Hội Nghị Quốc Tế lần thứ hai về tế bào gốc người lớn tại Vatican đã khai mạc vào ngày hôm qua 11 tháng 4 năm 2013. Đây là dịp để các khoa học gia, các bác sĩ và bệnh nhân chia sẻ không những các tiến bộ trong ngành nghiên cứu tế bào gốc người lớn mà còn cả tiềm năng của nó trong việc biến đổi cách chăm sóc sức khỏe ngày nay nữa.
Theo Bác Sĩ Robin Smith, cuộc tranh luận đạo đức về việc sử dụng tế bào gốc phôi thai đã làm tê liệt các tiến bộ trong lãnh vực tế bào gốc người lớn, tức ngành nghiên cứu các mẫu tế bào gốc lấy từ người lớn. Bác sĩ Smith hiện là chủ tịch của Quĩ “Stem for Life” cũng như tổng giám đốc của “Neostem”, một cơ quan hàng đầu trong việc phát triển phương pháp chữa trị bằng tế bào.
Việc dùng tế bào gốc, nhất là tế bào gốc người lớn, để chữa trị hiện là cách để tái sinh các tế bào đang chết trong cơ thể một người mắc các chứng bệnh suy nhược như Alzheimer, Parkinson, hay Đa Xơ Cứng (Multiple Sclerosis). Bác Sĩ cho hay: “Tháng 11 năm 2001, chúng ta đã phát động Hội Nghị Tế Bào Gốc đầu tiên. Kể từ đó, toàn thế giới đã thức tỉnh. Nhờ cải thiện các kết quả lâm sàng, chúng ta có thể cứu hàng trăm triệu cuộc sống. Ta không nói tới việc thuốc thang mà là nói về việc chữa chạy tim mạch bằng tế bào gốc người lớn. Tái cấy các tế bào này vào các cơ phận đã hư hỏng quả đã quay ngược lại thời gian. Trong chỉ có 17 tháng, chúng ta đã được chứng kiến nhiều tiến bộ tuyệt vời trong việc điều trị chứng bạch cầu (leukemia)”.
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu tế bào gốc mới chỉ bắt đầu được hiểu gần đây. Hội nghị trước đây không có cả ban điều hợp để bàn về các lợi ích trong việc dùng tế bào gốc chữa trị các chứng đa xơ cứng và tiểu đường. Bác Sĩ Smith cho hay tại Hoa Kỳ, 245 tỷ dollars đã được chi tiêu cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường, là chứng có thể gây nên mù lòa, đột quị và cắt bỏ tay chân, là bệnh “chỉ mỗi ngày một tệ hơn”.
Bà nói thêm: “Điều trị bằng tế bào có tiềm năng viết lại lịch sử bệnh tật. Tế bào gốc người lớn là điều tất cả chúng ta đều nhất trí; chúng rất tinh tuyền về đạo đức. Ta có thể nắm điều có trong ta và đưa nó trở lại chính cơ thể của mình”.
Đối với bà, mục đích của hội nghị là để gợi hứng cho thay đổi và cổ vũ sự thật và các hứa hẹn phía sau khoa tế bào gốc. “Chúng tôi hy vọng có thể cho thấy rằng từ nay các bạn sẽ không còn phải chọn lựa giữa khoa học và đức tin nữa”.
Tìm hy vọng
Điều hợp ngày đầu của hội nghị là phóng viên tin tức của NBC, Meredith Vieira, người, đang cùng chồng và là ký giả kỳ cựu Richard M. Cohen, chiến đấu với chứng đa xơ cứng của Cohen. Veira cho hay: quyết định tham dự hội nghị “là một chọn lựa bản thân”. Trong một lúc xúc động khi đọc tham luận, Veira thú nhận: “tôi không phải chỉ là một ký giả đi tìm câu trả lời; tôi là người vợ đi tìm hy vọng”.
Bất chấp sự kiện hiện chưa có điều trị nào sẵn sàng cho những ai mắc chứng đa xơ cứng tiệm tiến thời kỳ thứ hai, nhưng “điều trị bằng tế bào vẫn cho ta nhiều hy vọng”. Tiếp tục chủ đề hy vọng, Cohen muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của nó, bất chấp điều này “nó đang mông lung, khó nắm bắt và khó duy trì. Khi tôi được định bệnh cách nay 40 năm, bác sĩ thần kinh của tôi chỉ lẳng lặng nói: ‘xin lỗi anh’ và không bao giờ nói tới bất cứ kế hoạch chữa trị nào. Lúc ấy chưa hề có phương pháp chữa trị nào cho chứng đa xơ cứng cả. Ngày nào cũng khó thức giấc để nhìn vào kiếng soi. Chúng tôi không còn là những con người trước đây nữa về cả điều mình làm và mình là. Chúng tôi bị tấn công không phải chỉ trong thân xác; mà còn trong tinh thần, trong cách mình nhìn mình, mình tự quí mình, mình tự tin mình, mình muốn ra ngoài và cố gắng có một tương lai. Quả là một trách vụ khó khăn”.
Cohen quả quyết tin rằng phương pháp điều trị bằng tế bào gốc người lớn chính là tương lai. Ông thú nhận không còn tới lui với bác sĩ thần kinh cũng như các phương pháp điều trị cố hữu nữa, chỉ vì “những phương pháp này không còn đáng kể bao nhiêu. Tôi xem sét chứng đa xơ cứng và công trình đang được thực hiện trong phương pháp điều trị bằng tế bào gốc người lớn thì thấy thật tuyệt vời. Tất cả chúng ta đều sẽ tìm cách điều trị bằng tế bào”.
Bác sĩ Saud A. Sadiq, một bác sĩ thần kinh từng nghiên cứu sâu rộng nguyên nhân của chứng đa xơ cứng mong tìm phương pháp điều trị, là vị đầu tiên trong ban điều hợp lên tiếng. Dựa vào bối cảnh Vatican của hội nghị, ông bình luận về tầm quan trọng của đức tin trong việc chống bệnh tật. Ông cho rằng “tôi là người mạnh mẽ tin vào đức tin và tôi dùng đức tin ất để khuyên nhủ các bệnh nhân của tôi […] khi họ bắt đầu mất hy vọng. Khi gặp những giờ phút đen tối, khi thấy những bệnh nhân như Richard [Cohen], ta đều có thể rút tỉa được hy vọng từ đức tin để tiếp tục (sống). Tôi cũng nhận được hứng khởi và hy vọng từ các bệnh nhân của mình”
Một thay đổi mẫu mực trong y khoa
Bác sĩ Richard Burt, trưởng ngành miễn dịch trị liệu tại Phân Khoa Y Học của Đại Học Northwestern ở Chicago phát biểu rằng hiện đang có “sự thay đổi mẫu mực” nhờ dùng tế bào gốc người lớn để trị bệnh. “Đây là lối trị liệu chỉ cần một lần, ngược với lối trị bệnh y khoa liên tục”. Bác Sĩ Burt nói tiếp rằng lối trị liệu bằng tế bào gốc người lớn rất an toàn vì không sử dụng các phương pháp như xạ trị, đồng thời còn tạo ra cả một hệ thống miễn dịch hoàn toàn mới.
Hai bệnh nhân được Bác Sĩ Burt điều trị bằng tế bào gốc là Roxane Julia Beygi và Jim Danhakl đã chia sẻ với các tham dự viên các kinh nghiệm tích cực của họ sau khi nhận được sự trị liệu bằng tế bào gốc người lớn. Beygi cho rằng các phương pháp y khoa hiện nay chỉ làm các nan đề của bà nhân thừa lên, như khó đi lại, chóng mặt, và mất cả định hướng. “Từ ngày được cấy tế bào, cuộc sống của tôi đã thay đổi. Tôi đang nghĩ nên dự khóa học nào hay đại học nào. Thậm chí còn quan tâm tới cả việc phải mặc thứ quần áo gì. Tôi nghĩ tới tương lai. Vì tôi đang có một tương lai”.
Danhakl, người từng là phi công chiến đấu của Hải Quân trong 25 năm, đề cập tới cuộc chiến đấu của ông và niềm hy vọng ông có được nhờ cách trị liệu của Bác Sĩ Burt. “Trước đây, tôi từ chỗ chạy marathon trở thành chỉ có thể đi bộ được chừng 200 tới 300 bộ Anh. Khi bạn bị cướp mất sự sống như hế, quả khó mà còn hy vọng. Đến lúc gặp Bác Sĩ Burt, tôi vốn đi xe lăn rồi bị liệt giường. Thường xuyên bị bất tỉnh, nhìn gì cũng thấy hai hình, nghe thì lúc được lúc không. Bạn hữu cũ tới thăm để nói lời giã biệt, khiến tôi nghĩ ‘thế là xong’.
Danhakl thêm rằng trong vòng hai tuần được điều trị bằng tế bào gốc người lớn, ông bắt đầu bước được những bước đầu tiên. Trong vòng một tháng, ông bắt đầu bước mà không cần đến vật chống đỡ nữa và nay thì hoàn toàn bình thường rồi. Dù thỉnh thoảng vẫn còn đau ở bàn chân, nhưng Danhakl cho hay cái đau ấy chẳng đáng kể gì so với lúc ở cửa tử thần.
Sau khi cám ơn Bác Sĩ Burt đã cứu sống ông, Danhakl bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy cách điều trị này chưa được khắp thế giới biết đến. Ông bảo: “thủ tục này đang cứu sống nhiều người, như tôi và Roxane. Tôi nghe người ta nói tới chứng đa xơ cứng nhưng lại bảo chưa có phương pháp điều trị, nên tôi muốn hỏi ‘tại sao không loan báo điều này từ đỉnh núi?’”.
Kết thúc phiên họp đầu tiên trong ngày, Neil Warma, tổng giám đốc và là chủ tịch của “Opexa Therapeutics”, trước nhất, thú nhận rằng ông không thấy có sự nối kết nào giữa Vatican và khoa học khi điều hợp cuộc hội nghị ba ngày này. Sau khi làm quen với hội nghị trước, Warma cho hay: ông “đánh giá cao cách tiếp cận của Vatican đối với giáo dục. Thế giới cuối cùng đã ý thức được tiềm năng của việc dùng tế bào trị bệnh”.
Warma cũng giải thích các lợi ích của Tcelna, tức phương pháp miễn dịch trị liệu dành cho chứng đa xơ cứng, bằng tế bào T (T-cell) tức tế bào lymphô (bạch huyết cầu không hạt trong nguyên sinh chất). Ông bảo T-celna “có tiềm năng thoả mãn các nhu cầu đáng kể của y khoa cho đến nay chưa được thỏa mãn nơi cộng đồng đa xơ cứng nói chung”.
Tclena sử dụng chính các tế bào riêng của bệnh nhân, cô lập các tế bào T nơi bệnh nhân, phát triển chúng rồi cấy chúng trở lại nơi bệnh nhân. Warma nói rằng “các tế bào của chính bệnh nhân hành động như chất thuốc” để tái tạo các tế bào hư hỏng.
Mặc dù Tcelna mới qua giai đoạn thứ hai của thử nghiệm lâm sàng, Warma cho rằng chỉ còn một thời gian ngắn nữa, nó sẽ được phổ biến khắp nơi. “Cuộc hội nghị hôm nay là một bước đầy ý nghĩa khi đem các phương pháp trị liệu tới cho các bệnh nhân đang cần đến chúng”
Zenit 11 tháng 4, 2013
Còn 1 kỳ
Theo Bác Sĩ Robin Smith, cuộc tranh luận đạo đức về việc sử dụng tế bào gốc phôi thai đã làm tê liệt các tiến bộ trong lãnh vực tế bào gốc người lớn, tức ngành nghiên cứu các mẫu tế bào gốc lấy từ người lớn. Bác sĩ Smith hiện là chủ tịch của Quĩ “Stem for Life” cũng như tổng giám đốc của “Neostem”, một cơ quan hàng đầu trong việc phát triển phương pháp chữa trị bằng tế bào.
Việc dùng tế bào gốc, nhất là tế bào gốc người lớn, để chữa trị hiện là cách để tái sinh các tế bào đang chết trong cơ thể một người mắc các chứng bệnh suy nhược như Alzheimer, Parkinson, hay Đa Xơ Cứng (Multiple Sclerosis). Bác Sĩ cho hay: “Tháng 11 năm 2001, chúng ta đã phát động Hội Nghị Tế Bào Gốc đầu tiên. Kể từ đó, toàn thế giới đã thức tỉnh. Nhờ cải thiện các kết quả lâm sàng, chúng ta có thể cứu hàng trăm triệu cuộc sống. Ta không nói tới việc thuốc thang mà là nói về việc chữa chạy tim mạch bằng tế bào gốc người lớn. Tái cấy các tế bào này vào các cơ phận đã hư hỏng quả đã quay ngược lại thời gian. Trong chỉ có 17 tháng, chúng ta đã được chứng kiến nhiều tiến bộ tuyệt vời trong việc điều trị chứng bạch cầu (leukemia)”.
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu tế bào gốc mới chỉ bắt đầu được hiểu gần đây. Hội nghị trước đây không có cả ban điều hợp để bàn về các lợi ích trong việc dùng tế bào gốc chữa trị các chứng đa xơ cứng và tiểu đường. Bác Sĩ Smith cho hay tại Hoa Kỳ, 245 tỷ dollars đã được chi tiêu cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường, là chứng có thể gây nên mù lòa, đột quị và cắt bỏ tay chân, là bệnh “chỉ mỗi ngày một tệ hơn”.
Bà nói thêm: “Điều trị bằng tế bào có tiềm năng viết lại lịch sử bệnh tật. Tế bào gốc người lớn là điều tất cả chúng ta đều nhất trí; chúng rất tinh tuyền về đạo đức. Ta có thể nắm điều có trong ta và đưa nó trở lại chính cơ thể của mình”.
Đối với bà, mục đích của hội nghị là để gợi hứng cho thay đổi và cổ vũ sự thật và các hứa hẹn phía sau khoa tế bào gốc. “Chúng tôi hy vọng có thể cho thấy rằng từ nay các bạn sẽ không còn phải chọn lựa giữa khoa học và đức tin nữa”.
Tìm hy vọng
Điều hợp ngày đầu của hội nghị là phóng viên tin tức của NBC, Meredith Vieira, người, đang cùng chồng và là ký giả kỳ cựu Richard M. Cohen, chiến đấu với chứng đa xơ cứng của Cohen. Veira cho hay: quyết định tham dự hội nghị “là một chọn lựa bản thân”. Trong một lúc xúc động khi đọc tham luận, Veira thú nhận: “tôi không phải chỉ là một ký giả đi tìm câu trả lời; tôi là người vợ đi tìm hy vọng”.
Bất chấp sự kiện hiện chưa có điều trị nào sẵn sàng cho những ai mắc chứng đa xơ cứng tiệm tiến thời kỳ thứ hai, nhưng “điều trị bằng tế bào vẫn cho ta nhiều hy vọng”. Tiếp tục chủ đề hy vọng, Cohen muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của nó, bất chấp điều này “nó đang mông lung, khó nắm bắt và khó duy trì. Khi tôi được định bệnh cách nay 40 năm, bác sĩ thần kinh của tôi chỉ lẳng lặng nói: ‘xin lỗi anh’ và không bao giờ nói tới bất cứ kế hoạch chữa trị nào. Lúc ấy chưa hề có phương pháp chữa trị nào cho chứng đa xơ cứng cả. Ngày nào cũng khó thức giấc để nhìn vào kiếng soi. Chúng tôi không còn là những con người trước đây nữa về cả điều mình làm và mình là. Chúng tôi bị tấn công không phải chỉ trong thân xác; mà còn trong tinh thần, trong cách mình nhìn mình, mình tự quí mình, mình tự tin mình, mình muốn ra ngoài và cố gắng có một tương lai. Quả là một trách vụ khó khăn”.
Cohen quả quyết tin rằng phương pháp điều trị bằng tế bào gốc người lớn chính là tương lai. Ông thú nhận không còn tới lui với bác sĩ thần kinh cũng như các phương pháp điều trị cố hữu nữa, chỉ vì “những phương pháp này không còn đáng kể bao nhiêu. Tôi xem sét chứng đa xơ cứng và công trình đang được thực hiện trong phương pháp điều trị bằng tế bào gốc người lớn thì thấy thật tuyệt vời. Tất cả chúng ta đều sẽ tìm cách điều trị bằng tế bào”.
Bác sĩ Saud A. Sadiq, một bác sĩ thần kinh từng nghiên cứu sâu rộng nguyên nhân của chứng đa xơ cứng mong tìm phương pháp điều trị, là vị đầu tiên trong ban điều hợp lên tiếng. Dựa vào bối cảnh Vatican của hội nghị, ông bình luận về tầm quan trọng của đức tin trong việc chống bệnh tật. Ông cho rằng “tôi là người mạnh mẽ tin vào đức tin và tôi dùng đức tin ất để khuyên nhủ các bệnh nhân của tôi […] khi họ bắt đầu mất hy vọng. Khi gặp những giờ phút đen tối, khi thấy những bệnh nhân như Richard [Cohen], ta đều có thể rút tỉa được hy vọng từ đức tin để tiếp tục (sống). Tôi cũng nhận được hứng khởi và hy vọng từ các bệnh nhân của mình”
Một thay đổi mẫu mực trong y khoa
Bác sĩ Richard Burt, trưởng ngành miễn dịch trị liệu tại Phân Khoa Y Học của Đại Học Northwestern ở Chicago phát biểu rằng hiện đang có “sự thay đổi mẫu mực” nhờ dùng tế bào gốc người lớn để trị bệnh. “Đây là lối trị liệu chỉ cần một lần, ngược với lối trị bệnh y khoa liên tục”. Bác Sĩ Burt nói tiếp rằng lối trị liệu bằng tế bào gốc người lớn rất an toàn vì không sử dụng các phương pháp như xạ trị, đồng thời còn tạo ra cả một hệ thống miễn dịch hoàn toàn mới.
Hai bệnh nhân được Bác Sĩ Burt điều trị bằng tế bào gốc là Roxane Julia Beygi và Jim Danhakl đã chia sẻ với các tham dự viên các kinh nghiệm tích cực của họ sau khi nhận được sự trị liệu bằng tế bào gốc người lớn. Beygi cho rằng các phương pháp y khoa hiện nay chỉ làm các nan đề của bà nhân thừa lên, như khó đi lại, chóng mặt, và mất cả định hướng. “Từ ngày được cấy tế bào, cuộc sống của tôi đã thay đổi. Tôi đang nghĩ nên dự khóa học nào hay đại học nào. Thậm chí còn quan tâm tới cả việc phải mặc thứ quần áo gì. Tôi nghĩ tới tương lai. Vì tôi đang có một tương lai”.
Danhakl, người từng là phi công chiến đấu của Hải Quân trong 25 năm, đề cập tới cuộc chiến đấu của ông và niềm hy vọng ông có được nhờ cách trị liệu của Bác Sĩ Burt. “Trước đây, tôi từ chỗ chạy marathon trở thành chỉ có thể đi bộ được chừng 200 tới 300 bộ Anh. Khi bạn bị cướp mất sự sống như hế, quả khó mà còn hy vọng. Đến lúc gặp Bác Sĩ Burt, tôi vốn đi xe lăn rồi bị liệt giường. Thường xuyên bị bất tỉnh, nhìn gì cũng thấy hai hình, nghe thì lúc được lúc không. Bạn hữu cũ tới thăm để nói lời giã biệt, khiến tôi nghĩ ‘thế là xong’.
Danhakl thêm rằng trong vòng hai tuần được điều trị bằng tế bào gốc người lớn, ông bắt đầu bước được những bước đầu tiên. Trong vòng một tháng, ông bắt đầu bước mà không cần đến vật chống đỡ nữa và nay thì hoàn toàn bình thường rồi. Dù thỉnh thoảng vẫn còn đau ở bàn chân, nhưng Danhakl cho hay cái đau ấy chẳng đáng kể gì so với lúc ở cửa tử thần.
Sau khi cám ơn Bác Sĩ Burt đã cứu sống ông, Danhakl bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy cách điều trị này chưa được khắp thế giới biết đến. Ông bảo: “thủ tục này đang cứu sống nhiều người, như tôi và Roxane. Tôi nghe người ta nói tới chứng đa xơ cứng nhưng lại bảo chưa có phương pháp điều trị, nên tôi muốn hỏi ‘tại sao không loan báo điều này từ đỉnh núi?’”.
Kết thúc phiên họp đầu tiên trong ngày, Neil Warma, tổng giám đốc và là chủ tịch của “Opexa Therapeutics”, trước nhất, thú nhận rằng ông không thấy có sự nối kết nào giữa Vatican và khoa học khi điều hợp cuộc hội nghị ba ngày này. Sau khi làm quen với hội nghị trước, Warma cho hay: ông “đánh giá cao cách tiếp cận của Vatican đối với giáo dục. Thế giới cuối cùng đã ý thức được tiềm năng của việc dùng tế bào trị bệnh”.
Warma cũng giải thích các lợi ích của Tcelna, tức phương pháp miễn dịch trị liệu dành cho chứng đa xơ cứng, bằng tế bào T (T-cell) tức tế bào lymphô (bạch huyết cầu không hạt trong nguyên sinh chất). Ông bảo T-celna “có tiềm năng thoả mãn các nhu cầu đáng kể của y khoa cho đến nay chưa được thỏa mãn nơi cộng đồng đa xơ cứng nói chung”.
Tclena sử dụng chính các tế bào riêng của bệnh nhân, cô lập các tế bào T nơi bệnh nhân, phát triển chúng rồi cấy chúng trở lại nơi bệnh nhân. Warma nói rằng “các tế bào của chính bệnh nhân hành động như chất thuốc” để tái tạo các tế bào hư hỏng.
Mặc dù Tcelna mới qua giai đoạn thứ hai của thử nghiệm lâm sàng, Warma cho rằng chỉ còn một thời gian ngắn nữa, nó sẽ được phổ biến khắp nơi. “Cuộc hội nghị hôm nay là một bước đầy ý nghĩa khi đem các phương pháp trị liệu tới cho các bệnh nhân đang cần đến chúng”
Zenit 11 tháng 4, 2013
Còn 1 kỳ