Sức mạnh sự hiện diện của ngài giống như một cú đánh vào con tim. Đó là điều nhà đạo diễn Richard Burton giải thích cuộc gặp gỡ với Winston Churchill. Tôi nghĩ tới điều này sau khi gặp Đức Giáo Hoàng.

Cuối tháng June năm 2000, tôi đang thăm Rome để nói chuyện với một nhóm kinh doanh. Khi tôi được mời nói tôi gọi một người bạn của một người bạn tại tòa Tổng giám mục New York và hỏi tôi có thể xin được thẻ triều yết Đức Giáo Hoàng không. Cô ghi số tôi phải đứng chỗ nào và bảo tôi hãy sẵn sàng.

Tôi phải ở tại Rome 5 ngày, và mổi ngày tôi hy vọng có tiếng gọi đến. Một ngày trước lúc ra về, điện thoại reo trong phòng tôi, và một thiếu nữ trẻ nói tiếng Anh trọn hảo bảo tôi sáng mai tôi có thể tiếp kiến Giáo Hoàng. Cô ta nói: "Chị hãy tới cái cửa lớn bằng đồng Vatican, và đợi ở đó".

Đó là điều tôi đã viết trong sổ tay của tôi. Không địa chỉ, chỉ có mấy chữ "cửa lớn bằng đồng, Vatican".

Sáng hôm sau khi mặt trời mọc tôi kêu một taxi và nói bằng tiếng Anh: "Cửa lớn bằng đồng Vatican", và anh tài xế nói "OK!" dường như anh được nói trước mục tiêu này. Chúng tôi đi ngang qua những con đường thanh vắng. Tôi phấn khởi. Anh được giả định ít hồ hởi hơn về người ta khi anh già, hay là ít ra không bị họ làm xúc động, nhưng điều đó không xảy ra cho tôi. Và Giáo Hoàng phải là con người tôi khâm phục nhất trong thế gian--Gioan Phaolô Vĩ Nhân. Nhà văn, nhà thơ, nhà rao giảng tin mừng, người thương yêu trẻ con, người an ủi kẻ đau khổ, người linh hứng những kẻ bị tù và quản thúc, người kháng cự chủ nghĩa phát-xít, kẻ đánh bại chủ nghĩa cọng sản, kẻ vạch rõ và tố giác chủ nghĩa duy vật, người thù cả thể của văn hóa sự chết. Một con người vĩ đại của các thời đại, một con người cuả tất cả mọi mùa và mọi thời.

Chúng tôi tới cửa lớn bằng đồng, và tôi đứng trước cửa ấy dưới mặt trời mỏng manh buổi sáng. Tiếng tôi gõ cửa xem ra nhỏ, hầu như khôi hài sánh với sức nặng những cánh cửa. Không ai trả lời.

Chẳng bao lâu một người trẻ đến--ước độ lứa tuổi 20, quần jean đen chật, áo sơ mi -T đen chật, những khuyên tai khoan lỗ nhấp nhánh bên tai, những khuyên khoan lỗ trong lông mày, tóc đen giống như cọc nhọn, tóc mai cạo sát đường cong hàm. Chúng tôi chờ đợi trong thinh lặng, ngó nhau và ngó lơ. Sau cùng tôi xem đồng hồ. Đoán chừng cửa chưa được mở, tôi nói.

Anh gật đầu và nói, tôi tới sớm.

"Anh có hẹn ở đây?"

"Vâng," anh nói. "Tôi sắp được thấy Giáo Hoàng".

Anh ta đến từ Canada, anh nói. Anh viết nhạc rock và là một nhạc sĩ có tham vọng. Anh đến Rome để làm việc và đổi lại anh xin giám mục của anh nếu anh có thể thấy Giáo Hoàng.

Tôi nói với anh tôi cũng làm vậy.

Lân hồi họ đến, một nhóm người đủ hạng. Một người nam tuổi trung bình có màu da sậm nói giọng Australian, mặc một bộ đồ đen không lòe lẹt, có vợ và những đức con thanh thếu niên đi theo. Họ ngó bộ như những người Công giáo giàu nhất tại Sydney. Sau đó một gia đình Balan y phục hoàn toàn dân tộc-- tóc tết, quần áo trắng xếp li và những nơ con bướm vãi xanh. Không mấy lát chúng tôi có hơn 12 người.

Thình lình, những cánh cửa đồng to lớn im lìm mở ra, một người mặc đồ lao công ra hiệu chúng tôi vào. Anh vội vả lên thang lầu, qua mặt các người lính gát Thụy Sĩ mặc đồng phục đen và đỏ. Lên một loạt những bậc thang cẩm thạch, rẽ qua bên phải và lên vài bậc nữa, mới tới đầu cầu thang từ đó người ta ngó xuống những phòng lớn bằng cẩm thạch. Rồi đi lên một tầng nữa chúng tôi mới được mời vào trong một phòng to lớn và trang nghiêm lát cẩm thạch trắng xám.

Nhiều người hơn nữa đang chờ ở đây. Bây giờ chúng tôi có tất cả gần 30 người, và chúng tôi dựa vách đứng thành hàng dọc trong phòng. Căn phòng đầy tiếng nói chuyện kích động. Tôi vẫn bám chặc lấy anh Canadian nặng nề như kim loại của tôi, và những người Australians bám sát chúng tôi.

Anh Canadian nhìn tôi và nói, với chút ít khẩn trương, "Chị sẽ làm gì khi gặp ngài? Chị gặp Giáo Hoàng cách nào?"

Tôi chưa nghĩ tới điều này. Tôi nhún vai và nói, như một người khùng American hạnh phúc, "Tôi nghĩ tôi bắt tay ngài."

"Chị bắt tay?" anh nói. "Tôi tưởng chị, như vầy, hôn tay, hay là bái chào".

"Tôi không biết," tôi nói, và tôi quay về ông Australian đạo mạo để hỏi ông thì thình lình im lặng. Dường như một tấm thảm yên lặng phủ trên chúng tôi. Và chúng tôi ngó về cùng một hướng và thình lình hai cánh cửa lớn mở ra không tiếng động, và bấy giờ có một tiếng nói xì xào, và chúng tôi đứng thẳng lên.

Và ngài đi vào. Gioan Phaolô người Vĩ đại. To lớn và yếu, đầy đặn và khom--một con người như cẩm thạch mỏng manh. Ngài mặc áo trắng, một mũ trắng đội trên tóc trắng của ngài. Người bước đi chậm chạp, tay mặt cầm cây gậy, đầu ngài nghiêng về phía trứơc. Gương mặt không cảm giác--dấu chỉ của bệnh Parkinson.

Ngài bước vào trong phòng và phòng nổ lên tràng pháo tay.

Và thình lình có tiếng hát. Đó là một tốp nữ tu trẻ tóc đen mặc y phục xanh. Dường như các chị bay bổng lên không trung khi thấy ngài và các chi bật lên tiếng hát. Ngài dừng lại trước các chị và đầu ngài ngoái lại. Bấy giờ ngài cầm lấy gậy và vung gậy về phía các chị và nói một giọng nam trung rền vang trong phòng, Philippine!

Feel-ah-PEENZ.

Và các nữ tu nổ bùng với tràng pháo tay bởi vì các chị thật từ Philippines đến và ngài đã nhận ra. Các chị kẻ trước người sau quì gối trên sàn nhà khi ngài đi nganhg qua.

Bây giờ ngài ngó tới một nhóm nhỏ khác và ngài lắc cây gậy cách khôi hài khi ngài đi qua họ và nói, Brah-SILLI

Và những người Brasilians hoan hô và bắt đầu la lên.

Và Giáo Hoàng đi tới, lần này kéo lê chân, và ngài đi qua một người thanh niên xem ra lạ thường--tóc đen như than, rậm và cắt thẳng đứng. Xem ra như là tóc Prentecost. Anh là người mảnh mai, người Á châu, trong bộ đồ một chủng sinh. Anh đã chờ đợi những sự việc cách thơ mộng, hạnh phúc, hai tay trong tư thế cầu nguyện, và đây Giáo Hoàng dừng chân và đưa gậy về phía anh.

"Trung quốc" ngài nói.

Và người trẻ lướt tới gần gối ngài, khom xuống sát sàn nhà và lết tới hôn giày Giáo Hoàng.

Và Giáo Hoàng ôm choàng anh, "Không, Cha không phải là anh hùng của con, con là anh hùng của cha".

Và từ không đâu đến cho tôi một giòng điện trực giác. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng tôi vừa mới chúng kiến một vị thánh tương lai ôm một hồng y tương lai của Bắc Kinh.

Và mắt tôi đầy nước mắt.

Giáo Hoàng bước lần xuống hàng, gật đầu và vỗ về, và khi ngài đến tôi, tôi lật đật cúi mình và hai tay tôi nắm lấy tay mặt ngài. Bấy giờ tôi cúi xuống và phủ những ngón tay dày đặc của ngài với son bôi môi Red Raspberry Chanel No. 23.

Tôi không thể tránh điều này, tôi tưởng tôi đã nói, Papa. Ngài gật đầu. Có khi ngài đang nghỉ, Ôi lạy Chúa, một người nữa để lại thanh son bôi môi . Và bấy giờ ngài dí trong tay tôi một phong bì nhựa nâu dịu có in con dấu Giáo Hoàng. Sau đó khi mở ra tôi thấy những hột tràng hạt sáng và rẽ, cây thánh giá có mang ảnh Chúa Kitô bằng nhom trên thánh giá, thân xác gãy nát của Chúa vụng về và không có vẻ duyên dáng. Đó là bức vẻ Chúa Kitô mà Giáo Hoàng mang trên chóp gậy của ngài, một cây gậy bạc dài ngài dùng khi ngài đi vào trong thế giới.

Tôi còn giữ bức hình chụp cuộc gặp gỡ của chúng tôi. Tôi không bao giờ thấy ai chụp nó và tôi ngạc nhiên nhận nó trong bưu phẩm. Tôi xem ra ngô nghê. Như một ngừoi nữ ngô nghê hạnh phúc bị xúc động vì vui mừng lớn.

Người cuối cùng trong hàng là anh nhạc rock Canadian. Khi Giáo Hoàng tới chỗ anh, anh cúi mình và hôn tay Giáo Hoàng Paul. Con đã viết nhạc cho Đức Thánh Cha, anh nói. Anh trình cho Giáo Hoàng một tờ giấy nhạc, viết tay và cán mõng rất khéo. Bài nhạc có tiêu đề Một Bài hát cho Đức Gioan Phaolô II.

Đức Giáo Hoàng xem bản nhạc và nói, "anh đã viết?"

Và anh nhạc rock, vũ theo điệu rock, nói, "Vâng, cho Đức Thánh Cha".

Đức Giáo Hoàng lấy bản nhạc, đi 10 bước tới chỗ có một cái bàn lớn màu nâu, và ký tên với một nét cỡ to bay bướm--Johannes Paulus II. Và ngài đến giao lại cho anh.

Và rồi ngài bước đi, và ra khỏi phòng.

Yên lặng trở lại cho tới khi bị anh nhạc rocker phá tan cách nhẹ nhàng. Hôm nay là ngày lớn nhất trong đời tôi, anh nói với tôi. Và mắt tôi lại đầy nước mắt bởi vì tôi biết đó là sự thật và bởi vì đây là một đặc ân được ở đó trong một ngày tốt nhất của cuộc đời người khác.

Chúng tôi được hướng dẫn trở ra và tôi đi vào trong các con đường Rome và đúng lúc kêu một xe taxi và nói với người lái taxi tất cả về sự đó. Tôi bị kích thích đến nỗi bỏ kính đeo mắt của tôi trên ghế ngồi. Nhưng tôi còn những hột tràng hạt, và chúng ở đây với tôi ngay lúc này, trước trán tôi trên bàn viết của tôi.

Nên khi tôi thấy những người Mexicans này nức nở khóc, vì đạt theo ý, tôi biết cái gì họ biết. Khi anh thấy Giáo Hoàng, thì có cái gì xảy ra. Anh chờ đợi bị xúc động nhưng cái đó to lớn hơn và đáng kinh ngạc hơn. Xem ra nhự một vui mừng do lòng nhân hậu mang lại. Nó xem ra như một sự chảy ra. Tôi tưởng một số người cảm thấy bị nhục nhã bởi một trọng lực nào đó không thấy được và những kẻ khác được nâng lên bởi một sự nhẹ nhàng nào đó không biết được.

Xem ra như một con chim câu trắng nào đó vỗ cánh từ lòng ngực anh, trồi lên và bay mất lên cao. Và anh cũng không biết nó ở đó. Và tất cả những sự này dẫn anh ra bên ngoài, tới đấng bị đánh giập, hình dáng xấu xí, vô duyên. Và sự đó làm cho anh đầy nước mắt. Hay là tôi tưởng như vậy. Ít ra đó là kinh nghiệm của tôi.

Noonan là một nhà biên tập hợp tác với Nhật báo The Wall Street. Quyển sách mới nhất của bà, When Character Was King: A Story of Ronald Reagan, phát hành do Viking Penguin. Anh có thể mua sách đó từ opinion Journal bookstore. Mục báo của bà xuất hiện các ngày thứ Sáu.