Tổng thống Barack Obama tiếp đón Đức Đalai Lạtma: một tín hiệu gián tiếp cho Bắc Kinh
Washington, 18/2/2010 - Từ nhiều ngày qua chính quyền cộng sản Tàu tại Bắc Kinh đã rùm beng tuyên truyền, phản đối, tẩy chay hàng Mỹ, trừng phạt kinh tế cho buổi tổng thống Barack Obama tiếp đón Đức Đalai Lạtma tại Tòa Bạch Ốc. Câu chuyện gay cấn như trong những kịch bản kiếm hiệp của những ác ma muốn xưng bá võ lâm và sẵn sàng tiêu diệt những kẻ không theo tức là chống đối mình. Cảnh tác yêu tác quái của cộng sản Tàu đã thành công hơn một năm nay từ khi tổng thống Barack Obama nhậm chức và ông Obama đã một lần cúi đầu vâng lệnh theo chỉ thị của Tàu vào năm 2009 không được tiếp đón Đức Đalai Lạtma. Chúng ta nhớ lại cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu ở thủ đô Copenhagen (từ ngày 7 tới 18/12) để muốn đạt tới một thỏa hiệp chung, nhất là cần đến sự tham gia của cộng sản Tàu cho nên tổng thống Obama từ chối gặp gỡ Đức Đalai Lạtma. Kết qủa của cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu kết thúc với nhiều thất vọng, điều này ai cũng biết rõ ràng đến từ thái độ bất hợp tác của Tàu, ngoài ra Tàu còn lôi kéo các nước nghèo vào cuộc chung với họ. Cay đắng với bài học thảm thương như thế, Barack Obama bây giờ - người bất chấp cảnh báo rõ ràng từ Bắc Kinh đã tiếp đón lần đầu tiên vị lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, Đức Đalai Lạtma.
Đầu tiên gào thét cho quan hệ hữu nghị với cộng sản Tàu
Khi tổng thống Barack Obama vào cuối mùa hè 2009 trong một hội nghị kinh tế giữa Mỹ và Tàu đã phát biểu quan trọng về mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, ông đã đề cập đến từ ngữ „hợp tác“ đến 8 lần và nhiều lần mời gọi những người cầm quyền ở Bắc Kinh về sự hợp tác bình đẳng.
Tiếp đến ông Obama đã gửi một tín hiệu rõ ràng khác theo hướng thân thiện với Bắc Kinh: cuối năm 2009 Washington không có thời gian đón tiếp Đức Đalai Lạtma. Sứ điệp này được các nhà lãnh đạo Tàu đón nhận với sự đắc thắng. Nhưng ngược lại Obama tạo ra các kẻ chống đối từ các tổ chức nhân quyền thế giới và và phe đối lập Đảng Cộng Hòa tại quốc hội Mỹ. Chưa hết, trong một diễn văn nữ ngoại trưởng Hillary Clinton nói rằng sự thâm hụt về tự do nhân quyền không ngăn trở mối quan hệ tốt giữa hai quốc gia.
Ông Obama tự mình đã đi đến Bắc Kinh vào cuối tháng 11/2009 và dẫn đầu các cuộc thảo luận thân thiện với đảng cộng sản Tàu và các lãnh đạo nhà nước. Không từ bỏ mọi cơ hội ông Obama tìm nhiều hình thức để tạo ra mối quan hệ tốt giữa Mỹ - Tàu: "Triển vọng của tôi dựa vào thực tế là Hoa Kỳ và Tàu có lợi ích chung," ông nói. "Nếu chúng ta sử dụng những lợi ích hợp tác thì người dân của hai nước chúng ta được hưởng lợi từ nó và cả thế giới sẽ trở nên tốt hơn sau đó." Cả năm vừa qua người ta luôn luôn có ấn tượng rằng vị tổng thống mới của Mỹ và chính phủ của ông cố gắng gào thét cho quan hệ hữu nghị với Tàu.
Tuy nhiên, hơn một năm sau ngày nhậm chức của tổng thống Barack Obama cho thấy thành quả quan hệ với Tàu như con số không. Bắc Kinh chẳng tiến hơn được một milimét trong quan hệ chính trị quốc tế. Đề xuất khiêm tốn của ông Obama tại cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu bị Tàu chê bai. Biện pháp trừng phạt Iran về nâng tần xuất các nhà máy hạt nhân thì Washington vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các cuộc đàm phán với Bắc Hàn chẳng có triển vọng vì Bắc kinh luôn đưa tay bao che đứa đàn em nghèo đói này.
... Bây giờ trở về hiện thực với chính sách châm chích
Những phản ứng tiêu cực và không hữu ích từ Bắc Kinh đã làm cho ông Obama có cái nhìn thực tế hơn và do đó Obama quay trở lại với các chính sách đã được thực hành nơi những vị tiền nhiệm của ông: từ việc chỉ trích cộng sản Tàu về tự do nhân quyền, đến đòi hỏi đánh giá lại đồng tiền Nhân Dân Tệ và tự vệ chống lại hàng nhập khẩu giá rẻ của Tàu với mức thuế trừng phạt nếu cần thiết cho kinh tế Mỹ. Mười phần trăm tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ, gần 10% tăng trưởng ở Tàu - hai con số đối ngược này đang khuấy lên một nỗi sợ hãi cho người dân Mỹ. "Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận một vị trí thứ hai cho nước Mỹ," ông đã nhấn mạnh trong bài phát biểu chính sách của ông vào tháng giêng với ánh mắt hướng về cộng sản Bắc Kinh.
Các hành động cụ thể để chống trả Mỹ tiến một bước đột phá với Đài Loan bằng các cuộc ký kết bán vũ khí với số tiền 6,4 tỷ đôla nhằm duy trì cán cân lực lượng quân sự trong vùng eo biển Đài Loan cũng như muốn giảm tỏa sự kiềm chế của Bắc Kinh.
Và hôm nay, 18/2/2010 tổng thống Barack Obama đi bước đầu tiên bằng việc tiếp đón Đức Đalai Lạtma tại Tòa Bạch Ốc, đó là một thông điệp rõ ràng gửi tới Bắc Kinh: nhượng bộ chính trị từ Washington sẽ chỉ tồn tại nếu cộng sản Tàu chấp nhận giải quyết các vấn đề về chính trị. Trong lúc này những chờ đợi từ Mỹ vẫn chưa được đáp trả.
Trong cuộc gặp gỡ tại Tòa Bạch Ốc, theo hãng thông tấn xã AFP cho biết tổng thống Barack Obama hỗ trợ cho việc bảo vệ văn hóa Tây Tạng và tôn trọng nhân quyền tại đây. Tổng thống Mỹ nói với Đức Đalai Lạtma: "Duy trì sự hỗ trợ mạnh mẽ của bản sắc độc đáo tôn giáo của người Tây Tạng cũng như về văn hóa và căn tính ngôn ngữ", điều này được ghi trên văn bản của Nhà Trắng.
Sự ủng hộ của ông Obama cũng áp dụng "để bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng đang sinh sống ở Tàu", điều này được thêm vào trong bản tuyên bố. Tổng thống Obama đã tuyên dương „sự dấn thân của Đức Đalai Lạtma cho cuộc đấu tranh bất bạo động và đối thoại." Đức Đalai Lạtma cho biết là Ngài "rất hài lòng" về khoảng 45 phút gặp gỡ và trao đổi. "Tổng thống đã cam kết sự hỗ trợ của mình", vị lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng nói tiếp theo.
Cùng chung lợi ích, mặc dù vấn đề Đalai Lạtma
Tuy nhiên, trong chiến lược ngắn hạn sẽ không dẫn đến các cuộc xung đột lớn giữa Mỹ và Tàu, theo sự nhận xét của Kenneth Lieberthal thuộc Viện nghiên cứu Brookings ở Washington, vì với các vấn đề toàn cầu các quốc gia bày tỏ mối quan tâm giống nhau: "Ba vấn đề chính của toàn cầu: khủng hoảng kinh tế - tài chính, việc thay đổi khí hậu và sản xuất vũ khí hạt nhân, nghĩa là chủ yếu thảo luận về những phát triển hạt nhân ở Bắc Hàn, Iran và Pakistan."
Đặc biệt trong chính sách tài chính cộng sản Bắc Kinh có thể đã không quan tâm đến sự tuột dốc của nền kinh tế Mỹ. Lý do: Tàu đã từ lâu trở thành một ngân hàng lớn quan trọng cho Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã mua trái phiếu của chính phủ Mỹ với trị giá gần một nghìn tỷ đô la. Trong chính sách tài chính, hai nước Mỹ-Tàu từ lâu đã phụ thuộc vào nhau rất nhiều.
Theo cách nhìn của cựu bộ trưởng ngoại giao Kissinger: Mỹ-Tàu là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong thế kỷ thứ 21: Siêu cường cũ đối mặt với siêu cường đang lên. Không người nào mong đợi cuộc va chạm lớn giữa hai siêu cường này. Nhưng đó sẽ là sự ấu trĩ nếu chỉ vui mừng với sự lớn mạnh của cộng sản Tàu và từ đó với niềm hy vọng buộc anh ta một mình gánh vác lấy trách nhiệm lớn hơn cho thế giới. Quan hệ của cộng sản Tàu với Hoa Kỳ rất là phức tạp và sẽ vẫn phức tạp: Hợp tác ở đây kể từ lúc phân tranh quyền lợi, có lúc trở thành kẻ thù, tuy nhiên không đối đầu. Nếu cộng sản Tàu yêu cầu tôn trọng và có lòng tự trọng, thì cũng mong rằng Tàu phải thực hiện ngược lại đúng như vậy. Tổng thống Barack Obama tiếp đón Đức Đalai Lạtma không phải để khiêu khích Trung Quốc, nhưng vì nó phản ánh sự thuyết phục riêng của ông ta.
Việc đón tiếp Đức Đalai Lạtma tại Tòa Bạch Ốc không có giới báo chí và truyền hình, thật đáng tiếc cho hai vị lãnh tụ đã nhận được giải Nobel Hòa Bình thế giới. Ngoài ra cuộc tiếp đón được diễn ra trong phòng „Map Room“, nơi dành cho các cuộc tiếp đón cá nhân chứ không ở trong phòng „Oval Office“, nơi tổng thống nói chuyện với các vị nguyên thủ quốc gia. Có lẽ đó là điều an ủi cần thiết nhất cho cộng sản Tàu trong vấn đề nóng bỏng Tây Tạng.
Hà Long
Washington, 18/2/2010 - Từ nhiều ngày qua chính quyền cộng sản Tàu tại Bắc Kinh đã rùm beng tuyên truyền, phản đối, tẩy chay hàng Mỹ, trừng phạt kinh tế cho buổi tổng thống Barack Obama tiếp đón Đức Đalai Lạtma tại Tòa Bạch Ốc. Câu chuyện gay cấn như trong những kịch bản kiếm hiệp của những ác ma muốn xưng bá võ lâm và sẵn sàng tiêu diệt những kẻ không theo tức là chống đối mình. Cảnh tác yêu tác quái của cộng sản Tàu đã thành công hơn một năm nay từ khi tổng thống Barack Obama nhậm chức và ông Obama đã một lần cúi đầu vâng lệnh theo chỉ thị của Tàu vào năm 2009 không được tiếp đón Đức Đalai Lạtma. Chúng ta nhớ lại cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu ở thủ đô Copenhagen (từ ngày 7 tới 18/12) để muốn đạt tới một thỏa hiệp chung, nhất là cần đến sự tham gia của cộng sản Tàu cho nên tổng thống Obama từ chối gặp gỡ Đức Đalai Lạtma. Kết qủa của cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu kết thúc với nhiều thất vọng, điều này ai cũng biết rõ ràng đến từ thái độ bất hợp tác của Tàu, ngoài ra Tàu còn lôi kéo các nước nghèo vào cuộc chung với họ. Cay đắng với bài học thảm thương như thế, Barack Obama bây giờ - người bất chấp cảnh báo rõ ràng từ Bắc Kinh đã tiếp đón lần đầu tiên vị lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, Đức Đalai Lạtma.
Đầu tiên gào thét cho quan hệ hữu nghị với cộng sản Tàu
Tiếp đến ông Obama đã gửi một tín hiệu rõ ràng khác theo hướng thân thiện với Bắc Kinh: cuối năm 2009 Washington không có thời gian đón tiếp Đức Đalai Lạtma. Sứ điệp này được các nhà lãnh đạo Tàu đón nhận với sự đắc thắng. Nhưng ngược lại Obama tạo ra các kẻ chống đối từ các tổ chức nhân quyền thế giới và và phe đối lập Đảng Cộng Hòa tại quốc hội Mỹ. Chưa hết, trong một diễn văn nữ ngoại trưởng Hillary Clinton nói rằng sự thâm hụt về tự do nhân quyền không ngăn trở mối quan hệ tốt giữa hai quốc gia.
Ông Obama tự mình đã đi đến Bắc Kinh vào cuối tháng 11/2009 và dẫn đầu các cuộc thảo luận thân thiện với đảng cộng sản Tàu và các lãnh đạo nhà nước. Không từ bỏ mọi cơ hội ông Obama tìm nhiều hình thức để tạo ra mối quan hệ tốt giữa Mỹ - Tàu: "Triển vọng của tôi dựa vào thực tế là Hoa Kỳ và Tàu có lợi ích chung," ông nói. "Nếu chúng ta sử dụng những lợi ích hợp tác thì người dân của hai nước chúng ta được hưởng lợi từ nó và cả thế giới sẽ trở nên tốt hơn sau đó." Cả năm vừa qua người ta luôn luôn có ấn tượng rằng vị tổng thống mới của Mỹ và chính phủ của ông cố gắng gào thét cho quan hệ hữu nghị với Tàu.
Tuy nhiên, hơn một năm sau ngày nhậm chức của tổng thống Barack Obama cho thấy thành quả quan hệ với Tàu như con số không. Bắc Kinh chẳng tiến hơn được một milimét trong quan hệ chính trị quốc tế. Đề xuất khiêm tốn của ông Obama tại cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu bị Tàu chê bai. Biện pháp trừng phạt Iran về nâng tần xuất các nhà máy hạt nhân thì Washington vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các cuộc đàm phán với Bắc Hàn chẳng có triển vọng vì Bắc kinh luôn đưa tay bao che đứa đàn em nghèo đói này.
... Bây giờ trở về hiện thực với chính sách châm chích
Những phản ứng tiêu cực và không hữu ích từ Bắc Kinh đã làm cho ông Obama có cái nhìn thực tế hơn và do đó Obama quay trở lại với các chính sách đã được thực hành nơi những vị tiền nhiệm của ông: từ việc chỉ trích cộng sản Tàu về tự do nhân quyền, đến đòi hỏi đánh giá lại đồng tiền Nhân Dân Tệ và tự vệ chống lại hàng nhập khẩu giá rẻ của Tàu với mức thuế trừng phạt nếu cần thiết cho kinh tế Mỹ. Mười phần trăm tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ, gần 10% tăng trưởng ở Tàu - hai con số đối ngược này đang khuấy lên một nỗi sợ hãi cho người dân Mỹ. "Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận một vị trí thứ hai cho nước Mỹ," ông đã nhấn mạnh trong bài phát biểu chính sách của ông vào tháng giêng với ánh mắt hướng về cộng sản Bắc Kinh.
Và hôm nay, 18/2/2010 tổng thống Barack Obama đi bước đầu tiên bằng việc tiếp đón Đức Đalai Lạtma tại Tòa Bạch Ốc, đó là một thông điệp rõ ràng gửi tới Bắc Kinh: nhượng bộ chính trị từ Washington sẽ chỉ tồn tại nếu cộng sản Tàu chấp nhận giải quyết các vấn đề về chính trị. Trong lúc này những chờ đợi từ Mỹ vẫn chưa được đáp trả.
Trong cuộc gặp gỡ tại Tòa Bạch Ốc, theo hãng thông tấn xã AFP cho biết tổng thống Barack Obama hỗ trợ cho việc bảo vệ văn hóa Tây Tạng và tôn trọng nhân quyền tại đây. Tổng thống Mỹ nói với Đức Đalai Lạtma: "Duy trì sự hỗ trợ mạnh mẽ của bản sắc độc đáo tôn giáo của người Tây Tạng cũng như về văn hóa và căn tính ngôn ngữ", điều này được ghi trên văn bản của Nhà Trắng.
Sự ủng hộ của ông Obama cũng áp dụng "để bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng đang sinh sống ở Tàu", điều này được thêm vào trong bản tuyên bố. Tổng thống Obama đã tuyên dương „sự dấn thân của Đức Đalai Lạtma cho cuộc đấu tranh bất bạo động và đối thoại." Đức Đalai Lạtma cho biết là Ngài "rất hài lòng" về khoảng 45 phút gặp gỡ và trao đổi. "Tổng thống đã cam kết sự hỗ trợ của mình", vị lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng nói tiếp theo.
Cùng chung lợi ích, mặc dù vấn đề Đalai Lạtma
Tuy nhiên, trong chiến lược ngắn hạn sẽ không dẫn đến các cuộc xung đột lớn giữa Mỹ và Tàu, theo sự nhận xét của Kenneth Lieberthal thuộc Viện nghiên cứu Brookings ở Washington, vì với các vấn đề toàn cầu các quốc gia bày tỏ mối quan tâm giống nhau: "Ba vấn đề chính của toàn cầu: khủng hoảng kinh tế - tài chính, việc thay đổi khí hậu và sản xuất vũ khí hạt nhân, nghĩa là chủ yếu thảo luận về những phát triển hạt nhân ở Bắc Hàn, Iran và Pakistan."
Đặc biệt trong chính sách tài chính cộng sản Bắc Kinh có thể đã không quan tâm đến sự tuột dốc của nền kinh tế Mỹ. Lý do: Tàu đã từ lâu trở thành một ngân hàng lớn quan trọng cho Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã mua trái phiếu của chính phủ Mỹ với trị giá gần một nghìn tỷ đô la. Trong chính sách tài chính, hai nước Mỹ-Tàu từ lâu đã phụ thuộc vào nhau rất nhiều.
Theo cách nhìn của cựu bộ trưởng ngoại giao Kissinger: Mỹ-Tàu là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong thế kỷ thứ 21: Siêu cường cũ đối mặt với siêu cường đang lên. Không người nào mong đợi cuộc va chạm lớn giữa hai siêu cường này. Nhưng đó sẽ là sự ấu trĩ nếu chỉ vui mừng với sự lớn mạnh của cộng sản Tàu và từ đó với niềm hy vọng buộc anh ta một mình gánh vác lấy trách nhiệm lớn hơn cho thế giới. Quan hệ của cộng sản Tàu với Hoa Kỳ rất là phức tạp và sẽ vẫn phức tạp: Hợp tác ở đây kể từ lúc phân tranh quyền lợi, có lúc trở thành kẻ thù, tuy nhiên không đối đầu. Nếu cộng sản Tàu yêu cầu tôn trọng và có lòng tự trọng, thì cũng mong rằng Tàu phải thực hiện ngược lại đúng như vậy. Tổng thống Barack Obama tiếp đón Đức Đalai Lạtma không phải để khiêu khích Trung Quốc, nhưng vì nó phản ánh sự thuyết phục riêng của ông ta.
Việc đón tiếp Đức Đalai Lạtma tại Tòa Bạch Ốc không có giới báo chí và truyền hình, thật đáng tiếc cho hai vị lãnh tụ đã nhận được giải Nobel Hòa Bình thế giới. Ngoài ra cuộc tiếp đón được diễn ra trong phòng „Map Room“, nơi dành cho các cuộc tiếp đón cá nhân chứ không ở trong phòng „Oval Office“, nơi tổng thống nói chuyện với các vị nguyên thủ quốc gia. Có lẽ đó là điều an ủi cần thiết nhất cho cộng sản Tàu trong vấn đề nóng bỏng Tây Tạng.
Hà Long