Chúa Nhật XXVII Thường niên C : SỨC MẠNH CỦA LÒNG TIN
Kb 1,2-3; 2,2-4; 2Tm 1,6-9.13-14; Lc 17,5-10
Trên một rặng núi đá cao đến 800 thước có những cây lá cọ vẫn sống mạnh. Ban đầu qua nhiều năm, các nhà thực vật nghiên cứu và không không tìm được nguyên nhân vì sao mà các cây này sống được trong bóng tối của núi đá, vì mặt trời chỉ chiếu vào chỗ các cây này chỉ trong hai tiếng đồng hồ mỗi ngày trong lúc cây lá cọ sống nhờ nhiều vào ánh nắng mặt trời.
Về sau các nhà thực vật đã tìm ra nguyên nhân: các vách đá đã thu nhận ánh sáng mặt trời cũng như hơi nóng ban ngày rồi phản chiếu vào chỗ những cây cọ này, cung cấp cho cây hơi nóng cần thiết tỏa ra từ trong đá. Thành ra một hàng cây cọ cứ sống mạnh, dù hoàn cảnh thật là khó khăn cho những cây ấy tồn tại trong điều kiện khó khăn đối với họ nhà cọ như thế.
Cũng như các cây lá cọ này, người tin Chúa, khi sống gần Chúa luôn có thể đứng vững trong những hoàn cảnh đen tối hay là nghịch cảnh. Hồng ân đức tin đến từ Thiên Chúa – từ trời cao, và Chúa Giêsu như là vầng đá vững chắc mà con người nương dựa, vầng đá tỏa ra hơi ấm của tình thương và an ủi họ, cho con người sức sống cần thiết nếu biết cậy dựa và tín thác vào Ngài.
Khi ta đứng trên nền móng vững chắc của Chúa Giêsu. Ta tin chắc rằng ta sẽ sống qua mọi nghịch cảnh ở đời này. Ai không đứng trên nền móng đức tin vào Ngài, họ sẽ tuyệt vọng (theo Cây Mọc Trên Vầng Ðá, trong Giọt Nước Mắt Cuối Cùng). Ai tin, sẽ luôn mang sự sống như rặng cọ sống vững vàng bên vách đá của ngọn núi 800 mét.
Nhà vật lý Archimède đã nói: “Nếu có thể tìm được một điểm tựa bên ngoài vũ trụ, thì với một đòn bẫy, người ta có thể nâng bổng cả vũ trụ lên”. Trên quan điểm của Archimède văn hào Kierkegaard đã giải thích thêm: “Điểm tựa ấy chính là đức tin, tin vào Thiên Chúa có thể làm được mọi chuyện ».
Câu chuyện vừa chia sẻ cùng với các tâm tình xác tín của các nhân vật vĩ đại trên, đưa chúng ta suy tư về đức tin của Tin mừng Luca 17,5-10. Sau khi các môn đệ chứng kiến các việc của Thầy Giêsu, và các lời giảng dạy của Ngài về Đức tin. Nhìn thấy thái độ đáp trả niềm tin vững chắc của các bệnh nhân, các thụ nhân được phép khi tín thác vào thầy. Các tông đồ chứng nghiệm thấy sức mạnh của lòng tin, các môn đệ thưa với Thầy : « xin thêm lòng tin cho chúng con » (Lc 17,5). Các ông ý thức được thân phận yếu đuối mỏng giòn của con người để cậy nhờ vào Thầy, vào Chúa. Các ông nhớ lại và ý thức lại lời Chúa đã phán dạy, sức con người là hữu hạn, cậy dựa vào Thầy vào Chúa: « Không có Thầy, các con không thể làm gì được ».
Lời xác quyết của Thầy Giêsu cho các môn đệ được phác họa lại cho con người Việt mang giá trị tinh thần văn hóa tổ tiên qua câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”. Thầy là Thầy dạy trong tiến trình đào tạo sư phạm thành nhân của người học trò, nhưng cũng được hiểu thâm sâu theo nghĩa Kinh thánh: là Thầy Giêsu người truyền niềm tin và sức mạnh cho các người tin.
Trước lời thỉnh cầu của các môn đệ xin thêm sức mạnh cho niềm tin, Chúa Giêsu đã dạy cho các học trò nhỏ: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6).
Trong cuộc sống lao công nông nghiệp trồng trọt của người Do Thái: Hạt cải là loài “nhỏ nhất trong các loại hạt” (Mc 4,31), cây dâu là cây rất khó bật rễ nên rất vững chắc trước sức mạnh. Nhưng nếu đức tin chỉ cần bằng hạt cải, một một đức tin nhỏ nhất còn mạnh hơn mọi sức mạnh của con người cộng lại, vì có sự tham gia của chính sức mạnh của Thiên Chúa. Cho nên dù việc gì khó khăn nhất vẫn có thể thực hiện và thành công. Thật là chí lý khi nhà chú giải Thánh kinh H. Cousin giải thích: « Hình ảnh ngộ nghĩnh về ‘cây dâu vâng lời’, là đi mọc dưới biển, có nói đức tin có thể làm được những việc không ai làm được ». Tác giả còn nêu rõ: « đã hẳn cần phải hiểu đức tin là việc con người đáp lại sáng kiến của Thiên Chúa, chứ không phải là cách phù phép nào đó bắt ép Chúa phải thực hiện những điều kỳ diệu » (“L’Evangile de Luc”, Centurion, tr. 226).
Chính sức mạnh của Thiên Chúa làm nơi con người, rất hóa hợp với tâm tình của truyền thống văn hóa Việt Nam qua tục ngữ xác quyết: « Mưu sụ tại nhân, thành sự tại thiên ». Chính Thiên Chúa làm triển nở tinh thần và sức mạnh để con người có thể đạt được sự thành công, như mặt trời chói lọi chiếu soi vào muôn vạn vật tạo sức sống và ánh sáng trong công việc. Cho nên như Noel Quesson đã chia sẻ: “Nhưng nếu bạn khép cửa lại thì mặt trời muốn vào nhà bạn để chiếu sáng sẽ không bao giờ có thể vào được. Đức tin là một mặt trời. Một “ơn” luôn luôn được ban tặng cho tất cả mọi người. Nhưng phải mở cõi lòng mình ra ». Thật thế tin là mở cõi lòng của mình ra để đón nhận sức mạnh đến từ Thiên Chúa để cùng Ngài dấn thân và làm việc. Cho nên Đức tin làm nẩy sinh hoa quả của Nước Trời nơi trần thế. Đức tin là cái nhìn mới và sức mạnh mới. Và vì thế lòng tin dẫn tới tinh thần phục vụ, phục vụ trong khiêm tốn như Chúa Giêsu nói qua hình ảnh đầy tớ siêng năng, trung tín nhưng luôn khiêm hạ (x. Lc 17, 7-10). Phục vụ như tôi tớ khiêm hạ như Pierre Houzet suy niệm “Chúng ta là những đầy tớ bình thường, sung sướng được thi hành chức vụ và hạnh phúc được chu toàn chức vụ ấy, dưới ánh mắt của Chúa, mà vinh quang của Người không đòi hỏi điều gì nơi ta ở trên trời, nhưng chỉ muốn con người ở dưới thế lấy việc phục vụ nhau mà ca tụng vinh quang ấy” (tạp chí Kinh Thánh số tháng 4, 1992. trg 364 và 372). Vinh quang được biểu lộ bằng hình ảnh thi vị qua Thánh vịnh: “cây cối nhảy múa vui mừng” (Tv 95).
Nhưng thực tế trong cuộc sống hiện sinh, chúng ta thường đóng khung trong giới hạn sự khôn ngoan của con người. Chúng ta quá tự hào và dựa vào khả năng của con người khi tự coi con người quá vĩ đại cùng với sự phát triển của trí tuệ qua khoa học kỹ thuật. Trí tuệ của con người hôm nay qua phát triển. Nhưng thực tại của thế giới hôm nay cùng với sự phát triển khoa học tột bực nhưng nếu không có lương tâm được đức tin dẫn dắt: như chúng ta thấy chiến tranh bùng nổ và tàn phá với cấp độ cấp số nhân, sự phân cách giàu nghèo dẫn đến bất công, gây rạn nứt quan hệ nhân văn giữa những con người với nhau, những con người được gọi là đồng bào anh em, nhưng đối xử thiếu tình người...
Như các tông đồ, chung ta cần phải không ngừng van xin: “Xin thêm lòng tin cho chúng con”. Chính vì với sức mạnh của niềm tin, chúng ta sống tâm tình phục vụ với hết cả cái tâm trong tất cả sức lực được thúc đẩy của lòng tin, như tâm tình của thánh tông đồ dân ngoại bằng hình ảnh:
« Phaolô trồng, Apollô tưới, nhưng chính Thiên Chúa mới là đấng làm cho đâm bông kết trái »
(1 Cr 2,6)
Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn 02/10/2016
Kb 1,2-3; 2,2-4; 2Tm 1,6-9.13-14; Lc 17,5-10
Trên một rặng núi đá cao đến 800 thước có những cây lá cọ vẫn sống mạnh. Ban đầu qua nhiều năm, các nhà thực vật nghiên cứu và không không tìm được nguyên nhân vì sao mà các cây này sống được trong bóng tối của núi đá, vì mặt trời chỉ chiếu vào chỗ các cây này chỉ trong hai tiếng đồng hồ mỗi ngày trong lúc cây lá cọ sống nhờ nhiều vào ánh nắng mặt trời.
Về sau các nhà thực vật đã tìm ra nguyên nhân: các vách đá đã thu nhận ánh sáng mặt trời cũng như hơi nóng ban ngày rồi phản chiếu vào chỗ những cây cọ này, cung cấp cho cây hơi nóng cần thiết tỏa ra từ trong đá. Thành ra một hàng cây cọ cứ sống mạnh, dù hoàn cảnh thật là khó khăn cho những cây ấy tồn tại trong điều kiện khó khăn đối với họ nhà cọ như thế.
Cũng như các cây lá cọ này, người tin Chúa, khi sống gần Chúa luôn có thể đứng vững trong những hoàn cảnh đen tối hay là nghịch cảnh. Hồng ân đức tin đến từ Thiên Chúa – từ trời cao, và Chúa Giêsu như là vầng đá vững chắc mà con người nương dựa, vầng đá tỏa ra hơi ấm của tình thương và an ủi họ, cho con người sức sống cần thiết nếu biết cậy dựa và tín thác vào Ngài.
Khi ta đứng trên nền móng vững chắc của Chúa Giêsu. Ta tin chắc rằng ta sẽ sống qua mọi nghịch cảnh ở đời này. Ai không đứng trên nền móng đức tin vào Ngài, họ sẽ tuyệt vọng (theo Cây Mọc Trên Vầng Ðá, trong Giọt Nước Mắt Cuối Cùng). Ai tin, sẽ luôn mang sự sống như rặng cọ sống vững vàng bên vách đá của ngọn núi 800 mét.
Nhà vật lý Archimède đã nói: “Nếu có thể tìm được một điểm tựa bên ngoài vũ trụ, thì với một đòn bẫy, người ta có thể nâng bổng cả vũ trụ lên”. Trên quan điểm của Archimède văn hào Kierkegaard đã giải thích thêm: “Điểm tựa ấy chính là đức tin, tin vào Thiên Chúa có thể làm được mọi chuyện ».
Câu chuyện vừa chia sẻ cùng với các tâm tình xác tín của các nhân vật vĩ đại trên, đưa chúng ta suy tư về đức tin của Tin mừng Luca 17,5-10. Sau khi các môn đệ chứng kiến các việc của Thầy Giêsu, và các lời giảng dạy của Ngài về Đức tin. Nhìn thấy thái độ đáp trả niềm tin vững chắc của các bệnh nhân, các thụ nhân được phép khi tín thác vào thầy. Các tông đồ chứng nghiệm thấy sức mạnh của lòng tin, các môn đệ thưa với Thầy : « xin thêm lòng tin cho chúng con » (Lc 17,5). Các ông ý thức được thân phận yếu đuối mỏng giòn của con người để cậy nhờ vào Thầy, vào Chúa. Các ông nhớ lại và ý thức lại lời Chúa đã phán dạy, sức con người là hữu hạn, cậy dựa vào Thầy vào Chúa: « Không có Thầy, các con không thể làm gì được ».
Lời xác quyết của Thầy Giêsu cho các môn đệ được phác họa lại cho con người Việt mang giá trị tinh thần văn hóa tổ tiên qua câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”. Thầy là Thầy dạy trong tiến trình đào tạo sư phạm thành nhân của người học trò, nhưng cũng được hiểu thâm sâu theo nghĩa Kinh thánh: là Thầy Giêsu người truyền niềm tin và sức mạnh cho các người tin.
Trước lời thỉnh cầu của các môn đệ xin thêm sức mạnh cho niềm tin, Chúa Giêsu đã dạy cho các học trò nhỏ: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6).
Trong cuộc sống lao công nông nghiệp trồng trọt của người Do Thái: Hạt cải là loài “nhỏ nhất trong các loại hạt” (Mc 4,31), cây dâu là cây rất khó bật rễ nên rất vững chắc trước sức mạnh. Nhưng nếu đức tin chỉ cần bằng hạt cải, một một đức tin nhỏ nhất còn mạnh hơn mọi sức mạnh của con người cộng lại, vì có sự tham gia của chính sức mạnh của Thiên Chúa. Cho nên dù việc gì khó khăn nhất vẫn có thể thực hiện và thành công. Thật là chí lý khi nhà chú giải Thánh kinh H. Cousin giải thích: « Hình ảnh ngộ nghĩnh về ‘cây dâu vâng lời’, là đi mọc dưới biển, có nói đức tin có thể làm được những việc không ai làm được ». Tác giả còn nêu rõ: « đã hẳn cần phải hiểu đức tin là việc con người đáp lại sáng kiến của Thiên Chúa, chứ không phải là cách phù phép nào đó bắt ép Chúa phải thực hiện những điều kỳ diệu » (“L’Evangile de Luc”, Centurion, tr. 226).
Chính sức mạnh của Thiên Chúa làm nơi con người, rất hóa hợp với tâm tình của truyền thống văn hóa Việt Nam qua tục ngữ xác quyết: « Mưu sụ tại nhân, thành sự tại thiên ». Chính Thiên Chúa làm triển nở tinh thần và sức mạnh để con người có thể đạt được sự thành công, như mặt trời chói lọi chiếu soi vào muôn vạn vật tạo sức sống và ánh sáng trong công việc. Cho nên như Noel Quesson đã chia sẻ: “Nhưng nếu bạn khép cửa lại thì mặt trời muốn vào nhà bạn để chiếu sáng sẽ không bao giờ có thể vào được. Đức tin là một mặt trời. Một “ơn” luôn luôn được ban tặng cho tất cả mọi người. Nhưng phải mở cõi lòng mình ra ». Thật thế tin là mở cõi lòng của mình ra để đón nhận sức mạnh đến từ Thiên Chúa để cùng Ngài dấn thân và làm việc. Cho nên Đức tin làm nẩy sinh hoa quả của Nước Trời nơi trần thế. Đức tin là cái nhìn mới và sức mạnh mới. Và vì thế lòng tin dẫn tới tinh thần phục vụ, phục vụ trong khiêm tốn như Chúa Giêsu nói qua hình ảnh đầy tớ siêng năng, trung tín nhưng luôn khiêm hạ (x. Lc 17, 7-10). Phục vụ như tôi tớ khiêm hạ như Pierre Houzet suy niệm “Chúng ta là những đầy tớ bình thường, sung sướng được thi hành chức vụ và hạnh phúc được chu toàn chức vụ ấy, dưới ánh mắt của Chúa, mà vinh quang của Người không đòi hỏi điều gì nơi ta ở trên trời, nhưng chỉ muốn con người ở dưới thế lấy việc phục vụ nhau mà ca tụng vinh quang ấy” (tạp chí Kinh Thánh số tháng 4, 1992. trg 364 và 372). Vinh quang được biểu lộ bằng hình ảnh thi vị qua Thánh vịnh: “cây cối nhảy múa vui mừng” (Tv 95).
Nhưng thực tế trong cuộc sống hiện sinh, chúng ta thường đóng khung trong giới hạn sự khôn ngoan của con người. Chúng ta quá tự hào và dựa vào khả năng của con người khi tự coi con người quá vĩ đại cùng với sự phát triển của trí tuệ qua khoa học kỹ thuật. Trí tuệ của con người hôm nay qua phát triển. Nhưng thực tại của thế giới hôm nay cùng với sự phát triển khoa học tột bực nhưng nếu không có lương tâm được đức tin dẫn dắt: như chúng ta thấy chiến tranh bùng nổ và tàn phá với cấp độ cấp số nhân, sự phân cách giàu nghèo dẫn đến bất công, gây rạn nứt quan hệ nhân văn giữa những con người với nhau, những con người được gọi là đồng bào anh em, nhưng đối xử thiếu tình người...
Như các tông đồ, chung ta cần phải không ngừng van xin: “Xin thêm lòng tin cho chúng con”. Chính vì với sức mạnh của niềm tin, chúng ta sống tâm tình phục vụ với hết cả cái tâm trong tất cả sức lực được thúc đẩy của lòng tin, như tâm tình của thánh tông đồ dân ngoại bằng hình ảnh:
« Phaolô trồng, Apollô tưới, nhưng chính Thiên Chúa mới là đấng làm cho đâm bông kết trái »
(1 Cr 2,6)
Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn 02/10/2016