giải thích, đừng la rầy hoặc làm ngơ kẻo chúng nản chí, thất vọng.
6. Hãy hy vọng. Cứ để chúng phát triển bình thường, đừng bắt chúng là người phi thường hoặc xuất chúng mà ép chúng làm hoặc học quá sức. Thái quá bất cập. Nhiều trẻ bị “đúc khuôn” quá, bị nhồi nhét quá mà ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm sinh lý. Nếu chúng là người tài giỏi thì tốt, nhưng nếu chúng chỉ đủ khả năng là người bình thường thì cũng đừng ép chúng phải là “ông kia, bà nọ”. Thiên tài cũng chỉ xuất chúng khi được hướng dẫn đúng cách. Đừng thấy con mình “giỏi” hơn các trẻ cùng trang lứa mà tưởng chúng là thiên tài! Hãy hy vọng nơi con cái nhưng đừng ảo tưởng hoặc thúc ép chúng.
Thành công là điều tốt, nhưng nếu chúng không thành công thì cũng thành nhân vậy. Thành nhân mới là điều quan trọng hơn!