Có anh chị em nào đã được nghe những lời phê bình của con cái dành cho mình bao giờ chưa nhỉ!?. Và nếu có thì lời phê bình ấy nghe nhẹ như tơ, nặng lời trách móc, hay phán thẳng vào mặt của anh chị em là làm cha mẹ mà không biết dậy dỗ con cái; để bây giờ những gì chúng làm là do phản ảnh của những gì chúng học nơi anh chị em; đã làm cho chúng thất bại trên trường đời; và đã khổ sở vì sống trong một gia đình mà người cha dùng quyền hành của mình để cai trị cả nhà?. Rồi anh chị em có can đảm ngồi yên để nghe những lời trách móc ấy một cách bình tĩnh, thản nhiên, khí nóng bừng bừng lên trên mặt, hay đứng dậy tát cho con một bạt tai nẩy lửa rồi sau đó sự thể nó có ra sao thì ra???.
Dù gì đi chăng nữa, chúng ta cũng phải cảm tạ Thiên Chúa, đã ban cho chúng ta có một mái gia đình. Bên quê nhà VN thì mái ấm ấy có thể gồm rất nhiều thế hệ chung sống với nhau, nhưng bên Mỹ đây thông thường một mái ấm gia đình chỉ gồm có cha mẹ và con cái thế thôi! Cho nên thuần phong mỹ tục cũng khó mà giữ cho được, vì con cái chúng được sanh đẻ tại Mỹ. Đi học một ngày hết 8 tiếng đồng hồ hoặc hơn; ở trường thì chúng nói tiếng Mỹ; về nhà nói chuyện với cha mẹ cũng tiếng Mỹ; ăn thức ăn của Mỹ; và học thói đời tốt hay xấu cũng từ nhà trường và trên TV mà ra. Bên Mỹ đa phần là cả hai cha mẹ phải đi làm không ai ở nhà mà dậy dỗ chúng, ngay cả không có thời giờ mà dậy chúng nói tiếng Việt; chỉ có gia đình nào mà ba thế hệ ở chung thì chúng mới được học được tiếng Việt từ bé nhờ có ông bà, hay bác, dì, cô, chú, và ….. Vì thế cho nên thuần phong mỹ tục của người VN đã phai lợt đi nhiều trong nhiều gia đình VN tại hải ngoại; vì có phải có người ra đi khỏi nước VN từ năm 75 thì chúng bây giờ cũng gần 37 năm rồi còn gì!?. Tiếng anh với họ bây giờ là ngôn ngữ chính và cuộc sống của họ đã không còn giữ được những gì là VN nữa!?. Và thống kê cho thấy rằng người VN kết hôn với người ngoại quốc cũng rất đông; số này không phải là ít và hiện giờ vẫn còn tiếp tục. Thế hệ của những người già bên Mỹ hiện giờ còn cố gắng giữ phong tục VN, dậy cho giới trẻ tiếng Việt, mở những lớp tiếng Việt vào cuối tuần, nơi giáo xứ, trong Chùa, mở trường tư vào cuối tuần, và ngay cả vài nơi trong trường trung học và đại học cũng có dậy tiếng Việt. Cũng vì thế mà phong tục nửa mùa của nhiều gia đình cũng từ đây có chiến tranh ngầm thường xẩy ra.
Đã gọi là gia đình thì không thể nào không có chuyện xẩy ra; có nhiều nguyên do lắm thưa anh chị em!. Bất đồng ý kiến vì già trẻ xung khắc. Không thông cảm nhau vì sự hiểu biết khác nhau. Cái của anh đúng nhưng đối với tôi thì sai. Cách sống của anh khác với cách sống của tôi. Anh thích ngồi nhà không đi chơi không bạn bè, chỉ ôm cái TV và cái computer là đủ rồi! Nhưng tôi thì khác. Tôi thích ra ngoài sau giờ làm việc để gặp bạn gặp bè, hàn huyên, nhậu nhẹt, nhảy đầm, để quân bằng với những căng thẳng của tôi; không ai có quyền cấm cản. À và tôi đã 21 tuổi là có quyền tự do trên mọi việc làm của tôi; không ai có quyền cấm đoán. Anh quên là tôi đã đi làm, có công ăn việc làm, đang học đại học, làm chủ xe, và có một tương lai rất tươi sáng trước mặt, chẳng phải nhờ vả ai, thì được xin phép miễn nghe những lời dậy dỗ của anh, và v.v.v……
Gia đình thì có những đứa con còn ở nhà tuy dù đã lớn tuổi, biết phụ giúp cha mẹ từ tiền bạc chúng làm ra, cho đến biết lo lắng cho sức khỏe của cha mẹ, và dậy dỗ các em. Nhưng cũng có những đứa con thích sống xa nhà để tự mình nắm hết đồng tiền, xây xài mà không giúp gì cho cha mẹ, hay gia đình một đồng xu cắc bạc nào! Thiếu thì về xin thêm chứ không bao giờ phụ vào. Giữa hai cá tánh khác xa nhau của các con như thế thì buộc cha mẹ phải có cái nhìn bao quát và thông cảm cho các con, chứ đừng nên có cái nhìn hẹp hòi. Nhất là trọng hay thương đứa này mà khinh rẻ ruồng bỏ đứa kia, tuy dù nó đã làm chúng ta bậc cha mẹ phải khổ sở rất nhiều, như chuyện đứa con hoang đàng mà ai cũng được biết. Nhất là chúng ta cha mẹ phải tránh để cho chúng nó ganh ghét nhau vì cách cư xử quá rõ rệt và quá thiên vị giữa chúng, khi tất cả chúng đều có mặt ở những ngày chúng về chơi nhà nhiều bữa.
Trong gia đình bao giờ cha mẹ cũng gặp phải những đứa con rất bộc trực từng lời ăn tiếng nói cho đến sự cư xử mọi việc của chúng. Có đứa thì chín nhịn làm mười, khi nào không chịu nổi nữa mới đem việc ra nói với cha mẹ, và những gì chúng không đồng ý nơi cha mẹ, nhất là ép chúng làm gì theo ý của chúng ta. Và khi cần nói chúng cũng biết lựa lời để cha mẹ không quá buồn lòng, mà hiểu dùm sự đòi hỏi đó không có quá đáng. Nhưng so với đứa con bộc trực, chúng chỉ biết phán ra những điều và những lời nói làm cho cha mẹ rất đau lòng, hoặc chỉ làm cho nhà cửa cháy thành than tro. Những đứa con này thường chỉ biết nhìn cái lợi cho chúng mà thôi!. Không quan tâm đến ai ngoài được những gì chúng muốn.
Ai bảo làm cha làm mẹ là sướng???. Thưa chỉ sướng khi chúng còn được ẵm bồng, chứ khi chúng có trí khôn và tự lo cho chúng được, thì chẳng sướng gì đâu thưa anh chị em!. Bởi nội cái khác nhau trong lối suy nghĩ thì đã là xung khắc rồi!. Bao giờ gia đình được êm thắm luôn cần phải có cha mẹ biết thông cảm và hiểu tánh tình của mỗi đứa, và phải biết dậy dỗ chúng cách mềm mỏng và nương theo chúng nó, chứ thẳng tay trừng trị chúng không phải là thượng sách; hoặc con cái chúng còn nhu nhược chưa đủ lông đủ cánh để bay nhẩy thì chúng còn chịu ở nhà và chờ có cơ hội là chúng bay mất tiêu luôn, và từ không cần biết đến cha mẹ của chúng là ai nữa; hoặc trong cơn tức giận chúng sẽ làm điều gì đó mà mãi mãi về sau chúng ta sẽ hối hận vì đã quá tay với chúng. Bậc làm cha mẹ thưa khó lắm nếu chúng ta muốn gia đình sống trong đoàn kết trong yêu thương; chứ mạnh ai nấy sống như phong tục của người Mỹ đây thì xin miễn bàn; bởi con cái của họ đến đủ 18 tuổi là cha mẹ mời chúng ra khỏi nhà mà tự lập cánh sinh. Ở tuổi này cha mẹ đã không còn trách nhiệm với chúng nữa rồi!. Cho nên nếu người á đông chúng ta biết gạn lọc ra cái hay cái đẹp của hai nên văn hóa, âu á, hòa chung với nhau, tất sẽ cho chúng ta kết quả tốt đẹp trong cuộc sống gia đình.
Hôm qua đây gia đình chúng tôi trẻ già đã hội tụ ngồi bên nhau; lắng tai nghe những lời bất bình và những nhận định mà con cái chúng tôi, chúng cảm nhận từ những điều chúng nghĩ rằng cha mẹ chúng đã làm sai suốt thời gian rất dài chúng ở với chúng tôi (suốt 20 – 22 năm). Những lời chúng nói nghe cũng nặng lắm thưa anh chị em! Thiết tưởng nếu chúng dám nói với ba của chúng cách đây vài năm trước. Bởi chúng biết rằng ở nhà này ba chúng là cầm quyền; và mọi quyết định là phải do ba chúng chấp thuận từ A – Z. Hôm nay sở dĩ chúng dám lên tiếng và trách cứ ba mẹ chúng chắc bởi là do chúng cảm thấy rằng chúng đang có trình độ đại học và đang học những khoa về Luật Pháp (hy vọng ba hiểu vì đó là ngành mà chúng bắt chước học theo ba). Những sự kiểm chứng của chúng là do các lớp chúng đang học theo thống kê nọ và theo thống kê kia….. Nhưng chúng nào có hiểu trường đời và gia đình nó có khác xa nhau nhiều lắm!. Trường đời là chúng phải đối diện, chạm trán, và có đối phó; đôi khi phải trầy da, u đầu, và chẩy máu; chứ không như gia đình. Vì gia đình là mỗi người phải có sự nhường nhịn và đòi hỏi có sự thông cảm và sẻ chia, mới gọi là gia đình. Một gia đình có yêu thương không khác nào gia vị hằng ngày mà chúng ta dùng trong các món ăn được thay đổi hằng ngày. Ai bảo có vị cay là không ngon miệng? Ai bảo cà phê đắng mà không ngon? Ai bảo khổ qua có vị đắng là dở đó mà không ngon quá là đằng khác? Ai bảo ngọt mà không ghiền? Ai bảo mặn mà không bắt cơm? Ai bảo nồi cơm chiên gọi là quá ngon khi mà tất cả mọi thứ được chúng ta trộn vào nhau? Ai bảo dấm chua là dở nếu chúng không được pha vào hũ nước mắm để ăn bún chả hà hội, cơm tấm sườn nướng, gỏi cuốn, và v.v….?
Ngồi nghe suốt buổi những gì con chúng tôi nó trách móc, khóc lóc, to tiếng, có lúc nghe như rất mất dạy, nhưng tôi và ba của chúng đã giữ được bình tĩnh, mà giải thích cho các con tôi hiểu lý do vì sao chúng tôi làm vậy!?. Thứ nhất chúng tôi rất cảm tạ Thiên Chúa vì Ngài có hiện diện trong buổi nói chuyện hôm đó!. Giải thích cho các con tôi hiểu mỗi đứa có mỗi cá tánh và sự hiểu biết khác nhau. Giải thích tại sao chúng tôi phải khó khăn với những gì chúng tôi gọi là thác loạn của thời đại mà chúng đã bắt chước, nhất là ba mẹ có những 3 đứa con, khác tuổi nhau, và khác giống. Có những cái chúng tôi có nhận là đã nói sai và sự nhận định sai trong nhiều vấn đề. Nhưng sự nhận định sai đó chỉ là chuyện nhỏ và không quên cho các con chúng tôi biết là trong gia đình cha mẹ vẫn là chỗ đứng vững chắc, cha mẹ vẫn giữ quyền hành trong nhà, cho đến khi tất cả đã lớn và ra khỏi nhà của cha mẹ; thì lúc bấy giờ chúng mới có quyền riêng của chúng mà thôi!.
Buổi nói chuyện ấy thì rất dài dòng, nhưng kết thúc mới là vấn đề quan trọng thưa anh chị em!. Chúng tôi cho con cái thấy rằng chúng tôi rất cởi mở và thông cảm trong mọi vấn đề, nhưng những gì chúng muốn và lấn lướt thì không thể nào chúng có thể đổi ngôi được. Nhất là luôn phải kính trọng cha mẹ, anh, chị, và những ai lớn hơn mình. Dù các con sau này có học thức cao, có nhà cao cửa rộng, có danh vọng và tiền tài, có tất cả ….. nhưng không vì thế mà dùng quyền để làm đảo lộn trật tự ngôi thứ trong gia đình và ngoài xã hội được. Trong gia đình thì tình yêu thương và tình cảm phải đặt trọng và nặng hơn hết thảy; tiền bạc chỉ là thứ phụ mà thôi!. Mong được vậy lắm thay!!!!.
Dù gì đi chăng nữa, chúng ta cũng phải cảm tạ Thiên Chúa, đã ban cho chúng ta có một mái gia đình. Bên quê nhà VN thì mái ấm ấy có thể gồm rất nhiều thế hệ chung sống với nhau, nhưng bên Mỹ đây thông thường một mái ấm gia đình chỉ gồm có cha mẹ và con cái thế thôi! Cho nên thuần phong mỹ tục cũng khó mà giữ cho được, vì con cái chúng được sanh đẻ tại Mỹ. Đi học một ngày hết 8 tiếng đồng hồ hoặc hơn; ở trường thì chúng nói tiếng Mỹ; về nhà nói chuyện với cha mẹ cũng tiếng Mỹ; ăn thức ăn của Mỹ; và học thói đời tốt hay xấu cũng từ nhà trường và trên TV mà ra. Bên Mỹ đa phần là cả hai cha mẹ phải đi làm không ai ở nhà mà dậy dỗ chúng, ngay cả không có thời giờ mà dậy chúng nói tiếng Việt; chỉ có gia đình nào mà ba thế hệ ở chung thì chúng mới được học được tiếng Việt từ bé nhờ có ông bà, hay bác, dì, cô, chú, và ….. Vì thế cho nên thuần phong mỹ tục của người VN đã phai lợt đi nhiều trong nhiều gia đình VN tại hải ngoại; vì có phải có người ra đi khỏi nước VN từ năm 75 thì chúng bây giờ cũng gần 37 năm rồi còn gì!?. Tiếng anh với họ bây giờ là ngôn ngữ chính và cuộc sống của họ đã không còn giữ được những gì là VN nữa!?. Và thống kê cho thấy rằng người VN kết hôn với người ngoại quốc cũng rất đông; số này không phải là ít và hiện giờ vẫn còn tiếp tục. Thế hệ của những người già bên Mỹ hiện giờ còn cố gắng giữ phong tục VN, dậy cho giới trẻ tiếng Việt, mở những lớp tiếng Việt vào cuối tuần, nơi giáo xứ, trong Chùa, mở trường tư vào cuối tuần, và ngay cả vài nơi trong trường trung học và đại học cũng có dậy tiếng Việt. Cũng vì thế mà phong tục nửa mùa của nhiều gia đình cũng từ đây có chiến tranh ngầm thường xẩy ra.
Đã gọi là gia đình thì không thể nào không có chuyện xẩy ra; có nhiều nguyên do lắm thưa anh chị em!. Bất đồng ý kiến vì già trẻ xung khắc. Không thông cảm nhau vì sự hiểu biết khác nhau. Cái của anh đúng nhưng đối với tôi thì sai. Cách sống của anh khác với cách sống của tôi. Anh thích ngồi nhà không đi chơi không bạn bè, chỉ ôm cái TV và cái computer là đủ rồi! Nhưng tôi thì khác. Tôi thích ra ngoài sau giờ làm việc để gặp bạn gặp bè, hàn huyên, nhậu nhẹt, nhảy đầm, để quân bằng với những căng thẳng của tôi; không ai có quyền cấm cản. À và tôi đã 21 tuổi là có quyền tự do trên mọi việc làm của tôi; không ai có quyền cấm đoán. Anh quên là tôi đã đi làm, có công ăn việc làm, đang học đại học, làm chủ xe, và có một tương lai rất tươi sáng trước mặt, chẳng phải nhờ vả ai, thì được xin phép miễn nghe những lời dậy dỗ của anh, và v.v.v……
Gia đình thì có những đứa con còn ở nhà tuy dù đã lớn tuổi, biết phụ giúp cha mẹ từ tiền bạc chúng làm ra, cho đến biết lo lắng cho sức khỏe của cha mẹ, và dậy dỗ các em. Nhưng cũng có những đứa con thích sống xa nhà để tự mình nắm hết đồng tiền, xây xài mà không giúp gì cho cha mẹ, hay gia đình một đồng xu cắc bạc nào! Thiếu thì về xin thêm chứ không bao giờ phụ vào. Giữa hai cá tánh khác xa nhau của các con như thế thì buộc cha mẹ phải có cái nhìn bao quát và thông cảm cho các con, chứ đừng nên có cái nhìn hẹp hòi. Nhất là trọng hay thương đứa này mà khinh rẻ ruồng bỏ đứa kia, tuy dù nó đã làm chúng ta bậc cha mẹ phải khổ sở rất nhiều, như chuyện đứa con hoang đàng mà ai cũng được biết. Nhất là chúng ta cha mẹ phải tránh để cho chúng nó ganh ghét nhau vì cách cư xử quá rõ rệt và quá thiên vị giữa chúng, khi tất cả chúng đều có mặt ở những ngày chúng về chơi nhà nhiều bữa.
Trong gia đình bao giờ cha mẹ cũng gặp phải những đứa con rất bộc trực từng lời ăn tiếng nói cho đến sự cư xử mọi việc của chúng. Có đứa thì chín nhịn làm mười, khi nào không chịu nổi nữa mới đem việc ra nói với cha mẹ, và những gì chúng không đồng ý nơi cha mẹ, nhất là ép chúng làm gì theo ý của chúng ta. Và khi cần nói chúng cũng biết lựa lời để cha mẹ không quá buồn lòng, mà hiểu dùm sự đòi hỏi đó không có quá đáng. Nhưng so với đứa con bộc trực, chúng chỉ biết phán ra những điều và những lời nói làm cho cha mẹ rất đau lòng, hoặc chỉ làm cho nhà cửa cháy thành than tro. Những đứa con này thường chỉ biết nhìn cái lợi cho chúng mà thôi!. Không quan tâm đến ai ngoài được những gì chúng muốn.
Ai bảo làm cha làm mẹ là sướng???. Thưa chỉ sướng khi chúng còn được ẵm bồng, chứ khi chúng có trí khôn và tự lo cho chúng được, thì chẳng sướng gì đâu thưa anh chị em!. Bởi nội cái khác nhau trong lối suy nghĩ thì đã là xung khắc rồi!. Bao giờ gia đình được êm thắm luôn cần phải có cha mẹ biết thông cảm và hiểu tánh tình của mỗi đứa, và phải biết dậy dỗ chúng cách mềm mỏng và nương theo chúng nó, chứ thẳng tay trừng trị chúng không phải là thượng sách; hoặc con cái chúng còn nhu nhược chưa đủ lông đủ cánh để bay nhẩy thì chúng còn chịu ở nhà và chờ có cơ hội là chúng bay mất tiêu luôn, và từ không cần biết đến cha mẹ của chúng là ai nữa; hoặc trong cơn tức giận chúng sẽ làm điều gì đó mà mãi mãi về sau chúng ta sẽ hối hận vì đã quá tay với chúng. Bậc làm cha mẹ thưa khó lắm nếu chúng ta muốn gia đình sống trong đoàn kết trong yêu thương; chứ mạnh ai nấy sống như phong tục của người Mỹ đây thì xin miễn bàn; bởi con cái của họ đến đủ 18 tuổi là cha mẹ mời chúng ra khỏi nhà mà tự lập cánh sinh. Ở tuổi này cha mẹ đã không còn trách nhiệm với chúng nữa rồi!. Cho nên nếu người á đông chúng ta biết gạn lọc ra cái hay cái đẹp của hai nên văn hóa, âu á, hòa chung với nhau, tất sẽ cho chúng ta kết quả tốt đẹp trong cuộc sống gia đình.
Hôm qua đây gia đình chúng tôi trẻ già đã hội tụ ngồi bên nhau; lắng tai nghe những lời bất bình và những nhận định mà con cái chúng tôi, chúng cảm nhận từ những điều chúng nghĩ rằng cha mẹ chúng đã làm sai suốt thời gian rất dài chúng ở với chúng tôi (suốt 20 – 22 năm). Những lời chúng nói nghe cũng nặng lắm thưa anh chị em! Thiết tưởng nếu chúng dám nói với ba của chúng cách đây vài năm trước. Bởi chúng biết rằng ở nhà này ba chúng là cầm quyền; và mọi quyết định là phải do ba chúng chấp thuận từ A – Z. Hôm nay sở dĩ chúng dám lên tiếng và trách cứ ba mẹ chúng chắc bởi là do chúng cảm thấy rằng chúng đang có trình độ đại học và đang học những khoa về Luật Pháp (hy vọng ba hiểu vì đó là ngành mà chúng bắt chước học theo ba). Những sự kiểm chứng của chúng là do các lớp chúng đang học theo thống kê nọ và theo thống kê kia….. Nhưng chúng nào có hiểu trường đời và gia đình nó có khác xa nhau nhiều lắm!. Trường đời là chúng phải đối diện, chạm trán, và có đối phó; đôi khi phải trầy da, u đầu, và chẩy máu; chứ không như gia đình. Vì gia đình là mỗi người phải có sự nhường nhịn và đòi hỏi có sự thông cảm và sẻ chia, mới gọi là gia đình. Một gia đình có yêu thương không khác nào gia vị hằng ngày mà chúng ta dùng trong các món ăn được thay đổi hằng ngày. Ai bảo có vị cay là không ngon miệng? Ai bảo cà phê đắng mà không ngon? Ai bảo khổ qua có vị đắng là dở đó mà không ngon quá là đằng khác? Ai bảo ngọt mà không ghiền? Ai bảo mặn mà không bắt cơm? Ai bảo nồi cơm chiên gọi là quá ngon khi mà tất cả mọi thứ được chúng ta trộn vào nhau? Ai bảo dấm chua là dở nếu chúng không được pha vào hũ nước mắm để ăn bún chả hà hội, cơm tấm sườn nướng, gỏi cuốn, và v.v….?
Ngồi nghe suốt buổi những gì con chúng tôi nó trách móc, khóc lóc, to tiếng, có lúc nghe như rất mất dạy, nhưng tôi và ba của chúng đã giữ được bình tĩnh, mà giải thích cho các con tôi hiểu lý do vì sao chúng tôi làm vậy!?. Thứ nhất chúng tôi rất cảm tạ Thiên Chúa vì Ngài có hiện diện trong buổi nói chuyện hôm đó!. Giải thích cho các con tôi hiểu mỗi đứa có mỗi cá tánh và sự hiểu biết khác nhau. Giải thích tại sao chúng tôi phải khó khăn với những gì chúng tôi gọi là thác loạn của thời đại mà chúng đã bắt chước, nhất là ba mẹ có những 3 đứa con, khác tuổi nhau, và khác giống. Có những cái chúng tôi có nhận là đã nói sai và sự nhận định sai trong nhiều vấn đề. Nhưng sự nhận định sai đó chỉ là chuyện nhỏ và không quên cho các con chúng tôi biết là trong gia đình cha mẹ vẫn là chỗ đứng vững chắc, cha mẹ vẫn giữ quyền hành trong nhà, cho đến khi tất cả đã lớn và ra khỏi nhà của cha mẹ; thì lúc bấy giờ chúng mới có quyền riêng của chúng mà thôi!.
Buổi nói chuyện ấy thì rất dài dòng, nhưng kết thúc mới là vấn đề quan trọng thưa anh chị em!. Chúng tôi cho con cái thấy rằng chúng tôi rất cởi mở và thông cảm trong mọi vấn đề, nhưng những gì chúng muốn và lấn lướt thì không thể nào chúng có thể đổi ngôi được. Nhất là luôn phải kính trọng cha mẹ, anh, chị, và những ai lớn hơn mình. Dù các con sau này có học thức cao, có nhà cao cửa rộng, có danh vọng và tiền tài, có tất cả ….. nhưng không vì thế mà dùng quyền để làm đảo lộn trật tự ngôi thứ trong gia đình và ngoài xã hội được. Trong gia đình thì tình yêu thương và tình cảm phải đặt trọng và nặng hơn hết thảy; tiền bạc chỉ là thứ phụ mà thôi!. Mong được vậy lắm thay!!!!.