Đồng đôla đã sụt giá ở mức thấp kỷ lục so với đồng euro, trước khi Mỹ có quyết định về tỉ lệ lãi suất vào ngày thứ Ba.
Trong các phiên giao dịch vào chiều ngày thứ Hai, một euro đổi được tới 1.2241 đôla Mỹ, là mức cao kỷ lục mới, trong khi đồng đôla tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự thâm hụt gia tăng của nền kinh tế Mỹ cùng tỉ lệ lãi suất thấp.
Đồng đôla cũng xuống giá mạnh so với đồng bảng Anh, gần ở mức thấp kỷ lục trong 11 năm. Một bảng Anh mua được 1.7251 đôla Mỹ.
Người ta đã dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ giữ tỉ lệ lãi suất thấp, nhưng trước tình hình này, có thể người ta sẽ đề nghị Uỷ ban Cục Dự trữ liên bang phải làm ngược lại.
Khủng hoảng?
Trong khi việc tăng tỉ lệ lãi suất có thể giúp ổn định giá trị đồng đôla, tình hình đặc biệt tồi tệ về vấn đề công ăn việc làm gần đây của Mỹ đã cho thấy rằng việc tăng tỉ lệ lãi suất như thế nhìn chung sẽ không có lợi cho nền kinh tế.
Theo kinh tế gia Neil Mackinnon, việc đồng đôla tiếp tục sụt giá có thể dẫn tới tình trạng khủng hoảng, nếu giới chức không có biện pháp giải quyết việc này.
Việc sụt giá của đồng đôla, ngay cả so với các tiền tệ của Thái Lan, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc cũng khiến cho các chính phủ này quan ngại, vì chuyện này rõ rang ảnh hưởng mạnh đến tính cạnh tranh trong hàng hoá xuất khẩu của họ.
Đặc biệt, Nhật Bản muốn thấy đồng Yên của họ giảm giá, vì xuất khẩu là nhân tố quan trọng trong chuyện phục hồi nền kinh tế của đất nước này.
Thâm hụt
Năm nay, đồng euro đã tăng giá tới 15% so với đồng đôla, trong khi các nhà đầu tư bắt đầu chú ý hơn tới chuyện thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ, vốn là cách so sánh giữa những loại hàng hoá và dịch vụ mà Mỹ mua vào so với những gì Mỹ bán ra.
Hiện tại, mức thâm hụt là khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội, và dự kiến mức thâm hụt này còn tiếp tục.
Trong khi đó, khu vực đồng tiền chung euro lại có thặng dư về tài khoản vãng lai.
Sự thâm hụt này, cộng với mối đe doạ về những bất đồng về mậu dịch và tấn công khủng bố, đã làm lấn át đi các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bắt đầu vực dậy.(BBC)
Trong các phiên giao dịch vào chiều ngày thứ Hai, một euro đổi được tới 1.2241 đôla Mỹ, là mức cao kỷ lục mới, trong khi đồng đôla tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự thâm hụt gia tăng của nền kinh tế Mỹ cùng tỉ lệ lãi suất thấp.
Đồng đôla cũng xuống giá mạnh so với đồng bảng Anh, gần ở mức thấp kỷ lục trong 11 năm. Một bảng Anh mua được 1.7251 đôla Mỹ.
Người ta đã dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ giữ tỉ lệ lãi suất thấp, nhưng trước tình hình này, có thể người ta sẽ đề nghị Uỷ ban Cục Dự trữ liên bang phải làm ngược lại.
Khủng hoảng?
Trong khi việc tăng tỉ lệ lãi suất có thể giúp ổn định giá trị đồng đôla, tình hình đặc biệt tồi tệ về vấn đề công ăn việc làm gần đây của Mỹ đã cho thấy rằng việc tăng tỉ lệ lãi suất như thế nhìn chung sẽ không có lợi cho nền kinh tế.
Theo kinh tế gia Neil Mackinnon, việc đồng đôla tiếp tục sụt giá có thể dẫn tới tình trạng khủng hoảng, nếu giới chức không có biện pháp giải quyết việc này.
Việc sụt giá của đồng đôla, ngay cả so với các tiền tệ của Thái Lan, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc cũng khiến cho các chính phủ này quan ngại, vì chuyện này rõ rang ảnh hưởng mạnh đến tính cạnh tranh trong hàng hoá xuất khẩu của họ.
Đặc biệt, Nhật Bản muốn thấy đồng Yên của họ giảm giá, vì xuất khẩu là nhân tố quan trọng trong chuyện phục hồi nền kinh tế của đất nước này.
Thâm hụt
Năm nay, đồng euro đã tăng giá tới 15% so với đồng đôla, trong khi các nhà đầu tư bắt đầu chú ý hơn tới chuyện thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ, vốn là cách so sánh giữa những loại hàng hoá và dịch vụ mà Mỹ mua vào so với những gì Mỹ bán ra.
Hiện tại, mức thâm hụt là khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội, và dự kiến mức thâm hụt này còn tiếp tục.
Trong khi đó, khu vực đồng tiền chung euro lại có thặng dư về tài khoản vãng lai.
Sự thâm hụt này, cộng với mối đe doạ về những bất đồng về mậu dịch và tấn công khủng bố, đã làm lấn át đi các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bắt đầu vực dậy.(BBC)