Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Vọng, Năm A
Chuyện tưởng như bịa, thiên hạ xôn xao, cách riêng nhiều tín hữu Kitô hoang mang khi nghe biết chuyện về Mẹ Têrêxa thành Cancutta đã từng dai dẳng đi trong đêm tối của đức tin. Đã từng nhiều lần mẹ hoài nghi cả sự hiện diện của Thiên Chúa khi mẹ đứng trước bao nổi khổ đau thật khó lý giải của con người. Nhiều người đã vội lo lắng kiểu “bao đồng”, nghĩa là quá thiên về tình cảm, vì sợ ảnh hưởng đến việc Hội Thánh tuyên phong hiển thánh cho mẹ. Chắc hẳn những người tạm gọi là lo chuyện bao đồng ấy đều có ý tốt mà thôi. Tuy nhiên chỉ vì có ý tốt mà ta có thể trình bày hay cắt nghĩa cách phiếm diện một sự thật căn bản của kiếp người đang lữ thứ trên trần gian đó là chưa và không thể nào nắm được chân lý kiểu “diện đối diện”.
Về việc nhận thức các thực tại, thánh Phaolô nói: “Hiện nay, chúng ta chỉ thấy “lờ mờ” như thấy trong gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt” (1Cor 13,12) Xin đừng quên cái được gọi là gương của thời các tông đồ chỉ là tấm đồng được đánh bóng mà thôi không được như tấm kính được tráng lớp bạc phía sau như ngày nay. Chính yếu tố “lờ mờ” này là một thách đố rất lớn cho tín hữu, cách riêng cho những người nhiệt tình dấn thân trong niềm tin.
Bài trích Tin Mừng theo thánh Matthêu của Chúa Nhật III mùa Vọng năm A mà Hội Thánh giới thiệu cho chúng ta một cách nào đó nói đến đêm tối đức tin của thánh Gioan Tẩy giả. Ý thức mình được kêu gọi làm tiếng hô trong sa mạc để dọn đường cho Đấng Cứu Thế, Gioan Tẩy Giả nhiệt thành, hăng say mời gọi mọi người, mọi thành phần dân Chúa xưa sám hối ăn năn. Dân chúng tuôn đến với Ngài trên bờ sông Giođan nhiều khôn xiết. Dân nghèo hay người thất học có đó. Kẻ giàu sang hay người quyền quý cũng không thiếu. Người thu thuế hay binh lính vẫn có mặt. Thậm chí đến các vị đang được xem là đạo đức như người biệt phái hay các vị tinh thông lời Chúa như các luật sĩ vẫn hiện diện. Tất cả dường như nghe theo lời khuyên bảo của Gioan, cho dù Ngài thỉnh thoảng nói với họ những lời chói tai, khó nghe.
Mình chỉ là người dọn đường, người tiền hô cho Đấng Cứu Thế. Và kìa, Đấng Cứu Thế, Con Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian đã đến. Đã như xong phận vụ, giờ thì cần Người phải lớn lên còn mình thì phải nhỏ lại (x.Ga 3,30). Người mà lớn lên thì triều đại nước Thiên Chúa sẽ hiển trị. Và chắc chắn nhiều sự sẽ có đổi thay, dĩ nhiên là theo hướng tốt đẹp, đặc biệt những gì Ngôn Sứ Isaia loan bào sẽ trở thành hiện thực. Mình đã thấy Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống trên Người. Chắc chắn Người sẽ “loan báo tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, giập nát, giải thoát những kẻ bị giam cầm…” (x.Is 61,1-2). Thế mà cớ sao mình vẫn mãi chịu cảnh chôn chân trong bốn bức tường ngục tù? Không lẽ Đấng Cứu Thế lại thua một bạo vương Hêrôđê? Ngài có phải là Đấng phải đến chăng, hay mình còn phải đợi Đấng nào khác? Không được gặp trực tiếp với Người thì mình đành nhờ các môn đệ gửi lời nhắn hỏi.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà chú giải Thánh Kinh hiện nay, chính Gioan cũng đã phải trải qua sa mạc đức tin. Quả vậy, nhiều khi vì quá lo bảo vệ sự tinh tuyền của đức tin của Gioan Tẩy giả nên nhiều nhà tu đức đã từng cắt nghĩa rằng thánh nhân tận dụng dịp thuận tiện để củng cố đức tin cho các môn đồ. Không thể tiên thiên loại trừ giả thiết này. Tuy nhiên nhiều khi vì qua lo chuyện bao đồng mà ta vô tình hay hữu ý lãng quên một hiện thực của kiếp người. Đang còn lữ thứ trần gian thì chúng ta mãi vẫn còn thấy cách “lờ mờ” về các thực tại. Và đêm tối đức tin là một sự thật luôn tồn tại với kiếp người trần gian khó có thể chối cãi.
Vào trần gian, mang lấy kiếp người Đức Kitô cũng không là ngoại lệ cho dù Người là Con Chiên tinh tuyền, vẹn sạch. Cơn xao xuyến bồi hồi của Chúa Giêsu là rất thật. Máu của Người đã rỉ ra theo các tuyến mồ hôi không phải là kiểu nói phóng đại. “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”( Mc 15,34 ). Những lời than thở của Người trên cây thập giá, phút giây hấp hối minh chứng cho ta sự thật này: Dù là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô vẫn phải trải qua nhiều thử thách. Dù luôn tín thác vào Cha nhưng Người cũng đã trải qua những đau khổ, một cách nào đó giống như những cuộc thử thách đức tin mà chúng ta chịu.
Trong số các Tông đồ thì dường như thánh tông đồ dân ngoại là người chịu thử thách lớn lao hơn cả. Hăng say, nhiệt tình loan báo tin mừng thế mà số phận của Ngài thật lắm truân chuyên: “năm lần bị người Do thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh trên biển khơi.” (2Cor 11,24-25). Ngục tù là nơi thường đón đợi thánh nhân. Những khó khăn bên ngoài do hoàn cảnh, do tha nhân mà Ngài phải chịu thì đã đành, thế mà ngay cả cái dằm trong thân xác của Ngài cũng chẳng để Ngài yên. Thánh Phaolô cảm nghiệm rằng Chúa không để ta chịu thử thách quá sức đâu. Ơn Người luôn đủ cho ta. Và ai bền đổ đến cùng, người ấy sẽ được cứu độ.
Hãy bền chí trong gian truân và kiên nhẩn trong đêm tối, rồi Chúa sẽ đến cứu thoát chúng ta. Đây là những lời động viên của thánh Giacôbê tông đồ, qua bài đọc thứ hai (x.Gia 5,7-10), đã nói với đoàn tín hữu thời sơ khai cũng như với chúng ta mọi thời.
Tuy nhiên, Thiên Chúa lại muốn bày tỏ sự hiện diện của Người qua con người, qua chính chúng ta. “Hãy làm cho mạnh mẽ những bàn tay rời rã, và hãy làm tăng sức những đầu gối mõi mòn. Phải nói cho những người nhát đảm rằng: Hãy can đảm lên, đừng sợ hãi” (Is 35, 3-4). Làm sao để nâng đỡ tinh thần những người đang chao đảo? Làm sao giúp họ thêm vững tin vào Chúa Kitô là Đấng Thiên sai mà Thánh Kinh đã loan báo? Tiên tri Isaia đã phác họa những việc làm cụ thể của đấng Thiên sai bằng những hình ảnh: “người mù sẽ thấy; người điếc sẽ được nghe và người què sẽ nhảy như nai” (Is 35,5-6).
Trước sự chao đảo của Gioan Tiền Hô, Chúa Kitô cũng đã nhắn gửi các môn đệ ông rằng: “Hãy về thuật lại cho Gioan những gì các ông nghe và thấy: người mù được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và tin mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó.” (Mt 11,5).
Đức Kitô đã thắng thế gian, nhưng cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn, nghĩa là chưa chấm dứt nơi con cái loài người. Thần dữ và những kẻ đồng minh với nó vẫn đang ra sức hoạt động, hòng làm lung lay niềm tin chúng ta. Với sự công phá của thế lực đen tối, không ít Kitô hữu hôm nay như mất phương hướng. Thậm chí có người dám tuyên bố là đã đến thời kỳ hậu Kitô giáo. Thiết nghĩ không gì hơn là kiên trì thực thi những dấu chỉ của Nước Trời: Loan báo tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, làm cho người câm nói được, người què lại nhảy như nai… Chính khi ta góp phần với Chúa một tay dù là bé nhỏ để làm cho mạnh mẽ những bàn tay rời rã, làm tăng sức cho những đầu gối mõi mòn thì chúng ta lại được vững vàng và mạnh mẽ trong đức tin. Trong tình yêu, có nhiều điều như nghịch lý mà rất hiện thực, như lời thánh Phanxicô Axidi trong lời “kinh hoà bình”. Quả thật, chính khi trao ban là lúc lãnh nhận và chắc chắn sẽ lãnh nhận gấp muôn ngàn lần
.
.
Chuyện tưởng như bịa, thiên hạ xôn xao, cách riêng nhiều tín hữu Kitô hoang mang khi nghe biết chuyện về Mẹ Têrêxa thành Cancutta đã từng dai dẳng đi trong đêm tối của đức tin. Đã từng nhiều lần mẹ hoài nghi cả sự hiện diện của Thiên Chúa khi mẹ đứng trước bao nổi khổ đau thật khó lý giải của con người. Nhiều người đã vội lo lắng kiểu “bao đồng”, nghĩa là quá thiên về tình cảm, vì sợ ảnh hưởng đến việc Hội Thánh tuyên phong hiển thánh cho mẹ. Chắc hẳn những người tạm gọi là lo chuyện bao đồng ấy đều có ý tốt mà thôi. Tuy nhiên chỉ vì có ý tốt mà ta có thể trình bày hay cắt nghĩa cách phiếm diện một sự thật căn bản của kiếp người đang lữ thứ trên trần gian đó là chưa và không thể nào nắm được chân lý kiểu “diện đối diện”.
Về việc nhận thức các thực tại, thánh Phaolô nói: “Hiện nay, chúng ta chỉ thấy “lờ mờ” như thấy trong gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt” (1Cor 13,12) Xin đừng quên cái được gọi là gương của thời các tông đồ chỉ là tấm đồng được đánh bóng mà thôi không được như tấm kính được tráng lớp bạc phía sau như ngày nay. Chính yếu tố “lờ mờ” này là một thách đố rất lớn cho tín hữu, cách riêng cho những người nhiệt tình dấn thân trong niềm tin.
Bài trích Tin Mừng theo thánh Matthêu của Chúa Nhật III mùa Vọng năm A mà Hội Thánh giới thiệu cho chúng ta một cách nào đó nói đến đêm tối đức tin của thánh Gioan Tẩy giả. Ý thức mình được kêu gọi làm tiếng hô trong sa mạc để dọn đường cho Đấng Cứu Thế, Gioan Tẩy Giả nhiệt thành, hăng say mời gọi mọi người, mọi thành phần dân Chúa xưa sám hối ăn năn. Dân chúng tuôn đến với Ngài trên bờ sông Giođan nhiều khôn xiết. Dân nghèo hay người thất học có đó. Kẻ giàu sang hay người quyền quý cũng không thiếu. Người thu thuế hay binh lính vẫn có mặt. Thậm chí đến các vị đang được xem là đạo đức như người biệt phái hay các vị tinh thông lời Chúa như các luật sĩ vẫn hiện diện. Tất cả dường như nghe theo lời khuyên bảo của Gioan, cho dù Ngài thỉnh thoảng nói với họ những lời chói tai, khó nghe.
Mình chỉ là người dọn đường, người tiền hô cho Đấng Cứu Thế. Và kìa, Đấng Cứu Thế, Con Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian đã đến. Đã như xong phận vụ, giờ thì cần Người phải lớn lên còn mình thì phải nhỏ lại (x.Ga 3,30). Người mà lớn lên thì triều đại nước Thiên Chúa sẽ hiển trị. Và chắc chắn nhiều sự sẽ có đổi thay, dĩ nhiên là theo hướng tốt đẹp, đặc biệt những gì Ngôn Sứ Isaia loan bào sẽ trở thành hiện thực. Mình đã thấy Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống trên Người. Chắc chắn Người sẽ “loan báo tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, giập nát, giải thoát những kẻ bị giam cầm…” (x.Is 61,1-2). Thế mà cớ sao mình vẫn mãi chịu cảnh chôn chân trong bốn bức tường ngục tù? Không lẽ Đấng Cứu Thế lại thua một bạo vương Hêrôđê? Ngài có phải là Đấng phải đến chăng, hay mình còn phải đợi Đấng nào khác? Không được gặp trực tiếp với Người thì mình đành nhờ các môn đệ gửi lời nhắn hỏi.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà chú giải Thánh Kinh hiện nay, chính Gioan cũng đã phải trải qua sa mạc đức tin. Quả vậy, nhiều khi vì quá lo bảo vệ sự tinh tuyền của đức tin của Gioan Tẩy giả nên nhiều nhà tu đức đã từng cắt nghĩa rằng thánh nhân tận dụng dịp thuận tiện để củng cố đức tin cho các môn đồ. Không thể tiên thiên loại trừ giả thiết này. Tuy nhiên nhiều khi vì qua lo chuyện bao đồng mà ta vô tình hay hữu ý lãng quên một hiện thực của kiếp người. Đang còn lữ thứ trần gian thì chúng ta mãi vẫn còn thấy cách “lờ mờ” về các thực tại. Và đêm tối đức tin là một sự thật luôn tồn tại với kiếp người trần gian khó có thể chối cãi.
Vào trần gian, mang lấy kiếp người Đức Kitô cũng không là ngoại lệ cho dù Người là Con Chiên tinh tuyền, vẹn sạch. Cơn xao xuyến bồi hồi của Chúa Giêsu là rất thật. Máu của Người đã rỉ ra theo các tuyến mồ hôi không phải là kiểu nói phóng đại. “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”( Mc 15,34 ). Những lời than thở của Người trên cây thập giá, phút giây hấp hối minh chứng cho ta sự thật này: Dù là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô vẫn phải trải qua nhiều thử thách. Dù luôn tín thác vào Cha nhưng Người cũng đã trải qua những đau khổ, một cách nào đó giống như những cuộc thử thách đức tin mà chúng ta chịu.
Trong số các Tông đồ thì dường như thánh tông đồ dân ngoại là người chịu thử thách lớn lao hơn cả. Hăng say, nhiệt tình loan báo tin mừng thế mà số phận của Ngài thật lắm truân chuyên: “năm lần bị người Do thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh trên biển khơi.” (2Cor 11,24-25). Ngục tù là nơi thường đón đợi thánh nhân. Những khó khăn bên ngoài do hoàn cảnh, do tha nhân mà Ngài phải chịu thì đã đành, thế mà ngay cả cái dằm trong thân xác của Ngài cũng chẳng để Ngài yên. Thánh Phaolô cảm nghiệm rằng Chúa không để ta chịu thử thách quá sức đâu. Ơn Người luôn đủ cho ta. Và ai bền đổ đến cùng, người ấy sẽ được cứu độ.
Hãy bền chí trong gian truân và kiên nhẩn trong đêm tối, rồi Chúa sẽ đến cứu thoát chúng ta. Đây là những lời động viên của thánh Giacôbê tông đồ, qua bài đọc thứ hai (x.Gia 5,7-10), đã nói với đoàn tín hữu thời sơ khai cũng như với chúng ta mọi thời.
Tuy nhiên, Thiên Chúa lại muốn bày tỏ sự hiện diện của Người qua con người, qua chính chúng ta. “Hãy làm cho mạnh mẽ những bàn tay rời rã, và hãy làm tăng sức những đầu gối mõi mòn. Phải nói cho những người nhát đảm rằng: Hãy can đảm lên, đừng sợ hãi” (Is 35, 3-4). Làm sao để nâng đỡ tinh thần những người đang chao đảo? Làm sao giúp họ thêm vững tin vào Chúa Kitô là Đấng Thiên sai mà Thánh Kinh đã loan báo? Tiên tri Isaia đã phác họa những việc làm cụ thể của đấng Thiên sai bằng những hình ảnh: “người mù sẽ thấy; người điếc sẽ được nghe và người què sẽ nhảy như nai” (Is 35,5-6).
Trước sự chao đảo của Gioan Tiền Hô, Chúa Kitô cũng đã nhắn gửi các môn đệ ông rằng: “Hãy về thuật lại cho Gioan những gì các ông nghe và thấy: người mù được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và tin mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó.” (Mt 11,5).
Đức Kitô đã thắng thế gian, nhưng cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn, nghĩa là chưa chấm dứt nơi con cái loài người. Thần dữ và những kẻ đồng minh với nó vẫn đang ra sức hoạt động, hòng làm lung lay niềm tin chúng ta. Với sự công phá của thế lực đen tối, không ít Kitô hữu hôm nay như mất phương hướng. Thậm chí có người dám tuyên bố là đã đến thời kỳ hậu Kitô giáo. Thiết nghĩ không gì hơn là kiên trì thực thi những dấu chỉ của Nước Trời: Loan báo tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, làm cho người câm nói được, người què lại nhảy như nai… Chính khi ta góp phần với Chúa một tay dù là bé nhỏ để làm cho mạnh mẽ những bàn tay rời rã, làm tăng sức cho những đầu gối mõi mòn thì chúng ta lại được vững vàng và mạnh mẽ trong đức tin. Trong tình yêu, có nhiều điều như nghịch lý mà rất hiện thực, như lời thánh Phanxicô Axidi trong lời “kinh hoà bình”. Quả thật, chính khi trao ban là lúc lãnh nhận và chắc chắn sẽ lãnh nhận gấp muôn ngàn lần
.
.