Khi Mẹ Nói Tiếng “Xin Vâng”
Tháng Mân Côi là thời điểm thuận lợi để chúng ta suy ngắm các mầu nhiệm liên quan đến Đức Maria. Biến cố Truyền tin như một khởi điểm cho thấy chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực thi cách cụ thể nơi nhân loại chúng ta. Xét từ ý nghĩa này, Đức Maria có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với vận mạng của loài người, khi Mẹ thưa lời “xin vâng” trước lệnh truyền của sứ thần Gáp – ri – en.
Khi Mẹ nói lời “xin vâng”, hiện thực về cuộc tái sinh cho nhân loại đang được mở ra. Mẹ có hoàn toàn tự do đón nhận kế hoạch của Thiên Chúa, muốn qua Mẹ, đưa nhân loại trở về tình trạng ân sủng ban đầu. Chính tình yêu và sự tự hạ đã thôi thúc Mẹ nghiệm cảm điều ấy. Sự cân nhắc nơi Đức Maria để nói lên tiếng “xin vâng” hoàn toàn không có ý hướng vụ lợi; nó xuất phát từ trách nhiệm cao cả của “nữ tỳ thành Na-za-rét” trước vận mạng nhân loại.
Niềm xác tín tuyệt đối vào Đấng đang thực hiện điều kỳ diệu nơi Mẹ đã thôi thúc Mẹ đáp trả không điều kiện: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38).
Thật diệu vời biết bao trong tiếng “xin vâng” ấy. Chỉ một lời đáp thôi, nhưng đó là tiền đề cho cả chương trình huyền nhiệm của Thiên Chúa, vì tình yêu, đã dự định cho việc cứu rỗi nhân loại. Chỉ một lời đáp lời đáp thôi, nhưng Mẹ đã nối Trời cao với con người tội lỗi vong ân. Chỉ một lời đáp thôi, nhưng Mẹ đã đại diện cho hết thảy chúng ta để “xin lỗi” Đấng Chí Công Nhân Từ. Giá trị quyết liệt trong tiếng “xin vâng” ấy hệ tại ở thái độ hạ phục trước Thiên Chúa và tình yêu của Mẹ bao trùm nhân loại.
“Đức Trinh Nữ Maria đã hợp tác vào sự cứu độ nhân loại bằng niềm tin tự do và bằng sự vâng phục nhân danh toàn thể nhân loại” (SGLC, số 511).
Sau tiếng “xin vâng”, Đức Maria là mẫu mực “lắng nghe lời Chúa và tuân hành” (Lc 11, 28). Trọn đời Mẹ là minh chứng xác thực nhất cho việc sống “xin vâng”, khi Mẹ tham dự triệt để vào mầu nhiệm Nhập thể - Cứu chuộc của Đức Kitô. Thái độ tận hiến “xin vâng” của Mẹ đã được Công đồng Vatican II nêu bật:
“Như một nữ tỳ của Chúa, Đức Maria đã dâng hiến toàn thân cho bản thân và công trình của Con mình, đặt mình phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc ở dưới Đức Kitô và cùng với Đức Kitô, hợp với ân sủng của Thiên Chúa toàn năng” (HT, số 56).
Mừng lễ Mân Côi và sống tháng Mân Côi, chúng ta hãy nhìn lên Đức Maria để chiêm ngắm Mẹ là mẫu gương tuyệt vời nhất về thái độ vâng phục Thiên Chúa. Chính nhờ sự vâng phục của Mẹ mà chúng ta được trao lại địa vị làm con Thiên Chúa. Chúng ta hãy đồng hành với Mẹ để tiến dâng lên Thiên Chúa “Chuỗi Ngọc Mân Côi” đẹp đẽ thơm hương đời ta.
Sống “xin vâng”, Mẹ đã theo suốt hành trình Khổ nạn – Phục sinh của Con Mẹ, để qua đó, phục vụ cho phần rỗi chúng ta. Theo gương Mẹ, ta hãy mở rộng cõi lòng để lắng nghe Lời Chúa và thân thưa tiếng “xin vâng” trong mỗi biến cố buồn, vui, sướng, khổ của đời ta; và hãy phục vụ những người xung quanh, như lời đáp trả tận tuyệt nhất trước tình yêu Thiên Chúa.
(Đại Chủng viện Vinh Thanh)
Tháng Mân Côi là thời điểm thuận lợi để chúng ta suy ngắm các mầu nhiệm liên quan đến Đức Maria. Biến cố Truyền tin như một khởi điểm cho thấy chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực thi cách cụ thể nơi nhân loại chúng ta. Xét từ ý nghĩa này, Đức Maria có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với vận mạng của loài người, khi Mẹ thưa lời “xin vâng” trước lệnh truyền của sứ thần Gáp – ri – en.
Khi Mẹ nói lời “xin vâng”, hiện thực về cuộc tái sinh cho nhân loại đang được mở ra. Mẹ có hoàn toàn tự do đón nhận kế hoạch của Thiên Chúa, muốn qua Mẹ, đưa nhân loại trở về tình trạng ân sủng ban đầu. Chính tình yêu và sự tự hạ đã thôi thúc Mẹ nghiệm cảm điều ấy. Sự cân nhắc nơi Đức Maria để nói lên tiếng “xin vâng” hoàn toàn không có ý hướng vụ lợi; nó xuất phát từ trách nhiệm cao cả của “nữ tỳ thành Na-za-rét” trước vận mạng nhân loại.
Niềm xác tín tuyệt đối vào Đấng đang thực hiện điều kỳ diệu nơi Mẹ đã thôi thúc Mẹ đáp trả không điều kiện: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38).
Thật diệu vời biết bao trong tiếng “xin vâng” ấy. Chỉ một lời đáp thôi, nhưng đó là tiền đề cho cả chương trình huyền nhiệm của Thiên Chúa, vì tình yêu, đã dự định cho việc cứu rỗi nhân loại. Chỉ một lời đáp lời đáp thôi, nhưng Mẹ đã nối Trời cao với con người tội lỗi vong ân. Chỉ một lời đáp thôi, nhưng Mẹ đã đại diện cho hết thảy chúng ta để “xin lỗi” Đấng Chí Công Nhân Từ. Giá trị quyết liệt trong tiếng “xin vâng” ấy hệ tại ở thái độ hạ phục trước Thiên Chúa và tình yêu của Mẹ bao trùm nhân loại.
“Đức Trinh Nữ Maria đã hợp tác vào sự cứu độ nhân loại bằng niềm tin tự do và bằng sự vâng phục nhân danh toàn thể nhân loại” (SGLC, số 511).
Sau tiếng “xin vâng”, Đức Maria là mẫu mực “lắng nghe lời Chúa và tuân hành” (Lc 11, 28). Trọn đời Mẹ là minh chứng xác thực nhất cho việc sống “xin vâng”, khi Mẹ tham dự triệt để vào mầu nhiệm Nhập thể - Cứu chuộc của Đức Kitô. Thái độ tận hiến “xin vâng” của Mẹ đã được Công đồng Vatican II nêu bật:
“Như một nữ tỳ của Chúa, Đức Maria đã dâng hiến toàn thân cho bản thân và công trình của Con mình, đặt mình phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc ở dưới Đức Kitô và cùng với Đức Kitô, hợp với ân sủng của Thiên Chúa toàn năng” (HT, số 56).
Mừng lễ Mân Côi và sống tháng Mân Côi, chúng ta hãy nhìn lên Đức Maria để chiêm ngắm Mẹ là mẫu gương tuyệt vời nhất về thái độ vâng phục Thiên Chúa. Chính nhờ sự vâng phục của Mẹ mà chúng ta được trao lại địa vị làm con Thiên Chúa. Chúng ta hãy đồng hành với Mẹ để tiến dâng lên Thiên Chúa “Chuỗi Ngọc Mân Côi” đẹp đẽ thơm hương đời ta.
Sống “xin vâng”, Mẹ đã theo suốt hành trình Khổ nạn – Phục sinh của Con Mẹ, để qua đó, phục vụ cho phần rỗi chúng ta. Theo gương Mẹ, ta hãy mở rộng cõi lòng để lắng nghe Lời Chúa và thân thưa tiếng “xin vâng” trong mỗi biến cố buồn, vui, sướng, khổ của đời ta; và hãy phục vụ những người xung quanh, như lời đáp trả tận tuyệt nhất trước tình yêu Thiên Chúa.
(Đại Chủng viện Vinh Thanh)