Ngày 29-4-1984, tôi được chuyển sang xà lim số 6 trại A-20 ở chung với Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, linh hồn của một vụ nổi dậy do ngài và người em chủ trương năm 1976. Tôi hoàn toàn không hiểu lý do của việc chuyển xà lim cá nhân này. Ðây cũng là ngày mà tôi đánh dấu 3 năm bị cùm hai chân và có giai đoạn cả hai tay trong xà lim số 5. Phải nói là tôi bị gông thì đúng hơn. Nếu quý vị được nhìn thấy những tội phạm của thời phong kiến bị gông như thế nào thì chúng tôi bị gông như thế nấy. Chỉ có khác là nhà tù Cộng sản không gông cổ mà thôi.
Linh Mục Vàng, một nhà giảng đạo lỗi lạc của Dòng Chúa Cứu Thế, sau khi bị lên án chung thân khổ sai sau vụ và em ruột ngài là Linh Mục Hiệu bị xử tử, đã bị đưa lưu đầy tại trại A-20 Xuân Phước. Khi tôi đã nằm cùm trong biệt giam trong phòng số 5 được 2 năm thì một hôm Linh Mục Nguyễn Văn Vàng lúc ấy từ trại lao động bị đưa vào xà lim số 6, bên cạnh xà lim tôi bị giam.
Khi còn ở ngoài trại lao động, ngài là đối tượng theo dõi của đám an ninh trại giam, nhất cử nhất động đều không qua mắt được một giàn ăng ten dầy đặc vây quanh vị tu sĩ Công giáo này. Bọn an ninh trại nói thẳng ra rằng nếu chúng bắt gặp bất cứ tù nhân nào liên hệ với Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, sẽ cùm ngay.
Tôi là một Phật tử, nhưng mối liên hệ với Cha Vàng khá thân thiết và chúng tôi thường đàm đạo với nhau vào mỗi ngày sau giờ cơm chiều trước khi điểm số để vào buồng giam, không chấp lệnh của trại. Có lẽ đây là lý do bọn an ninh trại đưa tôi đi “nghỉ mát” trước và 2 năm sau họ đưa Cha Vàng và một vài anh em nữa vào những chiếc hộp nhỏ ở ngay say nhà bếp của trại A. Trại tập trung A-20 ở Xuân Phước thường được chúng tôi gọi là trại trừng giới (danh từ có từ thời Pháp thuộc để chỉ những trại có quy chế trừng trị tù nhân khắt khe). Cục Quản Lý Trại Giam của Cộng Sản thì gọi những loại trại này là Trại Kiên Giam. Tại sao chính quyền Cộng Sản gọi những trại được đánh mã số bằng chữ A và tiếp theo là một hàng con số? Thật ra thì rất ít người được biết lý do tại sao lại gọi A-20 là một trại kiên giam nếu không có dịp bị gọi đi thẩm cung nhiều lần trước khi được “gởi” vào những chiếc “hộp” ở Xuân Phước. Sau biến chuyển đánh dấu bằng việc Trung Quốc tấn công 6 tỉnh sát biên giới Việt Trung năm 1979, Cục Trại Giam được lệnh thực hiện một kế hoạch gọi là “Phương Án 4”, nghĩa là thực hiện một kế hoạch tuyển lựa tất cả những thành phần cứng đầu “không thể cải tạo được nữa” để đưa vào những trại A và trại Z. Kế hoạch này là tác phẩm của một viên Ðại Tá về sau này trở thành một tướng lãnh công an tên là Hoàng Thanh (có lẽ là bí danh). Hoàng Thanh đã thẩm cung chúng tôi và rất nhiều tù nhân khác mấy tháng trước khi tôi bị chuyển trại về A-20. Lần sau cùng là vào mùa Thu 1979, khi thẩm cung tôi lần chót, ông ta cười cười nham hiểm nhưng nói huỵch toẹt: “Tôi biết chắc chắn là khi chuyển về trại mới, các anh không còn ngày ra. Cho nên tôi khuyên các anh là tốt nhất nên ngoan ngoãn để hưởng khoan hồng của nhà nước, nói chung là được mang vợ con các anh lên lập nghiệp ở đây cho gần. Khu vực trai giam sau này sẽ trở thành một đập nước và một thị trấn. Chúng tôi muốn thiết lập một trong những tiểu Siberia. Bây giờ, tôi thấy không còn cần phải giấu giiếm gì các anh nữa”.
Trại A-20 lúc đầu (1979) có tới 4 trại được đánh số A, B, C, D, ở cách nhau trên dưới 5 cây số. Trại A được xây hoàn toàn bằng bê tông cốt sắt tường, bệ nằm, vườn rau ao cá dưới những rặng dừa xanh tốt. Nhưng bên trong những dãy nhà gạch, mái ngói đỏ au đó là những phương thức câu thúc thân thể và tinh thần không khác dưới các trại giam ở Siberia dưới thời Stalin mà phần lớn người đọc sách ở Miền Nam Việt trước 1975 đều biết qua cuốn “Quần Ðảo Gulag” của văn hào Solzhenitsin. Tôi sẽ có dịp nói đến chuyện này trong một bài viết khác. Bây giờ tôi quay lại chủ đề của bài viết này.
Những người xây dựng trại Xuân Phước là ai? Cái oái oăm của lịch sử mà chúng tôi gặp phải chính là ở chỗ: Trại tù này lại do chính bàn tay của những người từng được di tản tới Guam trước ngày 30-4-1975, sau đó lại biểu tình đòi trở về lại Việt Nam bằng tầu Việt Nam Thương Tín, tạo dựng lên. Lúc chúng tôi được chuyển trại về đây thì có một số vẫn chưa được trả tự do. Chạy nạn Cộng Sản tới Guam, rồi vì những lý do riêng biệt hầu hết là vì gia đình còn kẹt lại, trong cơn hoang mang và đau khổ tột độ, tình cảm che lấp lý trí và bị kích động, họ đòi quay trở về với lý do xây dựng lại quê hương sau chiến tranh. Nhưng người Cộng Sản thừa hiểu, những người tị nạn này quay trở về chỉ vì có người còn vợ con, có người còn mẹ già không có người săn sóc, có người hoảng loạn bỏ lại vợ mới cưới, người tình đằng sau. Cho nên, Cộng Sản mở một cuộc đón tiếp để quay phim chụp hình và sau đó đẩy tất cả đàn ông vào khu rừng Xuân Phước và bị buộc phải xây dựng nhà tù này để chính quyền Cộng Sản giam giữ chính những đồng đội của mình. Tôi đã có rất nhiều dịp tiếp xúc với họ, nên hiểu được tấm lòng của họ và thấy họ đáng thương quý hơn là đáng trách. Một sĩ quan xưng là quản gia cho tướng Nguyễn Cao Kỳ tâm sự với tôi: “Cậu tính coi, lúc đó vì hoang mang đi gấp không kịp lôi vợ con và bà mẹ già theo. Ðến Guam, cứ nghĩ đến họ, làm sao nuốt nổi miếng cơm chứ. Tôi biết nhiều người không thể thông cảm được lý do tôi trở về, trong đó có thể có cả vợ con tôi nữa, nhưng đành chịu vậy. Cho nên dù bị đẩy vào hoàn cảnh khốn nạn như thế này, tôi vẫn thấy lương tâm yên ổn hơn”.
Tôi không có ý định nói chi tiết về vụ này mà muốn trở lại cái đêm Noel trong xà lim số 6. Xà lim là tiếng dịch theo âm Việt Nam của “cellule” (tiếng Pháp), xuất hiện trong văn chương và báo chí từ thời Pháp thuộc. Thực ra nếu tra tự điển tiếng Anh Việt hay Pháp Việt, chữ cell hay cellule đều có nghĩa là “tế bào”. Trong các trại tù của những quốc gia theo chủ nghĩa tư bản cũng như chủ nghĩa cộng sản, hoặc các quốc gia dân chủ tự do, những “tế bào” vẫn được hiểu là những phòng biệt giam cá nhân để trừng phạt những tù nhân nguy hiểm. Những phòng biệt giam cá nhân này thường được xây dựng theo một tiêu chuẩn giống nhau: Không gian nhỏ hẹp của chúng phải đáp ứng được nhu cầu trừng phạt cả thể xác lẫn tinh thần người tù. Riêng tại các trại cải tạo do người Cộng Sản dựng lên, những phòng biệt giam cá nhân được gọi bằng một nhóm từ “nhà kỷ luật”. Trại A ở A-20 Xuân Phước có một dãy 10 phòng biệt giam cá nhân, mỗi phòng như vậy giống như một cái hộp với bề rộng 3 thước, dài 3 thước, cao 6 thước, xây dựng bằng vật liệu bê tông cốt sắt, kín mít chỉ có một lỗ tò vò nhỏ ở cánh cửa trước để cho vệ binh kiểm soát tù nhân ở bên trong. Ở phía trong mỗi xà lim cá nhân, có hai bệ nằm song song, cách nhau bằng một khoảng hẹp khoảng nửa thước. Người tù nằm trên bệ quay mặt ra phía cửa hai chân bị cùm chặt bằng một cùm sắt (trong hình), có nhiều trường hợp bị cùm cả hai chân hai tay.
Nhưng cùm như thế nào? Có phải là cùm bằng còng số 8 như ta thấy cảnh sát Mỹ còng tay phạm nhân để giải giao về sở cảnh sát không? Thưa không phải như vậy! Làm gì chúng tôi lại được ưu đãi đó. Loại còng trong những xà lim mà tôi trải qua suốt 5 năm liên tiếp tại A-20 trong rừng Xuân Phước là “cùm Omega”. Tại sao lại gọi loại cùm này bằng cái tên của một hiệu đồng hồ rất nổi tiếng là đồng hồ Omega. Hai cái vòng sắt để khóa hai chân người có hình thù giống y chang logo của đồng hồ Omega (minh họa của Bùi Ánh). Khi bị còng trong xà lim, người tù cải tạo bị đẩy ngồi lên bệ nằm, duỗi thẳng hai chân. Viên cán bộ an ninh trại giam sai một trật tự lấy ra một lô vòng sắt hình ký hiệu omega ra và ướm thử vào cổ chân người tù. Nếu đám an ninh trại giam không có ý định trừng phạt nặng tù nhân cải tạo thì họ ra lệnh cho trật tự lấy hai vòng omega vừa vặn với cổ chân người tù cải tạo. Ngược lại nếu họ muốn trừng phạt nặng và muốn làm nhiễm độc thối chân người tù, họ tra vào cổ chân tù cải tạo hai vòng omega nhỏ hơn vòng cổ chân rồi đóng mạnh xuống. Khi cổ chân người tù lọt vào được chiếc vòng omega, nó đã làm trầy trụa một phần hay nhiều phần cổ chân người tù. Sau đó, họ tra vào bên dưới một cây sắt dài qua bốn lỗ tròn ở hai vòng omega, một đầu cây sắt ăn sâu vào mặt tường trong, đầu phía ngoài của thanh sắt được xỏ qua một chốt được gắn thật sâu xuống cạnh bên ngoài của bệ nằm. Một cây sắt khác ngắn hơn, một đầu được uốn tròn, đầu kia của cây sắt này được đánh dẹp và khoan một lỗ nhỏ. Khi hai thanh sắt này được khóa chặt với nhau thì một đầu của cây sắt dọc sẽ xuyên qua một lỗ nhỏ tường phía trước, thò ra ngoài một đoạn. Chỉ việc tra một cái khóa vào đầu phía ngoài ấy của thanh sắt dọc là tất cả hệ thống trên sẽ tạo thành một cái cùm thật chặt khó lòng một người tù nào có thể mở khóa, vì mấu chốt để tháo cùm là ổ khóa bên ngoài. Phải mở được ổ khóa bên ngoài thì mới mở được cùm.
Có bốn mức cùm dành cho một tù cải tạo khi họ bị biệt giam ở trại Xuân Phước: mức độ 1: Cùm một chân phải, mức độ 2: Cùm một chân trái, mức độ 3: Cùm hai chân, mức độ 4: Cùm hai chân hai tay. Tôi đã trải qua mức độ 4 trong 8 tháng liên tiếp, sau đó giảm xuống mức độ ba, rồi lại tăng lên mức độ 4 trước khi giảm xuống mức độ 3, 2 rồi 1. Khi còn bị cùm mức độ 4, ngoài hai bữa ăn và ban đêm, tôi được tháo cùm 2 tay, thời gian còn lại lúc nào tôi cũng phải ngồi cong như con tôm luộc vì kiểu cùm độc ác này. Sở dĩ tôi được giảm xuống mức độ 3 rồi trở lại mức độ 4 chỉ vì một sự kiện: Sự can thiệp của Hội Ân Xá Quốc Tế để thả tôi ra. Khi hai thành viên của Hội này là bà Frederick Fuchs (người Bỉ) và ông Pierre Carreaux (cựu chiến binh người Pháp) từ Belgique bay qua Bangkok với một danh sách 14 ký giả, phóng viên bị trả thù bởi chế độ mới tại Việt Nam và đòi đến Hà Nội để được gặp mặt những người này. Chỉ có bà Fuchs là được vào Hà Nội, nhưng bà chỉ được nhận hồ sơ can thiệp và được phép thăm bà mẹ tôi tại Saigon chứ không được đến trại A-20 gặp mặt tôi. Khi bà Fuchs đòi chiếu khán ở Bangkok để vào Hà Nội trùng vào thời điểm tôi được tháo cùm hai tay và thời gian bà Fuchs rời Hà Nội trùng thời gian tôi bị trở lại mức cùm số 4. Trước khi tôi được tháo cùm hưởng ân huệ ở mức độ 2, thì một phái đoàn do Hoàng Thanh hướng dẫn từ Hà Nội vào “thăm” A-20. Ông ta lôi một lô những người tù cải tạo đang nằm trong biệt giam tại trại A cũng như B ở A-20 ra thẩm cung. Tôi được một trong những thẩm vấn viên cho xem bản sao những lá thư can thiệp đòi thả tôi, và 13 ký giả khác trong đó có kèm theo cả những lá thư của bằng hữu và đồng nghiệp với tôi ở Pháp, trong đó có thư của ông Trần Văn Ngô tức ký giả Từ Nguyên, một cựu phóng viên của Việt Tấn Xã thuộc lớp đàn anh chúng tôi. Sau đó anh ta nói thẳng với tôi: “Bọn mày thấy đấy, mấy thằng Tây này kể cả mấy thằng ký giả Việt gian chạy trốn tổ quốc không thể đánh tháo chúng mày được. Khôn hồn thì chịu cải tạo để không bị chết trong cùm. Suốt đời chúng mày sẽ không ra khỏi cái thung lũng này được đâu. Ân Xá Quốc Tế hả, còn khuya bọn nó mới làm gì được chúng tao”. Tôi không trách gì việc can thiệp này mà lại còn vui là đằng khác, bởi vì nó củng cố cho tôi một niềm tin và thấy được tấm lòng hào sảng của bạn bè đồng nghiệp ra được nước ngoài. Tôi thành thật tri ân họ.
Những ngày tiếp theo, tôi bị nâng cùm ở mức độ 4 và bị cắt khẩu phần ăn xuống chỉ còn bằng một nửa so với các anh em bên ngoài, nghĩa là chỉ còn mỗi bữa ăn 150 grams. Nếu tính chi ly ra thì 150 grams thực phẩm mỗi ngày gồm khoảng 5 lát khoai mì khô luộc và một muỗng cơm, tất cả chan đẫm nước muối và được phát cho nửa ca nước một ngày. Ăn mặn và uống nước ít, người rất dễ bị phù sẽ ảnh hưởng tới thận. Trong tù mà bị thận thì kể như tàn đời. Cho nên ăn lúc đó trở thành ít quan trọng hơn dù lúc đó chúng tôi đã là lũ ma đói. Cái khát triền miên đã che đi cái đói. Nếu tôi muốn ăn được khẩu phần dành cho người đang bị trừng phạt phải dùng ít nhất nửa phần nước để rửa bớt cái mặn của nước muối được chan vào cơm và khoai mì. Tôi không dám hy sinh những muỗng nước quý như vàng lúc đó để rửa phần khoai. Tôi nghĩ chỉ có cách nhịn, nhưng càng đói lả đi thì mồ hôi ra như tắm, một tình trạng hết sức nguy hiểm. Cha Vàng thấy tôi lả đi, ngài đập cửa báo cáo nhưng đám cán bộ của nhà kỷ luật im lặng, coi như không có chuyện gì xảy ra. Buổi trưa hôm đó, cha Vàng nẩy ra một ý kiến. Ngài nói: “Anh không thể tránh ăn mãi như thế. Nếu Chúa che chở cho mình, phù cũng không chết. Bố tự trách không nghĩ ra việc hy sinh nửa ca nước của bố cho anh. Khoai mì ít ngấm nước muối hơn. Bố sẽ hy sinh nửa phần nước để anh rửa khoai mì cho bớt mặn”. Tôi khước từ: “Bố (trong tù chúng tôi đều gọi tất cả các tu sĩ của các đạo giáo là bố hết) lớn tuổi sức chịu đựng yếu rồi, nhịn khát như con không được đâu”. Ông cười: “Sao biết không được, đã thử đâu mà biết không được”. Tôi chọc ngài cho bớt căng thẳng: “Thế bố đã thử chưa mà khi đi giảng đạo có lúc bố nói về hạnh phúc lứa đôi”. Cả hai chúng tôi đều cười vang. Cha Vàng nói: “Ê này, để bố nói cho anh nghe chuyện này. Bố dù là linh mục thì cũng là người, con tim cũng rung động như mọi người khác, nhiều lúc bố cũng muốn thử. Những lúc như thế mình phải tranh đấu với chính bản thân mình ghê lắm để đừng vượt rào đi ăn tình. Ðiều này cũng cần can đảm mới làm được. Tín đồ kính trọng người tu hành là kính trọng sự can đảm ấy, kính trọng sự vượt qua để phụng sự, chứ nếu giống như thường tình thì nói gì nữa”.
Vâng thưa quý vị, giải pháp của Cha Vàng đã khiến cho một tuần, hai tuần, ba tuần qua đi nhanh và vô hiệu hóa được sự trừng phạt. Vào tuần lễ thứ tư của cuộc trừng phạt, như một phép lạ, viên cán bộ phát cơm nhà kỷ luật không phải là tên trực trại như thường lệ mà là một anh chàng lạ hoắc. Tù nhân mang cơm cho nhà kỷ luật cũng không phải là Hùng đen mà là Tuấn “sún” ở đội tù hình sự. Thông thường, khi vào phát khẩu phần cho nhà kỷ luật, viên cán bộ trực trại thường mở xà lim có tù nhân “bị gởi” (tù nhân bị ăn chế độ trừng phạt) trước. Nhưng lần này thấy các xà lim được lần lượt mở từ 1 cho đến 9 (số hên?) Xà lim 10 không có “khách”.
Ðến xà lim số 6, cha Vàng đưa hai chiếc bát nhựa và hai ca đựng nước ra trong khi viên cán bộ đích thân mở khóa tay cho tôi. Viên cán bộ này mặc đồ công an không lon lá gì cả nên không biết cấp bậc anh ta. Phát khoai xong, thấy Tuấn “sún” múc một vá nước muối, viên cán bộ nói ngay: “Ít muối thôi, chan đẫm vào, làm sao người ta ăn được”. Ðến phần nước, khi thấy Tuấn “sún” múc đầy cả hai ca, tôi hiểu rằng hôm đó tên cán bộ trực trại có việc gì đó không mở trại kỷ luật được, nên nhờ bạn thay thế. Vì làm thế nên anh chàng này không còn nhớ hoặc không thèm nhớ là trong trại có tù nhân phải ăn khẩu phần dành cho chế độ trừng phạt. Phát xà lim số 9 xong, lại thấy có tiếng chìa khóa mở cửa xà lim số 6 của tôi. Tôi đinh ninh rằng họ quay lại để lấy bớt phần nước nên tôi vội vàng cầm ca nước uống hết. Nhưng không, Tuấn “sún” xách thùng nước đứng ở cửa phòng hỏi: “Có gì đựng thêm nước không”. Tôi nói: “Có” và đưa ca nước ra. Tuấn “sún” đổ đầy hai ca nước, rồi lại hỏi: “Còn đồ đựng nước khác không?” Cả hai chúng tôi lắc đầu. Viên cán bộ xen vào: “Ðổ vào thau cơm cho họ, chiều hay mai lấy ra”.
Hình phạt dành cho tôi chấm dứt vào đầu tháng 11. Tôi đoán hết lý do này đến lý do khán khiến chúng chấm dứt sự trừng phạt đối với tôi. Nhưng cha Vàng nhận định: “Nếu cần phải giết chúng ta, chúng đã tùng xẻo mình ngay từ lúc đầu. Ðoán làm gì cho mệt…”. Cuối tháng 11, cả hai chúng tôi đều được mở cùm cho ra đi tắm, lần đầu tiên sau 3 năm biệt giam. Khi được mở cùm, tôi đứng lên không nổi vì hai chân dường như cứng lại. Cha Vàng cũng nằm trong tình trạng ấy, nhưng ngài mới bị biệt giam hơn một năm nên còn lết được. Chúng tôi bám lấy nhau theo hướng dẫn của trật tự đi ra ngoài giếng được đào bên cạnh một ao cá ngay sau nhà kỷ luật. Thời tiết tháng 11 ở vùng tiền sơn Tuy Hòa đã lạnh lắm rồi. Tôi còn có được một cái áo lạnh tự may bằng cách phá một chiếc chăn len của một bạn tù cho từ năm 1980. Khi được cho chiếc chăn len này, tôi nghĩ ngay đến chuyện may thành chiếc áo giống như áo trấn thủ. Trò may vá trong các trại tù cũng là một thú tiêu khiển và giết thời giờ. Chúng dùng những cọng sắt để làm kim và chỉ thì bằng những sợi rút ra từ những chiếc áo hay quần may bằng bao cát. Chính ở những trò may vá này, chúng tôi học được một bài học: Cùng thì tắc biến. Trước những trò đàn áp, những mưu chước thô bạo quản thúc con người trong các nhà tù cộng sản, vẫn có rất nhiều người vượt qua được cơn khốn khó do bản năng sống còn của họ rất mạnh. Cứ thử nghĩ một người nếu ăn bất cứ con vật gì mà họ bắt được kể cả rít núi, cỏ kiểng, ăn sống cả loại khoai mì H-34 có nhiều chất độc trên đất Hoa Kỳ này, thì chỉ có nước vào nhà thương sớm. Nhưng thời gian dưới các nhà tù Cộng Sản bệnh không có thuốc, ăn bậy bạ mà các tù nhân cải tạo ít bị hề hấn gì. Tôi nghĩ một cách chủ quan rằng chỉ có phép lạ hay bản năng tự tồn của người khi bị đẩy vào cùng quẫn mạnh, mới giúp cho một người tù sống được và có ngày trở về. Một số bạn tù của tôi sau này hay nói đến chuyện sống vì tinh thần, lúc đầu tôi chỉ coi là chuyện vui, nhưng ngẫm nghĩ lại thấy cũng có phần chí lý. Khi một người tù chấp nhận phần xấu nhất về mình, sẽ bất chấp những đòn thù. Vì một người biết chấp nhận phần xấu nhất về mình trong hoàn cảnh lưu đầy, sẽ chẳng còn gì phải suy nghĩ về hiện tại lẫn tương lai, ngày về. Lúc đó nếu Việt cộng có bắn mình một viên vào ngực, có lẽ điều đó được coi là ân huệ hơn là kéo dài cuộc sống của những người tù theo cách nửa sống, nửa chết như thế. Cho nên, người cộng sản có thể tính được nhiều trò đàn áp, hành hạ con người, nhưng không tính được điều liên quan đến bản năng và tinh thần của con người.
Khi chúng tôi ra đến bờ giếng là muốn trở lại ngay xà lim. Còn tắm táp gì trong điều kiện thời tiết này. Thấy Cha Vàng run lên bần bật vì gió lạnh. Ngài lại chỉ mặc một chiếc áo len mỏng bên trong bộ đồ tù, nên tôi cởi chiếc áo trấn thủ và nói: “Bố đưa chiếc áo len con, bố mặc chiếc áo của con vào ngay. Bố phong phanh thế, cảm lạnh bây giờ. Bố nhớ rằng ở đây không có thuốc, mặc chiếc áo này của con đi, bố đưa áo len cho con”. Ông nhất định không chịu, nhưng cuối cùng tôi vẫn lột chiếc áo len của cha Vàng ra và mặc chiếc áo trấn thủ mang bằng chăn len hai lớp của tôi, tôi mặc chiếc áo len của ông. Dĩ nhiên chúng tôi chẳng tắm táp gì được cả, ngồi núp vào bức tường che giếng nước để tránh gió. Cha Vàng ít run rẩy hơn. Ngài đứng dậy và vung tay cử động. Tôi làm theo ngài. Tôi có cảm tưởng cứ mỗi lần vung tay cử động theo kiểu Dịch Cân Kinh thì chúng tôi choáng váng có thể chúi về trước, nhưng đồng thời cũng cảm thấy bớt lạnh. Viên cán bộ trực trại dặn chúng tôi: “Các anh tắm thì tắm, không muốn thì thôi. Nếu không thì ngồi đây phơi nắng (ở Xuân Phước, mùa Ðông thường không thấy mặt trời). Cấm không được liên hệ với ai”. Nói xong, anh ta bỏ đi.
Nói thì nói vậy, nhưng các anh em trong nhà bếp đều là anh em sĩ quan cải tạo, nên cũng tìm cách tiếp tế cho chúng tôi vài miếng cơm cháy, mấy tán đường. L.S, một người Việt gốc hoa, một tỷ phú, vua máy cày trước 30-4-1975 bị đẩy lên trại này sau khi lãnh cái án 20 năm tù sau đợt đánh tư sản mại bản lần thứ nhất, đang được cắt cử coi vườn rau cải. Ông ta từ vườn rau đi khơi khơi, không lén lút gì, đến thẳng chỗ chúng tôi, đưa một gói bánh trong đó có ít bánh bisquit lạt và ít đường tán, và thiết thực hơn là khoảng 10 viên thuốc B1. L.S nói: “Ngộ biếu, bánh đường ăn hết ở ngoài này đi, đừng mang vào chúng nó sẽ tịch thu. Thuốc B1 cần cho các nị lắm á. Cứ ăn từ từ, đừng có lo, nhà nước ‘no’ hết ”. Xong ông ta bỏ đi.
Nhóm người Việt gốc Hoa sống trong trại rất đầy đủ, nhưng đối với chúng tôi, lúc nào họ cũng cư xử đàng hoàng. Những tin tức từ bên ngoài được đem vào trại của họ khá chính xác. A-20 là trại trừng giới nhưng quà thăm nuôi hàng tháng của họ chất đầy chỗ nằm. Mỗi lần thăm gặp họ ở với gia đình cả ngày ở ngoài nhà thăm nuôi cũng được, nếu họ muốn. Nhưng ít khi nào họ hành động như vậy. Môi trường ở A-20 là môi trường tế nhị. Những doanh nhân này đầu óc rất thực tế: Có tiền mua tiên cũng được huống chi đám cán bộ trại giam vốn cũng đói rách. Cái giá của việc khơi khơi đến tiếp tế cho chúng tôi ít ra cũng phải trả bằng 6 tháng biệt giam, nếu bị bắt gặp. Nhưng 6 tháng biệt giam chỉ tương đương với 2 cặp lạp xưởng. Ông là người tù duy nhất ở trong trại có thể trả cái giá ấy bằng lạp xưởng hay nửa bao thuốc lá ba số 5 thay vì vào biệt giam. LS biết chắc rằng buổi tối hôm ấy, tên trật tự (bị án chung thân vì tội cướp có súng) sẽ xuống gọi LS ra cửa sổ buồng giam và xin hai cặp lạp xưởng cho cán bộ nấu xôi. Cho nên, LS đi đâu một lúc rồi ông ta trở lại với cái điếu cày, diêm và nói: “Thuốc lào này say lắm, cẩn thận. Ðừng mang diêm vào biệt giam”. Hút xong thuốc lào, chờ cơn “phê” nhạt dần, tôi chợt nẩy ra ý kiến: “Bố ơi mình giấu 2 bi (tiếng lóng của hai điếu) để đêm Noel hút”. Tôi quấn nhúm thuốc còn lại cho thật nhỏ vào bao nhựa đựng 10 viên B1 và nhét vào gấu quần. Cái gấu quần là chỗ hôi thối của những người tù 3 năm không được tắm, chắc không có ai muốn sờ đến nên có thể an toàn. Biệt giam là nơi cấm hết mọi thứ kể cả thuốc hút nên chúng tôi phải hành động như vậy. Và quả thật, trước khi mang chúng tôi vào lại xà lim, trật tự Hùng đen chỉ khám sơ sơ. Tôi và Cha Vàng đã thắng.
Nhưng vào đến xà lim, sau khi xỏ chân vào cùm, nghĩ lại tôi mới thấy thất vọng: lửa ở đâu mà hút. Thảo luận mãi, Cha Vàng đưa ý kiến, lấy lửa bằng phương pháp của thời kỳ đồ đá. Tôi lại chọc vị tu sĩ Công giáo rất hùng biện này: “Bố con mình đang ở thời kỳ đất sét mà bố nghĩ đến phương pháp của thời kỳ đồ đá”. Cha Vàng cười: “Mày chỉ tầm xàm. Ðứng đắn đấy. Ðêm Noel mình sẽ hút thuốc lào, bố có cách rồi”. Sau đó cha Vàng giảng giải cho tôi cách lấy lửa “thời kỳ đồ đá”. Vị tu sĩ nói như giảng đạo: “Này nhé, con có biết rằng nền văn minh ngày nay đến từ việc phát minh ra lửa. Lửa chế ngự đời sống con người khi họ thoát ra thời kỳ ăn lông ở lỗ… Con người thời kỳ đồ đá đã biết dùng đá chọi vào nhau cho đến khi xẹt lửa. Những tia lửa đó rớt xuống đám lá khô dễ bắt lửa và họ thổi cháy thành ngọn lửa”. Cha Vàng nói: “chỉ cần một thanh vỏ tre và áo mục”. Tôi hỏi Cha Vàng: “áo mục thì có sẵn, nhưng thanh vỏ tre?” Cha Vàng cười: “Bố giao nhiệm vụ cho mày nếu bị kêu đi thẩm cung, thế nào trước Noel chúng cũng gọi chúng ta ra tra vấn và khám xà lim, một biện pháp an ninh trước những ngày lễ trọng…”. Do kinh nghiệm, cha Vàng nói đúng. Năm ngày trước Noel, trời có nắng, những tia nắng hiếm hoi xuyên qua cửa tò vò vào phòng giam. Ngài vội lấy chiếc áo tù bằng vải thô vá chằng vá đụp, xé hai mảnh nhỏ. Ngài nói: “Ðây là cái áo bố đã giặt rất sạch trước khi vào đây, để làm con cúi lấy lửa khi cần. Xé nó ra phơi cho thật khô. Cuộn lại cho chặt thành một cuộn bằng ngón tay cái. Dùng móng tay đánh tơi một đầu, đánh thật tơi cho đến khi sợi vải ở đầu con cúi xuất hiện một lớp bông. Dùng miếng vỏ tre thật mỏng luồn nó vào cái khe hẹp để gắn quai dép lốp rồi kéo cho đến khi thanh tre nóng bỏng. Hơi nóng của bột tre dính trên mặt bông của con cúi, lửa sẽ ngún và thổi nhè nhẹ vết lửa sẽ loang ra, chỉ cần thổi nhẹ là lửa sẽ bật lên”.
Nghe Cha Vàng nói tôi tưởng là ngài nói chuyện thần thoại. Nhưng do vẫn nghĩ đến phép lạ, nên tôi nghe theo lời ngài. Tôi nghĩ đây là một trò vui và cũng là dịp tự thử thách mình. Ðúng như dự đoán, trước Noel 1984 ba ngày, lần lượt chúng tôi bị kêu ra ngoài thẩm cung và xà lim bị khám xét rất kỹ. Nhưng họ vẫn không phát giác ra được mấy điếu thuốc lào và thuốc B1 tôi giấu trong lai quần. Có lẽ do người hôi thối quá, nên anh cán bộ nào cũng sợ mó vào quần áo tôi. Chỉ còn thanh tre mỏng. Tôi nghĩ ra một kế nên báo cáo cán bộ cho xin một thanh tre mỏng mang vào xà lim để làm dồ cạo lưỡi. Viên cán bộ hỏi tôi: “Lưỡi anh làm sao?” Tôi nói: “Ðóng bợn ba năm rồi không được cạo, nên xin cán bộ”. Anh ta không nghi ngờ gì cả nên gật đầu: “Nhưng tre ở đâu ra?” Tôi nói ngay: “Ở nhà bếp chắc có”. Anh cán bộ gọi trật tự Hùng đen: “Xuống nhà bếp bảo họ cho tôi một vỏ tre cạo lưỡi cho anh này”. Tôi lại gặp may lần nữa. Mấy anh em nhà bếp tưởng làm cây cạo lưỡi cho cán bộ nên họ làm rất kỹ và tôi có một thanh cạo lưỡi bằng vỏ tre khô dài khoảng 2 gang tay.
Sau khi trở lại xà lim, tôi bắt đầu thực tập ngay. Tháo một quai dép lốp ra, tôi luồn thanh tre vào và dùng hai tay kéo cưa. Thấy nóng thật, tôi ra sức kéo mạnh. Cha Vàng vội can: “Kéo từ, thở ra hít vào đều, ít ra cũng một tiếng đồng hồ”. Tôi lại chọc cha Vàng: “Bố ơi, mình đang ở thời kỳ đồ đất mà kéo như thế này, chắc phải ăn 5 phần khoai mì may ra mới bù lại được. Ðồ đất dễ vỡ lắm!” Vị linh mục cười hiền lành: “Thôi dừng có nói nữa, anh nói nhiều xì hơi còn sức đâu mà kéo”.Trong khi tôi đánh vật với chiếc dép và thanh tre, thì Cha Vàng móc trong tay nải lấy hai miếng vải đã phơi khô ra và làm thành một con cúi. Ông chà một đầu con cúi xuống sàn rồi lấy móng tay út lúc đó đã dài như móng tay của mấy bà người Tàu bó chân, khẩy khẩy cả tiếng đồng hồ vào những thớ vải lúc đó đã hơi bung ra. Ðến khi thấy mệt, mồ hôi ra như tắm, tôi nói với Cha Vàng: “Con chịu thua rồi bố ơi, mệt quá”. Cha Vàng khuyến khích: “Ðừng ngừng, tiếp tục để bố thử coi”. Tôi tiếp tục kéo. Bột tre đã văng ra có thể nhìn thấy trên sàn. Khi Cha Vàng lựa thế đưa cúi vào thì tôi gia tăng tốc độ. Cha Vàng reo lên: “Hơi ngún rồi, tại chưa bén than vì anh kéo chưa đủ đô”. Quả thật tôi cũng thấy một chút khói bốc lên. Ngày hôm sau, chúng tôi lại thử, một cuộc chạy đua tiếp sức của hai người. Ðể con cúi vải xuống sàn, tôi và Cha Vàng thay phiên nhau kéo, từ 9 giờ sáng cho đến hơn 11 giờ thì “phép lạ” đã đến. Ðầu con cúi bắt đầu ngún và có khói, có nghĩa là bột tre nóng quá độ đã khiến cho lớp bông nhẹ trên con cúi bén lửa. Một lát sau khi thấy xuất hiện những đốm hồng, Cha Vàng thổi nhẹ nhẹ, vết lửa lan ra, trang sử của mấy ngàn năm trước được lật lại. Cha Vàng tiếp tục thổi nhẹ để nuôi dưỡng ngọn lửa. Và khi đã ngủi thấy mùi khét của vải, ngài thổi hơi mạnh. Ngọn than hồng lan rộng ra hơn và cuối cùng chỉ cần một hơi nhẹ, ngọn lửa bùng lên. Vị tu sĩ nhìn con cúi vải có than hồng giống như một điếu thuốc lá mới được đốt lên, rồi cười vang: “Mình thắng”. Ngài lục trong tay nải một miếng giấy châm vào cúi vải, ngọn lửa lan sang đóm giấy. Xong, cha nắm chặt tay tôi giơ lên cao như một võ sĩ được trọng tài nắm tay giơ cao sau khi đấm địch thủ đo ván.
Chúng tôi ngồi nghỉ một lát, sau đó Cha Vàng nói: “Chúng ta đã học xong bài học lúc bố đã ngoài 50, còn con đã 33 tuổi. Nhưng tự bố, bố thấy chúng ta xứng đáng với bài học ấy. Ðó là kiên trì đạt mục tiêu trong hoàn cảnh khó khăn nhất”. Ðúng vào tối 24-12-1984, trước khi Cha Vàng cử hành thánh lễ nửa đêm trong xà lim số 6, chúng tôi đã hút mỗi người một điếu thuốc lào. Hút bằng một miếng giấy cuộn tròn như loa kèn và ngậm nước. Hút như thế, miệng mình chính là cái điếu, và cũng có tiếng kêu, cũng chếnh choáng say như khi hút bằng điếu cày. Chỉ có điều khác với hút thuốc lào bằng điếu cày: Sau khi hút phải nhổ nước đi. Trong hoàn cảnh tôi và Cha Vàng lúc đó thì hơi tiếc vì chúng tôi thiếu nước uống kinh niên.
Kể từ ngày sống cùng một xà lim với Cha Nguyễn Văn Vàng, tôi học được nhiều điều. Trong suốt thời gian này, ngài giảng cho tôi bộ Tân Ước. Dù tôi là một Phật tử, nhưng nghe một nhà truyền đạo Công giáo chuyên môn giảng kinh, nên bộ Tân Ước đã củng cố những lập luận sau này của tôi rất nhiều. Quan trọng hơn hết, đó chính là kỷ niệm với một tu sĩ mà tôi kính trọng.
Tháng 4-1985, Cha Vàng lâm bệnh vào lúc sức khỏe của ngài đã quá yếu. Có lẽ ngài đã kiệt sức, sốt cao rồi đi vào hôn mê. Tôi đập cửa kêu cấp cứu suốt ngày, nhưng lúc tên trực trại chịu mở cửa để cho một y sĩ vào khám bệnh, thì mọi việc có vẻ quá muộn. Hai viên trụ sinh không đủ khả năng làm Cha Vàng tỉnh lại. Vào đúng lúc cả hai chúng tôi đều cảm nhận được mùa Giáng Sinh đã trở lại thung lũng Xuân Phước qua tiếng chuông của một nhà thờ dường như ở cách chúng tôi xa lắm vọng về trong đêm lạnh giá và u tịch. Linh Mục Nguyễn Văn Vàng qua đời ngay trong xà lim số 6. Trước đó, dù yếu và bệnh, ngài đã bàn với tôi là làm sao có được bánh thánh lúc ngài làm lễ nửa đêm trong Noel 1985 mà con chiên duy nhất trước ngài lúc đó lại là một Phật tử như tôi. Nhưng mơ ước của Ngài không thành, kể cả việc lớn trước đó là lập lực lượng võ trang để mong lật ngược lại tình thế của một đất nước vừa chìm đắm trong luồng sóng đỏ. Nhưng dù ngài đã mất đi, trong suy nghĩ của tôi cho đến bây giờ, Linh Mục Nguyễn Văn Vàng vẫn là một ngọn lửa, âm thầm cháy như con cúi vải ngày nào bỗng bùng lên soi sáng cái không gian tăm tối của tất cả những xà lim đang hiện diện trên đất nước Việt Nam.
Linh Mục Vàng, một nhà giảng đạo lỗi lạc của Dòng Chúa Cứu Thế, sau khi bị lên án chung thân khổ sai sau vụ và em ruột ngài là Linh Mục Hiệu bị xử tử, đã bị đưa lưu đầy tại trại A-20 Xuân Phước. Khi tôi đã nằm cùm trong biệt giam trong phòng số 5 được 2 năm thì một hôm Linh Mục Nguyễn Văn Vàng lúc ấy từ trại lao động bị đưa vào xà lim số 6, bên cạnh xà lim tôi bị giam.
Khi còn ở ngoài trại lao động, ngài là đối tượng theo dõi của đám an ninh trại giam, nhất cử nhất động đều không qua mắt được một giàn ăng ten dầy đặc vây quanh vị tu sĩ Công giáo này. Bọn an ninh trại nói thẳng ra rằng nếu chúng bắt gặp bất cứ tù nhân nào liên hệ với Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, sẽ cùm ngay.
Tôi là một Phật tử, nhưng mối liên hệ với Cha Vàng khá thân thiết và chúng tôi thường đàm đạo với nhau vào mỗi ngày sau giờ cơm chiều trước khi điểm số để vào buồng giam, không chấp lệnh của trại. Có lẽ đây là lý do bọn an ninh trại đưa tôi đi “nghỉ mát” trước và 2 năm sau họ đưa Cha Vàng và một vài anh em nữa vào những chiếc hộp nhỏ ở ngay say nhà bếp của trại A. Trại tập trung A-20 ở Xuân Phước thường được chúng tôi gọi là trại trừng giới (danh từ có từ thời Pháp thuộc để chỉ những trại có quy chế trừng trị tù nhân khắt khe). Cục Quản Lý Trại Giam của Cộng Sản thì gọi những loại trại này là Trại Kiên Giam. Tại sao chính quyền Cộng Sản gọi những trại được đánh mã số bằng chữ A và tiếp theo là một hàng con số? Thật ra thì rất ít người được biết lý do tại sao lại gọi A-20 là một trại kiên giam nếu không có dịp bị gọi đi thẩm cung nhiều lần trước khi được “gởi” vào những chiếc “hộp” ở Xuân Phước. Sau biến chuyển đánh dấu bằng việc Trung Quốc tấn công 6 tỉnh sát biên giới Việt Trung năm 1979, Cục Trại Giam được lệnh thực hiện một kế hoạch gọi là “Phương Án 4”, nghĩa là thực hiện một kế hoạch tuyển lựa tất cả những thành phần cứng đầu “không thể cải tạo được nữa” để đưa vào những trại A và trại Z. Kế hoạch này là tác phẩm của một viên Ðại Tá về sau này trở thành một tướng lãnh công an tên là Hoàng Thanh (có lẽ là bí danh). Hoàng Thanh đã thẩm cung chúng tôi và rất nhiều tù nhân khác mấy tháng trước khi tôi bị chuyển trại về A-20. Lần sau cùng là vào mùa Thu 1979, khi thẩm cung tôi lần chót, ông ta cười cười nham hiểm nhưng nói huỵch toẹt: “Tôi biết chắc chắn là khi chuyển về trại mới, các anh không còn ngày ra. Cho nên tôi khuyên các anh là tốt nhất nên ngoan ngoãn để hưởng khoan hồng của nhà nước, nói chung là được mang vợ con các anh lên lập nghiệp ở đây cho gần. Khu vực trai giam sau này sẽ trở thành một đập nước và một thị trấn. Chúng tôi muốn thiết lập một trong những tiểu Siberia. Bây giờ, tôi thấy không còn cần phải giấu giiếm gì các anh nữa”.
Trại A-20 lúc đầu (1979) có tới 4 trại được đánh số A, B, C, D, ở cách nhau trên dưới 5 cây số. Trại A được xây hoàn toàn bằng bê tông cốt sắt tường, bệ nằm, vườn rau ao cá dưới những rặng dừa xanh tốt. Nhưng bên trong những dãy nhà gạch, mái ngói đỏ au đó là những phương thức câu thúc thân thể và tinh thần không khác dưới các trại giam ở Siberia dưới thời Stalin mà phần lớn người đọc sách ở Miền Nam Việt trước 1975 đều biết qua cuốn “Quần Ðảo Gulag” của văn hào Solzhenitsin. Tôi sẽ có dịp nói đến chuyện này trong một bài viết khác. Bây giờ tôi quay lại chủ đề của bài viết này.
Những người xây dựng trại Xuân Phước là ai? Cái oái oăm của lịch sử mà chúng tôi gặp phải chính là ở chỗ: Trại tù này lại do chính bàn tay của những người từng được di tản tới Guam trước ngày 30-4-1975, sau đó lại biểu tình đòi trở về lại Việt Nam bằng tầu Việt Nam Thương Tín, tạo dựng lên. Lúc chúng tôi được chuyển trại về đây thì có một số vẫn chưa được trả tự do. Chạy nạn Cộng Sản tới Guam, rồi vì những lý do riêng biệt hầu hết là vì gia đình còn kẹt lại, trong cơn hoang mang và đau khổ tột độ, tình cảm che lấp lý trí và bị kích động, họ đòi quay trở về với lý do xây dựng lại quê hương sau chiến tranh. Nhưng người Cộng Sản thừa hiểu, những người tị nạn này quay trở về chỉ vì có người còn vợ con, có người còn mẹ già không có người săn sóc, có người hoảng loạn bỏ lại vợ mới cưới, người tình đằng sau. Cho nên, Cộng Sản mở một cuộc đón tiếp để quay phim chụp hình và sau đó đẩy tất cả đàn ông vào khu rừng Xuân Phước và bị buộc phải xây dựng nhà tù này để chính quyền Cộng Sản giam giữ chính những đồng đội của mình. Tôi đã có rất nhiều dịp tiếp xúc với họ, nên hiểu được tấm lòng của họ và thấy họ đáng thương quý hơn là đáng trách. Một sĩ quan xưng là quản gia cho tướng Nguyễn Cao Kỳ tâm sự với tôi: “Cậu tính coi, lúc đó vì hoang mang đi gấp không kịp lôi vợ con và bà mẹ già theo. Ðến Guam, cứ nghĩ đến họ, làm sao nuốt nổi miếng cơm chứ. Tôi biết nhiều người không thể thông cảm được lý do tôi trở về, trong đó có thể có cả vợ con tôi nữa, nhưng đành chịu vậy. Cho nên dù bị đẩy vào hoàn cảnh khốn nạn như thế này, tôi vẫn thấy lương tâm yên ổn hơn”.
Tôi không có ý định nói chi tiết về vụ này mà muốn trở lại cái đêm Noel trong xà lim số 6. Xà lim là tiếng dịch theo âm Việt Nam của “cellule” (tiếng Pháp), xuất hiện trong văn chương và báo chí từ thời Pháp thuộc. Thực ra nếu tra tự điển tiếng Anh Việt hay Pháp Việt, chữ cell hay cellule đều có nghĩa là “tế bào”. Trong các trại tù của những quốc gia theo chủ nghĩa tư bản cũng như chủ nghĩa cộng sản, hoặc các quốc gia dân chủ tự do, những “tế bào” vẫn được hiểu là những phòng biệt giam cá nhân để trừng phạt những tù nhân nguy hiểm. Những phòng biệt giam cá nhân này thường được xây dựng theo một tiêu chuẩn giống nhau: Không gian nhỏ hẹp của chúng phải đáp ứng được nhu cầu trừng phạt cả thể xác lẫn tinh thần người tù. Riêng tại các trại cải tạo do người Cộng Sản dựng lên, những phòng biệt giam cá nhân được gọi bằng một nhóm từ “nhà kỷ luật”. Trại A ở A-20 Xuân Phước có một dãy 10 phòng biệt giam cá nhân, mỗi phòng như vậy giống như một cái hộp với bề rộng 3 thước, dài 3 thước, cao 6 thước, xây dựng bằng vật liệu bê tông cốt sắt, kín mít chỉ có một lỗ tò vò nhỏ ở cánh cửa trước để cho vệ binh kiểm soát tù nhân ở bên trong. Ở phía trong mỗi xà lim cá nhân, có hai bệ nằm song song, cách nhau bằng một khoảng hẹp khoảng nửa thước. Người tù nằm trên bệ quay mặt ra phía cửa hai chân bị cùm chặt bằng một cùm sắt (trong hình), có nhiều trường hợp bị cùm cả hai chân hai tay.
Nhưng cùm như thế nào? Có phải là cùm bằng còng số 8 như ta thấy cảnh sát Mỹ còng tay phạm nhân để giải giao về sở cảnh sát không? Thưa không phải như vậy! Làm gì chúng tôi lại được ưu đãi đó. Loại còng trong những xà lim mà tôi trải qua suốt 5 năm liên tiếp tại A-20 trong rừng Xuân Phước là “cùm Omega”. Tại sao lại gọi loại cùm này bằng cái tên của một hiệu đồng hồ rất nổi tiếng là đồng hồ Omega. Hai cái vòng sắt để khóa hai chân người có hình thù giống y chang logo của đồng hồ Omega (minh họa của Bùi Ánh). Khi bị còng trong xà lim, người tù cải tạo bị đẩy ngồi lên bệ nằm, duỗi thẳng hai chân. Viên cán bộ an ninh trại giam sai một trật tự lấy ra một lô vòng sắt hình ký hiệu omega ra và ướm thử vào cổ chân người tù. Nếu đám an ninh trại giam không có ý định trừng phạt nặng tù nhân cải tạo thì họ ra lệnh cho trật tự lấy hai vòng omega vừa vặn với cổ chân người tù cải tạo. Ngược lại nếu họ muốn trừng phạt nặng và muốn làm nhiễm độc thối chân người tù, họ tra vào cổ chân tù cải tạo hai vòng omega nhỏ hơn vòng cổ chân rồi đóng mạnh xuống. Khi cổ chân người tù lọt vào được chiếc vòng omega, nó đã làm trầy trụa một phần hay nhiều phần cổ chân người tù. Sau đó, họ tra vào bên dưới một cây sắt dài qua bốn lỗ tròn ở hai vòng omega, một đầu cây sắt ăn sâu vào mặt tường trong, đầu phía ngoài của thanh sắt được xỏ qua một chốt được gắn thật sâu xuống cạnh bên ngoài của bệ nằm. Một cây sắt khác ngắn hơn, một đầu được uốn tròn, đầu kia của cây sắt này được đánh dẹp và khoan một lỗ nhỏ. Khi hai thanh sắt này được khóa chặt với nhau thì một đầu của cây sắt dọc sẽ xuyên qua một lỗ nhỏ tường phía trước, thò ra ngoài một đoạn. Chỉ việc tra một cái khóa vào đầu phía ngoài ấy của thanh sắt dọc là tất cả hệ thống trên sẽ tạo thành một cái cùm thật chặt khó lòng một người tù nào có thể mở khóa, vì mấu chốt để tháo cùm là ổ khóa bên ngoài. Phải mở được ổ khóa bên ngoài thì mới mở được cùm.
Có bốn mức cùm dành cho một tù cải tạo khi họ bị biệt giam ở trại Xuân Phước: mức độ 1: Cùm một chân phải, mức độ 2: Cùm một chân trái, mức độ 3: Cùm hai chân, mức độ 4: Cùm hai chân hai tay. Tôi đã trải qua mức độ 4 trong 8 tháng liên tiếp, sau đó giảm xuống mức độ ba, rồi lại tăng lên mức độ 4 trước khi giảm xuống mức độ 3, 2 rồi 1. Khi còn bị cùm mức độ 4, ngoài hai bữa ăn và ban đêm, tôi được tháo cùm 2 tay, thời gian còn lại lúc nào tôi cũng phải ngồi cong như con tôm luộc vì kiểu cùm độc ác này. Sở dĩ tôi được giảm xuống mức độ 3 rồi trở lại mức độ 4 chỉ vì một sự kiện: Sự can thiệp của Hội Ân Xá Quốc Tế để thả tôi ra. Khi hai thành viên của Hội này là bà Frederick Fuchs (người Bỉ) và ông Pierre Carreaux (cựu chiến binh người Pháp) từ Belgique bay qua Bangkok với một danh sách 14 ký giả, phóng viên bị trả thù bởi chế độ mới tại Việt Nam và đòi đến Hà Nội để được gặp mặt những người này. Chỉ có bà Fuchs là được vào Hà Nội, nhưng bà chỉ được nhận hồ sơ can thiệp và được phép thăm bà mẹ tôi tại Saigon chứ không được đến trại A-20 gặp mặt tôi. Khi bà Fuchs đòi chiếu khán ở Bangkok để vào Hà Nội trùng vào thời điểm tôi được tháo cùm hai tay và thời gian bà Fuchs rời Hà Nội trùng thời gian tôi bị trở lại mức cùm số 4. Trước khi tôi được tháo cùm hưởng ân huệ ở mức độ 2, thì một phái đoàn do Hoàng Thanh hướng dẫn từ Hà Nội vào “thăm” A-20. Ông ta lôi một lô những người tù cải tạo đang nằm trong biệt giam tại trại A cũng như B ở A-20 ra thẩm cung. Tôi được một trong những thẩm vấn viên cho xem bản sao những lá thư can thiệp đòi thả tôi, và 13 ký giả khác trong đó có kèm theo cả những lá thư của bằng hữu và đồng nghiệp với tôi ở Pháp, trong đó có thư của ông Trần Văn Ngô tức ký giả Từ Nguyên, một cựu phóng viên của Việt Tấn Xã thuộc lớp đàn anh chúng tôi. Sau đó anh ta nói thẳng với tôi: “Bọn mày thấy đấy, mấy thằng Tây này kể cả mấy thằng ký giả Việt gian chạy trốn tổ quốc không thể đánh tháo chúng mày được. Khôn hồn thì chịu cải tạo để không bị chết trong cùm. Suốt đời chúng mày sẽ không ra khỏi cái thung lũng này được đâu. Ân Xá Quốc Tế hả, còn khuya bọn nó mới làm gì được chúng tao”. Tôi không trách gì việc can thiệp này mà lại còn vui là đằng khác, bởi vì nó củng cố cho tôi một niềm tin và thấy được tấm lòng hào sảng của bạn bè đồng nghiệp ra được nước ngoài. Tôi thành thật tri ân họ.
Những ngày tiếp theo, tôi bị nâng cùm ở mức độ 4 và bị cắt khẩu phần ăn xuống chỉ còn bằng một nửa so với các anh em bên ngoài, nghĩa là chỉ còn mỗi bữa ăn 150 grams. Nếu tính chi ly ra thì 150 grams thực phẩm mỗi ngày gồm khoảng 5 lát khoai mì khô luộc và một muỗng cơm, tất cả chan đẫm nước muối và được phát cho nửa ca nước một ngày. Ăn mặn và uống nước ít, người rất dễ bị phù sẽ ảnh hưởng tới thận. Trong tù mà bị thận thì kể như tàn đời. Cho nên ăn lúc đó trở thành ít quan trọng hơn dù lúc đó chúng tôi đã là lũ ma đói. Cái khát triền miên đã che đi cái đói. Nếu tôi muốn ăn được khẩu phần dành cho người đang bị trừng phạt phải dùng ít nhất nửa phần nước để rửa bớt cái mặn của nước muối được chan vào cơm và khoai mì. Tôi không dám hy sinh những muỗng nước quý như vàng lúc đó để rửa phần khoai. Tôi nghĩ chỉ có cách nhịn, nhưng càng đói lả đi thì mồ hôi ra như tắm, một tình trạng hết sức nguy hiểm. Cha Vàng thấy tôi lả đi, ngài đập cửa báo cáo nhưng đám cán bộ của nhà kỷ luật im lặng, coi như không có chuyện gì xảy ra. Buổi trưa hôm đó, cha Vàng nẩy ra một ý kiến. Ngài nói: “Anh không thể tránh ăn mãi như thế. Nếu Chúa che chở cho mình, phù cũng không chết. Bố tự trách không nghĩ ra việc hy sinh nửa ca nước của bố cho anh. Khoai mì ít ngấm nước muối hơn. Bố sẽ hy sinh nửa phần nước để anh rửa khoai mì cho bớt mặn”. Tôi khước từ: “Bố (trong tù chúng tôi đều gọi tất cả các tu sĩ của các đạo giáo là bố hết) lớn tuổi sức chịu đựng yếu rồi, nhịn khát như con không được đâu”. Ông cười: “Sao biết không được, đã thử đâu mà biết không được”. Tôi chọc ngài cho bớt căng thẳng: “Thế bố đã thử chưa mà khi đi giảng đạo có lúc bố nói về hạnh phúc lứa đôi”. Cả hai chúng tôi đều cười vang. Cha Vàng nói: “Ê này, để bố nói cho anh nghe chuyện này. Bố dù là linh mục thì cũng là người, con tim cũng rung động như mọi người khác, nhiều lúc bố cũng muốn thử. Những lúc như thế mình phải tranh đấu với chính bản thân mình ghê lắm để đừng vượt rào đi ăn tình. Ðiều này cũng cần can đảm mới làm được. Tín đồ kính trọng người tu hành là kính trọng sự can đảm ấy, kính trọng sự vượt qua để phụng sự, chứ nếu giống như thường tình thì nói gì nữa”.
Vâng thưa quý vị, giải pháp của Cha Vàng đã khiến cho một tuần, hai tuần, ba tuần qua đi nhanh và vô hiệu hóa được sự trừng phạt. Vào tuần lễ thứ tư của cuộc trừng phạt, như một phép lạ, viên cán bộ phát cơm nhà kỷ luật không phải là tên trực trại như thường lệ mà là một anh chàng lạ hoắc. Tù nhân mang cơm cho nhà kỷ luật cũng không phải là Hùng đen mà là Tuấn “sún” ở đội tù hình sự. Thông thường, khi vào phát khẩu phần cho nhà kỷ luật, viên cán bộ trực trại thường mở xà lim có tù nhân “bị gởi” (tù nhân bị ăn chế độ trừng phạt) trước. Nhưng lần này thấy các xà lim được lần lượt mở từ 1 cho đến 9 (số hên?) Xà lim 10 không có “khách”.
Ðến xà lim số 6, cha Vàng đưa hai chiếc bát nhựa và hai ca đựng nước ra trong khi viên cán bộ đích thân mở khóa tay cho tôi. Viên cán bộ này mặc đồ công an không lon lá gì cả nên không biết cấp bậc anh ta. Phát khoai xong, thấy Tuấn “sún” múc một vá nước muối, viên cán bộ nói ngay: “Ít muối thôi, chan đẫm vào, làm sao người ta ăn được”. Ðến phần nước, khi thấy Tuấn “sún” múc đầy cả hai ca, tôi hiểu rằng hôm đó tên cán bộ trực trại có việc gì đó không mở trại kỷ luật được, nên nhờ bạn thay thế. Vì làm thế nên anh chàng này không còn nhớ hoặc không thèm nhớ là trong trại có tù nhân phải ăn khẩu phần dành cho chế độ trừng phạt. Phát xà lim số 9 xong, lại thấy có tiếng chìa khóa mở cửa xà lim số 6 của tôi. Tôi đinh ninh rằng họ quay lại để lấy bớt phần nước nên tôi vội vàng cầm ca nước uống hết. Nhưng không, Tuấn “sún” xách thùng nước đứng ở cửa phòng hỏi: “Có gì đựng thêm nước không”. Tôi nói: “Có” và đưa ca nước ra. Tuấn “sún” đổ đầy hai ca nước, rồi lại hỏi: “Còn đồ đựng nước khác không?” Cả hai chúng tôi lắc đầu. Viên cán bộ xen vào: “Ðổ vào thau cơm cho họ, chiều hay mai lấy ra”.
Hình phạt dành cho tôi chấm dứt vào đầu tháng 11. Tôi đoán hết lý do này đến lý do khán khiến chúng chấm dứt sự trừng phạt đối với tôi. Nhưng cha Vàng nhận định: “Nếu cần phải giết chúng ta, chúng đã tùng xẻo mình ngay từ lúc đầu. Ðoán làm gì cho mệt…”. Cuối tháng 11, cả hai chúng tôi đều được mở cùm cho ra đi tắm, lần đầu tiên sau 3 năm biệt giam. Khi được mở cùm, tôi đứng lên không nổi vì hai chân dường như cứng lại. Cha Vàng cũng nằm trong tình trạng ấy, nhưng ngài mới bị biệt giam hơn một năm nên còn lết được. Chúng tôi bám lấy nhau theo hướng dẫn của trật tự đi ra ngoài giếng được đào bên cạnh một ao cá ngay sau nhà kỷ luật. Thời tiết tháng 11 ở vùng tiền sơn Tuy Hòa đã lạnh lắm rồi. Tôi còn có được một cái áo lạnh tự may bằng cách phá một chiếc chăn len của một bạn tù cho từ năm 1980. Khi được cho chiếc chăn len này, tôi nghĩ ngay đến chuyện may thành chiếc áo giống như áo trấn thủ. Trò may vá trong các trại tù cũng là một thú tiêu khiển và giết thời giờ. Chúng dùng những cọng sắt để làm kim và chỉ thì bằng những sợi rút ra từ những chiếc áo hay quần may bằng bao cát. Chính ở những trò may vá này, chúng tôi học được một bài học: Cùng thì tắc biến. Trước những trò đàn áp, những mưu chước thô bạo quản thúc con người trong các nhà tù cộng sản, vẫn có rất nhiều người vượt qua được cơn khốn khó do bản năng sống còn của họ rất mạnh. Cứ thử nghĩ một người nếu ăn bất cứ con vật gì mà họ bắt được kể cả rít núi, cỏ kiểng, ăn sống cả loại khoai mì H-34 có nhiều chất độc trên đất Hoa Kỳ này, thì chỉ có nước vào nhà thương sớm. Nhưng thời gian dưới các nhà tù Cộng Sản bệnh không có thuốc, ăn bậy bạ mà các tù nhân cải tạo ít bị hề hấn gì. Tôi nghĩ một cách chủ quan rằng chỉ có phép lạ hay bản năng tự tồn của người khi bị đẩy vào cùng quẫn mạnh, mới giúp cho một người tù sống được và có ngày trở về. Một số bạn tù của tôi sau này hay nói đến chuyện sống vì tinh thần, lúc đầu tôi chỉ coi là chuyện vui, nhưng ngẫm nghĩ lại thấy cũng có phần chí lý. Khi một người tù chấp nhận phần xấu nhất về mình, sẽ bất chấp những đòn thù. Vì một người biết chấp nhận phần xấu nhất về mình trong hoàn cảnh lưu đầy, sẽ chẳng còn gì phải suy nghĩ về hiện tại lẫn tương lai, ngày về. Lúc đó nếu Việt cộng có bắn mình một viên vào ngực, có lẽ điều đó được coi là ân huệ hơn là kéo dài cuộc sống của những người tù theo cách nửa sống, nửa chết như thế. Cho nên, người cộng sản có thể tính được nhiều trò đàn áp, hành hạ con người, nhưng không tính được điều liên quan đến bản năng và tinh thần của con người.
Khi chúng tôi ra đến bờ giếng là muốn trở lại ngay xà lim. Còn tắm táp gì trong điều kiện thời tiết này. Thấy Cha Vàng run lên bần bật vì gió lạnh. Ngài lại chỉ mặc một chiếc áo len mỏng bên trong bộ đồ tù, nên tôi cởi chiếc áo trấn thủ và nói: “Bố đưa chiếc áo len con, bố mặc chiếc áo của con vào ngay. Bố phong phanh thế, cảm lạnh bây giờ. Bố nhớ rằng ở đây không có thuốc, mặc chiếc áo này của con đi, bố đưa áo len cho con”. Ông nhất định không chịu, nhưng cuối cùng tôi vẫn lột chiếc áo len của cha Vàng ra và mặc chiếc áo trấn thủ mang bằng chăn len hai lớp của tôi, tôi mặc chiếc áo len của ông. Dĩ nhiên chúng tôi chẳng tắm táp gì được cả, ngồi núp vào bức tường che giếng nước để tránh gió. Cha Vàng ít run rẩy hơn. Ngài đứng dậy và vung tay cử động. Tôi làm theo ngài. Tôi có cảm tưởng cứ mỗi lần vung tay cử động theo kiểu Dịch Cân Kinh thì chúng tôi choáng váng có thể chúi về trước, nhưng đồng thời cũng cảm thấy bớt lạnh. Viên cán bộ trực trại dặn chúng tôi: “Các anh tắm thì tắm, không muốn thì thôi. Nếu không thì ngồi đây phơi nắng (ở Xuân Phước, mùa Ðông thường không thấy mặt trời). Cấm không được liên hệ với ai”. Nói xong, anh ta bỏ đi.
Nói thì nói vậy, nhưng các anh em trong nhà bếp đều là anh em sĩ quan cải tạo, nên cũng tìm cách tiếp tế cho chúng tôi vài miếng cơm cháy, mấy tán đường. L.S, một người Việt gốc hoa, một tỷ phú, vua máy cày trước 30-4-1975 bị đẩy lên trại này sau khi lãnh cái án 20 năm tù sau đợt đánh tư sản mại bản lần thứ nhất, đang được cắt cử coi vườn rau cải. Ông ta từ vườn rau đi khơi khơi, không lén lút gì, đến thẳng chỗ chúng tôi, đưa một gói bánh trong đó có ít bánh bisquit lạt và ít đường tán, và thiết thực hơn là khoảng 10 viên thuốc B1. L.S nói: “Ngộ biếu, bánh đường ăn hết ở ngoài này đi, đừng mang vào chúng nó sẽ tịch thu. Thuốc B1 cần cho các nị lắm á. Cứ ăn từ từ, đừng có lo, nhà nước ‘no’ hết ”. Xong ông ta bỏ đi.
Nhóm người Việt gốc Hoa sống trong trại rất đầy đủ, nhưng đối với chúng tôi, lúc nào họ cũng cư xử đàng hoàng. Những tin tức từ bên ngoài được đem vào trại của họ khá chính xác. A-20 là trại trừng giới nhưng quà thăm nuôi hàng tháng của họ chất đầy chỗ nằm. Mỗi lần thăm gặp họ ở với gia đình cả ngày ở ngoài nhà thăm nuôi cũng được, nếu họ muốn. Nhưng ít khi nào họ hành động như vậy. Môi trường ở A-20 là môi trường tế nhị. Những doanh nhân này đầu óc rất thực tế: Có tiền mua tiên cũng được huống chi đám cán bộ trại giam vốn cũng đói rách. Cái giá của việc khơi khơi đến tiếp tế cho chúng tôi ít ra cũng phải trả bằng 6 tháng biệt giam, nếu bị bắt gặp. Nhưng 6 tháng biệt giam chỉ tương đương với 2 cặp lạp xưởng. Ông là người tù duy nhất ở trong trại có thể trả cái giá ấy bằng lạp xưởng hay nửa bao thuốc lá ba số 5 thay vì vào biệt giam. LS biết chắc rằng buổi tối hôm ấy, tên trật tự (bị án chung thân vì tội cướp có súng) sẽ xuống gọi LS ra cửa sổ buồng giam và xin hai cặp lạp xưởng cho cán bộ nấu xôi. Cho nên, LS đi đâu một lúc rồi ông ta trở lại với cái điếu cày, diêm và nói: “Thuốc lào này say lắm, cẩn thận. Ðừng mang diêm vào biệt giam”. Hút xong thuốc lào, chờ cơn “phê” nhạt dần, tôi chợt nẩy ra ý kiến: “Bố ơi mình giấu 2 bi (tiếng lóng của hai điếu) để đêm Noel hút”. Tôi quấn nhúm thuốc còn lại cho thật nhỏ vào bao nhựa đựng 10 viên B1 và nhét vào gấu quần. Cái gấu quần là chỗ hôi thối của những người tù 3 năm không được tắm, chắc không có ai muốn sờ đến nên có thể an toàn. Biệt giam là nơi cấm hết mọi thứ kể cả thuốc hút nên chúng tôi phải hành động như vậy. Và quả thật, trước khi mang chúng tôi vào lại xà lim, trật tự Hùng đen chỉ khám sơ sơ. Tôi và Cha Vàng đã thắng.
Nhưng vào đến xà lim, sau khi xỏ chân vào cùm, nghĩ lại tôi mới thấy thất vọng: lửa ở đâu mà hút. Thảo luận mãi, Cha Vàng đưa ý kiến, lấy lửa bằng phương pháp của thời kỳ đồ đá. Tôi lại chọc vị tu sĩ Công giáo rất hùng biện này: “Bố con mình đang ở thời kỳ đất sét mà bố nghĩ đến phương pháp của thời kỳ đồ đá”. Cha Vàng cười: “Mày chỉ tầm xàm. Ðứng đắn đấy. Ðêm Noel mình sẽ hút thuốc lào, bố có cách rồi”. Sau đó cha Vàng giảng giải cho tôi cách lấy lửa “thời kỳ đồ đá”. Vị tu sĩ nói như giảng đạo: “Này nhé, con có biết rằng nền văn minh ngày nay đến từ việc phát minh ra lửa. Lửa chế ngự đời sống con người khi họ thoát ra thời kỳ ăn lông ở lỗ… Con người thời kỳ đồ đá đã biết dùng đá chọi vào nhau cho đến khi xẹt lửa. Những tia lửa đó rớt xuống đám lá khô dễ bắt lửa và họ thổi cháy thành ngọn lửa”. Cha Vàng nói: “chỉ cần một thanh vỏ tre và áo mục”. Tôi hỏi Cha Vàng: “áo mục thì có sẵn, nhưng thanh vỏ tre?” Cha Vàng cười: “Bố giao nhiệm vụ cho mày nếu bị kêu đi thẩm cung, thế nào trước Noel chúng cũng gọi chúng ta ra tra vấn và khám xà lim, một biện pháp an ninh trước những ngày lễ trọng…”. Do kinh nghiệm, cha Vàng nói đúng. Năm ngày trước Noel, trời có nắng, những tia nắng hiếm hoi xuyên qua cửa tò vò vào phòng giam. Ngài vội lấy chiếc áo tù bằng vải thô vá chằng vá đụp, xé hai mảnh nhỏ. Ngài nói: “Ðây là cái áo bố đã giặt rất sạch trước khi vào đây, để làm con cúi lấy lửa khi cần. Xé nó ra phơi cho thật khô. Cuộn lại cho chặt thành một cuộn bằng ngón tay cái. Dùng móng tay đánh tơi một đầu, đánh thật tơi cho đến khi sợi vải ở đầu con cúi xuất hiện một lớp bông. Dùng miếng vỏ tre thật mỏng luồn nó vào cái khe hẹp để gắn quai dép lốp rồi kéo cho đến khi thanh tre nóng bỏng. Hơi nóng của bột tre dính trên mặt bông của con cúi, lửa sẽ ngún và thổi nhè nhẹ vết lửa sẽ loang ra, chỉ cần thổi nhẹ là lửa sẽ bật lên”.
Nghe Cha Vàng nói tôi tưởng là ngài nói chuyện thần thoại. Nhưng do vẫn nghĩ đến phép lạ, nên tôi nghe theo lời ngài. Tôi nghĩ đây là một trò vui và cũng là dịp tự thử thách mình. Ðúng như dự đoán, trước Noel 1984 ba ngày, lần lượt chúng tôi bị kêu ra ngoài thẩm cung và xà lim bị khám xét rất kỹ. Nhưng họ vẫn không phát giác ra được mấy điếu thuốc lào và thuốc B1 tôi giấu trong lai quần. Có lẽ do người hôi thối quá, nên anh cán bộ nào cũng sợ mó vào quần áo tôi. Chỉ còn thanh tre mỏng. Tôi nghĩ ra một kế nên báo cáo cán bộ cho xin một thanh tre mỏng mang vào xà lim để làm dồ cạo lưỡi. Viên cán bộ hỏi tôi: “Lưỡi anh làm sao?” Tôi nói: “Ðóng bợn ba năm rồi không được cạo, nên xin cán bộ”. Anh ta không nghi ngờ gì cả nên gật đầu: “Nhưng tre ở đâu ra?” Tôi nói ngay: “Ở nhà bếp chắc có”. Anh cán bộ gọi trật tự Hùng đen: “Xuống nhà bếp bảo họ cho tôi một vỏ tre cạo lưỡi cho anh này”. Tôi lại gặp may lần nữa. Mấy anh em nhà bếp tưởng làm cây cạo lưỡi cho cán bộ nên họ làm rất kỹ và tôi có một thanh cạo lưỡi bằng vỏ tre khô dài khoảng 2 gang tay.
Sau khi trở lại xà lim, tôi bắt đầu thực tập ngay. Tháo một quai dép lốp ra, tôi luồn thanh tre vào và dùng hai tay kéo cưa. Thấy nóng thật, tôi ra sức kéo mạnh. Cha Vàng vội can: “Kéo từ, thở ra hít vào đều, ít ra cũng một tiếng đồng hồ”. Tôi lại chọc cha Vàng: “Bố ơi, mình đang ở thời kỳ đồ đất mà kéo như thế này, chắc phải ăn 5 phần khoai mì may ra mới bù lại được. Ðồ đất dễ vỡ lắm!” Vị linh mục cười hiền lành: “Thôi dừng có nói nữa, anh nói nhiều xì hơi còn sức đâu mà kéo”.Trong khi tôi đánh vật với chiếc dép và thanh tre, thì Cha Vàng móc trong tay nải lấy hai miếng vải đã phơi khô ra và làm thành một con cúi. Ông chà một đầu con cúi xuống sàn rồi lấy móng tay út lúc đó đã dài như móng tay của mấy bà người Tàu bó chân, khẩy khẩy cả tiếng đồng hồ vào những thớ vải lúc đó đã hơi bung ra. Ðến khi thấy mệt, mồ hôi ra như tắm, tôi nói với Cha Vàng: “Con chịu thua rồi bố ơi, mệt quá”. Cha Vàng khuyến khích: “Ðừng ngừng, tiếp tục để bố thử coi”. Tôi tiếp tục kéo. Bột tre đã văng ra có thể nhìn thấy trên sàn. Khi Cha Vàng lựa thế đưa cúi vào thì tôi gia tăng tốc độ. Cha Vàng reo lên: “Hơi ngún rồi, tại chưa bén than vì anh kéo chưa đủ đô”. Quả thật tôi cũng thấy một chút khói bốc lên. Ngày hôm sau, chúng tôi lại thử, một cuộc chạy đua tiếp sức của hai người. Ðể con cúi vải xuống sàn, tôi và Cha Vàng thay phiên nhau kéo, từ 9 giờ sáng cho đến hơn 11 giờ thì “phép lạ” đã đến. Ðầu con cúi bắt đầu ngún và có khói, có nghĩa là bột tre nóng quá độ đã khiến cho lớp bông nhẹ trên con cúi bén lửa. Một lát sau khi thấy xuất hiện những đốm hồng, Cha Vàng thổi nhẹ nhẹ, vết lửa lan ra, trang sử của mấy ngàn năm trước được lật lại. Cha Vàng tiếp tục thổi nhẹ để nuôi dưỡng ngọn lửa. Và khi đã ngủi thấy mùi khét của vải, ngài thổi hơi mạnh. Ngọn than hồng lan rộng ra hơn và cuối cùng chỉ cần một hơi nhẹ, ngọn lửa bùng lên. Vị tu sĩ nhìn con cúi vải có than hồng giống như một điếu thuốc lá mới được đốt lên, rồi cười vang: “Mình thắng”. Ngài lục trong tay nải một miếng giấy châm vào cúi vải, ngọn lửa lan sang đóm giấy. Xong, cha nắm chặt tay tôi giơ lên cao như một võ sĩ được trọng tài nắm tay giơ cao sau khi đấm địch thủ đo ván.
Chúng tôi ngồi nghỉ một lát, sau đó Cha Vàng nói: “Chúng ta đã học xong bài học lúc bố đã ngoài 50, còn con đã 33 tuổi. Nhưng tự bố, bố thấy chúng ta xứng đáng với bài học ấy. Ðó là kiên trì đạt mục tiêu trong hoàn cảnh khó khăn nhất”. Ðúng vào tối 24-12-1984, trước khi Cha Vàng cử hành thánh lễ nửa đêm trong xà lim số 6, chúng tôi đã hút mỗi người một điếu thuốc lào. Hút bằng một miếng giấy cuộn tròn như loa kèn và ngậm nước. Hút như thế, miệng mình chính là cái điếu, và cũng có tiếng kêu, cũng chếnh choáng say như khi hút bằng điếu cày. Chỉ có điều khác với hút thuốc lào bằng điếu cày: Sau khi hút phải nhổ nước đi. Trong hoàn cảnh tôi và Cha Vàng lúc đó thì hơi tiếc vì chúng tôi thiếu nước uống kinh niên.
Kể từ ngày sống cùng một xà lim với Cha Nguyễn Văn Vàng, tôi học được nhiều điều. Trong suốt thời gian này, ngài giảng cho tôi bộ Tân Ước. Dù tôi là một Phật tử, nhưng nghe một nhà truyền đạo Công giáo chuyên môn giảng kinh, nên bộ Tân Ước đã củng cố những lập luận sau này của tôi rất nhiều. Quan trọng hơn hết, đó chính là kỷ niệm với một tu sĩ mà tôi kính trọng.
Tháng 4-1985, Cha Vàng lâm bệnh vào lúc sức khỏe của ngài đã quá yếu. Có lẽ ngài đã kiệt sức, sốt cao rồi đi vào hôn mê. Tôi đập cửa kêu cấp cứu suốt ngày, nhưng lúc tên trực trại chịu mở cửa để cho một y sĩ vào khám bệnh, thì mọi việc có vẻ quá muộn. Hai viên trụ sinh không đủ khả năng làm Cha Vàng tỉnh lại. Vào đúng lúc cả hai chúng tôi đều cảm nhận được mùa Giáng Sinh đã trở lại thung lũng Xuân Phước qua tiếng chuông của một nhà thờ dường như ở cách chúng tôi xa lắm vọng về trong đêm lạnh giá và u tịch. Linh Mục Nguyễn Văn Vàng qua đời ngay trong xà lim số 6. Trước đó, dù yếu và bệnh, ngài đã bàn với tôi là làm sao có được bánh thánh lúc ngài làm lễ nửa đêm trong Noel 1985 mà con chiên duy nhất trước ngài lúc đó lại là một Phật tử như tôi. Nhưng mơ ước của Ngài không thành, kể cả việc lớn trước đó là lập lực lượng võ trang để mong lật ngược lại tình thế của một đất nước vừa chìm đắm trong luồng sóng đỏ. Nhưng dù ngài đã mất đi, trong suy nghĩ của tôi cho đến bây giờ, Linh Mục Nguyễn Văn Vàng vẫn là một ngọn lửa, âm thầm cháy như con cúi vải ngày nào bỗng bùng lên soi sáng cái không gian tăm tối của tất cả những xà lim đang hiện diện trên đất nước Việt Nam.