Tokyo, Nhật Bản, 22/06/2010. (EWTN News) - Giải thưởng Kyoto cho Công Nghệ Tiên Tiến năm nay đã được trao cho Shinya Yamanaka, một nhà khoa học Nhật Bản người đã đi tiên phong trong một phương pháp biến tế bào da trưởng thành thành tế bào gốc người có hiệu nghiệm mà không phải sử dụng đến phôi người.

Giải thưởng Kyoto, đã được trao bởi tổ chức phi lợi nhuận Inamori, là giải thưởng cá nhân giá trị nhất của Nhật Bản trao tặng cho những ai có những thành quả đạt tầm cỡ toàn cầu trong những nỗ lực nhằm cải thiện đời sống xã hội tốt đẹp hơn. Nó là một giải thưởng hàng năm cho các lĩnh vực Khoa Học Cơ Bản, Nghệ Thuật, Triết Học, và Công Nghệ Tiên Tiến.

Giải thưởng Công Nghệ Tiên Tiến năm nay tập trung vào các lĩnh vực Công Nghệ Sinh Học và Công Nghệ Y Học.

Tiến sĩ Shinya Yamanaka, một điều tra viên hàng đầu tại viện Bệnh Tim Mạch Gladstone tại San Francisco, đồng thời cũng là giáo sư tại Đại Học Kyoto và là giám đốc trung tâm của đại học iPS(induced Pluripotent Stem - tế bào gốc đa năng cảm ứng) Nghiên Cứu Tế Bào và Ứng Dụng.

Tiến sĩ Yamanaka đã tìm ra một cách thức để biến đối một tế bào tách biệt một cách thành công, một tế bào đã sẵn sàng để trở thành một loại đặc biệt của mô chẳng hạn như là một tế bào da, thành một tế bào gốc. Bằng việc lấy một tế bào da trưởng thành và biến nó thành một tế bào gốc - cái mà sau đó có thể được chuyển hóa thành bất kì loại tế bào nào, - Tổ chức Inamori lưu ý rõ trong một thông cáo báo chí: trong số những người khác, Tiến sĩ Yamanaka đã tạo nên một công nghệ cái mà sẽ đóng góp một cách to lớn vào việc hiểu biết, chẩn đoán và chữa lành một số bệnh tật chẳng hạn như Tiểu Đường típ 1, bệnh Parkinson và chứng loãng xương.

Công nghệ này cũng sẽ giúp các nhà nghiên cứu phát triển các loại thuốc mới và xác định được những thứ có tiềm năng thành công lớn nhất mà tác dụng phụ ít nhất.

"Trong việc đánh giá phần lớn các tác động dài hạn, công việc của tiến sĩ Yamanaka có tiềm năng phát triển rộng ra các triển vọng tương lai của y học tái tạo, và bao gồm các ngành khoa học y học" quỹ tài trợ nói.

Giải thưởng Kyoto bao gồm một giải thưởng tiền mặt 50 triệu Yên (550,000 đô la), cũng như một tấm bằng chứng nhận và một huy chương Kyoto giá trị 20 karat vàng.

Các giải thưởng sẽ được trao vào ngày 9 tháng 11 tại Kyoto.

(Source: http://www.ewtnnews.com/new.php?id=986)