VINH - Lọt thẳm giữa cánh đồng phù sa màu mỡ và núi đá cheo leo, ngọn tháp chuông vươn cao thanh thoát như muốn sánh cùng vẻ đẹp của tự nhiên. Từng nhịp chuông gióng giả vang lên như lời kinh liên lỉ của bao thế hệ giáo dân nơi họ đạo ven bờ nguồn Nậy sông Gianh này. Đó là hình ảnh dễ nhận thấy trong buổi lễ khánh thành nhà thờ giáo họ Kinh Trừng sáng 15.12.2010 vừa qua.
Xem hình ảnh
Ai về giáo họ những ngày này đều không khỏi khấp khởi mừng trước cảnh đổi thay của giáo họ nhân dịp đón Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đến cắt băng chính thức đưa công trình vào sử dụng.
Thành lập năm 1903, Kinh Trừng là giáo họ em út thuộc xứ mẹ Minh Cầm. Số nhân danh họ đạo chỉ có 21 người trong 7 gia đình. Nhỏ bé là vậy song nhìn lại quãng đường gian khó mà người dân nơi đây trải qua khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc trước sức sống bền bỉ của tôn giáo nơi vùng xa xôi hẻo lánh này.
Gian nan, thử thách là bạn đồng hành cùng bà con Kinh Trừng. Trong ký ức xưa cũ của các bậc lão thành khi cư ngụ tại mảnh đất đầu tiên thì những trận lũ quét đã thành thông lệ mỗi khi mùa mưa bão về. Đỉnh điểm là những năm 1944, 1946; hai trận lụt đã làm Kinh Trừng không kịp trở tay. Quê hương điêu linh, người dân kiệt quệ bỏ làng di cư lên vùng đất cao ráo nay là đồi Kim Lan, giáo họ Phong Lan thuộc xã láng giềng Phong Hóa, cùng chung huyện miền núi Tuyên Hóa thuộc Tây Bắc Quảng Bình.
Trên bước đường mưu sinh giành giật sự sống cũng là lúc lòng người Kinh Trừng đau đáu, khắc khoải nhìn về quê hương. Khi nỗi đau do trận lụt gây ra dần nguôi ngoai theo năm tháng thì nỗi nhớ nơi “chôn nhau, cắt rốn” lại trào dâng vô hạn trong tâm hồn con cái Kinh Trừng. Đau khổ nhất là ngôi nhà thờ kính Chúa bằng gỗ tre đơn sơ nơi quê cũ đã bị lũ cuốn trôi, hiện tại chưa xây dựng lại được. Tiếng gọi thiêng liêng của quê hương đã thúc đẩy giáo dân Kinh Trừng trở về, sẵn sàng chống chọi gian lao, đón nhận khổ đau và làm lại cuộc đời.
Trở về chốn xưa, với ý chí theo Chúa đến cùng nên giáo dân lại cùng nhau đoàn tụ, hiệp thông cầu nguyện mỗi khi màn đêm buông xuống hay lúc ánh sương mai vừa gieo để giữ cho hạt giống Tin mừng không bị mai một.
Thật khó tưởng tượng ra rằng trong suốt sáu thập kỷ liền, Lời Chúa đến với hàng chục, hàng trăm con người trong những ngôi nhà mượn tạm của giáo dân nghèo nàn, chật chội. Chiến tranh kéo dài đằng đẵng cày xới mảnh đất dưới mưa bom bão đạn, sự thiếu vắng các linh mục trên mảnh đất Bình Chính càng làm mảnh đất này thêm điêu linh. Nhiều buổi cử hành phụng vụ diễn ra dưới những tấm bạt che tạm bợ bên gốc cây già nhưng không làm những giáo dân ngã lòng; họ luôn xác tín dù khó khăn tới đâu cũng phải sống tốt và nhiệt tình với Tin mừng để thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa.
Tuy nhiên, đất trời hung dữ, giáo dân Kinh Trừng không thể bám trụ cố hương lại một lần nữa ngậm ngùi ra đi như dân Itxraen tìm về miền đất hứa; người dân Kinh Trừng đã được di dời sang chốn quê hương mới này, ngày nay thuộc địa bàn xã Đức Hóa. Cuộc sống đã tạm ổn định nhưng nỗi khắc khoải nội tâm vẫn còn đó vì đến nơi mới cũng chưa có nơi thờ tự Thiên Chúa cho xứng đáng.
Năm 2002, Thiên Chúa đã thúc đẩy ý muốn xây Thánh đường của họ Kinh Trừng qua bàn tay linh mục cựu quản xứ Giuse Hoàng Thái Lân. Cha Giuse đã phát động và làm thủ tục xây dựng nhà thờ, phát động công trình nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên phải chờ 6 năm sau dưới thời linh mục Gioan Lê Trọng Châu ý định đó mới được thực hiện.
Ngày 2.7.2008, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã cùng lúc đặt viên đá đầu tiên để xây dựng hai nhà thờ giáo họ Phong Phú và Kinh Trừng, đều thuộc xứ Minh Cầm. Nhà thờ giáo họ Phong Phú đi trước một bước và đã khánh thành vào ngày 20.7.2010.
Kinh Trừng cũng không chịu thua anh kém chị, với sự giúp đỡ của quý ân nhân xa gần và nhất là sự cố gắng vượt bậc của bà con Kinh Trừng, công trình đã hoàn thành vài tháng sau khi Minh Cầm đón cha xứ mới – linh mục hạt trưởng Phêrô Nguyễn Bình Yên.
Vẻ đẹp của ngôi nhà thờ mới khánh thành rực rỡ giữa ánh nắng hiếm hoi của mùa đông nhưng người tham dự cảm nhận một vẻ đẹp lớn hơn là tinh thần và lòng đạo của giáo dân Kinh Trừng.
Nhìn lại chặng đường gian lao, khốn khó đã qua để thấy được sự vui mừng phấn khởi của những người dân xóm đạo. Trên đất Kinh Trừng hôm nay, con cháu của 21 giáo dân xưa đã phát triển lên 282 người với 57 hộ gia đình. Chặng đường phía trước để Đức Tin nơi đây phát triển theo chiều kích mới với nhiệm vụ loan truyền Tin mừng đến với mọi người vẫn đang mời gọi người dân Kinh Trừng tiếp tục ra đi đến với đồng bào trên “quê hương bọ mạ”.
Xem hình ảnh
Ai về giáo họ những ngày này đều không khỏi khấp khởi mừng trước cảnh đổi thay của giáo họ nhân dịp đón Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đến cắt băng chính thức đưa công trình vào sử dụng.
Thành lập năm 1903, Kinh Trừng là giáo họ em út thuộc xứ mẹ Minh Cầm. Số nhân danh họ đạo chỉ có 21 người trong 7 gia đình. Nhỏ bé là vậy song nhìn lại quãng đường gian khó mà người dân nơi đây trải qua khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc trước sức sống bền bỉ của tôn giáo nơi vùng xa xôi hẻo lánh này.
Gian nan, thử thách là bạn đồng hành cùng bà con Kinh Trừng. Trong ký ức xưa cũ của các bậc lão thành khi cư ngụ tại mảnh đất đầu tiên thì những trận lũ quét đã thành thông lệ mỗi khi mùa mưa bão về. Đỉnh điểm là những năm 1944, 1946; hai trận lụt đã làm Kinh Trừng không kịp trở tay. Quê hương điêu linh, người dân kiệt quệ bỏ làng di cư lên vùng đất cao ráo nay là đồi Kim Lan, giáo họ Phong Lan thuộc xã láng giềng Phong Hóa, cùng chung huyện miền núi Tuyên Hóa thuộc Tây Bắc Quảng Bình.
Trên bước đường mưu sinh giành giật sự sống cũng là lúc lòng người Kinh Trừng đau đáu, khắc khoải nhìn về quê hương. Khi nỗi đau do trận lụt gây ra dần nguôi ngoai theo năm tháng thì nỗi nhớ nơi “chôn nhau, cắt rốn” lại trào dâng vô hạn trong tâm hồn con cái Kinh Trừng. Đau khổ nhất là ngôi nhà thờ kính Chúa bằng gỗ tre đơn sơ nơi quê cũ đã bị lũ cuốn trôi, hiện tại chưa xây dựng lại được. Tiếng gọi thiêng liêng của quê hương đã thúc đẩy giáo dân Kinh Trừng trở về, sẵn sàng chống chọi gian lao, đón nhận khổ đau và làm lại cuộc đời.
Trở về chốn xưa, với ý chí theo Chúa đến cùng nên giáo dân lại cùng nhau đoàn tụ, hiệp thông cầu nguyện mỗi khi màn đêm buông xuống hay lúc ánh sương mai vừa gieo để giữ cho hạt giống Tin mừng không bị mai một.
Thật khó tưởng tượng ra rằng trong suốt sáu thập kỷ liền, Lời Chúa đến với hàng chục, hàng trăm con người trong những ngôi nhà mượn tạm của giáo dân nghèo nàn, chật chội. Chiến tranh kéo dài đằng đẵng cày xới mảnh đất dưới mưa bom bão đạn, sự thiếu vắng các linh mục trên mảnh đất Bình Chính càng làm mảnh đất này thêm điêu linh. Nhiều buổi cử hành phụng vụ diễn ra dưới những tấm bạt che tạm bợ bên gốc cây già nhưng không làm những giáo dân ngã lòng; họ luôn xác tín dù khó khăn tới đâu cũng phải sống tốt và nhiệt tình với Tin mừng để thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa.
Tuy nhiên, đất trời hung dữ, giáo dân Kinh Trừng không thể bám trụ cố hương lại một lần nữa ngậm ngùi ra đi như dân Itxraen tìm về miền đất hứa; người dân Kinh Trừng đã được di dời sang chốn quê hương mới này, ngày nay thuộc địa bàn xã Đức Hóa. Cuộc sống đã tạm ổn định nhưng nỗi khắc khoải nội tâm vẫn còn đó vì đến nơi mới cũng chưa có nơi thờ tự Thiên Chúa cho xứng đáng.
Năm 2002, Thiên Chúa đã thúc đẩy ý muốn xây Thánh đường của họ Kinh Trừng qua bàn tay linh mục cựu quản xứ Giuse Hoàng Thái Lân. Cha Giuse đã phát động và làm thủ tục xây dựng nhà thờ, phát động công trình nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên phải chờ 6 năm sau dưới thời linh mục Gioan Lê Trọng Châu ý định đó mới được thực hiện.
Ngày 2.7.2008, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã cùng lúc đặt viên đá đầu tiên để xây dựng hai nhà thờ giáo họ Phong Phú và Kinh Trừng, đều thuộc xứ Minh Cầm. Nhà thờ giáo họ Phong Phú đi trước một bước và đã khánh thành vào ngày 20.7.2010.
Kinh Trừng cũng không chịu thua anh kém chị, với sự giúp đỡ của quý ân nhân xa gần và nhất là sự cố gắng vượt bậc của bà con Kinh Trừng, công trình đã hoàn thành vài tháng sau khi Minh Cầm đón cha xứ mới – linh mục hạt trưởng Phêrô Nguyễn Bình Yên.
Vẻ đẹp của ngôi nhà thờ mới khánh thành rực rỡ giữa ánh nắng hiếm hoi của mùa đông nhưng người tham dự cảm nhận một vẻ đẹp lớn hơn là tinh thần và lòng đạo của giáo dân Kinh Trừng.
Nhìn lại chặng đường gian lao, khốn khó đã qua để thấy được sự vui mừng phấn khởi của những người dân xóm đạo. Trên đất Kinh Trừng hôm nay, con cháu của 21 giáo dân xưa đã phát triển lên 282 người với 57 hộ gia đình. Chặng đường phía trước để Đức Tin nơi đây phát triển theo chiều kích mới với nhiệm vụ loan truyền Tin mừng đến với mọi người vẫn đang mời gọi người dân Kinh Trừng tiếp tục ra đi đến với đồng bào trên “quê hương bọ mạ”.