Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Vọng, Năm A
Emmanuel: Thiên Chúa ở cùng chúng ta quả là một niềm mơ ước bất tận của con người có niềm tin vào Thiên Chúa. Trong cuộc sống, nhất là trong cử hành Phụng Vụ Thánh Thể, không biết bao lần ta chúc nhau đuợc Thiên Chúa ở cùng: “Chúa ở cùng anh chị em – Và ở cùng cha”. Xin được chia sẻ đôi nét về sự biểu hiện của tình trạng được có Thiên Chúa ở cùng và một vài điều kiện để được Thiên Chúa ở cùng.
I. Sự biểu hiện của tình trạng có Chúa ở cùng: “Kính chào bà đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28).
Dựa trên lời chào chúc của sứ thần Gabriel với mẹ Maria ta có thể chắc chắn rằng Mẹ chính là người được Chúa ở cùng. Tình trạng được Chúa ở cùng này được trình bày như là tình trạng “đầy ân sủng”. Một tâm hồn đầy ân sủng Chúa là tâm hồn được “rợp bóng” Thánh Thần, là Tình Yêu bản vị giữa Chúa Cha và Chúa Con, một Tình yêu hoàn toàn “hướng tha”. Chính vì thế người đầy ân sủng luôn lấy lợi ích của tha nhân làm mục đích của lẽ sống, của mọi hành vi của mình.
Tương tự một số nam nhân thời bấy giờ, chẳng hạn nhóm “tu trì” ở Qumrân, khi tự nguyện sống đời trinh khiết, Mẹ Maria đã tự nguyện hiến dâng đời mình, tự nguyện hy sinh hạnh phúc cá nhân để góp phần cầu mong Đấng Thiên Sai mau đến. Sự cao cả của tấm lòng vị tha của Mẹ hiện rõ qua việc Mẹ tự nguyện chọn lấy tình cảnh như bị Thiên Chúa chúc dữ trước mặt người đời. Người Do Thái xưa và thời bấy giờ vẫn xem những phụ nữ không sinh con là đồ bị chúc dữ. Đã đính hôn với thánh Giuse, nghĩa là vẫn lập gia đình, thế mà Mẹ tự nguyện sẽ không có con thì quả là một quyết định anh dũng trong tình yêu vị tha. Không sinh con trong đời độc thân tự hiến đã là một hành vi cao cả, còn lập gia đình mà quyết định sẽ không có con thì có thể nói rằng đó là trường hợp ngoại thường. Căn cứ vào quy định của Giáo Luật về hôn nhân Công giáo thì đây là trường hợp kết hôn không thành sự vì loại bỏ một trong hai mục đích của hôn nhân.
Khi Sứ Thần truyền tin cho Mẹ rằng Mẹ sẽ thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần và sinh một con trai thì tiếng thưa “xin vâng” của Mẹ bày tỏ rõ nét tâm hồn tràn đầy tình yêu vị tha cách hoàn hảo. Các nhà chú giải Thánh kinh cho ta hay nội hàm của hai từ xin vâng không phải là thái độ thụ động mà ngược lại đó chính là tâm tình tích cực trong hân hoan. Vì tha nhân, vì hạnh phúc của nhân loại, Mẹ Maria đã chọn con đường Thiên Chúa vạch ra. Rất có thể bị Giuse hiểu lầm, rất có thể chuốc lấy nhuốc nhơ cho danh giá giá của mình và số phận Mẹ có thể bị kết liễu dưới những viên đá vô tâm vô tình theo luật pháp thời bấy giờ. Mẹ hân hoan đón nhận tất cả chỉ vì hạnh phúc của đồng loại. Đúng là một trái tim tràn đầy ân sủng Chúa.
II. Một vài điều kiện để có Chúa ở cùng:
1. “Đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình…người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel (Mt 1,20-23).
Đón nhận nhau là một trong những nghĩa cử yêu thương. Đã yêu thì không chỉ đón nhận những gì dễ yêu, những gì đáng thương hay thích hợp với mình mà còn đón nhận cả những gì khó yêu, những điều mình chẳng muốn. “Thương cả đuờng đi” thì mới là thương yêu thật sự. Đón nhận cả những gì mà lòng mình không mong và nhiều khi chưa hiểu rõ thì mới là tình yêu không tính toán, không tham vọng cách ích kỷ.
Dù chỉ được Sứ Thần tỏ bày qua một giấc mơ thế mà Giuse đã mau mắn “tiếp nhận bạn mình”. Động thái tiếp nhận nhau như là bạn hữu đòi hỏi ta từ bỏ mình và tự hủy mình một cách nào đó. Khi đón nhận các môn đồ thành bạn hữu của mình Đức Kitô đã từ bỏ tước vị là Thầy, đã tự hủy thân phận là Chúa của mình (x.Ga 13). Khi đón nhận Maria và Con trẻ trong dạ về nhà, Giuse đã tự nguyện từ bỏ vị thế làm cha của Ngài. Nét cao cả của Giuse còn thể hiện qua việc Ngài đón nhận cả sự hiểu lầm của họ hàng, dòng tộc, xóm giềng khi họ nghĩ rằng Ngài chính cha ruột của con trẻ.
Việc thánh Giuse đón nhận Maria về nhà làm bạn cũng chính là việc Ngài đón nhận chương trình của Thiên Chúa. Dĩ nhiên đây là chương trình ngoài dự kiến, ngoài ý định của Ngài. Tin mừng tường thuật “khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời Sứ Thần truyền” (Mt 1,24). Sự mau mắn, không đắn đo này nói lên thái độ tin tưởng trong an bình của chính Ngài. Đón nhận tha nhân với toàn bộ hiện trạng tha nhân đang có, đang là trong sự tin tưởng và an bình đó là một trong những điều kiện tuyệt hảo để được Thiên Chúa ở cùng.
2. “Bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông sẽ đặt tên là Giêsu”(Mt 1,21).
Theo Thánh kinh, việc đặt tên có ý nghĩa rất quan trọng. Tên là người và tên cũng là sứ mạng. Vì thế người đặt tên là người có trách vụ hướng dẫn, đào tạo. Khi dẫn các con vật đến với Ađam để Ađam đặt tên cho chúng, Thiên Chúa đã trao phó trách nhiệm cai quản, huớng dẫn muôn loài cho con người (x.St 2,19). Khi đặt tên cho Abram thành Abraham, Thiên Chúa đã huấn luyện một người bán du mục cao niên, son sẻ đang chăn nuôi súc vật trong tư thế tìm sự bảo đảm, an toàn thành một người cha của đoàn lũ con cái đông đúc trong niềm tin phó thác (x.St 17,5). Khi đặt tên cho Giacop thành Israel, Thiên Chúa cũng đã huấn luyện một người láu cá “hất cẳng anh” thành một người đã “gặp gỡ, chiến đấu với Thiên Chúa” và dĩ nhiên sau đó tuân phục Thiên Chúa (x.St 32,23-30)
Thánh Giuse đã dùng gương sáng, lời nói, hành vi của mình để dạy dỗ, hướng dẫn con trẻ thành một Giêsu, Đấng cứu nhân độ thế. Quả thật các áng văn Tin Mừng minh chứng cho ta thấy nhân cách và lối hành xử của Chúa Giêsu mang đượm dấu ấn của thánh Giuse. “Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta cũng vậy” (x.Ga 5,17). “Lương thực của Ta là làm theo thánh ý Cha Ta trên trời” (x.Ga 4,34). “Ta không làm điều gì mà không nhìn việc Cha Ta làm” (x.Ga 5,19). Các thái độ, hành vi, cung cách ứng xử của Đấng Cứu Thế chắc hẳn có sự góp phần không nhỏ của thánh Giuse, đặc biệt trong thời thơ ấu và ẩn dật của Người.
Có Emmanuel, có Thiên Chúa ở cùng chúng ta chính là hạnh phúc đích thật. Dù rằng ở trần gian này hạnh phúc ấy chưa vĩnh viễn nhưng nó có thể là hoàn toàn một đôi lúc nào đó. Và những thời điểm có được hạnh phúc này chính là bảo chứng cho hạnh phúc đích thực cách hoàn hảo vĩnh viễn mai sau. Hạnh phúc ấy chính là tình trạng khi ta hết lòng vì lợi ích của tha nhân trong sự quên mình. Để có được điều này tiên vàn hãy biết tiếp nhận nhau với toàn vẹn con người của nhau, cả nhưng ưu điểm lẫn những hạn chế, cả những sự tốt lành lẫn những điều tồi tệ. Và đồng thời cần nỗ lực giáo dục dệt xây cho đời những Giêsu. Trước tòa án phong thánh cho Cha Gioan Maria Vianey, một cụ già đã thề trên Thánh Kinh rằng: “Con đã nhìn thấy Thiên Chúa nơi một con người”. Mong sao không phải đợi đến những dịp phong thánh mà ngay trong cuộc sống thường nhật người ta, bà con tín hữu lẫn anh em lương dân hay khác đạo có thể thốt lên rằng: “Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta”.
Emmanuel: Thiên Chúa ở cùng chúng ta quả là một niềm mơ ước bất tận của con người có niềm tin vào Thiên Chúa. Trong cuộc sống, nhất là trong cử hành Phụng Vụ Thánh Thể, không biết bao lần ta chúc nhau đuợc Thiên Chúa ở cùng: “Chúa ở cùng anh chị em – Và ở cùng cha”. Xin được chia sẻ đôi nét về sự biểu hiện của tình trạng được có Thiên Chúa ở cùng và một vài điều kiện để được Thiên Chúa ở cùng.
I. Sự biểu hiện của tình trạng có Chúa ở cùng: “Kính chào bà đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28).
Dựa trên lời chào chúc của sứ thần Gabriel với mẹ Maria ta có thể chắc chắn rằng Mẹ chính là người được Chúa ở cùng. Tình trạng được Chúa ở cùng này được trình bày như là tình trạng “đầy ân sủng”. Một tâm hồn đầy ân sủng Chúa là tâm hồn được “rợp bóng” Thánh Thần, là Tình Yêu bản vị giữa Chúa Cha và Chúa Con, một Tình yêu hoàn toàn “hướng tha”. Chính vì thế người đầy ân sủng luôn lấy lợi ích của tha nhân làm mục đích của lẽ sống, của mọi hành vi của mình.
Tương tự một số nam nhân thời bấy giờ, chẳng hạn nhóm “tu trì” ở Qumrân, khi tự nguyện sống đời trinh khiết, Mẹ Maria đã tự nguyện hiến dâng đời mình, tự nguyện hy sinh hạnh phúc cá nhân để góp phần cầu mong Đấng Thiên Sai mau đến. Sự cao cả của tấm lòng vị tha của Mẹ hiện rõ qua việc Mẹ tự nguyện chọn lấy tình cảnh như bị Thiên Chúa chúc dữ trước mặt người đời. Người Do Thái xưa và thời bấy giờ vẫn xem những phụ nữ không sinh con là đồ bị chúc dữ. Đã đính hôn với thánh Giuse, nghĩa là vẫn lập gia đình, thế mà Mẹ tự nguyện sẽ không có con thì quả là một quyết định anh dũng trong tình yêu vị tha. Không sinh con trong đời độc thân tự hiến đã là một hành vi cao cả, còn lập gia đình mà quyết định sẽ không có con thì có thể nói rằng đó là trường hợp ngoại thường. Căn cứ vào quy định của Giáo Luật về hôn nhân Công giáo thì đây là trường hợp kết hôn không thành sự vì loại bỏ một trong hai mục đích của hôn nhân.
Khi Sứ Thần truyền tin cho Mẹ rằng Mẹ sẽ thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần và sinh một con trai thì tiếng thưa “xin vâng” của Mẹ bày tỏ rõ nét tâm hồn tràn đầy tình yêu vị tha cách hoàn hảo. Các nhà chú giải Thánh kinh cho ta hay nội hàm của hai từ xin vâng không phải là thái độ thụ động mà ngược lại đó chính là tâm tình tích cực trong hân hoan. Vì tha nhân, vì hạnh phúc của nhân loại, Mẹ Maria đã chọn con đường Thiên Chúa vạch ra. Rất có thể bị Giuse hiểu lầm, rất có thể chuốc lấy nhuốc nhơ cho danh giá giá của mình và số phận Mẹ có thể bị kết liễu dưới những viên đá vô tâm vô tình theo luật pháp thời bấy giờ. Mẹ hân hoan đón nhận tất cả chỉ vì hạnh phúc của đồng loại. Đúng là một trái tim tràn đầy ân sủng Chúa.
II. Một vài điều kiện để có Chúa ở cùng:
1. “Đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình…người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel (Mt 1,20-23).
Đón nhận nhau là một trong những nghĩa cử yêu thương. Đã yêu thì không chỉ đón nhận những gì dễ yêu, những gì đáng thương hay thích hợp với mình mà còn đón nhận cả những gì khó yêu, những điều mình chẳng muốn. “Thương cả đuờng đi” thì mới là thương yêu thật sự. Đón nhận cả những gì mà lòng mình không mong và nhiều khi chưa hiểu rõ thì mới là tình yêu không tính toán, không tham vọng cách ích kỷ.
Dù chỉ được Sứ Thần tỏ bày qua một giấc mơ thế mà Giuse đã mau mắn “tiếp nhận bạn mình”. Động thái tiếp nhận nhau như là bạn hữu đòi hỏi ta từ bỏ mình và tự hủy mình một cách nào đó. Khi đón nhận các môn đồ thành bạn hữu của mình Đức Kitô đã từ bỏ tước vị là Thầy, đã tự hủy thân phận là Chúa của mình (x.Ga 13). Khi đón nhận Maria và Con trẻ trong dạ về nhà, Giuse đã tự nguyện từ bỏ vị thế làm cha của Ngài. Nét cao cả của Giuse còn thể hiện qua việc Ngài đón nhận cả sự hiểu lầm của họ hàng, dòng tộc, xóm giềng khi họ nghĩ rằng Ngài chính cha ruột của con trẻ.
Việc thánh Giuse đón nhận Maria về nhà làm bạn cũng chính là việc Ngài đón nhận chương trình của Thiên Chúa. Dĩ nhiên đây là chương trình ngoài dự kiến, ngoài ý định của Ngài. Tin mừng tường thuật “khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời Sứ Thần truyền” (Mt 1,24). Sự mau mắn, không đắn đo này nói lên thái độ tin tưởng trong an bình của chính Ngài. Đón nhận tha nhân với toàn bộ hiện trạng tha nhân đang có, đang là trong sự tin tưởng và an bình đó là một trong những điều kiện tuyệt hảo để được Thiên Chúa ở cùng.
2. “Bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông sẽ đặt tên là Giêsu”(Mt 1,21).
Theo Thánh kinh, việc đặt tên có ý nghĩa rất quan trọng. Tên là người và tên cũng là sứ mạng. Vì thế người đặt tên là người có trách vụ hướng dẫn, đào tạo. Khi dẫn các con vật đến với Ađam để Ađam đặt tên cho chúng, Thiên Chúa đã trao phó trách nhiệm cai quản, huớng dẫn muôn loài cho con người (x.St 2,19). Khi đặt tên cho Abram thành Abraham, Thiên Chúa đã huấn luyện một người bán du mục cao niên, son sẻ đang chăn nuôi súc vật trong tư thế tìm sự bảo đảm, an toàn thành một người cha của đoàn lũ con cái đông đúc trong niềm tin phó thác (x.St 17,5). Khi đặt tên cho Giacop thành Israel, Thiên Chúa cũng đã huấn luyện một người láu cá “hất cẳng anh” thành một người đã “gặp gỡ, chiến đấu với Thiên Chúa” và dĩ nhiên sau đó tuân phục Thiên Chúa (x.St 32,23-30)
Thánh Giuse đã dùng gương sáng, lời nói, hành vi của mình để dạy dỗ, hướng dẫn con trẻ thành một Giêsu, Đấng cứu nhân độ thế. Quả thật các áng văn Tin Mừng minh chứng cho ta thấy nhân cách và lối hành xử của Chúa Giêsu mang đượm dấu ấn của thánh Giuse. “Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta cũng vậy” (x.Ga 5,17). “Lương thực của Ta là làm theo thánh ý Cha Ta trên trời” (x.Ga 4,34). “Ta không làm điều gì mà không nhìn việc Cha Ta làm” (x.Ga 5,19). Các thái độ, hành vi, cung cách ứng xử của Đấng Cứu Thế chắc hẳn có sự góp phần không nhỏ của thánh Giuse, đặc biệt trong thời thơ ấu và ẩn dật của Người.
Có Emmanuel, có Thiên Chúa ở cùng chúng ta chính là hạnh phúc đích thật. Dù rằng ở trần gian này hạnh phúc ấy chưa vĩnh viễn nhưng nó có thể là hoàn toàn một đôi lúc nào đó. Và những thời điểm có được hạnh phúc này chính là bảo chứng cho hạnh phúc đích thực cách hoàn hảo vĩnh viễn mai sau. Hạnh phúc ấy chính là tình trạng khi ta hết lòng vì lợi ích của tha nhân trong sự quên mình. Để có được điều này tiên vàn hãy biết tiếp nhận nhau với toàn vẹn con người của nhau, cả nhưng ưu điểm lẫn những hạn chế, cả những sự tốt lành lẫn những điều tồi tệ. Và đồng thời cần nỗ lực giáo dục dệt xây cho đời những Giêsu. Trước tòa án phong thánh cho Cha Gioan Maria Vianey, một cụ già đã thề trên Thánh Kinh rằng: “Con đã nhìn thấy Thiên Chúa nơi một con người”. Mong sao không phải đợi đến những dịp phong thánh mà ngay trong cuộc sống thường nhật người ta, bà con tín hữu lẫn anh em lương dân hay khác đạo có thể thốt lên rằng: “Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta”.