Trong cuộc phỏng vấn của Nhật Báo Công Giáo Pháp La Croix vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho rằng Giáo Hội tại đây có một khả năng sáng tạo.
Trả lời câu hỏi "Đức Giáo Hoàng nghĩ gì về nước Pháp" của Guillaume Goubert, giám đốc của tờ báo, Đức Phanxicô nói rằng: Pháp là “trưởng nữ của Giáo Hội… nhưng không phải là đứa con gái trung thành nhất! (cười). Trong các năm 1950, người ta cũng hay nói “Nước Pháp, xứ của truyền giáo”. Theo nghĩa này, Pháp là một khu ngoại biên cần được phúc âm hóa. Nhưng ta phải công bằng với nước Pháp. Giáo Hội ở đây có một khả năng sáng tạo. . Nước Pháp cũng là một lãnh thổ của các vị đại thánh, các đại tư tưởng gia: Jean Guitton, Maurice Blondel, Emmanuel Levinas, người không phải là Công Giáo, Jacques Maritain. Tôi cũng nghĩ tới sự sâu sắc của nền văn chương Pháp.
Tôi cũng đánh giá cao việc nền văn hóa Pháp đã thấm nhiễm linh đạo Dòng Tên ra sao so với trào lưu Tây Ban Nha, có tính khổ hạnh hơn. Trào lưu Pháp, một trào lưu khởi đầu với Thánh Pierre Favre, luôn nhấn mạnh tới việc biện phân thần khí, đem lại một mùi vị khác hẳn. Với những nhà linh đạo Pháp vĩ đại: Louis Lallemant, Jean-Pierre de Caussade. Và với những nhà thần học Pháp vĩ đại, từng giúp ích xiết bao cho Dòng Tên: Henri de Lubac và Michel de Certeau. Hai vị vừa kể làm tôi rất hài lòng: hai tu sĩ Dòng Tên có óc sáng tạo. Tóm lại, đó là điều làm tôi rất hào hứng với nước Pháp. Một đàng, là tính thế tục cường điệu, di sản của Cách Mạng Pháp và, đàng khác, rất nhiều các đại thánh.
Hỏi: Vị thánh nam hay vị thánh nữ nào được Đức Thánh Cha quí chuộng hơn?
Đức Phanxicô: Thánh Nữ Têrêxa thành Lisieux.
Hỏi: Đức Thánh Cha đã hứa sẽ tới Pháp. Khi nào thì một cuộc tông du như thế khả thi?
Đức Phanxicô: Tôi đã nhận được thư mời của Tổng Thống François Hollande. Hội Đồng Giám Mục cũng đã mời tôi. Tôi không biết khi nào thì cuộc viếng thăm này diễn ra vì năm tới là năm tuyển cử ở Pháp và, nói chung, thói quen của Tòa Thánh là không thực hiện một cuộc viếng thăm như thế vào lúc ấy. Năm ngoái, một số giả thuyết đã được đưa ra đối với cuộc viếng thăm như thế, bao gồm việc thăm Ba Lê và vùng ngoại ô, thăm Lộ Đức và một thành phố chưa có vị giáo hoàng nào tới thăm, Marseille chẳng hạn, tượng trưng cho một hải cảng mở ra thế giới.
Hỏi: Giáo Hội tại Pháp hiện trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng về ơn gọi linh mục. Ngày nay, phải làm thế nào với một ít linh mục như thế?
Đức Phanxicô: Đại Hàn cho ta một điển hình lịch sử. Nước này đã được phúc âm hóa bởi các nhà truyền giáo từ Trung Hoa, nhưng sau đó, các vị này đã bỏ đi. Rồi, suốt trong hai thế kỷ, Đại Hàn đã được các giáo dân phúc âm hóa. Đó là một lãnh thổ của các vị thánh và các vị tử đạo với một Giáo Hội vững mạnh hiện nay. Để phúc âm hóa, không nhất thiết phải có các linh mục. Phép Rửa ban cho ta sức mạnh để phúc âm hóa. Và Chúa Thánh Thần, mà ta lãnh nhận lúc chịu Phép Rửa, thúc đẩy ta lên đường, mang theo sứ điệp Kitô Giáo, một cách can đảm và đầy nhẫn nại.
Chính Chúa Thánh Thần là đấng chủ đạo cho các công trình của Giáo Hội, là động cơ của Giáo Hội. Rất nhiều Kitô Hữu đã làm ngơ điều đó. Một nguy cơ phản lại Giáo Hội là chủ nghĩa duy giáo sĩ. Đó là một tội mà cả hai người đều phạm, giống như điệu tango! Các linh mục muốn giáo sĩ hóa các giáo dân, còn các giáo dân thì đòi được giáo sĩ hóa, cho nó dễ dàng. Ở Buenos Aires, tôi có biết một số đông cha xứ tốt bụng, thấy một giáo dân có khả năng, bèn sướng rên hô lớn: “Phải cho ông này làm phó tế!” Không, phải để ông ta tiếp tục làm giáo dân. Chủ nghĩa duy giáo sĩ (là vấn đề) hết sức quan trọng ở Châu Mỹ Latinh. Nếu lòng đạo bình dân mạnh mẽ ở đó, thì chỉ vì nó là sáng kiến duy nhất của giáo dân, những người này không nên bị giáo sĩ hóa. Hàng giáo sĩ vẫn chưa coi trọng họ.
Hỏi: Giáo Hội ở Pháp, nhất là ở Lyon, hiện đang bị lao đao bởi tai tiếng ấu dâm trong quá khứ. Giáo Hội ấy phải làm gì trước tình thế này?
Đức Phanxicô: Quả thực rất khó phán đoán các sự kiện sau nhiều thập niên, trong một bối cảnh khác. Thực tại không luôn luôn sáng sửa.
Nhưng đối với Giáo Hội, trong lãnh vực này, hiện khó có thể có toa thuốc. Qua các lạm dụng này, một linh mục, người vốn có ơn gọi dẫn dắt một đứa trẻ về với Thiên Chúa, lại tiêu hủy em. Ngài đã phát tán điều ác, sự oán hận, sự đau đớn. Như Đức Bênêđíctô XVI đã nói, khoan dung phải là số không.
Theo các yếu tố tôi hiện có, tôi tin rằng ở Lyon, Đức Hồng Y Barbarin đã đưa các biện pháp cần thiết, ngài đã nắm mọi việc trong tay. Đây quả là một vị can đảm, có óc sáng tạo, một nhà truyền giáo. Nay ta phải chờ các thủ tục của luật pháp dân sự.
Hỏi: Như thế, Đức Hồng Y Barbarin không bị bãi chức?
Đức Phanxicô: Không, điều đó vô lý, thiếu khôn ngoan. Ta sẽ thấy sau khi diễn trình dân sự hoàn tất. Còn nay, điều ấy tự nó là một tội phạm.
Các nhà trí thức Pháp được Đức Phanxicô nhắc đến
Trên đây, Đức Phanxicô có nhắc đến 4 nhà trí thức Pháp, trong đó một người không phải là Công Giáo, đó là Levinas. Tờ La Croix cho biết một số chi tiết về họ:
Jean Guitton (1901-1999): triết gia và văn sĩ, một bạn thân của Đức Phaolô VI và là giáo dân đầu tiên tham dự Công Đồng Vatican II.
Maurice Blondel (1861-1949): tốt nghiệp Trường Sư Phạm Quốc Gia, thạc sĩ triết học, giảng dạy suốt đời tại Aix-en-Provence. Ông kết án “việc bác bỏ siêu việt” hay quyền tự quyết của lý trí đẩy xa đến chỗ cho mình là đủ.
Emmanuel Levinas (1906-1995): sinh tại Lithuania, nhập quốc tịch Pháp, triết gia gốc Do Thái này dẫn nhập các tư tưởng của Husserl và của Heidegger vào Pháp. Các soạn phẩm cuối cùng của ông đề cập tới đạo đức học.
Jacques Maritain (1882-1973): trở lại Công Giáo năm 1906, tác giả của cuốn “Chủ Nghĩa Nhân Bản Toàn Diện” (Humanisme Integral, 1936), năm 1945, được tướng de Gaulle cử làm Đại Sứ Pháp bên cạnh Tòa Thánh, tại đây, ông đã kết bạn thân với Đức Phaolô VI tương lai.
Trưởng nữ của Giáo Hội
Nhân dịp này, Báo La Croix nhắc đến một bài báo ngày 15 tháng 6 năm 2015 nói về một câu phát biểu của Đức Phanxicô đối với Pháp, nhân cuộc gặp gỡ giới trẻ Pháp ngày 11 tháng 6, qua trung gian của Đức Hồng Y Barbarin. Câu phát biểu đó gần y hệt như câu đầu tiên ngài trả lời Báo La Croix lần này: Đức Giáo Hoàng nói bằng tiếng Pháp: “người ta bảo Pháp là trưởng nữ của Giáo Hội”. “Và nó quả rất đúng như thế!”. Rồi giơ ngón tay lên, ngài nói tiếp “Nhưng không trung thành hơn hết”. Vừa cười, ngài vừa hỏi: “Đúng chứ, không trung thành hơn hết?”
Giới truyền thông vin vào câu này, đọc sai, cho rằng theo Đức Phanxicô “Pháp là đứa con gái rất bất trung”. La Croix đặt câu hỏi: thực ra bối cảnh của câu nói trên là gì? Theo một người trẻ trong đoàn, thì cuộc gặp gỡ kéo dài 50 phút với Đức Giáo Hoàng này chú mục vào sự khó khăn phải làm sao để Giáo Hội (tại Pháp, chứ không hẳn nước Pháp) chịu “nhúc nhích”. Đức Giáo Hoàng nói đùa với nhóm người trẻ này rằng: “có một nơi duy nhất không có thay đổi, đó là… nghĩa địa”. Rồi ngài giải thích: “Nhiều người bề ngoài thì sống đấy, nhưng bề trong thì đã chết. Nhiều người đã đánh mất niềm vui”. Theo anh, Đức Giáo Hoàng dường như muốn nói đến một giấc mộng không thành, đến hẹn lại không lên, nơi Giáo Hội Pháp, “như thể ngài chờ mong nơi người Công Giáo Pháp một cuộc canh tân, một sự thức giấc, một lòng bạo dạn không thấy đến”.
Việc đọc ra bối cảnh của câu nói trên đây quả ăn khớp với ý nghĩa cuộc gặp gỡ của ngài với các giám mục Pháp ngày 19 tháng 12, năm 2014, trong đó, ngài cũng nửa đùa nửa thật nhắc tới câu gần như đã trở thành công thức quen thuộc “Pháp là trưởng nữ của Giáo Hội”. Các vị giám mục hôm đó cũng cho rằng Đức Phanxicô tiếc nuối cách chung việc thiếu năng động tính nơi Giáo Hội Pháp. “Với ngài, nước Pháp ngày nay là một trong các khu ngoại vi của ngài” như nhận định của Đức Hồng Y Beniamino Stella, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ”.
Giáo sĩ hóa
Nhân dịp Đức Phanxicô đề cập tới chủ nghĩa duy giáo sĩ, Báo La Croix cũng muốn độc giả lưu ý tới một bài báo ngày 3 tháng 5, năm 2016 của họ nói về nguy cơ này trong Giáo Hội. Họ có ý nói tới lá thư của Đức Phanxicô gửi Đức Hồng Y Marc Ouellet, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Châu Mỹ Latinh nói đến việc hợp tác đúng đắn giữa giáo sĩ và giáo dân, cả hai đều là các tác nhân trong Giáo Hội.
Đức Phanxicô đặc biệt phê phán việc “công chức hóa” người giáo dân. Họ “là các nhà chủ đạo của Giáo Hội và của thế giới”. Nên các giám mục và các linh mục được mời gọi “phục vụ họ, chứ không bắt họ phục vụ mình”.
Trả lời câu hỏi "Đức Giáo Hoàng nghĩ gì về nước Pháp" của Guillaume Goubert, giám đốc của tờ báo, Đức Phanxicô nói rằng: Pháp là “trưởng nữ của Giáo Hội… nhưng không phải là đứa con gái trung thành nhất! (cười). Trong các năm 1950, người ta cũng hay nói “Nước Pháp, xứ của truyền giáo”. Theo nghĩa này, Pháp là một khu ngoại biên cần được phúc âm hóa. Nhưng ta phải công bằng với nước Pháp. Giáo Hội ở đây có một khả năng sáng tạo. . Nước Pháp cũng là một lãnh thổ của các vị đại thánh, các đại tư tưởng gia: Jean Guitton, Maurice Blondel, Emmanuel Levinas, người không phải là Công Giáo, Jacques Maritain. Tôi cũng nghĩ tới sự sâu sắc của nền văn chương Pháp.
Tôi cũng đánh giá cao việc nền văn hóa Pháp đã thấm nhiễm linh đạo Dòng Tên ra sao so với trào lưu Tây Ban Nha, có tính khổ hạnh hơn. Trào lưu Pháp, một trào lưu khởi đầu với Thánh Pierre Favre, luôn nhấn mạnh tới việc biện phân thần khí, đem lại một mùi vị khác hẳn. Với những nhà linh đạo Pháp vĩ đại: Louis Lallemant, Jean-Pierre de Caussade. Và với những nhà thần học Pháp vĩ đại, từng giúp ích xiết bao cho Dòng Tên: Henri de Lubac và Michel de Certeau. Hai vị vừa kể làm tôi rất hài lòng: hai tu sĩ Dòng Tên có óc sáng tạo. Tóm lại, đó là điều làm tôi rất hào hứng với nước Pháp. Một đàng, là tính thế tục cường điệu, di sản của Cách Mạng Pháp và, đàng khác, rất nhiều các đại thánh.
Hỏi: Vị thánh nam hay vị thánh nữ nào được Đức Thánh Cha quí chuộng hơn?
Đức Phanxicô: Thánh Nữ Têrêxa thành Lisieux.
Hỏi: Đức Thánh Cha đã hứa sẽ tới Pháp. Khi nào thì một cuộc tông du như thế khả thi?
Đức Phanxicô: Tôi đã nhận được thư mời của Tổng Thống François Hollande. Hội Đồng Giám Mục cũng đã mời tôi. Tôi không biết khi nào thì cuộc viếng thăm này diễn ra vì năm tới là năm tuyển cử ở Pháp và, nói chung, thói quen của Tòa Thánh là không thực hiện một cuộc viếng thăm như thế vào lúc ấy. Năm ngoái, một số giả thuyết đã được đưa ra đối với cuộc viếng thăm như thế, bao gồm việc thăm Ba Lê và vùng ngoại ô, thăm Lộ Đức và một thành phố chưa có vị giáo hoàng nào tới thăm, Marseille chẳng hạn, tượng trưng cho một hải cảng mở ra thế giới.
Hỏi: Giáo Hội tại Pháp hiện trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng về ơn gọi linh mục. Ngày nay, phải làm thế nào với một ít linh mục như thế?
Đức Phanxicô: Đại Hàn cho ta một điển hình lịch sử. Nước này đã được phúc âm hóa bởi các nhà truyền giáo từ Trung Hoa, nhưng sau đó, các vị này đã bỏ đi. Rồi, suốt trong hai thế kỷ, Đại Hàn đã được các giáo dân phúc âm hóa. Đó là một lãnh thổ của các vị thánh và các vị tử đạo với một Giáo Hội vững mạnh hiện nay. Để phúc âm hóa, không nhất thiết phải có các linh mục. Phép Rửa ban cho ta sức mạnh để phúc âm hóa. Và Chúa Thánh Thần, mà ta lãnh nhận lúc chịu Phép Rửa, thúc đẩy ta lên đường, mang theo sứ điệp Kitô Giáo, một cách can đảm và đầy nhẫn nại.
Chính Chúa Thánh Thần là đấng chủ đạo cho các công trình của Giáo Hội, là động cơ của Giáo Hội. Rất nhiều Kitô Hữu đã làm ngơ điều đó. Một nguy cơ phản lại Giáo Hội là chủ nghĩa duy giáo sĩ. Đó là một tội mà cả hai người đều phạm, giống như điệu tango! Các linh mục muốn giáo sĩ hóa các giáo dân, còn các giáo dân thì đòi được giáo sĩ hóa, cho nó dễ dàng. Ở Buenos Aires, tôi có biết một số đông cha xứ tốt bụng, thấy một giáo dân có khả năng, bèn sướng rên hô lớn: “Phải cho ông này làm phó tế!” Không, phải để ông ta tiếp tục làm giáo dân. Chủ nghĩa duy giáo sĩ (là vấn đề) hết sức quan trọng ở Châu Mỹ Latinh. Nếu lòng đạo bình dân mạnh mẽ ở đó, thì chỉ vì nó là sáng kiến duy nhất của giáo dân, những người này không nên bị giáo sĩ hóa. Hàng giáo sĩ vẫn chưa coi trọng họ.
Hỏi: Giáo Hội ở Pháp, nhất là ở Lyon, hiện đang bị lao đao bởi tai tiếng ấu dâm trong quá khứ. Giáo Hội ấy phải làm gì trước tình thế này?
Đức Phanxicô: Quả thực rất khó phán đoán các sự kiện sau nhiều thập niên, trong một bối cảnh khác. Thực tại không luôn luôn sáng sửa.
Nhưng đối với Giáo Hội, trong lãnh vực này, hiện khó có thể có toa thuốc. Qua các lạm dụng này, một linh mục, người vốn có ơn gọi dẫn dắt một đứa trẻ về với Thiên Chúa, lại tiêu hủy em. Ngài đã phát tán điều ác, sự oán hận, sự đau đớn. Như Đức Bênêđíctô XVI đã nói, khoan dung phải là số không.
Theo các yếu tố tôi hiện có, tôi tin rằng ở Lyon, Đức Hồng Y Barbarin đã đưa các biện pháp cần thiết, ngài đã nắm mọi việc trong tay. Đây quả là một vị can đảm, có óc sáng tạo, một nhà truyền giáo. Nay ta phải chờ các thủ tục của luật pháp dân sự.
Hỏi: Như thế, Đức Hồng Y Barbarin không bị bãi chức?
Đức Phanxicô: Không, điều đó vô lý, thiếu khôn ngoan. Ta sẽ thấy sau khi diễn trình dân sự hoàn tất. Còn nay, điều ấy tự nó là một tội phạm.
Các nhà trí thức Pháp được Đức Phanxicô nhắc đến
Trên đây, Đức Phanxicô có nhắc đến 4 nhà trí thức Pháp, trong đó một người không phải là Công Giáo, đó là Levinas. Tờ La Croix cho biết một số chi tiết về họ:
Jean Guitton (1901-1999): triết gia và văn sĩ, một bạn thân của Đức Phaolô VI và là giáo dân đầu tiên tham dự Công Đồng Vatican II.
Maurice Blondel (1861-1949): tốt nghiệp Trường Sư Phạm Quốc Gia, thạc sĩ triết học, giảng dạy suốt đời tại Aix-en-Provence. Ông kết án “việc bác bỏ siêu việt” hay quyền tự quyết của lý trí đẩy xa đến chỗ cho mình là đủ.
Emmanuel Levinas (1906-1995): sinh tại Lithuania, nhập quốc tịch Pháp, triết gia gốc Do Thái này dẫn nhập các tư tưởng của Husserl và của Heidegger vào Pháp. Các soạn phẩm cuối cùng của ông đề cập tới đạo đức học.
Jacques Maritain (1882-1973): trở lại Công Giáo năm 1906, tác giả của cuốn “Chủ Nghĩa Nhân Bản Toàn Diện” (Humanisme Integral, 1936), năm 1945, được tướng de Gaulle cử làm Đại Sứ Pháp bên cạnh Tòa Thánh, tại đây, ông đã kết bạn thân với Đức Phaolô VI tương lai.
Trưởng nữ của Giáo Hội
Nhân dịp này, Báo La Croix nhắc đến một bài báo ngày 15 tháng 6 năm 2015 nói về một câu phát biểu của Đức Phanxicô đối với Pháp, nhân cuộc gặp gỡ giới trẻ Pháp ngày 11 tháng 6, qua trung gian của Đức Hồng Y Barbarin. Câu phát biểu đó gần y hệt như câu đầu tiên ngài trả lời Báo La Croix lần này: Đức Giáo Hoàng nói bằng tiếng Pháp: “người ta bảo Pháp là trưởng nữ của Giáo Hội”. “Và nó quả rất đúng như thế!”. Rồi giơ ngón tay lên, ngài nói tiếp “Nhưng không trung thành hơn hết”. Vừa cười, ngài vừa hỏi: “Đúng chứ, không trung thành hơn hết?”
Giới truyền thông vin vào câu này, đọc sai, cho rằng theo Đức Phanxicô “Pháp là đứa con gái rất bất trung”. La Croix đặt câu hỏi: thực ra bối cảnh của câu nói trên là gì? Theo một người trẻ trong đoàn, thì cuộc gặp gỡ kéo dài 50 phút với Đức Giáo Hoàng này chú mục vào sự khó khăn phải làm sao để Giáo Hội (tại Pháp, chứ không hẳn nước Pháp) chịu “nhúc nhích”. Đức Giáo Hoàng nói đùa với nhóm người trẻ này rằng: “có một nơi duy nhất không có thay đổi, đó là… nghĩa địa”. Rồi ngài giải thích: “Nhiều người bề ngoài thì sống đấy, nhưng bề trong thì đã chết. Nhiều người đã đánh mất niềm vui”. Theo anh, Đức Giáo Hoàng dường như muốn nói đến một giấc mộng không thành, đến hẹn lại không lên, nơi Giáo Hội Pháp, “như thể ngài chờ mong nơi người Công Giáo Pháp một cuộc canh tân, một sự thức giấc, một lòng bạo dạn không thấy đến”.
Việc đọc ra bối cảnh của câu nói trên đây quả ăn khớp với ý nghĩa cuộc gặp gỡ của ngài với các giám mục Pháp ngày 19 tháng 12, năm 2014, trong đó, ngài cũng nửa đùa nửa thật nhắc tới câu gần như đã trở thành công thức quen thuộc “Pháp là trưởng nữ của Giáo Hội”. Các vị giám mục hôm đó cũng cho rằng Đức Phanxicô tiếc nuối cách chung việc thiếu năng động tính nơi Giáo Hội Pháp. “Với ngài, nước Pháp ngày nay là một trong các khu ngoại vi của ngài” như nhận định của Đức Hồng Y Beniamino Stella, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ”.
Giáo sĩ hóa
Nhân dịp Đức Phanxicô đề cập tới chủ nghĩa duy giáo sĩ, Báo La Croix cũng muốn độc giả lưu ý tới một bài báo ngày 3 tháng 5, năm 2016 của họ nói về nguy cơ này trong Giáo Hội. Họ có ý nói tới lá thư của Đức Phanxicô gửi Đức Hồng Y Marc Ouellet, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Châu Mỹ Latinh nói đến việc hợp tác đúng đắn giữa giáo sĩ và giáo dân, cả hai đều là các tác nhân trong Giáo Hội.
Đức Phanxicô đặc biệt phê phán việc “công chức hóa” người giáo dân. Họ “là các nhà chủ đạo của Giáo Hội và của thế giới”. Nên các giám mục và các linh mục được mời gọi “phục vụ họ, chứ không bắt họ phục vụ mình”.