FREIBURG. Tối ngày 24-9-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi canh thức cầu nguyện với 35 ngàn bạn trẻ Công giáo đến từ Freiburg và các giáo phận ở Đức.
Đây là hoạt động cuối cùng của ĐTC trong ngày từ Erfurt đến Freiburg. Cuộc gặp gỡ diễn ra ở quảng trường bên ngoài khu vực hội chợ triển lãm của thành phố Freiburg, cạnh phi trường nơi ngài cử hành thánh lễ sáng chúa nhật hôm sau. Buổi canh thức có chủ đề ”Các con là ánh sáng thế gian”.
Các bạn trẻ tham dự đã dành cho ĐTC một sự tiếp đón thật nồng nhiệt khi chiếc xe bọc kính chở ngài tiến qua các lối đi ở khu hội chợ, bầu không khí tưng bừng giống như một Ngày Quốc Tế giới trẻ thu hẹp. Nhiều bạn trẻ mang biểu ngữ mang tên cộng đoàn xuất xứ của họ cùng với câu ”chúng con chào mừng Đức Benedik” hoặc câu ”Chúng con yêu mến ĐGH Benedict”. Có những người mang những áo T-Shirt màu có chữ ”Jesus is my star” Chúa Giêsu là ngôi sao của tôi”. Trong số các bạn trẻ, có đông đảo các trẻ nam nữ mặc y phục giúp lễ, xét vì trên toàn nước Đức có tới 420 ngàn bạn trẻ giúp lễ.
Sau lời chào mừng của Đức TGM Zollitsch, 9 bạn trẻ lần lượt trình bày chứng từ về Đức Mẹ và các vị thánh và giáo huấn của các ngài. Ảnh các vị được chiếu trên phông của lễ đài. 9 bạn trẻ đại diện cho các thành phần khác nhau: sinh viên, công nhân, hướng đạo, phong trào nông thôn, Hội hiệp sĩ Malta và Hội chân phước Kolping. Cứ sau 3 chứng từ, ĐTC đọc lời một lời nguyện và ngài thắp sáng những chiếc bình do 3 bạn trẻ mang đến trước mặt ngài.
Sau phần trình bày chứng từ, 9 bạn trẻ đã mang các bình ánh sáng chuyển cho tất cả các bạn trẻ hiện diện. Chẳng mấy chốc quảng trường biến thành một biển với hàng chục ngàn ngọn nến lung linh.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng sau bài Tin Mừng với câu nói của Chúa Giêsu ”các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,14), ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa câu nói này và áp dụng vào hoàn cảnh và sứ mạng của các tín hữu Kitô. Ngài đi từ nghi thức làm phép lửa trong nghi thức vọng phục sinh: một ngọn lửa nhỏ bé chiếu tỏa trong bao nhiêu ngọn nến sáng và soi chiếu cho Nhà của Thiên Chúa trong bóng tối. Chúa Giêsu đã nói về bản thân Ngài: ”Thầy là ánh sáng thế gian” (Ga 8,12). Chúa làm cho cuộc sống chúng ta được soi sáng để điều mà chúng ta vừa nghe trong Phúc Âm trở thành chân thực: ”Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,14). Không phải những nỗ lực phàm nhân của chúng ta hoặc tiến bộ kỹ thuật của thời đại chúng ta mang ánh sáng cho trần thế này. Chúng ta luôn luôn phải tái cảm nghiệm rằng sự dấn thân của chúng ta để có một trật tự tốt đẹp hơn, công bằng hơn, vẫn thường gặp giới hạn. Sự đau khổ của những người vô tội, và sau cùng, cái chết của mỗi người tạo nên bóng đêm không thể thấu nhập, nó có thể được chiếu sáng trong một lúc nhờ những kinh nghiệm mới, như một luồng chớp trong đêm đen. Nhưng rồi sau cùng, bóng tối lo âu vẫn còn nguyên. ĐTC nói tiếp:
”Chung quanh chúng ta có thể có bóng đêm đen tối, nhưng chúng ta thấy một ánh sáng: một ngọn lửa nhỏ bé, mạnh mẽ hơn cả bóng đêm bề ngoài có vẻ là hùng mạnh và không thể khắc phục nổi. Chúa Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết, đang chiếu sáng trong thế giới này, ngài chiếu sáng rõ rệt tại những nơi mà, theo phán đoán loài người, dường như âm u và không còn hy vọng gì nữa. Chúa đã chiến thắng sự chết, Ngài đang sống, và niềm tin nơi Chúa thấu nhập như một ánh sáng nhỏ vào trong tất cả những gì là tăm tối và đe dọa.
ĐTC cũng nhận xét rằng ”Ánh sáng không đơn độc lẻ loi. Chung quanh đều có những ánh sáng khác được thắp lên. Dưới các tia sáng ấy, ta thấy được bối cảnh chung quanh và ta có thể định hướng. Chúng ta không sống lẻ loi trong thế giới. Chính trong những điều quan trọng của cuộc sống, chúng ta cần những người khác. Cũng vậy, đặc biệt là trong đức tin, chúng ta không lẻ loi đơn độc, chúng ta là một mắt xích trong sợi dây dài các tín hữu. Không ai đi tới đức tin được nếu không được niềm tin của những người khác nâng đỡ, và đàng khác, với niềm tin của tôi, tôi cũng góp phần củng cố những người khác trong đức tin của họ. Chúng ta giúp đỡ nhau trở thành những gương sáng cho nhau, và chúng ta chia sẻ với những người khác những gì của chúng ta, tư tưởng và hành động, tình cảm của chúng ta. Chúng ta giúp đỡ nhau định hướng, tìm ra chỗ đứng của chúng ta trong xã hội”.
ĐTC cũng ghi nhận rằng ”tuy sứ mạng làm ánh sáng thế gian thật là cao cả, nhưng chúng ta vẫn luôn cảm nghiệm sự thất bại của những cố gắng bản thân và những lầm lỗi, dù có những ý hướng tốt nhất. Nhiều khi thế giới chúng ta đang sống, tuy có những tiến bộ, nhưng xét cho cùng, nó không trở nên tốt hơn. Vẫn còn chiến tranh, khủng bố, đói kém và bệnh tật, nghèo đói cùng cực và đàn áp tàn bạo. Cả những người, trong lịch sử chúng ta, tự nhận là 'những người mang ánh sáng', nhưng không được Chúa Kitô là ánh sáng chân thực duy nhất soi sáng, họ đã không kiến tạo được thiên đàng trần thế nào, nhưng chỉ thiết lập những thể chế độc tài, những chế độ độc đoán, trong đó dù tia sáng bé nhỏ nhất của tình nhân đạo cũng bị bóp nghẹt”.
ĐTC nhắc nhở rằng ”chúng ta không được im lặng về điều này là có sự ác hiện diện. Chúng ta thấy điều đó ở bao nhiêu nơi trên thế giới, và cả trong đời sống chúng ta nữa. ”Đúng vậy, trong chính con tim chúng ta có xu hướng về sự ác, lòng ích kỷ, ghen tương, thái độ hung hăng gây hấn. Có lẽ với kỷ luật bản thân, chúng ta có thể kiểm soát được chúng. Nhưng điều khó khăn hơn, đó là làm sao khắc phục những hình thức sự ác tiềm ẩn, chúng có thể vây bủa chúng ta như trong một đám mây, và đó là sự lười biếng, sự chậm chạp trong việc muốn và làm điều thiện. Nhiều lần trong lịch sử, những người quan tâm đã nhận xét rằng thiệt hại cho Giáo Hội không đến từ các đối thủ, nhưng từ chính cách tín hữu Kitô nguội lạnh. Như thế, làm sao Chúa Kitô có thể nói rằng các Kitô hữu, những Kitô hữu yếu đuối và nguội lạnh, là ánh sáng thế gian? Có lẽ chúng ta sẽ hiểu nếu Ngài kêu lên: ”Các con hãy hoán cải! Các con hãy trở thành ánh sáng thế gian! Hãy thay đổi cuộc sống, hãy làm cho đời sống chúng con trở nên trong sáng và rạng ngời!
Sau cùng, ĐTC nhắc đến sự kiện thánh Phaolô tông đồ, trong các thư của Người, đã không sợ gọi những người đồng thời, thành phần của các giáo đoàn địa phương, là ”các thánh”. Ở đây, điều hiển nhiên là một tín hữu đã chịu phép rửa, cả trước khi họ có thể thực hiện những công việc tốt đẹp hoặc những hoạt động đặc thù, họ được Thiên Chúa thánh hóa. Có thể nói trong bí tích rửa tội, Chúa thắp lên một ngọn lửa sáng trong đời sống chúng ta, một ánh sáng mà sách Giáo Lý gọi là ơn thánh hóa. Ai bảo tồn ánh sáng ấy, ai sống trong ơn thánh, thì thực là thánh.
ĐTC nói: ”Các bạn thân mến, nhiều lần hình ảnh các thánh đã bị chế nhạo và được trình bày một cách bóp méo, như thể nên thánh có nghĩa là sống ngoài thực tại, là ngây ngô và không có niềm vui. Nhiều khi người ta nghĩ rằng một vị thánh chỉ là người thực hiện những hành động khổ chế và có nền luân lý rất cao độ, và vì thế, ta có thể tôn kính các thánh, nhưng không bao giờ noi gương bắt chước các vị trong đời sống chúng ta. Thật là một ý kiến sai lầm và gây nản chí dường nào! Không vị thánh nào, ngoài Đức Mẹ Maria, không từng trải qua tội lỗi, và không hề sa ngã. Các bạn thân mến, Chúa Kitô chẳng quan tâm đến sự kiện các bạn lung lay và sa ngã bao nhiêu lần trong cuộc đời, nhưng Ngài chú ý xem bao nhiêu lần các bạn chỗi dậy. Chúa không đòi những hành vi ngoại thường, nhưng muốn rằng ánh sáng của Ngài chiếu sáng nơi các bạn. Ngài không gọi các bạn vì các bạn tốt lành và hoàn hảo, nhưng vì Ngài tốt lành và muốn làm cho các bạn thành bạn hữu của Ngài. Đúng vậy, các bạn là ánh sáng thế gian vì Chúa Giêsu là ánh sáng của các bạn. Các bạn là Kitô hữu - không phải vì các bạn thực hiện những việc lạ thường,- nhưng vì Chúa Kitô là cuộc sống của các bạn. Các bạn là thánh nhân vì ơn thánh của Chúa hoạt động nơi các bạn”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Một cây nến chỉ có thể trao ban ánh sáng nếu nó để cho mình được ngọn lửa tiêu hao. Cây nến ấy sẽ vô ích nếu nến của nó không nuôi sống ngọn lửa. Các bạn hãy để Chúa Kitô cháy sáng trong các bạn, cho dù điều này nhiều khi có nghĩa là phải hy sinh từ bỏ. Đừng sợ có thể mất một cái gì đó và sau cùng sẽ tay trắng. Hãy can đảm sử dụng các nén bạc và tài năng của các bạn cho Nước Chúa và hiến thân - như cây nến - để qua các bạn, Chúa soi sáng bóng đêm. Hãy dám trở nên một thánh nhiệt thành, trong đôi mắt và con tim có tình yêu của Chúa Kitô chiếu sáng và qua đó mang ánh sáng cho thế giới.
Sau bài huấn dụ của ĐTC, các bạn trẻ ở tiếp tục canh thức để chuẩn bị cho thánh lễ sáng hôm sau tại phi trường bên cạnh. Nhiều người đã nghỉ đêm tại chỗ, và cũng có các bạn trẻ vào 3 căn lều lớn để cầu nguyện.
Đây là hoạt động cuối cùng của ĐTC trong ngày từ Erfurt đến Freiburg. Cuộc gặp gỡ diễn ra ở quảng trường bên ngoài khu vực hội chợ triển lãm của thành phố Freiburg, cạnh phi trường nơi ngài cử hành thánh lễ sáng chúa nhật hôm sau. Buổi canh thức có chủ đề ”Các con là ánh sáng thế gian”.
Các bạn trẻ tham dự đã dành cho ĐTC một sự tiếp đón thật nồng nhiệt khi chiếc xe bọc kính chở ngài tiến qua các lối đi ở khu hội chợ, bầu không khí tưng bừng giống như một Ngày Quốc Tế giới trẻ thu hẹp. Nhiều bạn trẻ mang biểu ngữ mang tên cộng đoàn xuất xứ của họ cùng với câu ”chúng con chào mừng Đức Benedik” hoặc câu ”Chúng con yêu mến ĐGH Benedict”. Có những người mang những áo T-Shirt màu có chữ ”Jesus is my star” Chúa Giêsu là ngôi sao của tôi”. Trong số các bạn trẻ, có đông đảo các trẻ nam nữ mặc y phục giúp lễ, xét vì trên toàn nước Đức có tới 420 ngàn bạn trẻ giúp lễ.
Sau lời chào mừng của Đức TGM Zollitsch, 9 bạn trẻ lần lượt trình bày chứng từ về Đức Mẹ và các vị thánh và giáo huấn của các ngài. Ảnh các vị được chiếu trên phông của lễ đài. 9 bạn trẻ đại diện cho các thành phần khác nhau: sinh viên, công nhân, hướng đạo, phong trào nông thôn, Hội hiệp sĩ Malta và Hội chân phước Kolping. Cứ sau 3 chứng từ, ĐTC đọc lời một lời nguyện và ngài thắp sáng những chiếc bình do 3 bạn trẻ mang đến trước mặt ngài.
Sau phần trình bày chứng từ, 9 bạn trẻ đã mang các bình ánh sáng chuyển cho tất cả các bạn trẻ hiện diện. Chẳng mấy chốc quảng trường biến thành một biển với hàng chục ngàn ngọn nến lung linh.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng sau bài Tin Mừng với câu nói của Chúa Giêsu ”các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,14), ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa câu nói này và áp dụng vào hoàn cảnh và sứ mạng của các tín hữu Kitô. Ngài đi từ nghi thức làm phép lửa trong nghi thức vọng phục sinh: một ngọn lửa nhỏ bé chiếu tỏa trong bao nhiêu ngọn nến sáng và soi chiếu cho Nhà của Thiên Chúa trong bóng tối. Chúa Giêsu đã nói về bản thân Ngài: ”Thầy là ánh sáng thế gian” (Ga 8,12). Chúa làm cho cuộc sống chúng ta được soi sáng để điều mà chúng ta vừa nghe trong Phúc Âm trở thành chân thực: ”Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,14). Không phải những nỗ lực phàm nhân của chúng ta hoặc tiến bộ kỹ thuật của thời đại chúng ta mang ánh sáng cho trần thế này. Chúng ta luôn luôn phải tái cảm nghiệm rằng sự dấn thân của chúng ta để có một trật tự tốt đẹp hơn, công bằng hơn, vẫn thường gặp giới hạn. Sự đau khổ của những người vô tội, và sau cùng, cái chết của mỗi người tạo nên bóng đêm không thể thấu nhập, nó có thể được chiếu sáng trong một lúc nhờ những kinh nghiệm mới, như một luồng chớp trong đêm đen. Nhưng rồi sau cùng, bóng tối lo âu vẫn còn nguyên. ĐTC nói tiếp:
”Chung quanh chúng ta có thể có bóng đêm đen tối, nhưng chúng ta thấy một ánh sáng: một ngọn lửa nhỏ bé, mạnh mẽ hơn cả bóng đêm bề ngoài có vẻ là hùng mạnh và không thể khắc phục nổi. Chúa Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết, đang chiếu sáng trong thế giới này, ngài chiếu sáng rõ rệt tại những nơi mà, theo phán đoán loài người, dường như âm u và không còn hy vọng gì nữa. Chúa đã chiến thắng sự chết, Ngài đang sống, và niềm tin nơi Chúa thấu nhập như một ánh sáng nhỏ vào trong tất cả những gì là tăm tối và đe dọa.
ĐTC cũng nhận xét rằng ”Ánh sáng không đơn độc lẻ loi. Chung quanh đều có những ánh sáng khác được thắp lên. Dưới các tia sáng ấy, ta thấy được bối cảnh chung quanh và ta có thể định hướng. Chúng ta không sống lẻ loi trong thế giới. Chính trong những điều quan trọng của cuộc sống, chúng ta cần những người khác. Cũng vậy, đặc biệt là trong đức tin, chúng ta không lẻ loi đơn độc, chúng ta là một mắt xích trong sợi dây dài các tín hữu. Không ai đi tới đức tin được nếu không được niềm tin của những người khác nâng đỡ, và đàng khác, với niềm tin của tôi, tôi cũng góp phần củng cố những người khác trong đức tin của họ. Chúng ta giúp đỡ nhau trở thành những gương sáng cho nhau, và chúng ta chia sẻ với những người khác những gì của chúng ta, tư tưởng và hành động, tình cảm của chúng ta. Chúng ta giúp đỡ nhau định hướng, tìm ra chỗ đứng của chúng ta trong xã hội”.
ĐTC cũng ghi nhận rằng ”tuy sứ mạng làm ánh sáng thế gian thật là cao cả, nhưng chúng ta vẫn luôn cảm nghiệm sự thất bại của những cố gắng bản thân và những lầm lỗi, dù có những ý hướng tốt nhất. Nhiều khi thế giới chúng ta đang sống, tuy có những tiến bộ, nhưng xét cho cùng, nó không trở nên tốt hơn. Vẫn còn chiến tranh, khủng bố, đói kém và bệnh tật, nghèo đói cùng cực và đàn áp tàn bạo. Cả những người, trong lịch sử chúng ta, tự nhận là 'những người mang ánh sáng', nhưng không được Chúa Kitô là ánh sáng chân thực duy nhất soi sáng, họ đã không kiến tạo được thiên đàng trần thế nào, nhưng chỉ thiết lập những thể chế độc tài, những chế độ độc đoán, trong đó dù tia sáng bé nhỏ nhất của tình nhân đạo cũng bị bóp nghẹt”.
ĐTC nhắc nhở rằng ”chúng ta không được im lặng về điều này là có sự ác hiện diện. Chúng ta thấy điều đó ở bao nhiêu nơi trên thế giới, và cả trong đời sống chúng ta nữa. ”Đúng vậy, trong chính con tim chúng ta có xu hướng về sự ác, lòng ích kỷ, ghen tương, thái độ hung hăng gây hấn. Có lẽ với kỷ luật bản thân, chúng ta có thể kiểm soát được chúng. Nhưng điều khó khăn hơn, đó là làm sao khắc phục những hình thức sự ác tiềm ẩn, chúng có thể vây bủa chúng ta như trong một đám mây, và đó là sự lười biếng, sự chậm chạp trong việc muốn và làm điều thiện. Nhiều lần trong lịch sử, những người quan tâm đã nhận xét rằng thiệt hại cho Giáo Hội không đến từ các đối thủ, nhưng từ chính cách tín hữu Kitô nguội lạnh. Như thế, làm sao Chúa Kitô có thể nói rằng các Kitô hữu, những Kitô hữu yếu đuối và nguội lạnh, là ánh sáng thế gian? Có lẽ chúng ta sẽ hiểu nếu Ngài kêu lên: ”Các con hãy hoán cải! Các con hãy trở thành ánh sáng thế gian! Hãy thay đổi cuộc sống, hãy làm cho đời sống chúng con trở nên trong sáng và rạng ngời!
Sau cùng, ĐTC nhắc đến sự kiện thánh Phaolô tông đồ, trong các thư của Người, đã không sợ gọi những người đồng thời, thành phần của các giáo đoàn địa phương, là ”các thánh”. Ở đây, điều hiển nhiên là một tín hữu đã chịu phép rửa, cả trước khi họ có thể thực hiện những công việc tốt đẹp hoặc những hoạt động đặc thù, họ được Thiên Chúa thánh hóa. Có thể nói trong bí tích rửa tội, Chúa thắp lên một ngọn lửa sáng trong đời sống chúng ta, một ánh sáng mà sách Giáo Lý gọi là ơn thánh hóa. Ai bảo tồn ánh sáng ấy, ai sống trong ơn thánh, thì thực là thánh.
ĐTC nói: ”Các bạn thân mến, nhiều lần hình ảnh các thánh đã bị chế nhạo và được trình bày một cách bóp méo, như thể nên thánh có nghĩa là sống ngoài thực tại, là ngây ngô và không có niềm vui. Nhiều khi người ta nghĩ rằng một vị thánh chỉ là người thực hiện những hành động khổ chế và có nền luân lý rất cao độ, và vì thế, ta có thể tôn kính các thánh, nhưng không bao giờ noi gương bắt chước các vị trong đời sống chúng ta. Thật là một ý kiến sai lầm và gây nản chí dường nào! Không vị thánh nào, ngoài Đức Mẹ Maria, không từng trải qua tội lỗi, và không hề sa ngã. Các bạn thân mến, Chúa Kitô chẳng quan tâm đến sự kiện các bạn lung lay và sa ngã bao nhiêu lần trong cuộc đời, nhưng Ngài chú ý xem bao nhiêu lần các bạn chỗi dậy. Chúa không đòi những hành vi ngoại thường, nhưng muốn rằng ánh sáng của Ngài chiếu sáng nơi các bạn. Ngài không gọi các bạn vì các bạn tốt lành và hoàn hảo, nhưng vì Ngài tốt lành và muốn làm cho các bạn thành bạn hữu của Ngài. Đúng vậy, các bạn là ánh sáng thế gian vì Chúa Giêsu là ánh sáng của các bạn. Các bạn là Kitô hữu - không phải vì các bạn thực hiện những việc lạ thường,- nhưng vì Chúa Kitô là cuộc sống của các bạn. Các bạn là thánh nhân vì ơn thánh của Chúa hoạt động nơi các bạn”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Một cây nến chỉ có thể trao ban ánh sáng nếu nó để cho mình được ngọn lửa tiêu hao. Cây nến ấy sẽ vô ích nếu nến của nó không nuôi sống ngọn lửa. Các bạn hãy để Chúa Kitô cháy sáng trong các bạn, cho dù điều này nhiều khi có nghĩa là phải hy sinh từ bỏ. Đừng sợ có thể mất một cái gì đó và sau cùng sẽ tay trắng. Hãy can đảm sử dụng các nén bạc và tài năng của các bạn cho Nước Chúa và hiến thân - như cây nến - để qua các bạn, Chúa soi sáng bóng đêm. Hãy dám trở nên một thánh nhiệt thành, trong đôi mắt và con tim có tình yêu của Chúa Kitô chiếu sáng và qua đó mang ánh sáng cho thế giới.
Sau bài huấn dụ của ĐTC, các bạn trẻ ở tiếp tục canh thức để chuẩn bị cho thánh lễ sáng hôm sau tại phi trường bên cạnh. Nhiều người đã nghỉ đêm tại chỗ, và cũng có các bạn trẻ vào 3 căn lều lớn để cầu nguyện.