Giáo Hội Công giáo nước Đức
Có lẽ không có Giáo Hội công giáo nước nào trên thế giới có điều khoản luật lệ về đạo và đời: Người tín hữu Công giáo – cho cả người tín hữu đạo Tin lành nữa - nếu muốn, được quyền ra tòa án xin thôi không muốn là người thuộc Giáo Hội Công giáo nữa!
Và một khi Tòa án đã chấp thuận ý muốn của người xin thôi ra khỏi Giáo Hội. Phán quyết đó có hiệu lực về phương diện hành chánh pháp lý cả đạo lẫn đời.
Lý do xin ra khỏi đạo có nhiều cùng phức tạp. Nhưng xưa nay lý do không muốn đóng thuế nhà thờ - hay còn gọi là thuế tôn giáo cho Giáo Hội - là lý do được nêu ra cùng nói đến nhiều.
Nhưng cũng có lý do vì bất mãn, không chấp nhận cơ chế Giáo Hội, những lối xử sự gương không tốt trong Giáo Hội, những thay đổi trong Gíao Hội địa phương hay toàn cầu…. Những điều đó cũng khiến một số người tín hữu, ít là ra về mặt luật pháp giấy tờ tìm con đường quay lưng lại với Giáo Hội.
Trong dòng thời gian năm nào cũng có hàng ngàn người rời bỏ hàng ngũ Gíao Hội qua con đường giấy tờ luật pháp.
Theo thống kê được Hội đồng Giám Mục Đức công bố, năm 2009 có 123.681 người tín hữu quay lưng lại với Giáo Hội Công giáo. Đây là thời điểm có những tranh luận sôi nổi gay gắt về việc Gíao Hội Roma chấp thuận cho những người tín hữu theo phái bảo thủ Pius tách rời khỏi Giáo Hội trở về hiệp thông với Giáo Hội mẹ Roma, và sự chối bỏ gây ra gương mù của Giám Mục Richard Williamsen, thuộc phái Pius, chứng tích lịch sử về trại giam tập trung giết người Do Thái của Đức quốc xã trong thế chiến thứ hai.
Năm 2008 có 121.155 người tín hữu Công giáo xin ra khỏi hàng ngũ Giáo Hội Công giáo.
Công bố cho biết, người tín hữu Công giáo chiếm 30,5 % dân số toàn nước Đức, với 24,9 triệu tín hữu.
Năm 2008 trên toàn nước Đức trong 27 Giáo phận có 185.600 người; và năm 2009 có 179.000 người lãnh nhận làn nứơc Bí tích rửa tội gia nhập Gíao Hội.
Giáo Hội Công giáo nước Đức có 27 Giáo Phận trong đó có 07 Tổng giáo phận.
Số người tín hữu Công Giáo tham dự lễ nghi phụng vụ Thánh lễ đều đặn từ 13,4% giảm xuống còn 13,00%.
Số Linh mục triều thuộc Giáo phận có 13.158 vị. Số Linh mục Dòng có 2.209 vị.
Số Nữ tu có 21.982 vị; số Thầy Dòng nam có 4.609 vị. Ngoài ra còn có 1.906 người tín hữu nam nữ thuộc các Tu hội sống giữa đời.
Hội Đồng Giám Mục Công giáo nước Đức lần đầu tiên họp nhau ở Würzburg năm 1848. Năm 1867 Hội đồng giám mục họp ở Fulda lập thành qui chế của Hội Đồng kéo dài một thế kỷ đến Công đồng Vatican thứ hai.
Năm 1966 Hội đồng Giám mục cải tổ qui chế cơ cấu cho phù hợp với Giáo luật theo như Công đồng Vaticano thứ hai ấn định. Và từ đó có tên chính thức thành Hội Đồng Giám Mục Đức.
Hàng năm Hội Đồng Giám Mục Đức hộp hai lần vào mủa Xuân và mùa Thu.
Giáo Hội Công giáo hoàn vũ cũng như tại địa phương quốc gia đất nước, Giáo phận, xứ đạo phát triển sống động đặt nền tảng trên Đức tin vào Thiên Chúa. Nhưng Giáo Hội luôn cần người tín hữu cùng chung vai sát cánh xây dựng đời sống đức tin trong Giáo Hội.
Trước tình cảnh đời sống đức tin ở xã hội bên Âu châu, ở nước Đức nói riêng, ngày càng thưa nhạt không còn như trứơc nữa, không những về số lượng, mà cả về phẩm chất sự thực hành sống động đang dần đi xuống, Giáo Hội nơi đây đang tìm phương cách đổi mới về cấu trúc tổ chức xứ đạo.
Cấu trúc đổi mới không chỉ thu gọn lại cho phù hợp với hòan cảnh đời sống xã hội cùng tâm tính con người hôm nay, nhưng còn làm cho nội dung chính yếu là đời sống đức tin, tin mừng sứ điệp của Chúa được loan báo rộng rãi sống động cho con người.
Thời Giáo Hội như nam châm thu hút hàng trăm, hay hàng ngàn người bên Âu Châu đã qua thuộc vào dĩ vãng. Giáo Hội bên này như đang bắt đầu xây dựng lại cấu trúc nền tảng đức tin thời Giáo Hội truyền giáo lúc ban đầu.
Phải chăng đời sống Gíao Hội cũng giống đường vòng cung lên tới tột đỉnh rồi xuống dốc, và lại bắt đầu đi lên!
Dẫu vậy:
„Jesus Christus heri et hodie ipse et in saecula“ ( Hebraeos 13,8)
„Chúa Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn luôn là một!“ ( Dt 13,8)
Mùa Hè, ngày 13.08.2010
Có lẽ không có Giáo Hội công giáo nước nào trên thế giới có điều khoản luật lệ về đạo và đời: Người tín hữu Công giáo – cho cả người tín hữu đạo Tin lành nữa - nếu muốn, được quyền ra tòa án xin thôi không muốn là người thuộc Giáo Hội Công giáo nữa!
Và một khi Tòa án đã chấp thuận ý muốn của người xin thôi ra khỏi Giáo Hội. Phán quyết đó có hiệu lực về phương diện hành chánh pháp lý cả đạo lẫn đời.
Lý do xin ra khỏi đạo có nhiều cùng phức tạp. Nhưng xưa nay lý do không muốn đóng thuế nhà thờ - hay còn gọi là thuế tôn giáo cho Giáo Hội - là lý do được nêu ra cùng nói đến nhiều.
Nhưng cũng có lý do vì bất mãn, không chấp nhận cơ chế Giáo Hội, những lối xử sự gương không tốt trong Giáo Hội, những thay đổi trong Gíao Hội địa phương hay toàn cầu…. Những điều đó cũng khiến một số người tín hữu, ít là ra về mặt luật pháp giấy tờ tìm con đường quay lưng lại với Giáo Hội.
Trong dòng thời gian năm nào cũng có hàng ngàn người rời bỏ hàng ngũ Gíao Hội qua con đường giấy tờ luật pháp.
Theo thống kê được Hội đồng Giám Mục Đức công bố, năm 2009 có 123.681 người tín hữu quay lưng lại với Giáo Hội Công giáo. Đây là thời điểm có những tranh luận sôi nổi gay gắt về việc Gíao Hội Roma chấp thuận cho những người tín hữu theo phái bảo thủ Pius tách rời khỏi Giáo Hội trở về hiệp thông với Giáo Hội mẹ Roma, và sự chối bỏ gây ra gương mù của Giám Mục Richard Williamsen, thuộc phái Pius, chứng tích lịch sử về trại giam tập trung giết người Do Thái của Đức quốc xã trong thế chiến thứ hai.
Năm 2008 có 121.155 người tín hữu Công giáo xin ra khỏi hàng ngũ Giáo Hội Công giáo.
Công bố cho biết, người tín hữu Công giáo chiếm 30,5 % dân số toàn nước Đức, với 24,9 triệu tín hữu.
Năm 2008 trên toàn nước Đức trong 27 Giáo phận có 185.600 người; và năm 2009 có 179.000 người lãnh nhận làn nứơc Bí tích rửa tội gia nhập Gíao Hội.
Giáo Hội Công giáo nước Đức có 27 Giáo Phận trong đó có 07 Tổng giáo phận.
Số người tín hữu Công Giáo tham dự lễ nghi phụng vụ Thánh lễ đều đặn từ 13,4% giảm xuống còn 13,00%.
Số Linh mục triều thuộc Giáo phận có 13.158 vị. Số Linh mục Dòng có 2.209 vị.
Số Nữ tu có 21.982 vị; số Thầy Dòng nam có 4.609 vị. Ngoài ra còn có 1.906 người tín hữu nam nữ thuộc các Tu hội sống giữa đời.
Hội Đồng Giám Mục Công giáo nước Đức lần đầu tiên họp nhau ở Würzburg năm 1848. Năm 1867 Hội đồng giám mục họp ở Fulda lập thành qui chế của Hội Đồng kéo dài một thế kỷ đến Công đồng Vatican thứ hai.
Năm 1966 Hội đồng Giám mục cải tổ qui chế cơ cấu cho phù hợp với Giáo luật theo như Công đồng Vaticano thứ hai ấn định. Và từ đó có tên chính thức thành Hội Đồng Giám Mục Đức.
Hàng năm Hội Đồng Giám Mục Đức hộp hai lần vào mủa Xuân và mùa Thu.
Giáo Hội Công giáo hoàn vũ cũng như tại địa phương quốc gia đất nước, Giáo phận, xứ đạo phát triển sống động đặt nền tảng trên Đức tin vào Thiên Chúa. Nhưng Giáo Hội luôn cần người tín hữu cùng chung vai sát cánh xây dựng đời sống đức tin trong Giáo Hội.
Trước tình cảnh đời sống đức tin ở xã hội bên Âu châu, ở nước Đức nói riêng, ngày càng thưa nhạt không còn như trứơc nữa, không những về số lượng, mà cả về phẩm chất sự thực hành sống động đang dần đi xuống, Giáo Hội nơi đây đang tìm phương cách đổi mới về cấu trúc tổ chức xứ đạo.
Cấu trúc đổi mới không chỉ thu gọn lại cho phù hợp với hòan cảnh đời sống xã hội cùng tâm tính con người hôm nay, nhưng còn làm cho nội dung chính yếu là đời sống đức tin, tin mừng sứ điệp của Chúa được loan báo rộng rãi sống động cho con người.
Thời Giáo Hội như nam châm thu hút hàng trăm, hay hàng ngàn người bên Âu Châu đã qua thuộc vào dĩ vãng. Giáo Hội bên này như đang bắt đầu xây dựng lại cấu trúc nền tảng đức tin thời Giáo Hội truyền giáo lúc ban đầu.
Phải chăng đời sống Gíao Hội cũng giống đường vòng cung lên tới tột đỉnh rồi xuống dốc, và lại bắt đầu đi lên!
Dẫu vậy:
„Jesus Christus heri et hodie ipse et in saecula“ ( Hebraeos 13,8)
„Chúa Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn luôn là một!“ ( Dt 13,8)
Mùa Hè, ngày 13.08.2010