Lúc 8 giờ 42 phút sáng ngày 5 tháng Hai, giờ Rôma, hãng AP gửi đi bản tin tựa là “Phúc Trình LHQ tố cáo Vatican về lạm dụng tình dục”. Nguyên văn bản tin như sau:
Tường thuật của AP
Một uỷ ban nhân quyền của LHQ ngày 5 tháng Hai tố cáo Vatican về việc đã chấp nhận các chính sách để mặc các linh mục hãm hiếp và sách nhiễu hàng chục ngàn trẻ em trong các thập niên qua, và thúc giục định chế này cho mở các hồ sơ của mình về các người phạm tội ấu dâm cũng như các giáo phẩm che đậy các tội ác của họ.
Trong một phúc trình gây choáng váng, ủy ban của LHQ cũng nghiêm khắc chỉ trích Tòa Thánh về các thái độ đối với đồng tính luyến ái, ngừa thai và phá thai và cho hay Tòa Thánh nên duyệt lại các chính sách của mình để đảm bảo các quyền của trẻ em và việc các em được chăm sóc y tế.
Về lạm dụng tình dục, phúc trình cho rằng “ủy ban hết sức quan tâm tới việc Tòa Thánh không thừa nhận tầm mức tội phạm, không đưa ra các biện pháp cần thiết để giải quyết các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em và để bảo vệ trẻ em, và đã chấp nhận các chính sách và thực hành từng dẫn tới việc các người phạm tội tiếp tục lạm dụng, mà không bị trừng phạt”.
Phúc trình kêu gọi ủy ban lạm dụng tình dục mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố hồi tháng Mười Hai tiến hành một cuộc điều tra độc lập về mọi trường hợp lạm dụng của giáo sĩ và cung cách hàng giáo phẩm Công Giáo đáp ứng trong thời gian qua, và thúc giục Tòa Thánh định ra các qui luật rõ ràng về việc bắt buộc phải phúc trình việc lạm dụng cho cảnh sát.
Ủy ban đưa ra các khuyến cáo của mình sau khi bắt Tòa Thánh phải chịu một cuộc thẩm vấn dài một ngày vào tháng trước về việc thi hành Công Ước LHQ về Các Quyền Lợi Trẻ Em, là hiệp ước quốc tế chính nhằm bảo đảm nhi quyền. Trong buổi thẩm vấn này, các chuyên viên độc lập của ủy ban đã tra hỏi (grill) Tòa Thánh về việc bảo vệ trẻ em, dựa vào các phúc trình do các nhóm nạn nhân và các cơ quan nhân quyền soạn thảo.
Các khuyến cáo của ủy ban không có tính cách trói buộc và do đó không có cơ chế chấp pháp. Đúng hơn, LHQ yêu cầu Vatican thi hành các khuyến cáo và phúc trình trở lại hạn chót là năm 2017. Vatican đệ nạp phúc trình gần đây nhất sau 14 năm trì hoãn.
Trong khi phần lớn chú ý được chú mục vào vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em, các khuyến cáo của ủy ban đi xa hơn thế, đề cập cả tới các vấn đề kỳ thị trẻ em và các quyền của các em được chăm sóc sức khỏe thỏa đáng. Khi đưa ra các khuyến cáo về việc Vatican duyệt lại các chính sách của mình đối với phá thai và ngừa thai, ủy ban đã pha mình quá sâu vào giáo huấn nòng cốt của Giáo Hội về sự sống. Thành thử, những khuyến cáo ấy chắc chắn bị Vatican bác bỏ, vì Vatican vốn có một lịch sử đối đầu bằng ngoại giao với LHQ về việc chăm sóc sinh sản và các vấn đề tương tự.
Giáo huấn của Giáo Hội chủ trương rằng sự sống bắt đầu từ lúc thụ thai; do đó, Vatican chống việc phá thai và ngừa thai nhân tạo.
Vatican chưa đưa ra nhận định tức khắc.
Đáp ứng của Vatican
Tòa Thánh, tuy không phải là thành viên của LHQ, nhưng là một quan sát viên thường trực của tổ chức này và tích cực tham gia nhiều cơ cấu chuyên môn của nó. Nên việc một ủy ban chuyên môn của LHQ “thanh lý” việc Tòa Thánh thi hành một số lãnh vực của luật quốc tế, đương nhiên, là chuyện bình thường. Nhưng cung cách tường thuật của AP không khỏi gây cho người ta cảm tưởng ủy ban này đã biến Tòa Thánh thành “tội phạm” bị các “chuyên viên độc lập” của LHQ quay như chong chóng, choáng váng, sau khi đã sai sót trong việc phúc trình và nhất là trong việc thi hành các chính sách của LHQ liên quan tới quyền lợi trẻ em, người đồng tính, phá thai và ngừa thai.
Bài tường thuật không nhắc gì tới các cố gắng của Tòa Thánh trong việc hướng dẫn các hội đồng giám mục thế giới giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Nguyên tuyền chỉ cho thấy Tòa Thánh chấp nhận các chính sách giúp duy trì việc tiếp diễn các lạm dụng kia! Không biết đó là những chính sách gì?
AP còn tròng câu cuối cùng như thể Tòa Thánh câm họng không trả lời được các tố giác! Đúng là phát ngôn viên Lombardi chưa lên tiếng ngay vì lúc AP phát hành bản tin của mình (8 giờ 42 phút sáng), các văn phòng của Tòa Thánh chưa bắt đầu làm việc. Vả lại, hôm ấy, Cha Lombardi đang ở Tây Ban Nha để nhận một giải thưởng về truyền thông của các giám mục nước này. Tuy nhiên, theo hãng tin Zenit ngày 5 tháng Hai, ngài đã vắn tắt cho hay: Tòa Thánh cam kết trong sáng trong vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em. Một giải thích sẽ được đưa ra về việc làm của ủy ban Vatican ngăn ngừa lạm dụng tình dục.
Còn theo Junno Arocho Esteves (Zenit, 5 tháng Hai), trong một phát biểu của Phủ Quốc Vụ Khanh, Tòa Thánh “sẽ nghiên cứu và khảo sát tường tận các khuyến cáo” của LHQ. Tuy nhiên, Tòa Thánh tỏ ý tiếc đối với việc ủy ban LHQ “mưu toan can thiệp vào giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về phẩm giá con người và việc thi hành tự do tôn giáo”.
Về việc chỉ trích lập trường của Tòa Thánh đối với đồng tính luyến ái, Phủ Quốc Vụ Khanh cho rằng Ủy Ban LHQ đã không nhắc gì tới việc Tòa Thánh từng kết án các kỳ thị và bạo lực chống lại người đồng tính. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng các người đồng tính nam nữ “phải được chấp nhận với lòng tôn trọng, cảm thương, và mẫn cảm… Mọi dấu hiệu kỳ thị bất công đối với họ phải được xa tránh” (điều 2357).
Chính vì thế, nhà xã hội học và là tác giả cuốn Pedofilia. Una battaglia che la Chiesa sta vincendo (Ấu dâm: Một Cuộc Chiến mà Giáo Hội Đang Thắng) là Massimo Introvigne gọi phúc trình trên là một “vi phạm tự do tôn giáo không thể dung thứ được”. Ông cho rằng lạm dụng tình dục vốn được các vị giáo hoàng trước đức Phanxicô thừa nhận và đưa ra các biện pháp sửa chữa. Phúc trình này, vì thế, có “những con số thống kê phóng đại và các kết án bừa bãi”.
Trên thực tế, Giáo Hội luôn nhận trách nhiệm đối với các linh mục và giám mục từng góp phần vào việc lạm dụng này, và đã đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt và hữu hiệu để xử lý các vấn đề này. Ông kết luận: “tài liệu này là dấu hiệu cho thấy thảm kịch ấu dâm được dùng làm cớ… để tấn Công Giáo Hội”.
Trong tuyên bố của Phủ Quốc Vụ Khanh, Tòa Thánh lặp lại cam kết của mình trong việc bảo vệ và che chở các nhi quyền “phù hợp với các nguyên tắc được Công Ước Về Nhi Quyền cổ vũ và phù hợp với các giá trị luân lý và tôn giáo được tín lý Công Giáo đề ra”.
Một phương thức tiêu cực
Trong khi ấy, Đức TGM Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh LHQ, sáng ngày 5 tháng Hai, cũng đã lên tiếng chỉ trích “phương thức tiêu cực” của phúc trình LHQ về việc giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em; Ngài cho rằng các nhóm làm áp lực tại LHQ đang mưu toan “củng cố một đường hướng ý thức hệ”.
Đức TGM Tomasi gọi phúc trình trên là phúc trình “lỗi thời”. Nó không nhắc tới “những gì Tòa Thánh vốn đã và đang làm cũng như đã và đang đạt được trong lãnh vực bảo vệ trẻ em”.
Ngài cho rằng nếu tính đến những phương thuốc thực tế để ngăn ngừa các trường hợp lạm dụng trẻ em qua việc sử dụng luật lệ, qua các quyết định của các hội đồng giám mục, và qua việc huấn luyện các chủng sinh, thì thật khó “mà tìm được các định chế nào khác, thậm chí cả các quốc gia nào khác, đã làm nhiều như thế một cách chuyên biệt để bảo vệ trẻ em”.
Đức TGM Tomasi cũng cho biết trong phiên họp thứ 65 này của ủy ban, Tòa Thánh, trong tư cách 1 quốc gia thành viên, đã đệ nạp phúc trình của mình. Phúc trình này có trình bày các biện pháp cụ thể của cả Thị Quốc Vatican lẫn của Giáo Hội nói chung, trong đó, có việc thành lập ra Ủy Ban bảo vệ vị thành niên. Ngài nói rằng: “Tòa Thánh là quốc gia thành viên của Công Ước về Nhi Quyền, cam kết trung thành thực thi mọi yếu tố của Công Ước này”.
Về đồng tính luyến ái cũng như phá thai, Đức TGM Tomasi tuyên bố rằng Tòa Thánh không thể từ bỏ “các giáo huấn vốn thuộc xác tín sâu xa của mình và vốn là biểu thức của tự do tôn giáo. Đây là các giá trị mà theo truyền thống của Giáo Hội Công Giáo vốn duy trì ích chung của xã hội và do đó không thể bác bỏ được”. Vả lại, một trong các nguyên tắc của Công Ước Nhi Quyền là phải bảo vệ trẻ em trước và sau khi sinh.
Tuy nhiên, Đức TGM Tomasi cho hay các khuyến cáo của Ủy Ban sẽ được phân tích “một cách bình thản và trong chi tiết” trước khi Tòa Thánh trả lời một cách chính xác cho Ủy Ban, để sẽ “không còn hiểu lầm về lập trường của chúng tôi và lý do tại sao chúng tôi đưa ra một số chủ trương”.
Trong một cuộc phỏng vấn riêng với Đài Phát Thanh Vatican, phần nói tiếng Ý, Đức TGM Tomasi cũng tố cáo các nhóm làm áp lực đã gây ảnh hưởng đối với bản phúc trình của ủy ban. Một số tổ chức phi chính phủ vì các quyền lợi riêng liên quan tới đồng tính, tới hôn nhân đồng tính và các vấn đề khác, “chắc chắn” đã “một cách nào đó, củng cố một đường hướng ý thức hệ”.
Ngài cho rằng phúc trình này phớt lờ phúc trình của Tòa Thánh đệ nạp tại Phiên Họp Thứ 65 của Ủy Ban. Điều này chứng tỏ nó đã được soạn sẵn trước khi có phiên họp. Vì rõ ràng nó không chịu cập nhật hóa các chi tiết do phúc trình của Tòa Thánh cung cấp. Các chi tiết này trình bày rõ ràng các biện pháp được Tòa Thánh cùng với Thị Quốc Vatican và các Hội Đồng Giám Mục các nước đưa ra trong mấy năm qua. Các biện pháp này vượt các biện pháp của nhiều định chế và nhiều quốc gia khác. Đây là những sự kiện, những chứng cớ không thể bóp méo được.
Trong cuộc phỏng vấn này, Đức TGM Tomasi cho hay Tòa Thánh là một thành viên, một quốc gia thành viên của Công Ước Nhi Quyền, từng thừa nhận Công Ước này và cam kết tuân giữ nó “trong tinh thần và ngữ nghĩa, không thêm thắt các ý thức hệ hay các áp đặt nằm ngoài Công Ước”. Ngài dí dóm cho biết: trong Lời Nói Đầu, Công Ước Bảo Vệ Trẻ em có nói về việc bảo vệ sự sống và bảo vệ trẻ em trước và sau khi sinh; trong khi ấy, khuyến cáo của ủy ban lại khuyên Tòa Thánh phải thay đổi lập trường để cho phép phá thai! Một đứa trẻ bị giết thì làm sao có quyền nữa! “Thành thử đối với tôi điều này hình như là một mâu thuẫn thực sự đối với mục tiêu căn bản của Công Ước là bảo vệ trẻ em. Ủy Ban này không phục vụ tốt đối với LHQ, khi tìm cách dẫn dụ và yêu cầu Tòa Thánh thay đổi một giáo huấn không thể nào thay đổi được của mình! Như thế, thật đáng buồn khi thấy Ủy Ban không nắm vững bản chất và chức năng của Tòa Thánh, là cơ quan đã phát biểu rõ ràng cho ủy ban quyết định của mình sẽ thực thi hành các yêu cầu của Công Ước về nhi quyền, nhưng xác định rõ và bảo vệ trước tiên các giá trị nền tảng vốn đem lại sự bảo vệ đích thực và hữu hiệu cho trẻ em”.
Tường thuật của AP
Một uỷ ban nhân quyền của LHQ ngày 5 tháng Hai tố cáo Vatican về việc đã chấp nhận các chính sách để mặc các linh mục hãm hiếp và sách nhiễu hàng chục ngàn trẻ em trong các thập niên qua, và thúc giục định chế này cho mở các hồ sơ của mình về các người phạm tội ấu dâm cũng như các giáo phẩm che đậy các tội ác của họ.
Trong một phúc trình gây choáng váng, ủy ban của LHQ cũng nghiêm khắc chỉ trích Tòa Thánh về các thái độ đối với đồng tính luyến ái, ngừa thai và phá thai và cho hay Tòa Thánh nên duyệt lại các chính sách của mình để đảm bảo các quyền của trẻ em và việc các em được chăm sóc y tế.
Về lạm dụng tình dục, phúc trình cho rằng “ủy ban hết sức quan tâm tới việc Tòa Thánh không thừa nhận tầm mức tội phạm, không đưa ra các biện pháp cần thiết để giải quyết các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em và để bảo vệ trẻ em, và đã chấp nhận các chính sách và thực hành từng dẫn tới việc các người phạm tội tiếp tục lạm dụng, mà không bị trừng phạt”.
Phúc trình kêu gọi ủy ban lạm dụng tình dục mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố hồi tháng Mười Hai tiến hành một cuộc điều tra độc lập về mọi trường hợp lạm dụng của giáo sĩ và cung cách hàng giáo phẩm Công Giáo đáp ứng trong thời gian qua, và thúc giục Tòa Thánh định ra các qui luật rõ ràng về việc bắt buộc phải phúc trình việc lạm dụng cho cảnh sát.
Ủy ban đưa ra các khuyến cáo của mình sau khi bắt Tòa Thánh phải chịu một cuộc thẩm vấn dài một ngày vào tháng trước về việc thi hành Công Ước LHQ về Các Quyền Lợi Trẻ Em, là hiệp ước quốc tế chính nhằm bảo đảm nhi quyền. Trong buổi thẩm vấn này, các chuyên viên độc lập của ủy ban đã tra hỏi (grill) Tòa Thánh về việc bảo vệ trẻ em, dựa vào các phúc trình do các nhóm nạn nhân và các cơ quan nhân quyền soạn thảo.
Các khuyến cáo của ủy ban không có tính cách trói buộc và do đó không có cơ chế chấp pháp. Đúng hơn, LHQ yêu cầu Vatican thi hành các khuyến cáo và phúc trình trở lại hạn chót là năm 2017. Vatican đệ nạp phúc trình gần đây nhất sau 14 năm trì hoãn.
Trong khi phần lớn chú ý được chú mục vào vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em, các khuyến cáo của ủy ban đi xa hơn thế, đề cập cả tới các vấn đề kỳ thị trẻ em và các quyền của các em được chăm sóc sức khỏe thỏa đáng. Khi đưa ra các khuyến cáo về việc Vatican duyệt lại các chính sách của mình đối với phá thai và ngừa thai, ủy ban đã pha mình quá sâu vào giáo huấn nòng cốt của Giáo Hội về sự sống. Thành thử, những khuyến cáo ấy chắc chắn bị Vatican bác bỏ, vì Vatican vốn có một lịch sử đối đầu bằng ngoại giao với LHQ về việc chăm sóc sinh sản và các vấn đề tương tự.
Giáo huấn của Giáo Hội chủ trương rằng sự sống bắt đầu từ lúc thụ thai; do đó, Vatican chống việc phá thai và ngừa thai nhân tạo.
Vatican chưa đưa ra nhận định tức khắc.
Đáp ứng của Vatican
Tòa Thánh, tuy không phải là thành viên của LHQ, nhưng là một quan sát viên thường trực của tổ chức này và tích cực tham gia nhiều cơ cấu chuyên môn của nó. Nên việc một ủy ban chuyên môn của LHQ “thanh lý” việc Tòa Thánh thi hành một số lãnh vực của luật quốc tế, đương nhiên, là chuyện bình thường. Nhưng cung cách tường thuật của AP không khỏi gây cho người ta cảm tưởng ủy ban này đã biến Tòa Thánh thành “tội phạm” bị các “chuyên viên độc lập” của LHQ quay như chong chóng, choáng váng, sau khi đã sai sót trong việc phúc trình và nhất là trong việc thi hành các chính sách của LHQ liên quan tới quyền lợi trẻ em, người đồng tính, phá thai và ngừa thai.
Bài tường thuật không nhắc gì tới các cố gắng của Tòa Thánh trong việc hướng dẫn các hội đồng giám mục thế giới giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Nguyên tuyền chỉ cho thấy Tòa Thánh chấp nhận các chính sách giúp duy trì việc tiếp diễn các lạm dụng kia! Không biết đó là những chính sách gì?
AP còn tròng câu cuối cùng như thể Tòa Thánh câm họng không trả lời được các tố giác! Đúng là phát ngôn viên Lombardi chưa lên tiếng ngay vì lúc AP phát hành bản tin của mình (8 giờ 42 phút sáng), các văn phòng của Tòa Thánh chưa bắt đầu làm việc. Vả lại, hôm ấy, Cha Lombardi đang ở Tây Ban Nha để nhận một giải thưởng về truyền thông của các giám mục nước này. Tuy nhiên, theo hãng tin Zenit ngày 5 tháng Hai, ngài đã vắn tắt cho hay: Tòa Thánh cam kết trong sáng trong vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em. Một giải thích sẽ được đưa ra về việc làm của ủy ban Vatican ngăn ngừa lạm dụng tình dục.
Còn theo Junno Arocho Esteves (Zenit, 5 tháng Hai), trong một phát biểu của Phủ Quốc Vụ Khanh, Tòa Thánh “sẽ nghiên cứu và khảo sát tường tận các khuyến cáo” của LHQ. Tuy nhiên, Tòa Thánh tỏ ý tiếc đối với việc ủy ban LHQ “mưu toan can thiệp vào giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về phẩm giá con người và việc thi hành tự do tôn giáo”.
Về việc chỉ trích lập trường của Tòa Thánh đối với đồng tính luyến ái, Phủ Quốc Vụ Khanh cho rằng Ủy Ban LHQ đã không nhắc gì tới việc Tòa Thánh từng kết án các kỳ thị và bạo lực chống lại người đồng tính. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng các người đồng tính nam nữ “phải được chấp nhận với lòng tôn trọng, cảm thương, và mẫn cảm… Mọi dấu hiệu kỳ thị bất công đối với họ phải được xa tránh” (điều 2357).
Chính vì thế, nhà xã hội học và là tác giả cuốn Pedofilia. Una battaglia che la Chiesa sta vincendo (Ấu dâm: Một Cuộc Chiến mà Giáo Hội Đang Thắng) là Massimo Introvigne gọi phúc trình trên là một “vi phạm tự do tôn giáo không thể dung thứ được”. Ông cho rằng lạm dụng tình dục vốn được các vị giáo hoàng trước đức Phanxicô thừa nhận và đưa ra các biện pháp sửa chữa. Phúc trình này, vì thế, có “những con số thống kê phóng đại và các kết án bừa bãi”.
Trên thực tế, Giáo Hội luôn nhận trách nhiệm đối với các linh mục và giám mục từng góp phần vào việc lạm dụng này, và đã đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt và hữu hiệu để xử lý các vấn đề này. Ông kết luận: “tài liệu này là dấu hiệu cho thấy thảm kịch ấu dâm được dùng làm cớ… để tấn Công Giáo Hội”.
Trong tuyên bố của Phủ Quốc Vụ Khanh, Tòa Thánh lặp lại cam kết của mình trong việc bảo vệ và che chở các nhi quyền “phù hợp với các nguyên tắc được Công Ước Về Nhi Quyền cổ vũ và phù hợp với các giá trị luân lý và tôn giáo được tín lý Công Giáo đề ra”.
Một phương thức tiêu cực
Trong khi ấy, Đức TGM Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh LHQ, sáng ngày 5 tháng Hai, cũng đã lên tiếng chỉ trích “phương thức tiêu cực” của phúc trình LHQ về việc giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em; Ngài cho rằng các nhóm làm áp lực tại LHQ đang mưu toan “củng cố một đường hướng ý thức hệ”.
Đức TGM Tomasi gọi phúc trình trên là phúc trình “lỗi thời”. Nó không nhắc tới “những gì Tòa Thánh vốn đã và đang làm cũng như đã và đang đạt được trong lãnh vực bảo vệ trẻ em”.
Ngài cho rằng nếu tính đến những phương thuốc thực tế để ngăn ngừa các trường hợp lạm dụng trẻ em qua việc sử dụng luật lệ, qua các quyết định của các hội đồng giám mục, và qua việc huấn luyện các chủng sinh, thì thật khó “mà tìm được các định chế nào khác, thậm chí cả các quốc gia nào khác, đã làm nhiều như thế một cách chuyên biệt để bảo vệ trẻ em”.
Đức TGM Tomasi cũng cho biết trong phiên họp thứ 65 này của ủy ban, Tòa Thánh, trong tư cách 1 quốc gia thành viên, đã đệ nạp phúc trình của mình. Phúc trình này có trình bày các biện pháp cụ thể của cả Thị Quốc Vatican lẫn của Giáo Hội nói chung, trong đó, có việc thành lập ra Ủy Ban bảo vệ vị thành niên. Ngài nói rằng: “Tòa Thánh là quốc gia thành viên của Công Ước về Nhi Quyền, cam kết trung thành thực thi mọi yếu tố của Công Ước này”.
Về đồng tính luyến ái cũng như phá thai, Đức TGM Tomasi tuyên bố rằng Tòa Thánh không thể từ bỏ “các giáo huấn vốn thuộc xác tín sâu xa của mình và vốn là biểu thức của tự do tôn giáo. Đây là các giá trị mà theo truyền thống của Giáo Hội Công Giáo vốn duy trì ích chung của xã hội và do đó không thể bác bỏ được”. Vả lại, một trong các nguyên tắc của Công Ước Nhi Quyền là phải bảo vệ trẻ em trước và sau khi sinh.
Tuy nhiên, Đức TGM Tomasi cho hay các khuyến cáo của Ủy Ban sẽ được phân tích “một cách bình thản và trong chi tiết” trước khi Tòa Thánh trả lời một cách chính xác cho Ủy Ban, để sẽ “không còn hiểu lầm về lập trường của chúng tôi và lý do tại sao chúng tôi đưa ra một số chủ trương”.
Trong một cuộc phỏng vấn riêng với Đài Phát Thanh Vatican, phần nói tiếng Ý, Đức TGM Tomasi cũng tố cáo các nhóm làm áp lực đã gây ảnh hưởng đối với bản phúc trình của ủy ban. Một số tổ chức phi chính phủ vì các quyền lợi riêng liên quan tới đồng tính, tới hôn nhân đồng tính và các vấn đề khác, “chắc chắn” đã “một cách nào đó, củng cố một đường hướng ý thức hệ”.
Ngài cho rằng phúc trình này phớt lờ phúc trình của Tòa Thánh đệ nạp tại Phiên Họp Thứ 65 của Ủy Ban. Điều này chứng tỏ nó đã được soạn sẵn trước khi có phiên họp. Vì rõ ràng nó không chịu cập nhật hóa các chi tiết do phúc trình của Tòa Thánh cung cấp. Các chi tiết này trình bày rõ ràng các biện pháp được Tòa Thánh cùng với Thị Quốc Vatican và các Hội Đồng Giám Mục các nước đưa ra trong mấy năm qua. Các biện pháp này vượt các biện pháp của nhiều định chế và nhiều quốc gia khác. Đây là những sự kiện, những chứng cớ không thể bóp méo được.
Trong cuộc phỏng vấn này, Đức TGM Tomasi cho hay Tòa Thánh là một thành viên, một quốc gia thành viên của Công Ước Nhi Quyền, từng thừa nhận Công Ước này và cam kết tuân giữ nó “trong tinh thần và ngữ nghĩa, không thêm thắt các ý thức hệ hay các áp đặt nằm ngoài Công Ước”. Ngài dí dóm cho biết: trong Lời Nói Đầu, Công Ước Bảo Vệ Trẻ em có nói về việc bảo vệ sự sống và bảo vệ trẻ em trước và sau khi sinh; trong khi ấy, khuyến cáo của ủy ban lại khuyên Tòa Thánh phải thay đổi lập trường để cho phép phá thai! Một đứa trẻ bị giết thì làm sao có quyền nữa! “Thành thử đối với tôi điều này hình như là một mâu thuẫn thực sự đối với mục tiêu căn bản của Công Ước là bảo vệ trẻ em. Ủy Ban này không phục vụ tốt đối với LHQ, khi tìm cách dẫn dụ và yêu cầu Tòa Thánh thay đổi một giáo huấn không thể nào thay đổi được của mình! Như thế, thật đáng buồn khi thấy Ủy Ban không nắm vững bản chất và chức năng của Tòa Thánh, là cơ quan đã phát biểu rõ ràng cho ủy ban quyết định của mình sẽ thực thi hành các yêu cầu của Công Ước về nhi quyền, nhưng xác định rõ và bảo vệ trước tiên các giá trị nền tảng vốn đem lại sự bảo vệ đích thực và hữu hiệu cho trẻ em”.