Nếu ấu dâm lan tràn trong xã hội, thì đâu là nguyên nhân làm nó lan tràn và nó đã xâm nhập vào Giáo Hội như thế nào, đó là chủ đề của cuốn “Indagine sulla pedofilia nella Chiesa” (Điều Tra Về Ấu Dâm Trong Giáo Hội) của các tác giả Francesco Agnoli, Massimo Introvigne, Giuliano Guzzo, Luca Volonté và Lorenzo Bertocchi. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Hãng Tin Zenit, Lorenzo Bertocchi cho biết rõ gốc rễ của hiện tượng ấu dâm, các kết luận của sách và những người Công Giáo đang chao đảo có thể làm gì để phục hồi niềm tin vào Giáo Hội.
Theo ông, dù chỉ là một trường hợp ấu dâm xẩy ra trong Giáo Hội, thì đó cũng đã là quá nhiều rồi. Về phương diện này, trong Giáo Hội, người tỏ ta hiểu vấn đề hơn cả không ai hết mà là chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Nói như thế, nhưng Bertocchi vẫn nghĩ là ta cần hiểu mọi chiều kích của hiện tượng này. Ông cho hay: trong phần đầu của Sách, Massimo Introvigne đã giúp ta hình dung ra vấn đề. Tại Mỹ, theo các nghiên cứu bác học, từ năm 1950 tới năm 2002, có 958 linh mục bị tố cáo phạm tội ấu dâm trong tổng số 109,000 linh mục, nhưng bị kết án thì ít hơn nhiều, chỉ dưới 100.
Trong một tuyên bố vào ngày 10 tháng 3 vừa qua, Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh, thông báo trường hợp của nước Áo. Tại đó, cùng thời gian trên, các kết án người của Giáo Hội chỉ là 17, trong khi ở bên ngoài, con số lên tới 510. Các con số đó có thể nói lên nhiều điều mà cũng có thể chả nói lên điều gì; tuy nhiên, chúng rõ ràng cho thấy khuynh hướng người ta hay thổi phồng và tổng quát hóa những vụ liên quan tới Giáo Hội. Ông nêu trường hợp Cha Giorgio Covoni và hai nữ tu ở Bergamo, Cha Kinsella và Dì Nora Walls ở Ái Nhĩ Lan, thẩy đều bị tố cáo là lạm dụng tình dục nhưng thực ra sau đó được trắng án. Những sự kiện này khá quan trọng vì chúng cho thấy rõ những nguyên động lực không phải lúc nào cũng rõ ràng trong việc hình thành các lời tố cáo.
Còn ở bên ngoài xã hội, chỉ cần đọc những sự kiện trên cũng đủ thấy cơn dịch ấu dâm thực sự sâu rộng và làm người ta lo âu. Bản phúc trình của Cơ Quan Y Tế Thế Giới tựa là “Các Ước Lượng Hoàn Cầu Về Hậu Quả Y Tế Do Bạo Hành Trẻ Em Gây Ra” (Geneva, 2006) cho thấy trong năm 2002, ước lượng có gần150 triệu trẻ nữ và 73 triệu trẻ nam trên thế giới là nạn nhân của các hình thức bạo hành tính dục khác nhau.
Một phúc trình khác của LHQ, được trình cho Đại Hội Đồng ngày 21 tháng 7 năm 2009, chú tâm tới tình trạng trên Web: trên phạm vi thế giới, con số các trang mạng có bản chất ấu dâm đã gia tăng một cách chóng mặt; thí dụ, nếu năm 2001 con số là 261,653, thì năm 2004 con số ấy lên tới 480,000, một chiều hướng cũng đã được phúc trình hàng năm của tổ chức Meter Associaton của Cha Di Noto xác nhận. Theo Bertocchi, sự kiện trên Internet này quả có tính mô hình, nếu ta để ý tới vai trò của Web trong đời sống xã hội ngày nay. Như thế, rõ ràng điều đó giúp ta hiểu rõ hơn cái thiên kiến của truyền thông trong chiến dịch chống lại Giáo Hội, nó cố tình tô vẽ Giáo Hội như là nơi trổi vượt về ấu dâm.
Còn về nền văn hóa cổ vũ ấu dâm, Bertocchi nói rằng ở tâm điểm vấn đề ta thấy có “nền văn hóa tình dục”, một nền văn hóa, từ năm 1968, luôn cổ vũ một cuộc cách mạng thực sự nhằm “phá bỏ mọi cấm kị”. Việc lan tràn văn hóa khiêu dâm, được coi như ngọn cờ đầu của cuộc cách mạng này, ai cũng có thể thấy được. Ngày nay, não trạng trổi vượt nhất là não trạng sẵn sàng biện minh cho việc kết hợp tính dục thuộc bất cứ loại nào, và là kết quả của thứ tư duy bắt rễ từ những người như De Sade, Freud, Fromm, Reich, Marcuse v.v…, nghĩa là những người ta có thể mô tả như các tiên tri của việc tôn vinh khoái ngất. Theo Bertocchi, trong tác phẩm của nhóm ông, Francesco Agnoli trình bày nhiều thí dụ cho thấy nền văn hóa ấy vẫn còn sống đến ngày nay như thế nào. Đại biểu của nó là trường hợp chính đảng Phò Ấu Dâm của Hòa Lan, gần đây bị giải tán vì thiếu chữ ký, chứ không hẳn vì cấm đoán của luật pháp. Tận gốc rễ của nó, cuộc cách mạng tình dục của thời đó có mục tiêu tấn công mọi thứ thẩm quyền, bắt đầu là thẩm quyền của Thiên Chúa, và cuộc tấn công đó, buồn thay, đã để lại dấu vết ngay bên trong Giáo Hội.
Nhưng làm thế nào nền văn hóa cổ vũ ấu dâm đã len lỏi vào được các chủng viện và Giáo Hội? Bertocchi cho rằng ta có thể hiểu được phần nào vấn đề này từ lá thư của Đức GH Bênêđíctô XVI gửi người Công Giáo Ái Nhĩ Lan, trong đó, ngoài việc đề cập tới các trường hợp ấu dâm nơi hàng giáo sĩ Ái Nhĩ Lan, Đức Thánh Cha có xem sét gốc rễ của hiện tượng ấy. Khi biện luận, ngài nhắc tới sự kiện này là “chương trình canh tân do Công Đồng Vatican II đưa ra đã bị giải thích sai lạc”. Hiển nhiên, ngài có ý nói tới thời kỳ hai thập niên 1960 và 1970 của thế kỷ trước trong đó việc mở cửa ra thế giới đã dẫn tới việc suy yếu đức tin và từ từ bị thế tục hóa.
Cuộc tấn công của xã hội vào nguyên tắc thẩm quyền qua khẩu hiệu nổi tiếng “Cấm không được ngăn cấm” đã len lỏi vào cả Giáo Hội nữa. Do đó, trong các chủng viện, việc giải thích như thế kết cục khiến người ta lẫn lộn kỷ luật với đối thoại. Kết quả là một phương thức rộng rãi hơn trong việc tuyển chọn ứng viên cho chức linh mục.
Trong phạm vi này, Đức Hồng Y Carlo Caffarra khẳng định “việc Giáo Hội tự đưa ra các tiêu chuẩn để biện phân ai được nhận ai không được nhận vào chức linh mục là một quyền mà không ai có thể bác bỏ một cách hợp lý” (La Verita chiede di essere rivelata -- Rizzoli 2009). Theo Bertocchi, hơn bao giờ hết, quyền ấy phải được thực thi. Bất cứ ai nghĩ rằng vấn đề hệ ở việc độc thân của linh mục, thì họ phải giải thích tại sao trong hàng giáo sĩ Thệ Phản, là những người được phép cưới vợ, vẫn có những trường hợp lạm dụng không thua gì hàng giáo sĩ Công Giáo.
Được hỏi tại sao các nhóm ấu dâm có tổ chức tự do phát triển ngành du lịch tình dục thì không thấy ai đụng tới họ, tại sao không ai cấm cản họ? Bertocchi cho rằng các nghiên cứu của nhóm ECPAT (Chấm Dứt Việc Mãi Dâm Trẻ Em, Khiêu Dâm Trẻ Em và Việc Buôn Bán Trẻ Em Cho Các Mục Tiêu Tình Dục) tiết lộ: hiện nay trên thế giới, mỗi năm có tới gần 80 triệu du khách đi tìm mua dâm. Theo cơ quan Intervita của Ý, hiện có khoảng 10 triệu vị thành niên tham gia thị trường này, với lợi tức ước lượng vào khoảng 12 tỷ dollars Mỹ.
Cuộc nghiên cứu của Đại Học Parma, do ECPAT thực hiện, đã đưa ra hình tượng loại hình du khách này: trong 90% trường hợp, anh ta tuổi từ 20 tới 40, có giáo dục trung tới đại học, có thu nhập tốt, thường là đã kết hôn. Ngược lại, nạn nhân thường ở tuổi 11 và 15 nếu là con gái, và từ 13 tới 18 nếu là con trai.
Loại hình du lịch trên bị nhiều quốc gia coi là tội phạm, nhưng dù như thế, nó vẫn là một ngành kỹ nghệ phồn thịnh và chính vì là một kỹ nghệ, nên khó bị chặn đứng. Tuy nhiên, hiện cũng đang có những nhóm áp lực nhằm điều tra nền văn hóa tình dục này.
Nói về biên giới giữa thực tại và chủ nghĩa đạo đức giả, Bertocchi cho rằng phần lớn các xã hội hậu hiện đại chấp nhận hay biện minh cho việc phá hủy các phôi thai vì coi chúng không phải là những hữu thể nhân bản. Họ trao đổi buôn bán trứng và tinh trùng như thể buôn bán trao đổi pháo nổ. Họ luận thuyết về nam tính và nữ tính đơn thuần như những nhãn hiệu văn hóa, loan truyền khiêu dâm như một hình thức giải khuây và thích biến trợ tử thành một chọn lựa cao đẹp. Qua cái phong cách hủ hóa sự thật như thế, người thời nay lâm vào tình thế mơ hồ về đạo đức đến nỗi thực tại bị chìm lỉm trong chủ nghĩa chủ quan. Bởi thế, ta mới thấy việc người tôn giáo lên án các hành vi vô luân cũng phát xuất từ cùng một môi trường văn hóa luôn sẵn sàng chấp nhận mọi thứ tùy tiện của cá nhân. Các lý do thuộc loại hình ý thức hệ cũng có, mà thuộc loại hình kinh tế cũng có, như trường hợp các luật sư Mỹ kiếm hàng tỷ dollars nhờ việc người ta tự do và dễ dãi tố cáo ấu dâm.
Nói đến chính sách hoàn toàn không khoan dung (zero tolerance) của Đức Bênêđictô XVI đối với tệ nạn ấu dâm, Bertocchi cho rằng quyết tâm của ngài thật đáng nêu gương; ngài đã nhấn mạnh một đường lối trong sáng không chỉ có giá trị đối với Giáo Hội, mà còn có giá trị đối với mọi thành phần của xã hội đang có vấn đề hay đang phải đương đầu với hiện tượng đáng buồn này. Trong các suy niệm đi đàng Thánh Giá năm 2005, Đức Hồng Y Ratzinger lúc ấy cho người ta thấy rõ nhu cầu phải thanh lọc bên trong Giáo Hội, một ước muốn không phải để trả thù nhưng để mang công lý thực sự lại cho Nàng Dâu của Chúa Kitô được rạng rỡ hơn nữa trong tư cách “duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. Phong cách này tìm thấy trong mọi giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI, vì công thức thanh tẩy của ngài nhằm đủ mọi hướng: hướng giải thích tính liên tục, hướng nới rộng tính hợp lý, hướng gương sáng Thánh Gioan Vianey cho Năm Linh Mục, hướng chú tâm phụng vụ, hướng hoàn toàn không khoan dung đối với gương mù ấu dâm v.v… Chỉ có vấn đề là đôi khi người ta chỉ tìm đọc trong các giáo huấn của ngài những điều hợp với quan điểm riêng của họ, chứ không chịu đọc giáo huấn ấy trong toàn bộ tính của chúng.
Như thế, phải làm gì để vượt qua lo âu, mất tin tưởng hết sức phổ biến ngày nay? Theo Bertocchi, mọi người Công Giáo chúng ta phải trở về với các nền tảng của đức tin, để thực sự làm chứng nhân cho Chúa Phục Sinh, hay nói như Luca Volonté, phải ý thức rõ rệt tình đồng hành với Chúa Kitô, Đấng cùng đi với ta hằng ngày. Trong cuộc tông du gần đây tới Fatima, Đức Thánh Cha nói rằng: Giáo Hội đang chịu đau khổ vì các nguyên nhân “nội tại”. Chắc chắn, ngài muốn nói tới các thương tích do các vụ lạm dụng tình dục gây ra, nhưng Bertocchi cũng tin rằng ta cần có sự trong sáng về học lý để trở về với các nền tảng. Buồn thay, ngày nay, sự trong sáng này không phải là điều hiển nhiên và điều ấy làm nhiều người bối rối. Bởi thế, Bertocchi đồng ý với các kết luận của Agnoli trong tác phẩm này khi nhấn mạnh tới việc cầu nguyện, tới việc tái khám phá cảm thức về siêu nhiên, tới sự phục vụ hữu hiệu trong việc cai quản Giáo Hội, và nhất là tới việc tái khám phá một cách sâu sắc cảm thức về tội lỗi. “Kẻ thù thực sự mà ta cần phải sợ và chống lại chính là tội lỗi, cái ác thiêng liêng mà buồn thay, đôi lúc, lây nhiễm cả các chi thể của Giáo Hội”. Đó là lời Đức Bênêđíctô nói sau khi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng ngày 16 tháng 5 vừa qua.
Bất hạnh thay, trong rất nhiều bài giáo lý, chủ đề “tội lỗi” mỗi ngày mỗi bị coi là lỗi thời, bị tâm lý học và xã hội học cho ra rìa. Thật ra, nhận mình là tội nhân là cách tốt nhất để tiếp nhận lòng xót thương của Chúa. Và không có con đường nào khác đem hy vọng lại cho con người thời nay bằng đức ái trong sự thật.
Theo ông, dù chỉ là một trường hợp ấu dâm xẩy ra trong Giáo Hội, thì đó cũng đã là quá nhiều rồi. Về phương diện này, trong Giáo Hội, người tỏ ta hiểu vấn đề hơn cả không ai hết mà là chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Nói như thế, nhưng Bertocchi vẫn nghĩ là ta cần hiểu mọi chiều kích của hiện tượng này. Ông cho hay: trong phần đầu của Sách, Massimo Introvigne đã giúp ta hình dung ra vấn đề. Tại Mỹ, theo các nghiên cứu bác học, từ năm 1950 tới năm 2002, có 958 linh mục bị tố cáo phạm tội ấu dâm trong tổng số 109,000 linh mục, nhưng bị kết án thì ít hơn nhiều, chỉ dưới 100.
Trong một tuyên bố vào ngày 10 tháng 3 vừa qua, Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh, thông báo trường hợp của nước Áo. Tại đó, cùng thời gian trên, các kết án người của Giáo Hội chỉ là 17, trong khi ở bên ngoài, con số lên tới 510. Các con số đó có thể nói lên nhiều điều mà cũng có thể chả nói lên điều gì; tuy nhiên, chúng rõ ràng cho thấy khuynh hướng người ta hay thổi phồng và tổng quát hóa những vụ liên quan tới Giáo Hội. Ông nêu trường hợp Cha Giorgio Covoni và hai nữ tu ở Bergamo, Cha Kinsella và Dì Nora Walls ở Ái Nhĩ Lan, thẩy đều bị tố cáo là lạm dụng tình dục nhưng thực ra sau đó được trắng án. Những sự kiện này khá quan trọng vì chúng cho thấy rõ những nguyên động lực không phải lúc nào cũng rõ ràng trong việc hình thành các lời tố cáo.
Còn ở bên ngoài xã hội, chỉ cần đọc những sự kiện trên cũng đủ thấy cơn dịch ấu dâm thực sự sâu rộng và làm người ta lo âu. Bản phúc trình của Cơ Quan Y Tế Thế Giới tựa là “Các Ước Lượng Hoàn Cầu Về Hậu Quả Y Tế Do Bạo Hành Trẻ Em Gây Ra” (Geneva, 2006) cho thấy trong năm 2002, ước lượng có gần150 triệu trẻ nữ và 73 triệu trẻ nam trên thế giới là nạn nhân của các hình thức bạo hành tính dục khác nhau.
Một phúc trình khác của LHQ, được trình cho Đại Hội Đồng ngày 21 tháng 7 năm 2009, chú tâm tới tình trạng trên Web: trên phạm vi thế giới, con số các trang mạng có bản chất ấu dâm đã gia tăng một cách chóng mặt; thí dụ, nếu năm 2001 con số là 261,653, thì năm 2004 con số ấy lên tới 480,000, một chiều hướng cũng đã được phúc trình hàng năm của tổ chức Meter Associaton của Cha Di Noto xác nhận. Theo Bertocchi, sự kiện trên Internet này quả có tính mô hình, nếu ta để ý tới vai trò của Web trong đời sống xã hội ngày nay. Như thế, rõ ràng điều đó giúp ta hiểu rõ hơn cái thiên kiến của truyền thông trong chiến dịch chống lại Giáo Hội, nó cố tình tô vẽ Giáo Hội như là nơi trổi vượt về ấu dâm.
Còn về nền văn hóa cổ vũ ấu dâm, Bertocchi nói rằng ở tâm điểm vấn đề ta thấy có “nền văn hóa tình dục”, một nền văn hóa, từ năm 1968, luôn cổ vũ một cuộc cách mạng thực sự nhằm “phá bỏ mọi cấm kị”. Việc lan tràn văn hóa khiêu dâm, được coi như ngọn cờ đầu của cuộc cách mạng này, ai cũng có thể thấy được. Ngày nay, não trạng trổi vượt nhất là não trạng sẵn sàng biện minh cho việc kết hợp tính dục thuộc bất cứ loại nào, và là kết quả của thứ tư duy bắt rễ từ những người như De Sade, Freud, Fromm, Reich, Marcuse v.v…, nghĩa là những người ta có thể mô tả như các tiên tri của việc tôn vinh khoái ngất. Theo Bertocchi, trong tác phẩm của nhóm ông, Francesco Agnoli trình bày nhiều thí dụ cho thấy nền văn hóa ấy vẫn còn sống đến ngày nay như thế nào. Đại biểu của nó là trường hợp chính đảng Phò Ấu Dâm của Hòa Lan, gần đây bị giải tán vì thiếu chữ ký, chứ không hẳn vì cấm đoán của luật pháp. Tận gốc rễ của nó, cuộc cách mạng tình dục của thời đó có mục tiêu tấn công mọi thứ thẩm quyền, bắt đầu là thẩm quyền của Thiên Chúa, và cuộc tấn công đó, buồn thay, đã để lại dấu vết ngay bên trong Giáo Hội.
Nhưng làm thế nào nền văn hóa cổ vũ ấu dâm đã len lỏi vào được các chủng viện và Giáo Hội? Bertocchi cho rằng ta có thể hiểu được phần nào vấn đề này từ lá thư của Đức GH Bênêđíctô XVI gửi người Công Giáo Ái Nhĩ Lan, trong đó, ngoài việc đề cập tới các trường hợp ấu dâm nơi hàng giáo sĩ Ái Nhĩ Lan, Đức Thánh Cha có xem sét gốc rễ của hiện tượng ấy. Khi biện luận, ngài nhắc tới sự kiện này là “chương trình canh tân do Công Đồng Vatican II đưa ra đã bị giải thích sai lạc”. Hiển nhiên, ngài có ý nói tới thời kỳ hai thập niên 1960 và 1970 của thế kỷ trước trong đó việc mở cửa ra thế giới đã dẫn tới việc suy yếu đức tin và từ từ bị thế tục hóa.
Cuộc tấn công của xã hội vào nguyên tắc thẩm quyền qua khẩu hiệu nổi tiếng “Cấm không được ngăn cấm” đã len lỏi vào cả Giáo Hội nữa. Do đó, trong các chủng viện, việc giải thích như thế kết cục khiến người ta lẫn lộn kỷ luật với đối thoại. Kết quả là một phương thức rộng rãi hơn trong việc tuyển chọn ứng viên cho chức linh mục.
Trong phạm vi này, Đức Hồng Y Carlo Caffarra khẳng định “việc Giáo Hội tự đưa ra các tiêu chuẩn để biện phân ai được nhận ai không được nhận vào chức linh mục là một quyền mà không ai có thể bác bỏ một cách hợp lý” (La Verita chiede di essere rivelata -- Rizzoli 2009). Theo Bertocchi, hơn bao giờ hết, quyền ấy phải được thực thi. Bất cứ ai nghĩ rằng vấn đề hệ ở việc độc thân của linh mục, thì họ phải giải thích tại sao trong hàng giáo sĩ Thệ Phản, là những người được phép cưới vợ, vẫn có những trường hợp lạm dụng không thua gì hàng giáo sĩ Công Giáo.
Được hỏi tại sao các nhóm ấu dâm có tổ chức tự do phát triển ngành du lịch tình dục thì không thấy ai đụng tới họ, tại sao không ai cấm cản họ? Bertocchi cho rằng các nghiên cứu của nhóm ECPAT (Chấm Dứt Việc Mãi Dâm Trẻ Em, Khiêu Dâm Trẻ Em và Việc Buôn Bán Trẻ Em Cho Các Mục Tiêu Tình Dục) tiết lộ: hiện nay trên thế giới, mỗi năm có tới gần 80 triệu du khách đi tìm mua dâm. Theo cơ quan Intervita của Ý, hiện có khoảng 10 triệu vị thành niên tham gia thị trường này, với lợi tức ước lượng vào khoảng 12 tỷ dollars Mỹ.
Cuộc nghiên cứu của Đại Học Parma, do ECPAT thực hiện, đã đưa ra hình tượng loại hình du khách này: trong 90% trường hợp, anh ta tuổi từ 20 tới 40, có giáo dục trung tới đại học, có thu nhập tốt, thường là đã kết hôn. Ngược lại, nạn nhân thường ở tuổi 11 và 15 nếu là con gái, và từ 13 tới 18 nếu là con trai.
Loại hình du lịch trên bị nhiều quốc gia coi là tội phạm, nhưng dù như thế, nó vẫn là một ngành kỹ nghệ phồn thịnh và chính vì là một kỹ nghệ, nên khó bị chặn đứng. Tuy nhiên, hiện cũng đang có những nhóm áp lực nhằm điều tra nền văn hóa tình dục này.
Nói về biên giới giữa thực tại và chủ nghĩa đạo đức giả, Bertocchi cho rằng phần lớn các xã hội hậu hiện đại chấp nhận hay biện minh cho việc phá hủy các phôi thai vì coi chúng không phải là những hữu thể nhân bản. Họ trao đổi buôn bán trứng và tinh trùng như thể buôn bán trao đổi pháo nổ. Họ luận thuyết về nam tính và nữ tính đơn thuần như những nhãn hiệu văn hóa, loan truyền khiêu dâm như một hình thức giải khuây và thích biến trợ tử thành một chọn lựa cao đẹp. Qua cái phong cách hủ hóa sự thật như thế, người thời nay lâm vào tình thế mơ hồ về đạo đức đến nỗi thực tại bị chìm lỉm trong chủ nghĩa chủ quan. Bởi thế, ta mới thấy việc người tôn giáo lên án các hành vi vô luân cũng phát xuất từ cùng một môi trường văn hóa luôn sẵn sàng chấp nhận mọi thứ tùy tiện của cá nhân. Các lý do thuộc loại hình ý thức hệ cũng có, mà thuộc loại hình kinh tế cũng có, như trường hợp các luật sư Mỹ kiếm hàng tỷ dollars nhờ việc người ta tự do và dễ dãi tố cáo ấu dâm.
Nói đến chính sách hoàn toàn không khoan dung (zero tolerance) của Đức Bênêđictô XVI đối với tệ nạn ấu dâm, Bertocchi cho rằng quyết tâm của ngài thật đáng nêu gương; ngài đã nhấn mạnh một đường lối trong sáng không chỉ có giá trị đối với Giáo Hội, mà còn có giá trị đối với mọi thành phần của xã hội đang có vấn đề hay đang phải đương đầu với hiện tượng đáng buồn này. Trong các suy niệm đi đàng Thánh Giá năm 2005, Đức Hồng Y Ratzinger lúc ấy cho người ta thấy rõ nhu cầu phải thanh lọc bên trong Giáo Hội, một ước muốn không phải để trả thù nhưng để mang công lý thực sự lại cho Nàng Dâu của Chúa Kitô được rạng rỡ hơn nữa trong tư cách “duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. Phong cách này tìm thấy trong mọi giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI, vì công thức thanh tẩy của ngài nhằm đủ mọi hướng: hướng giải thích tính liên tục, hướng nới rộng tính hợp lý, hướng gương sáng Thánh Gioan Vianey cho Năm Linh Mục, hướng chú tâm phụng vụ, hướng hoàn toàn không khoan dung đối với gương mù ấu dâm v.v… Chỉ có vấn đề là đôi khi người ta chỉ tìm đọc trong các giáo huấn của ngài những điều hợp với quan điểm riêng của họ, chứ không chịu đọc giáo huấn ấy trong toàn bộ tính của chúng.
Như thế, phải làm gì để vượt qua lo âu, mất tin tưởng hết sức phổ biến ngày nay? Theo Bertocchi, mọi người Công Giáo chúng ta phải trở về với các nền tảng của đức tin, để thực sự làm chứng nhân cho Chúa Phục Sinh, hay nói như Luca Volonté, phải ý thức rõ rệt tình đồng hành với Chúa Kitô, Đấng cùng đi với ta hằng ngày. Trong cuộc tông du gần đây tới Fatima, Đức Thánh Cha nói rằng: Giáo Hội đang chịu đau khổ vì các nguyên nhân “nội tại”. Chắc chắn, ngài muốn nói tới các thương tích do các vụ lạm dụng tình dục gây ra, nhưng Bertocchi cũng tin rằng ta cần có sự trong sáng về học lý để trở về với các nền tảng. Buồn thay, ngày nay, sự trong sáng này không phải là điều hiển nhiên và điều ấy làm nhiều người bối rối. Bởi thế, Bertocchi đồng ý với các kết luận của Agnoli trong tác phẩm này khi nhấn mạnh tới việc cầu nguyện, tới việc tái khám phá cảm thức về siêu nhiên, tới sự phục vụ hữu hiệu trong việc cai quản Giáo Hội, và nhất là tới việc tái khám phá một cách sâu sắc cảm thức về tội lỗi. “Kẻ thù thực sự mà ta cần phải sợ và chống lại chính là tội lỗi, cái ác thiêng liêng mà buồn thay, đôi lúc, lây nhiễm cả các chi thể của Giáo Hội”. Đó là lời Đức Bênêđíctô nói sau khi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng ngày 16 tháng 5 vừa qua.
Bất hạnh thay, trong rất nhiều bài giáo lý, chủ đề “tội lỗi” mỗi ngày mỗi bị coi là lỗi thời, bị tâm lý học và xã hội học cho ra rìa. Thật ra, nhận mình là tội nhân là cách tốt nhất để tiếp nhận lòng xót thương của Chúa. Và không có con đường nào khác đem hy vọng lại cho con người thời nay bằng đức ái trong sự thật.