Các GH Kitô giáo ở Đức có quyền sa thải các nhân viên bỏ đạo
Đó là phán quyết của Tòa án Lao động tối cao của Cộng Hòa Liên Bang Đức nhân dịp đơn kiện của một cộng sự viên của cơ quan Caritas tỉnh Mannheim, với lý do ông đã bị sa thải vì ông đã tuyên bố bỏ đạo(*). Ngày 25.4.2013 tại thành phố Erfurt/Đức, các vị chánh án của Tòa án Lao động Liêng Bang đã khẳng định quyền lợi của các Giáo Hội, Công Giáo cũng như Tin Lành, là có quyền đòi hỏi các cộng sự viên của mình phải có trách nhiệm trung thành với Giáo Hội. Hội Đồng Giám Mục và cơ quan Caritas Công Giáo Đức đã hoan nghênh phán quyết của Tòa án Lao động.
Trong bài phát biểu về lý do biện minh cho phán quyết trên, tiến sĩ Burg Kreft, chủ tịch chánh án đoàn CHLB Đức đã cho rằng hành động bỏ đạo là „một vi phạm nặng nề đến lòng trung thực“ đối với cộng đồng tôn giáo liên hệ. Ông cũng nhìn nhận đây là một „lãnh vực hết sức nhạy cảm“, người ta cần phải giải quyết một cách cẩn thận dè dặt, chứ không thể hành động một cách vô cảm và tùy tiện được. Theo luật dân sự thì người ta luôn phải tìm kiếm một sự quân bình cụ thể giữa quyền lợi của các Giáo Hội và quyền lợi các cá nhân liên hệ. Bởi vậy, người ta phải giải quyết mỗi trường hợp mỗi khác, chứ không thể áp dụng một luật chung cho tất cả mọi trường hợp khác nhau được. Một cách cụ thể, người ta cần xem xét cẩn thận các lý do đưa tới quyết định bỏ đạo của đương sự.
Trường hợp được đề cập cụ thể ở đây là một chuyên gia sư phạm xã hội, người Công Giáo, 60 tuổi, đã lâu năm làm việc cho Caritas ở tỉnh Mannheim. Ông tuyên bố bỏ đạo Công Giáo vì muốn bảo vệ quyền tự do lương tâm của mình. Lý do ông nêu ra để biện minh cho hành động của mình là ông không thể chấp nhận những xì-căn-đan lạm dụng tính dục của một vài vị Giáo sĩ và việc Giáo Hội tha vạ tuyệt thông cho nhóm cực bảo thủ Huynh Đoàn Thánh Piô X và dung nạp nhóm này vào lại trong Giáo Hội. Tuy tuyên bố bỏ đạo, nhưng ông ta vẫn muốn tiếp tục công việc phụ trách các em học sinh Công Giáo của Caritas như kế sinh nhai chính, mà ông đã đảm nhận từ năm 1992 cho tới nay, nên không chấp nhận việc bị sa thải.
Trong khi đó, dựa theo nội quy cơ quan Caritas của Giáo Hội Công Giáo Đức, nếu một người đã bỏ đạo Công Giáo, thì đương nhiên người ấy không còn đủ điều kiện cần thiết để đảm nhận trách nhiệm rao truyền giáo lý của Giáo Hội nữa. Bởi vậy, ông ta đã bị cơ quan Caritas Mannheim sa thải. Tòa án Lao động Tiểu bang Baden-Württemberg ở Mannheim đã xác nhận việc sa thai này của Caritas Mannheim là hoàn toàn đúng pháp luật và Tòa án này cũng ủng hộ quyền tự quyết của Giáo Hội.
Sau phán quyết của Tòa Án Lao động Liên Bang, ông Mathias Kopp, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức, đã tuyên bố rằng quan điểm của các Đức Giám Mục Đức trong lãnh vực này, khi cho rằng „những cộng sự viên Công Giáo thuộc lãnh vực tôn giáo của Giáo Hội chỉ khả tín khi chu toàn sứ mệnh của mình, nếu chính bản thân những người ấy xác tín đức in Công Giáo,“ là hoàn toàn xác đáng. Ông còn khẳng định: „Ai tuyên bố bỏ đạo thì vi phạm đến điều lệ của sự trung thực tối thiểu. Việc công khai tự đối lập với Giáo Hội được coi là một thái độ bất trung đối với Giáo Hội.“
Khi một cộng sự viên của Giáo Hội trong lãnh vực tôn giáo tự tuyên bố bỏ đạo, thì có nghĩa là người ấy đã tự quay lưng lại với Giáo Hội, đánh mất nền tảng cần thiết của lòng tin tưởng trong việc cộng tác chung với những đồng nghiệp khác và qua đó người ấy cũng đồng thời đánh mất điều kiện cơ bản của công việc mình đảm nhận.
Bà Barbara Fank-Landkammer, phát ngôn viên phó của cơ quan Caritas Liên Bang Đức cũng nhận định trong „internetportal katholisch.de“ rằng ai muốn làm việc cho Caritas thì cần phải biết điều kiện tiên quyết để được tiếp tục công việc là người đó nhất thiết phải là thành viên của Giáo Hội Công Giáo. Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là cấm cản sự phê bình, bà Fank.Landkammer tiếp: „Những phê bình mang tính cách xây dựng luôn được Giáo Hội mong đợi. Nhưng theo thiển ý, chúng tôi hết lòng mong muốn cho người đồng nghiệp của chúng tôi được đề cập tới ở đây tiếp tục ở lại trong Giáo Hội và chúng ta có thể cùng nhau tìm ra những giải quyết khả dĩ cho những xì-căn-đan lạm dụng tính dục và ngăn cản không để xảy ra trong tương lai nữa.“
Ở đây chúng ta cũng đừng quên rằng, các điều lệ và luật lao động riêng của các Giáo Hội luôn nằm trong khuôn khổ luật pháp nhà nước Đức, từng được các tòa án kiểm chứng và đã được bàn cãi trong Quốc Hội Liên Bang Đức. Vào tháng 11 năm 2012, Tòa Án Lao động Liên Bang đã ra phán quyết là việc đình công trong các cơ quan hay xí nghiệp thuộc các Giáo Hội sẽ chỉ được phép với những điều kiện hết sức hạn hẹp. Trên nguyên tắc, các tòa án ở Đức luôn ủng hộ luật lao động của các Giáo Hội.
__________________
(*) Để hiểu rõ được tình huống của sự việc, chúng ta cần biết rằng ở CHLB Đức việc một tín hữu Công Giáo hay Tin Lành tuyên bố bỏ đạo có liên quan trực tiếp đến nhiều yếu tố cụ thể, chứ không như tại nhiều nước khác. Khi muốn bỏ đạo người ấy phải đến Ủy Ban xã, quận hay thành phố để điền vào một mẫu đơn có ghi sẵn tên tuổi, ngày sinh, nghề nghiệp, tôn giáo, tình trạng gia đình, ngày rời bỏ đạo, v.v… (và nếu sau này người ấy muốn trở lại đạo thì cũng làm tương tự) và anh sẽ không phải trả thuế nhà thờ, tức sự đóng góp cho Giáo Hội nữa, nhưng đồng thời cũng không được hưởng các quyền lợi trong Giáo Hội như trước kia: Không được chịu các Bí tích như Hôn Phối, Xức Dầu Kẻ Liệt hay an táng theo lễ nghi tôn giáo. Dĩ nhiên, người ấy không hề cấm đi nhà thờ xem lễ hay rước lễ, nghĩa là anh luôn có quyền giữ đạo và sống đức tin của mình, nhưng chỉ trong phạm vi riêng tư cá nhân mà thôi. Còn vấn đề thuế nhà thờ được nói đến đây mà trong tiếng Đức là „Kirchensteuer“ là phần đóng góp bắt buộc theo pháp lý của các tín hữu cho cộng đồng tôn giáo liên hệ của họ, đã được nhà nước Đức thiết lập từ thế kỷ XIX, hầu để bảo đảm cho các sinh hoạt tôn giáo và để trả lương cho những cộng sự viên của các Giáo Hội (Công Giáo và Tinh Lành). Theo luật thuế hiện tại thì thuế nhà thờ vào khoảng 8% đến 9% dựa trên số lương.
Lm. Nguyễn Hữu Thy
Đó là phán quyết của Tòa án Lao động tối cao của Cộng Hòa Liên Bang Đức nhân dịp đơn kiện của một cộng sự viên của cơ quan Caritas tỉnh Mannheim, với lý do ông đã bị sa thải vì ông đã tuyên bố bỏ đạo(*). Ngày 25.4.2013 tại thành phố Erfurt/Đức, các vị chánh án của Tòa án Lao động Liêng Bang đã khẳng định quyền lợi của các Giáo Hội, Công Giáo cũng như Tin Lành, là có quyền đòi hỏi các cộng sự viên của mình phải có trách nhiệm trung thành với Giáo Hội. Hội Đồng Giám Mục và cơ quan Caritas Công Giáo Đức đã hoan nghênh phán quyết của Tòa án Lao động.
Trong bài phát biểu về lý do biện minh cho phán quyết trên, tiến sĩ Burg Kreft, chủ tịch chánh án đoàn CHLB Đức đã cho rằng hành động bỏ đạo là „một vi phạm nặng nề đến lòng trung thực“ đối với cộng đồng tôn giáo liên hệ. Ông cũng nhìn nhận đây là một „lãnh vực hết sức nhạy cảm“, người ta cần phải giải quyết một cách cẩn thận dè dặt, chứ không thể hành động một cách vô cảm và tùy tiện được. Theo luật dân sự thì người ta luôn phải tìm kiếm một sự quân bình cụ thể giữa quyền lợi của các Giáo Hội và quyền lợi các cá nhân liên hệ. Bởi vậy, người ta phải giải quyết mỗi trường hợp mỗi khác, chứ không thể áp dụng một luật chung cho tất cả mọi trường hợp khác nhau được. Một cách cụ thể, người ta cần xem xét cẩn thận các lý do đưa tới quyết định bỏ đạo của đương sự.
Trường hợp được đề cập cụ thể ở đây là một chuyên gia sư phạm xã hội, người Công Giáo, 60 tuổi, đã lâu năm làm việc cho Caritas ở tỉnh Mannheim. Ông tuyên bố bỏ đạo Công Giáo vì muốn bảo vệ quyền tự do lương tâm của mình. Lý do ông nêu ra để biện minh cho hành động của mình là ông không thể chấp nhận những xì-căn-đan lạm dụng tính dục của một vài vị Giáo sĩ và việc Giáo Hội tha vạ tuyệt thông cho nhóm cực bảo thủ Huynh Đoàn Thánh Piô X và dung nạp nhóm này vào lại trong Giáo Hội. Tuy tuyên bố bỏ đạo, nhưng ông ta vẫn muốn tiếp tục công việc phụ trách các em học sinh Công Giáo của Caritas như kế sinh nhai chính, mà ông đã đảm nhận từ năm 1992 cho tới nay, nên không chấp nhận việc bị sa thải.
Trong khi đó, dựa theo nội quy cơ quan Caritas của Giáo Hội Công Giáo Đức, nếu một người đã bỏ đạo Công Giáo, thì đương nhiên người ấy không còn đủ điều kiện cần thiết để đảm nhận trách nhiệm rao truyền giáo lý của Giáo Hội nữa. Bởi vậy, ông ta đã bị cơ quan Caritas Mannheim sa thải. Tòa án Lao động Tiểu bang Baden-Württemberg ở Mannheim đã xác nhận việc sa thai này của Caritas Mannheim là hoàn toàn đúng pháp luật và Tòa án này cũng ủng hộ quyền tự quyết của Giáo Hội.
Sau phán quyết của Tòa Án Lao động Liên Bang, ông Mathias Kopp, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức, đã tuyên bố rằng quan điểm của các Đức Giám Mục Đức trong lãnh vực này, khi cho rằng „những cộng sự viên Công Giáo thuộc lãnh vực tôn giáo của Giáo Hội chỉ khả tín khi chu toàn sứ mệnh của mình, nếu chính bản thân những người ấy xác tín đức in Công Giáo,“ là hoàn toàn xác đáng. Ông còn khẳng định: „Ai tuyên bố bỏ đạo thì vi phạm đến điều lệ của sự trung thực tối thiểu. Việc công khai tự đối lập với Giáo Hội được coi là một thái độ bất trung đối với Giáo Hội.“
Khi một cộng sự viên của Giáo Hội trong lãnh vực tôn giáo tự tuyên bố bỏ đạo, thì có nghĩa là người ấy đã tự quay lưng lại với Giáo Hội, đánh mất nền tảng cần thiết của lòng tin tưởng trong việc cộng tác chung với những đồng nghiệp khác và qua đó người ấy cũng đồng thời đánh mất điều kiện cơ bản của công việc mình đảm nhận.
Bà Barbara Fank-Landkammer, phát ngôn viên phó của cơ quan Caritas Liên Bang Đức cũng nhận định trong „internetportal katholisch.de“ rằng ai muốn làm việc cho Caritas thì cần phải biết điều kiện tiên quyết để được tiếp tục công việc là người đó nhất thiết phải là thành viên của Giáo Hội Công Giáo. Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là cấm cản sự phê bình, bà Fank.Landkammer tiếp: „Những phê bình mang tính cách xây dựng luôn được Giáo Hội mong đợi. Nhưng theo thiển ý, chúng tôi hết lòng mong muốn cho người đồng nghiệp của chúng tôi được đề cập tới ở đây tiếp tục ở lại trong Giáo Hội và chúng ta có thể cùng nhau tìm ra những giải quyết khả dĩ cho những xì-căn-đan lạm dụng tính dục và ngăn cản không để xảy ra trong tương lai nữa.“
Ở đây chúng ta cũng đừng quên rằng, các điều lệ và luật lao động riêng của các Giáo Hội luôn nằm trong khuôn khổ luật pháp nhà nước Đức, từng được các tòa án kiểm chứng và đã được bàn cãi trong Quốc Hội Liên Bang Đức. Vào tháng 11 năm 2012, Tòa Án Lao động Liên Bang đã ra phán quyết là việc đình công trong các cơ quan hay xí nghiệp thuộc các Giáo Hội sẽ chỉ được phép với những điều kiện hết sức hạn hẹp. Trên nguyên tắc, các tòa án ở Đức luôn ủng hộ luật lao động của các Giáo Hội.
__________________
(*) Để hiểu rõ được tình huống của sự việc, chúng ta cần biết rằng ở CHLB Đức việc một tín hữu Công Giáo hay Tin Lành tuyên bố bỏ đạo có liên quan trực tiếp đến nhiều yếu tố cụ thể, chứ không như tại nhiều nước khác. Khi muốn bỏ đạo người ấy phải đến Ủy Ban xã, quận hay thành phố để điền vào một mẫu đơn có ghi sẵn tên tuổi, ngày sinh, nghề nghiệp, tôn giáo, tình trạng gia đình, ngày rời bỏ đạo, v.v… (và nếu sau này người ấy muốn trở lại đạo thì cũng làm tương tự) và anh sẽ không phải trả thuế nhà thờ, tức sự đóng góp cho Giáo Hội nữa, nhưng đồng thời cũng không được hưởng các quyền lợi trong Giáo Hội như trước kia: Không được chịu các Bí tích như Hôn Phối, Xức Dầu Kẻ Liệt hay an táng theo lễ nghi tôn giáo. Dĩ nhiên, người ấy không hề cấm đi nhà thờ xem lễ hay rước lễ, nghĩa là anh luôn có quyền giữ đạo và sống đức tin của mình, nhưng chỉ trong phạm vi riêng tư cá nhân mà thôi. Còn vấn đề thuế nhà thờ được nói đến đây mà trong tiếng Đức là „Kirchensteuer“ là phần đóng góp bắt buộc theo pháp lý của các tín hữu cho cộng đồng tôn giáo liên hệ của họ, đã được nhà nước Đức thiết lập từ thế kỷ XIX, hầu để bảo đảm cho các sinh hoạt tôn giáo và để trả lương cho những cộng sự viên của các Giáo Hội (Công Giáo và Tinh Lành). Theo luật thuế hiện tại thì thuế nhà thờ vào khoảng 8% đến 9% dựa trên số lương.
Lm. Nguyễn Hữu Thy