Vụ ‘bê bối’ ấu dâm: Sẽ không có bất kỳ ai bị ‘oan mạng’ vì dám nói lên sự thật
Cây kim giấu trong bọc lâu cỡ nào ắt cũng sẽ có lúc phải lòi ra, con sâu làm rầu cả nồi canh v.v… có thể nói đây là những câu phản ánh chính xác tình hình giáo hội công giáo chúng ta hiện nay trước scandals nhiều linh mục tu sĩ đã lỡ miệng ăn nhầm phải ‘trái cấm’ tình dục. Nay bùng nổ khiến cho uy tín của bản thân Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI cũng như cùng toàn thể hội thánh công giáo trên toàn thế giới đang phải hứng chịu những trận búa rìu dư luận, những lời gièm pha mà nói như ngôn từ của báo chí quốc tế mấy ngày qua là giáo hội đang bị “rung chuyển” bởi vụ bê bối này.
Những sai phạm như vậy đối với người tu hành rõ ràng là không thể chấp nhận và nó đã làm hoen ố cả hội thánh. Tuy nhiên, theo thiển ý của người viết thì việc người có đạo chúng ta cần có cái nhìn và thái độ ứng xử về cuộc khủng hoảng này của giáo hội ra sao, có khi còn cần thiết và quan trọng hơn cả chính những điều tệ hại kể trên đã xảy ra.
Như, chúng ta có nên vì chuyện giáo hội đang bị phanh phui trên khắp các mặt báo mà mất đi niềm tin vào đạo, hoặc vì thế mà cảm thấy hổ thẹn rồi tỏ thái độ sợ hãi, lảng tránh sự thật nếu ‘chẳng may’ bị ai đó không cùng tôn giáo với chúng ta ở nơi làm việc, nơi ở chất vấn v.v…
Không việc gì phải sợ hãi và né tránh hết!
Có thể nói mà không sợ sai rằng chúng ta đang sống ở một thời đại mọi thứ càng trở nên ‘văn minh’ bao nhiêu thì cái ‘sự nghiệp’ ăn chơi sa đọa của xã hội con người cũng càng được ‘phong phú hóa’ bấy nhiêu. Với sự xuất hiện của các loại thuốc kích dục, dụng cụ trợ dục này nọ bày bán, trước còn lén lút nhưng nay đã gần như công khai khắp nơi.
Nếu có dịp xem lại những bức ảnh chụp ‘cô đào’ bốc lửa Marilyn Monroe mặc áo hở ngực hay bikini hở rốn hoặc trên các tạp chí như Playboy vài thập niên trước từng bị kết tội là ‘khiêu dâm’, chúng ta sẽ thấy thật oan cho các quí bà ấy vì nó chẳng còn là ‘cái đinh rỉ’ gì so với cả một kho phim sex đồi trụy mà mọi gnười già trẻ lớn bé ai cũng đều có thể dễ dàng tìm xem khắp nơi trên internet ngày nay.
Môi trường văn hóa cùng các tập tục phương tiện giúp duy trì và bảo vệ những giá trị đạo đức căn bản xã hội loài người hiện nay có thể ví trông không khác gì số phận các mỏ dầu hỏa đang ngày trở nên quí hiếm do bị khai thác cạn kiệt quá mức. Và đổi lại tình trạng xuống cấp đạo đức này là sự ‘lên ngôi’ của các trò thú tính cũng giống như sự nhảy vọt về sản lượng của các hãng xản xuất xe hơi vậy.
Phải sống trong hoàn cảnh ‘lành ít dữ nhiều’ đầy sự cám dỗ bên cạnh một bản chất yếu đuối vẫn cứ như thời tổ tiên Adam bà Eva, nếu không có các vụ tu sĩ linh mục phạm giới mà mọi thứ vẫn cứ hoàn hảo không tỳ vết như... Chúa thì đó mới thật là ‘sự lạ’ là đáng lo ngại vì sự vô tri vô giác đã lên ngôi ‘quá trớn’ chứ chẳng còn là xã hội loài người nữa.
Một khi đã xác định ‘có việc’ xảy ra thì ắt có lúc sẽ ‘có chuyện’ để mà nói, để bàn và để mà giải quyết. Nay là lúc ĐGH buộc phải ‘xắn tay’ lên để mổ xẻ giải phẩu khối u này thì Ngài lại bị lên án! Đời sao mà lắm ‘éo le’?
Do vậy trong vấn nạn của giáo hội hiện nay, theo chúng tôi cần ‘định lượng’ mấy vấn đề mấu chốt sau:
1. Thái độ ứng xử của dư luận: Thông thường trước thông tin scandal dư luận khuynh hướng thường bị lái vào các tình tiết, chúng càng ‘hot’ chừng nào nhà báo càng có lợi ví bán được nhiều và tên tuổi phóng viên càng ‘sáng’ chừng nấy, mà hầu như mọi người lại ‘quên’ (?)… quên mất một trong những yếu tố rất quan trọng giúp đánh giá vụ việc được khách quan, công bằng hơn, đó là việc bùng nổ scandal như vậy đã xuất phát từ đâu? Do bị phát hiện hay do chủ thể hành vi này muốn tự bạch hóa nó?
Hai kẻ cùng bị bắt vì phạm tội ăn cắp nhưng người ra thú tội vì lương tâm cắn rứt chắc chắn phải là người lương thiện và đáng tin cậy, đáng tha thứ hơn kẻ bị bắt do phát hiện bởi cơ quan điều tra tội phạm gấp nhiều lần. Nếu thú tội và bị bắt đều bị kết tội ngang nhau thì đã chẳng có hai từ ‘khoan hồng’ xuất hiện trong các bộ luật hình sự.
Chúng ta cần biết rằng vụ scandal ấu dâm đang khiến ‘rung chuyển’ giáo hội hiện nay không do bởi ‘công trạng’ của bất cứ tờ báo hay phóng viên nào, mà như chúng ta đã biết, việc này đã được chính tòa thánh Vatican chủ động công bố từ cuối năm 2009. Trước đó, trong chuyến tông du sang Hoa Kỳ hồi năm 2008, ĐGH trên chiếc chuyên cơ Shepher One Ngài đã dành cho cánh báo chí một cuộc trao đổi về vấn đề này và đồng thời đã là một trong những chủ đề chính của chuyến đi. Và ĐTC đã làm việc này vì tương lai và sự sống còn của giáo hội chứ không vì bất cứ áp lực nào.
2. Về việc kết tội ĐGH ‘im lặng’: Thoạt nghe ai cũng có cảm giác dường như đúng là ĐGH đáng tội ‘đồng lõa’. Thế nhưng chúng ta lại chẳng thấy ai đặt ngược lại vấn đề, nếu vụ việc được phanh phui hàng chục năm trước (cứ giả dụ là đã có đủ bằng chứng như báo chí nói) giữa ngài còn là Hồng y Ratzinger và ĐGH khi ấy là Gioan Phaolo II ai sẽ là người bị ‘sứt mẻ’ do bị truyền thông săm soi nhiều hơn?
Từng là một trong những ứng cử viên ‘sáng giá’ cho cương vị kế nhiệm tại sao Ngài đã không ‘sút’ trái banh trách nhiệm này sang ĐTC Gioan Phalô II mà để đến bây giờ phải đau đớn gánh lấy muôn điều thị phi như vừa qua?
Từ hai điều trên, xét cho cùng ‘công trạng’ của của đám phóng viên các báo nọ chỉ là sự ‘nhào vô’ kiếm chác. Mà hoàn toàn không phải vì quan tâm đến giáo hội và mong muốn giúp giáo hội được tốt hơn.
Ngoài ra còn có một nghi vấn khác rất đáng lưu ý. Đó là liệu có sự liên quan nào về thời điểm bùng nổ scandal, tại sao nó lại là năm 2010 mà không phải 2008, 2009 khi mà đang rộ lên thông tin các giáo hội Anh giáo, Tin Lành nhiều nước đang muốn muốn trở lại với Vatican. Có phải vì đang có những thế lực nào đó ngán ngại không muốn nhìn thấy một giáo hội công giáo ngày càng lớn mạnh?
3. Sẽ không có bất kỳ ai bị ‘chết oan’ vì lòng can đảm: Đây không phải là lần đầu tiên ĐGH bị báo giới tấn công nếu chúng ta nhớ lại lúc mới vừa nhậm chức hồi 2006 Ngài đã từng phải đối mặt với cáo buộc có dính dáng đến Đức Quốc Xã trong thời đệ nhị thế chiến. Nhưng rốt cuộc với bản ký lịch hết sức rõ ràng Ngài không hề giấu diếm chuyện mình bị gọi nhập ngũ phục vụ với tư cách quân nhân dự bị trong lực lượng phòng không Đức quốc xã vào những tháng sau cùng của Thế chiến thứ hai và từ bỏ hàng ngũ Đức quốc xã khi chiến tranh gần kết thúc rồi bị quân Đồng Minh bắt giữ làm tù binh chiến tranh trong một thời gian rất ngắn vào năm 1945, những toan tính nhằm hạ uy tín Ngài lần đó đã thất bại nhưng có vẻ như luôn có những thế lực nào đó ngày đêm ‘rình rập’ Ngài chỉ chờ sơ hở là tấn công, như lần sự hiểu biết uyên bác trong phát biểu của Ngài tại một trường đại học Đức trong lần về thăm quê hương năm 2008 cũng đã bị những cái đầu kém cỏi cố tình diễn dịch méo mó đi nhằm đầy Ngài ra trước mũi dùi dư luận của thế giới Hồi Giáo
Do vậy việc công bố với thế giới về các tệ trạng dâm ô trong giáo hội của ĐGH chúng ta có cơ sở để tin rằng chắc chắn được bắt nguồn sự soi sáng chỉ dẫn của Thiên chúa và bằng tinh thần và thái độ yêu và tôn trọng sự thật vốn có trong Ngài.
Nếu không, sẽ chẳng ai trong chúng ta có đủ sự can đảm dám nhận vào mình những loại tội lỗi đáng khinh như vậy, nhất lại là trong cương vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo như Ngài.
Những kẻ lên án Ngài chắc chắn họ cũng đều là người phám xác thịt cả nhưng đã có ai trong đời đã dám nói công khai tội lỗi của bản thân mình, của gia đình mình, dòng họ mình trước bàn dân thiên hạ như ĐGH của chúng ta đang làm chưa?
Chúng ta có bổn phận phải cho họ đọc đoạn Chúa Jesus ứng xử trước việc người phụ nữ ngoại tình trong kinh thánh cũng từng bị lên án, rằng “ai trong các người cảm thấy mình trong sạch, hãy ném đá người phụ nữa này trước đi”.
Sau cơn sóng gió công kích ĐGH mãnh liệt chúng ta lại đang được thấy gì?
- Phản ánh về các chiến dịch vận động được điều hợp bởi các hệ thống truyền thông báo chí toàn cầu nhằm bôi nhọ Giáo Hội Công Giáo và Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI
Hồng Lĩnh (Hoa Kỳ) (08-Apr-2010 16:38)
- Wall Street Journal phê phán nhật báo New York Times qua bài viết ''Đức Thánh Cha Benedicto và đại nhật báo New York Times''
Dominic David Tran (06-Apr-2010 10:10)
- Nhật báo New York thúc giục đi tìm ''sự công bằng cho ĐGH''
Peter Nguyễn Minh Trung (02-Apr-2010 10:51)
- Hãng truyền hình NBC xin lỗi vì tựa đề bài báo mô tả ĐGH là người quấy rối trẻ em
- Nhà trừ quỷ Italia nói: Satan đứng sau các vụ tấn công ĐGH trên truyền thông
Peter Nguyễn Minh Trung (02-Apr-2010 12:23)
Lời chúa trong ngụ ngôn trên đã đúng. Những kẻ công kích ĐGH nay họ đang phải ‘sờ lại gáy’ mình để rồi “già trước trẻ sau họ lần lượt biến mất”. Thậm chí còn trách cứ nhau ‘ai biểu mày lại đi xúi tao tao… ăn cứt gà’ mà tựa các bài báo trên cho chúng ta cảm giác ấy.
4. Cuối cùng là chuyện ‘trông người lại gẫm đến ta’
Đúng như người ta vẫn nói ngay cả trong hoạn nạn nếu tỉnh táo vẫn nhận ra đâu đó sinh lộ. Họa phước luôn lẫn lộn giữa thế gian này. Sự ‘rung chuyển’ nếu không đủ làm Vatican sụp đổ, cũng giống như các trận động đất, các cơn điạ chấn phải im tiếng, dung nham phải thôi phun trào.
Còn chuyện ĐGH sẽ xin từ chức ư? Câu hỏi rốt cuộc chỉ cho thấy sự ngu dốt của kẻ đặt ra nó vì đã không đủ tinh tường để nhận ra nhận lòng can đảm của ĐGH mạnh mẽ ra sao?
Ngài không hề là nạn nhân của báo giới như nhiều người lầm tưởng. Một nhân cách như vậy, nhuu người ta nói ‘cây ngay chẳng sợ chết đứng’, Ngài chỉ có thể sẽ và đang tiếp tục chiến thắng dư luận.
Cũng như các trận búa rùi dư luận trước kia, việc công bố sự thật về tệ nạn dâm dục tồn tại ở một số nơi trong giáo hội của ĐGH chỉ có thể làm tăng uy tín cho cá nhân ĐGH và càng làm cho niềm tin vào giáo hội công giáo của thế giới thêm vững chắc hơn mà thôi.
Trong số các địa danh giáo phận ‘đen’ được báo chí nhắc tên chúng ta không thấy có Việt Nam. May quá ta! Vì ngoài giáo luật, người Á đông chúng ta chắc do bị ‘lạc hậu’ hơn các xứ Âu Mỹ Úc về ‘văn minh’ tình dục nên đã thoát khỏi danh sách đen về của tòa thánh lần này.
Nhưng sự thật là giáo hội Việt Nam có hoàn toàn ‘trong trắng’ trước điều luật cấm tu sĩ phạm giới không?
Trả lời câu hỏi này không thuộc thẩm quyền của người viết. Tuy nhiên trước dư luận bấy lâu nay về ông linh mục X này bà sơ Y nọ, chỉ dám mong rằng, hãy noi gương can đảm của ĐGH: chống lại sự ác, tội lỗi mọi người chỉ có ‘được’ mà chẳng bao giờ ‘mất’ gì hết. Hãy can đảm lên ‘đừng sợ hãi’ thay vì chỉ cảm thấy ‘có tật giật mình’ thôi rồi đâu vẫn lại vào đấy.
Kim nhọn thì không thể giấu mãi trong bọc được, nhất là khi chúng ta đang ‘không may’ khi phải sống giữa một thời đại mà muốn biết sự thật về bất cứ chuyện gì đều không còn quá khó.
Nếu mai này VN may mắn có vị hồng y nào đó được bầu làm giáo hoàng (tại sao không nhỉ?) rồi cũng lại bị lâm vào tình cảnh như ĐGH hiện nay chỉ vì đã ‘dung dưỡng’ chuyện phạm giới nhưng lại không có đủ lòng can đảm như ĐGH hiện nay, thì chúng ta sẽ không hiểu nổi tai họa xảy ra với giáo hội công giáo còn lớn đến đâu?
(Vài suy nghĩ ‘cóp nhặt’ sau buổi gặp gỡ, chuyện trò với một số Cha và bè bạn chung quanh tình hình giáo hội tối 08/4/2010)
Alf.Hoàng Gia Bảo
Cây kim giấu trong bọc lâu cỡ nào ắt cũng sẽ có lúc phải lòi ra, con sâu làm rầu cả nồi canh v.v… có thể nói đây là những câu phản ánh chính xác tình hình giáo hội công giáo chúng ta hiện nay trước scandals nhiều linh mục tu sĩ đã lỡ miệng ăn nhầm phải ‘trái cấm’ tình dục. Nay bùng nổ khiến cho uy tín của bản thân Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI cũng như cùng toàn thể hội thánh công giáo trên toàn thế giới đang phải hứng chịu những trận búa rìu dư luận, những lời gièm pha mà nói như ngôn từ của báo chí quốc tế mấy ngày qua là giáo hội đang bị “rung chuyển” bởi vụ bê bối này.
Những sai phạm như vậy đối với người tu hành rõ ràng là không thể chấp nhận và nó đã làm hoen ố cả hội thánh. Tuy nhiên, theo thiển ý của người viết thì việc người có đạo chúng ta cần có cái nhìn và thái độ ứng xử về cuộc khủng hoảng này của giáo hội ra sao, có khi còn cần thiết và quan trọng hơn cả chính những điều tệ hại kể trên đã xảy ra.
Như, chúng ta có nên vì chuyện giáo hội đang bị phanh phui trên khắp các mặt báo mà mất đi niềm tin vào đạo, hoặc vì thế mà cảm thấy hổ thẹn rồi tỏ thái độ sợ hãi, lảng tránh sự thật nếu ‘chẳng may’ bị ai đó không cùng tôn giáo với chúng ta ở nơi làm việc, nơi ở chất vấn v.v…
Không việc gì phải sợ hãi và né tránh hết!
Có thể nói mà không sợ sai rằng chúng ta đang sống ở một thời đại mọi thứ càng trở nên ‘văn minh’ bao nhiêu thì cái ‘sự nghiệp’ ăn chơi sa đọa của xã hội con người cũng càng được ‘phong phú hóa’ bấy nhiêu. Với sự xuất hiện của các loại thuốc kích dục, dụng cụ trợ dục này nọ bày bán, trước còn lén lút nhưng nay đã gần như công khai khắp nơi.
Môi trường văn hóa cùng các tập tục phương tiện giúp duy trì và bảo vệ những giá trị đạo đức căn bản xã hội loài người hiện nay có thể ví trông không khác gì số phận các mỏ dầu hỏa đang ngày trở nên quí hiếm do bị khai thác cạn kiệt quá mức. Và đổi lại tình trạng xuống cấp đạo đức này là sự ‘lên ngôi’ của các trò thú tính cũng giống như sự nhảy vọt về sản lượng của các hãng xản xuất xe hơi vậy.
Phải sống trong hoàn cảnh ‘lành ít dữ nhiều’ đầy sự cám dỗ bên cạnh một bản chất yếu đuối vẫn cứ như thời tổ tiên Adam bà Eva, nếu không có các vụ tu sĩ linh mục phạm giới mà mọi thứ vẫn cứ hoàn hảo không tỳ vết như... Chúa thì đó mới thật là ‘sự lạ’ là đáng lo ngại vì sự vô tri vô giác đã lên ngôi ‘quá trớn’ chứ chẳng còn là xã hội loài người nữa.
Một khi đã xác định ‘có việc’ xảy ra thì ắt có lúc sẽ ‘có chuyện’ để mà nói, để bàn và để mà giải quyết. Nay là lúc ĐGH buộc phải ‘xắn tay’ lên để mổ xẻ giải phẩu khối u này thì Ngài lại bị lên án! Đời sao mà lắm ‘éo le’?
Do vậy trong vấn nạn của giáo hội hiện nay, theo chúng tôi cần ‘định lượng’ mấy vấn đề mấu chốt sau:
1. Thái độ ứng xử của dư luận: Thông thường trước thông tin scandal dư luận khuynh hướng thường bị lái vào các tình tiết, chúng càng ‘hot’ chừng nào nhà báo càng có lợi ví bán được nhiều và tên tuổi phóng viên càng ‘sáng’ chừng nấy, mà hầu như mọi người lại ‘quên’ (?)… quên mất một trong những yếu tố rất quan trọng giúp đánh giá vụ việc được khách quan, công bằng hơn, đó là việc bùng nổ scandal như vậy đã xuất phát từ đâu? Do bị phát hiện hay do chủ thể hành vi này muốn tự bạch hóa nó?
Hai kẻ cùng bị bắt vì phạm tội ăn cắp nhưng người ra thú tội vì lương tâm cắn rứt chắc chắn phải là người lương thiện và đáng tin cậy, đáng tha thứ hơn kẻ bị bắt do phát hiện bởi cơ quan điều tra tội phạm gấp nhiều lần. Nếu thú tội và bị bắt đều bị kết tội ngang nhau thì đã chẳng có hai từ ‘khoan hồng’ xuất hiện trong các bộ luật hình sự.
Chúng ta cần biết rằng vụ scandal ấu dâm đang khiến ‘rung chuyển’ giáo hội hiện nay không do bởi ‘công trạng’ của bất cứ tờ báo hay phóng viên nào, mà như chúng ta đã biết, việc này đã được chính tòa thánh Vatican chủ động công bố từ cuối năm 2009. Trước đó, trong chuyến tông du sang Hoa Kỳ hồi năm 2008, ĐGH trên chiếc chuyên cơ Shepher One Ngài đã dành cho cánh báo chí một cuộc trao đổi về vấn đề này và đồng thời đã là một trong những chủ đề chính của chuyến đi. Và ĐTC đã làm việc này vì tương lai và sự sống còn của giáo hội chứ không vì bất cứ áp lực nào.
2. Về việc kết tội ĐGH ‘im lặng’: Thoạt nghe ai cũng có cảm giác dường như đúng là ĐGH đáng tội ‘đồng lõa’. Thế nhưng chúng ta lại chẳng thấy ai đặt ngược lại vấn đề, nếu vụ việc được phanh phui hàng chục năm trước (cứ giả dụ là đã có đủ bằng chứng như báo chí nói) giữa ngài còn là Hồng y Ratzinger và ĐGH khi ấy là Gioan Phaolo II ai sẽ là người bị ‘sứt mẻ’ do bị truyền thông săm soi nhiều hơn?
Từng là một trong những ứng cử viên ‘sáng giá’ cho cương vị kế nhiệm tại sao Ngài đã không ‘sút’ trái banh trách nhiệm này sang ĐTC Gioan Phalô II mà để đến bây giờ phải đau đớn gánh lấy muôn điều thị phi như vừa qua?
Từ hai điều trên, xét cho cùng ‘công trạng’ của của đám phóng viên các báo nọ chỉ là sự ‘nhào vô’ kiếm chác. Mà hoàn toàn không phải vì quan tâm đến giáo hội và mong muốn giúp giáo hội được tốt hơn.
Ngoài ra còn có một nghi vấn khác rất đáng lưu ý. Đó là liệu có sự liên quan nào về thời điểm bùng nổ scandal, tại sao nó lại là năm 2010 mà không phải 2008, 2009 khi mà đang rộ lên thông tin các giáo hội Anh giáo, Tin Lành nhiều nước đang muốn muốn trở lại với Vatican. Có phải vì đang có những thế lực nào đó ngán ngại không muốn nhìn thấy một giáo hội công giáo ngày càng lớn mạnh?
3. Sẽ không có bất kỳ ai bị ‘chết oan’ vì lòng can đảm: Đây không phải là lần đầu tiên ĐGH bị báo giới tấn công nếu chúng ta nhớ lại lúc mới vừa nhậm chức hồi 2006 Ngài đã từng phải đối mặt với cáo buộc có dính dáng đến Đức Quốc Xã trong thời đệ nhị thế chiến. Nhưng rốt cuộc với bản ký lịch hết sức rõ ràng Ngài không hề giấu diếm chuyện mình bị gọi nhập ngũ phục vụ với tư cách quân nhân dự bị trong lực lượng phòng không Đức quốc xã vào những tháng sau cùng của Thế chiến thứ hai và từ bỏ hàng ngũ Đức quốc xã khi chiến tranh gần kết thúc rồi bị quân Đồng Minh bắt giữ làm tù binh chiến tranh trong một thời gian rất ngắn vào năm 1945, những toan tính nhằm hạ uy tín Ngài lần đó đã thất bại nhưng có vẻ như luôn có những thế lực nào đó ngày đêm ‘rình rập’ Ngài chỉ chờ sơ hở là tấn công, như lần sự hiểu biết uyên bác trong phát biểu của Ngài tại một trường đại học Đức trong lần về thăm quê hương năm 2008 cũng đã bị những cái đầu kém cỏi cố tình diễn dịch méo mó đi nhằm đầy Ngài ra trước mũi dùi dư luận của thế giới Hồi Giáo
Do vậy việc công bố với thế giới về các tệ trạng dâm ô trong giáo hội của ĐGH chúng ta có cơ sở để tin rằng chắc chắn được bắt nguồn sự soi sáng chỉ dẫn của Thiên chúa và bằng tinh thần và thái độ yêu và tôn trọng sự thật vốn có trong Ngài.
Nếu không, sẽ chẳng ai trong chúng ta có đủ sự can đảm dám nhận vào mình những loại tội lỗi đáng khinh như vậy, nhất lại là trong cương vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo như Ngài.
Những kẻ lên án Ngài chắc chắn họ cũng đều là người phám xác thịt cả nhưng đã có ai trong đời đã dám nói công khai tội lỗi của bản thân mình, của gia đình mình, dòng họ mình trước bàn dân thiên hạ như ĐGH của chúng ta đang làm chưa?
Chúng ta có bổn phận phải cho họ đọc đoạn Chúa Jesus ứng xử trước việc người phụ nữ ngoại tình trong kinh thánh cũng từng bị lên án, rằng “ai trong các người cảm thấy mình trong sạch, hãy ném đá người phụ nữa này trước đi”.
Sau cơn sóng gió công kích ĐGH mãnh liệt chúng ta lại đang được thấy gì?
- Phản ánh về các chiến dịch vận động được điều hợp bởi các hệ thống truyền thông báo chí toàn cầu nhằm bôi nhọ Giáo Hội Công Giáo và Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI
Hồng Lĩnh (Hoa Kỳ) (08-Apr-2010 16:38)
- Wall Street Journal phê phán nhật báo New York Times qua bài viết ''Đức Thánh Cha Benedicto và đại nhật báo New York Times''
Dominic David Tran (06-Apr-2010 10:10)
- Nhật báo New York thúc giục đi tìm ''sự công bằng cho ĐGH''
Peter Nguyễn Minh Trung (02-Apr-2010 10:51)
- Hãng truyền hình NBC xin lỗi vì tựa đề bài báo mô tả ĐGH là người quấy rối trẻ em
- Nhà trừ quỷ Italia nói: Satan đứng sau các vụ tấn công ĐGH trên truyền thông
Peter Nguyễn Minh Trung (02-Apr-2010 12:23)
Lời chúa trong ngụ ngôn trên đã đúng. Những kẻ công kích ĐGH nay họ đang phải ‘sờ lại gáy’ mình để rồi “già trước trẻ sau họ lần lượt biến mất”. Thậm chí còn trách cứ nhau ‘ai biểu mày lại đi xúi tao tao… ăn cứt gà’ mà tựa các bài báo trên cho chúng ta cảm giác ấy.
4. Cuối cùng là chuyện ‘trông người lại gẫm đến ta’
Đúng như người ta vẫn nói ngay cả trong hoạn nạn nếu tỉnh táo vẫn nhận ra đâu đó sinh lộ. Họa phước luôn lẫn lộn giữa thế gian này. Sự ‘rung chuyển’ nếu không đủ làm Vatican sụp đổ, cũng giống như các trận động đất, các cơn điạ chấn phải im tiếng, dung nham phải thôi phun trào.
Còn chuyện ĐGH sẽ xin từ chức ư? Câu hỏi rốt cuộc chỉ cho thấy sự ngu dốt của kẻ đặt ra nó vì đã không đủ tinh tường để nhận ra nhận lòng can đảm của ĐGH mạnh mẽ ra sao?
Ngài không hề là nạn nhân của báo giới như nhiều người lầm tưởng. Một nhân cách như vậy, nhuu người ta nói ‘cây ngay chẳng sợ chết đứng’, Ngài chỉ có thể sẽ và đang tiếp tục chiến thắng dư luận.
Cũng như các trận búa rùi dư luận trước kia, việc công bố sự thật về tệ nạn dâm dục tồn tại ở một số nơi trong giáo hội của ĐGH chỉ có thể làm tăng uy tín cho cá nhân ĐGH và càng làm cho niềm tin vào giáo hội công giáo của thế giới thêm vững chắc hơn mà thôi.
Trong số các địa danh giáo phận ‘đen’ được báo chí nhắc tên chúng ta không thấy có Việt Nam. May quá ta! Vì ngoài giáo luật, người Á đông chúng ta chắc do bị ‘lạc hậu’ hơn các xứ Âu Mỹ Úc về ‘văn minh’ tình dục nên đã thoát khỏi danh sách đen về của tòa thánh lần này.
Nhưng sự thật là giáo hội Việt Nam có hoàn toàn ‘trong trắng’ trước điều luật cấm tu sĩ phạm giới không?
Trả lời câu hỏi này không thuộc thẩm quyền của người viết. Tuy nhiên trước dư luận bấy lâu nay về ông linh mục X này bà sơ Y nọ, chỉ dám mong rằng, hãy noi gương can đảm của ĐGH: chống lại sự ác, tội lỗi mọi người chỉ có ‘được’ mà chẳng bao giờ ‘mất’ gì hết. Hãy can đảm lên ‘đừng sợ hãi’ thay vì chỉ cảm thấy ‘có tật giật mình’ thôi rồi đâu vẫn lại vào đấy.
Kim nhọn thì không thể giấu mãi trong bọc được, nhất là khi chúng ta đang ‘không may’ khi phải sống giữa một thời đại mà muốn biết sự thật về bất cứ chuyện gì đều không còn quá khó.
Nếu mai này VN may mắn có vị hồng y nào đó được bầu làm giáo hoàng (tại sao không nhỉ?) rồi cũng lại bị lâm vào tình cảnh như ĐGH hiện nay chỉ vì đã ‘dung dưỡng’ chuyện phạm giới nhưng lại không có đủ lòng can đảm như ĐGH hiện nay, thì chúng ta sẽ không hiểu nổi tai họa xảy ra với giáo hội công giáo còn lớn đến đâu?
(Vài suy nghĩ ‘cóp nhặt’ sau buổi gặp gỡ, chuyện trò với một số Cha và bè bạn chung quanh tình hình giáo hội tối 08/4/2010)
Alf.Hoàng Gia Bảo