Khi nhìn lại 10 năm đầu của thế kỷ 21, các nhà bình luận đều bi quan cho rằng đó là thập kỷ mà thế giới phải đối diện với nhiều cuộc xung đột, thiên tai và khủng hoảng nhất. Chẳng hạn, trong một số ra gần đây, tờ tuần báo Time nhận định rằng thập kỷ 2000s (2000-2009) là thập kỷ tồi tệ nhất đối với nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
Với chủ đề ‘Kết thúc thập niên 2000s: Chào tạm biệt thập niên địa ngục – The end of the 2000s: Goodbye to a Decade from Hell’, tờ tuần báo này đã mô tả 10 năm vừa qua là ‘thập kỷ địa ngục’, ‘thập kỷ của những ước mơ đổ vỡ’, hay ‘thập kỷ bị đánh mất’, vì theo Time trong thập kỷ qua đã có những biến cố tồi tệ xảy ra.
Xung đột – chiến tranh
Có thể nói sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận nhiều nhất trong thập kỷ 2000s và vẫn còn ghi lại trong ký ức của nhiều người, nhiều thế hệ là cuộc không tặc vào Tòa tháp đôi – Trung tâm thương mại thế giới và Ngũ giác đài – Tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Cuộc khủng bố 9/11 cũng là biến cố ‘mở màn’ cho những cuộc khủng bố đẫm máu khác xảy ra tại nhiều nơi khác trên thế giới. Trong số đó vụ tấn công bằng bom tại khu du lịch của Bali, Indonesia năm 2003, xe lửa ở Madrid năm 2004 và tàu điện ngầm ở London năm 2005.
9/11 không chỉ đánh dấu một bước ngoặt mới trong chính sách an ninh và ngoại giao của Mỹ mà còn có tác động lớn đến chính trị thế giới. Kể từ vụ khủng bố đó, Mỹ và một số nước khác coi kẻ thù chính đối với an ninh của họ là mạng lưới khủng bố al-Qaeda.
Chỉ gần một tháng sau biến cố 9/11, Mỹ và một số nước đồng minh đã tấn công và xâm lược Afghanistan. Và hai năm sau đó những nước này lại tấn công Iraq. Mặc dù Mỹ và các nước đồng minh đã thành công trong việc hạ bệ phe Taliban và tổng thống Saddam Hussein, xung đột và bạo lực vẫn tiếp xảy ra tại đây.
Không chỉ thế, hai cuộc chiến này cũng gây những tổn hại nghiêm trọng về tài chính và nhân mạng cho Mỹ và Anh và đang là một vấn nạn cho lãnh đạo Mỹ, Anh và một số nước khác.
Khủng hoảng tài chính
Ngoài khủng bố, chiến tranh trong hai năm cuối của thập kỷ 2000s, thế giới còn phải đương đầu với những hậu quả tai hại do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây nên.
Cuộc khủng hoảng này được bắt đầu từ Mỹ và châu Âu khi hàng loạt ngân hàng lớn khác tại những nước này bị đổ vỡ và phá sản gây nên tình trạng đói tín dụng, sụt giá chứng khoán, sụt giảm lòng tin và mức tiêu thụ trên toàn cầu.
Hậu quả là thế giới không chỉ phải đối diện một cuộc khủng hoảng tài chính mà còn rơi vào tình trạng suy thoái toàn diện về kinh tế. Đến nay, Mỹ và nhiều nước châu Âu khác vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng này. Vì vậy, cuộc khủng hoảng này được coi là khủng hoảng tệ hại nhất từ cuộc ‘Đại suy thoái’ vào những năm 1930s.
Trong thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI cũng đề cập đến những ảnh hưởng nghiêm trọng mà cuộc khủng hoảng tài chính cũng như những vết thương đau đớn mà chiến tranh và xung đột gây nên cho thế giới.
Thiên tai – thảm họa
Trong thập kỷ qua thế giới cũng phải đối diện với nhiều thảm họa và thiên tai.
Động đất và sóng thần Tsunami ở Ấn Độ Dương năm 2004 được coi là thiên tai có một không hai trong lịch sử. Tsunami không chỉ tàn phá nhà cửa, hoa màu mà còn cướp đi khoảng hơn 200 ngàn sinh mạng tại các nước thuộc vành đai Ấn Độ Dương.
Một nước khác chịu ảnh hưởng lớn về thiên tai là Miến Điện. Ước tính có hơn 100 ngàn người thiệt mạng và mất tích, và hàng trăm ngàn người khác rơi vào cảnh màn trời chiếu đất từ cơn bão Nargis năm 2008.
Động đất ở xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào tháng 5 năm 2008 cũng được coi là một thiên tai lớn nữa của thập niên vừa qua. Ước tính có hơn 90 ngàn người đã chết hay mất tích trong trận động đất này.
Những hậu quả, thảm họa do thiên tai gây nên cũng không xa lạ gì đối với Việt Nam. Dù không gây nên những hậu quả tồi tệ như những thiên tai trên, bão lụt ở miền Trung trong tháng Chín vừa qua cũng đã gây ra những tổn thất lớn về vật chất và nhân mạng.
Thiên tai hay nhân tai?
Một câu hỏi quan trọng được tờ tạp chí Time đặt ra là tại sao lại có nhiều điều tồi tệ như vậy xảy ra trong 10 năm qua? Vì thiếu may mắn hay vì một lý do nào khác mà nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung phải gánh chịu những tệ hại đó?
Theo Time, chính chúng ta – thế giới nói chúng ta và nước Mỹ nói riêng – là người gây nên hay chịu trách nhiệm về hầu hết những phức tạp, những điều tệ hại trong thập kỷ qua. Hay nói cách khác hầu hết những cuộc khủng hoảng, xung đột và thảm họa là ‘nhân tai’ – do con người gây nên, chứ không phải hoàn toàn do ‘thiên tai’.
Theo tờ tạp chí này có bốn nguyên nhân căn bản dẫn đến xung đột, chiến tranh, khủng hoảng hay làm cho những thiên tai trở thành những thảm họa. Đó là sự thiếu hiểu biết (ignorance), tham lam (greed), tư lợi (self-interest) và sự chậm trễ trong trách nhiệm (deferral of responsibility).
Chẳng hạn, cung cách làm ăn thiếu minh bạch, chạy theo lợi nhuận khổng lồ trước mắt mà không tính đến những hậu quả lâu dài là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự đổ vỡ của các ngân hàng Mỹ, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu.
Trường hợp của Bernard Madoff là một ví dụ điển hình. Nhà tài phiệt 71 tuổi này, từng là chủ tịch của dàn chứng khoán NASDAQ và từng được coi là biểu tượng thành công của người Mỹ, đã lừa đảo lên đến hàng chục tỷ đô. Ông bị bắt tháng 12 năm 2008 và bị kết án 150 năm tù giam vào tháng 6 năm 2009 năm nay. Tờ tạp chí Time đã coi việc ông bị bắt và kết án là một trong 10 điều tội tệ nhất của thập kỷ.
Liên quan đến cơn bão Nargis tại Miến Điện năm 2008 chắc chắn hậu quả đã không nghiêm trọng như vậy nếu chính quyền quân sự tại đó có chương trình cứu trợ hiệu quả hơn hay cho các tổ chức quốc tế vào cứu trợ các nạn nhân sớm hơn.
Ngoài bốn nguyên nhân căn bản trên có thể nói có một nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến những cuộc xung đột, chiến tranh trong thập kỷ qua. Đó là sự thù hận, trả thù. Phải chăng đó cũng là lý do tại sao trong thông điệp Giáng sinh của mình, ĐTC Bênêdictô đã mời gọi con cái mình và thế giới ‘hãy từ bỏ mọi thứ chủ nghĩa bạo lực và trả thù, và dấn thân một cách nhiệt thành và quảng đại vào tiến trình mang tới sự chung sống hoà bình’?
Tất cả đều tệ hại?
Nhìn từ góc độ của người Mỹ, có thể nói Time đã không sai khi coi 10 năm vừa qua là thập kỷ tệ hại nhất, vì trong danh sách 10 biến cố tội tệ nhất mà Time liệt kê, trong đó cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000, sự kiện 9/11, hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq, bão Katrina tại tiểu bang Lousiana (Mỹ), có đến 9 sự kiện liên quan hay xuất phát từ Mỹ.
Hơn nữa những sự kiện đó đánh vào những điểm mạnh, những biểu tượng về thành công, về sức mạnh, và niềm tự hào của người Mỹ.
Nói thế không có nghĩa là trong 10 năm qua nước Mỹ và thế giới không được chứng kiến hay đón nhận một biến cố nào vui vẻ, tích cực, tốt đẹp. Việc ông Barack Obama, người da đen và cũng là người da màu đầu tiên trở thành tổng Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 4 tháng 11 năm 2008 là một sự kiện vui mừng, một biến cố lịch sử không chỉ cho nước Mỹ và cả thế giới nói chung.
Chỉ cách đây bốn thập kỷ, tại Mỹ người da đen vẫn còn bị bất công đối xử, quyền lợi của họ không được hoàn toàn tôn trọng. 40 năm sau một trong số họ đã trở thành tổng thống. Với việc chọn một người da đen, da màu lên làm tổng thống, Mỹ đã làm được điều mà các nước châu Âu khác chưa làm và có thể còn lâu mới làm được. Đến giờ chưa có một người da đen hay da màu nào trở thành thủ tướng hay tổng thống tại châu Âu.
Mặc dù trong năm đầu tại chức, tổng thống Obama chưa giải quyết hết được những hậu quả, những tệ hại xảy đến cho nước Mỹ trong những năm qua, nhưng ít hay nhiều ông cũng đã giúp thay đổi được hình ảnh của nước Mỹ.
Trong chính sách ngoại giao thay vì đối đầu, khiêu chiến như vị tiền nhiệm của mình, ông có đường lối ngoại giao thân thiện, cởi mở hơn và nhấn mạnh sự đối thoại, hợp tác. Cũng chính vì đường lối đó, ông được trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay, mặc dù ông trở thành tổng thống chưa đầy một năm và chưa đạt được một kết quả cụ thể nào.
Do đó, 10 năm đầu của thế kỷ 21 chưa phải hoàn toàn là tồi tệ với nước Mỹ và thế giới như Time mô tả.
Với chủ đề ‘Kết thúc thập niên 2000s: Chào tạm biệt thập niên địa ngục – The end of the 2000s: Goodbye to a Decade from Hell’, tờ tuần báo này đã mô tả 10 năm vừa qua là ‘thập kỷ địa ngục’, ‘thập kỷ của những ước mơ đổ vỡ’, hay ‘thập kỷ bị đánh mất’, vì theo Time trong thập kỷ qua đã có những biến cố tồi tệ xảy ra.
Xung đột – chiến tranh
Có thể nói sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận nhiều nhất trong thập kỷ 2000s và vẫn còn ghi lại trong ký ức của nhiều người, nhiều thế hệ là cuộc không tặc vào Tòa tháp đôi – Trung tâm thương mại thế giới và Ngũ giác đài – Tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Cuộc khủng bố 9/11 cũng là biến cố ‘mở màn’ cho những cuộc khủng bố đẫm máu khác xảy ra tại nhiều nơi khác trên thế giới. Trong số đó vụ tấn công bằng bom tại khu du lịch của Bali, Indonesia năm 2003, xe lửa ở Madrid năm 2004 và tàu điện ngầm ở London năm 2005.
9/11 không chỉ đánh dấu một bước ngoặt mới trong chính sách an ninh và ngoại giao của Mỹ mà còn có tác động lớn đến chính trị thế giới. Kể từ vụ khủng bố đó, Mỹ và một số nước khác coi kẻ thù chính đối với an ninh của họ là mạng lưới khủng bố al-Qaeda.
Chỉ gần một tháng sau biến cố 9/11, Mỹ và một số nước đồng minh đã tấn công và xâm lược Afghanistan. Và hai năm sau đó những nước này lại tấn công Iraq. Mặc dù Mỹ và các nước đồng minh đã thành công trong việc hạ bệ phe Taliban và tổng thống Saddam Hussein, xung đột và bạo lực vẫn tiếp xảy ra tại đây.
Không chỉ thế, hai cuộc chiến này cũng gây những tổn hại nghiêm trọng về tài chính và nhân mạng cho Mỹ và Anh và đang là một vấn nạn cho lãnh đạo Mỹ, Anh và một số nước khác.
Khủng hoảng tài chính
Ngoài khủng bố, chiến tranh trong hai năm cuối của thập kỷ 2000s, thế giới còn phải đương đầu với những hậu quả tai hại do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây nên.
Cuộc khủng hoảng này được bắt đầu từ Mỹ và châu Âu khi hàng loạt ngân hàng lớn khác tại những nước này bị đổ vỡ và phá sản gây nên tình trạng đói tín dụng, sụt giá chứng khoán, sụt giảm lòng tin và mức tiêu thụ trên toàn cầu.
Hậu quả là thế giới không chỉ phải đối diện một cuộc khủng hoảng tài chính mà còn rơi vào tình trạng suy thoái toàn diện về kinh tế. Đến nay, Mỹ và nhiều nước châu Âu khác vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng này. Vì vậy, cuộc khủng hoảng này được coi là khủng hoảng tệ hại nhất từ cuộc ‘Đại suy thoái’ vào những năm 1930s.
Trong thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI cũng đề cập đến những ảnh hưởng nghiêm trọng mà cuộc khủng hoảng tài chính cũng như những vết thương đau đớn mà chiến tranh và xung đột gây nên cho thế giới.
Thiên tai – thảm họa
Trong thập kỷ qua thế giới cũng phải đối diện với nhiều thảm họa và thiên tai.
Động đất và sóng thần Tsunami ở Ấn Độ Dương năm 2004 được coi là thiên tai có một không hai trong lịch sử. Tsunami không chỉ tàn phá nhà cửa, hoa màu mà còn cướp đi khoảng hơn 200 ngàn sinh mạng tại các nước thuộc vành đai Ấn Độ Dương.
Một nước khác chịu ảnh hưởng lớn về thiên tai là Miến Điện. Ước tính có hơn 100 ngàn người thiệt mạng và mất tích, và hàng trăm ngàn người khác rơi vào cảnh màn trời chiếu đất từ cơn bão Nargis năm 2008.
Động đất ở xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào tháng 5 năm 2008 cũng được coi là một thiên tai lớn nữa của thập niên vừa qua. Ước tính có hơn 90 ngàn người đã chết hay mất tích trong trận động đất này.
Những hậu quả, thảm họa do thiên tai gây nên cũng không xa lạ gì đối với Việt Nam. Dù không gây nên những hậu quả tồi tệ như những thiên tai trên, bão lụt ở miền Trung trong tháng Chín vừa qua cũng đã gây ra những tổn thất lớn về vật chất và nhân mạng.
Thiên tai hay nhân tai?
Một câu hỏi quan trọng được tờ tạp chí Time đặt ra là tại sao lại có nhiều điều tồi tệ như vậy xảy ra trong 10 năm qua? Vì thiếu may mắn hay vì một lý do nào khác mà nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung phải gánh chịu những tệ hại đó?
Theo Time, chính chúng ta – thế giới nói chúng ta và nước Mỹ nói riêng – là người gây nên hay chịu trách nhiệm về hầu hết những phức tạp, những điều tệ hại trong thập kỷ qua. Hay nói cách khác hầu hết những cuộc khủng hoảng, xung đột và thảm họa là ‘nhân tai’ – do con người gây nên, chứ không phải hoàn toàn do ‘thiên tai’.
Theo tờ tạp chí này có bốn nguyên nhân căn bản dẫn đến xung đột, chiến tranh, khủng hoảng hay làm cho những thiên tai trở thành những thảm họa. Đó là sự thiếu hiểu biết (ignorance), tham lam (greed), tư lợi (self-interest) và sự chậm trễ trong trách nhiệm (deferral of responsibility).
Chẳng hạn, cung cách làm ăn thiếu minh bạch, chạy theo lợi nhuận khổng lồ trước mắt mà không tính đến những hậu quả lâu dài là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự đổ vỡ của các ngân hàng Mỹ, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu.
Trường hợp của Bernard Madoff là một ví dụ điển hình. Nhà tài phiệt 71 tuổi này, từng là chủ tịch của dàn chứng khoán NASDAQ và từng được coi là biểu tượng thành công của người Mỹ, đã lừa đảo lên đến hàng chục tỷ đô. Ông bị bắt tháng 12 năm 2008 và bị kết án 150 năm tù giam vào tháng 6 năm 2009 năm nay. Tờ tạp chí Time đã coi việc ông bị bắt và kết án là một trong 10 điều tội tệ nhất của thập kỷ.
Liên quan đến cơn bão Nargis tại Miến Điện năm 2008 chắc chắn hậu quả đã không nghiêm trọng như vậy nếu chính quyền quân sự tại đó có chương trình cứu trợ hiệu quả hơn hay cho các tổ chức quốc tế vào cứu trợ các nạn nhân sớm hơn.
Ngoài bốn nguyên nhân căn bản trên có thể nói có một nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến những cuộc xung đột, chiến tranh trong thập kỷ qua. Đó là sự thù hận, trả thù. Phải chăng đó cũng là lý do tại sao trong thông điệp Giáng sinh của mình, ĐTC Bênêdictô đã mời gọi con cái mình và thế giới ‘hãy từ bỏ mọi thứ chủ nghĩa bạo lực và trả thù, và dấn thân một cách nhiệt thành và quảng đại vào tiến trình mang tới sự chung sống hoà bình’?
Tất cả đều tệ hại?
Nhìn từ góc độ của người Mỹ, có thể nói Time đã không sai khi coi 10 năm vừa qua là thập kỷ tệ hại nhất, vì trong danh sách 10 biến cố tội tệ nhất mà Time liệt kê, trong đó cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000, sự kiện 9/11, hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq, bão Katrina tại tiểu bang Lousiana (Mỹ), có đến 9 sự kiện liên quan hay xuất phát từ Mỹ.
Hơn nữa những sự kiện đó đánh vào những điểm mạnh, những biểu tượng về thành công, về sức mạnh, và niềm tự hào của người Mỹ.
Nói thế không có nghĩa là trong 10 năm qua nước Mỹ và thế giới không được chứng kiến hay đón nhận một biến cố nào vui vẻ, tích cực, tốt đẹp. Việc ông Barack Obama, người da đen và cũng là người da màu đầu tiên trở thành tổng Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 4 tháng 11 năm 2008 là một sự kiện vui mừng, một biến cố lịch sử không chỉ cho nước Mỹ và cả thế giới nói chung.
Chỉ cách đây bốn thập kỷ, tại Mỹ người da đen vẫn còn bị bất công đối xử, quyền lợi của họ không được hoàn toàn tôn trọng. 40 năm sau một trong số họ đã trở thành tổng thống. Với việc chọn một người da đen, da màu lên làm tổng thống, Mỹ đã làm được điều mà các nước châu Âu khác chưa làm và có thể còn lâu mới làm được. Đến giờ chưa có một người da đen hay da màu nào trở thành thủ tướng hay tổng thống tại châu Âu.
Mặc dù trong năm đầu tại chức, tổng thống Obama chưa giải quyết hết được những hậu quả, những tệ hại xảy đến cho nước Mỹ trong những năm qua, nhưng ít hay nhiều ông cũng đã giúp thay đổi được hình ảnh của nước Mỹ.
Trong chính sách ngoại giao thay vì đối đầu, khiêu chiến như vị tiền nhiệm của mình, ông có đường lối ngoại giao thân thiện, cởi mở hơn và nhấn mạnh sự đối thoại, hợp tác. Cũng chính vì đường lối đó, ông được trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay, mặc dù ông trở thành tổng thống chưa đầy một năm và chưa đạt được một kết quả cụ thể nào.
Do đó, 10 năm đầu của thế kỷ 21 chưa phải hoàn toàn là tồi tệ với nước Mỹ và thế giới như Time mô tả.