Chúa nhật 30 thường niên B
Nói đến tên thành Giêricô, chúng ta nhớ đến câu chuyện người lùn Giakêu. Vì tò mò muốn thấy Chúa, Giakêu đã phải vất vả trèo lên cây sung, khi nghe Chúa đi ngang qua thành Giêricô. Và hôm đó, Chúa Giêsu đã dừng chân ghé lại: “Này ông Giakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi ở lại nhà ông.”
(Lc 1, 5). Tin mừng của Chúa nhật tuần 30 cũng ghi lại dấu chân của Chúa và các môn đệ đến thành Giêricô, nhưng hôm nay không phải một bác lùn đón Chúa mà là một anh mù có tên: Bác-ti-mê, con ông Ti-mê. Ở cùng một địa điểm, xảy ra trong hai phận người tuy khác nhau, nhưng họ có chung một điểm hẹn: điểm hẹn đó có tên gọi là Giêsu.
Câu chuyện người mù
Người ta kể rằng, ở cuối một con hẻm nhỏ, ngày ngày có một chàng trai mù, khôi ngô tuấn tú ngồi ăn xin ở bên vệ đường. Cũng trong con hẻm không tên tuổi này, có một thằng bé cũng ngày đi bán báo kiếm sống qua ngày. Một hôm, khi nghe tiếng rao mời của thằng bé bán báo. Anh mù bèn kêu thằng bé lại và ngỏ ý mua một tờ. Thằng bé đến gần anh mù và mở tròn xoe đôi mắt, nó ngạc nhiên hỏi anh:
-“ Chú mù mắt thì làm sao mà đọc?”. Chàng trai nhẹ nhàng mỉm cười đáp lại:
-“ Vâng, chú mù không đọc được, chú mua báo của cháu, cháu sẽ đọc cho chú nghe chứ?”. Mặt thằng bé xịu lại, những giọt nước long lanh trên mi mắt của nó:
-“ Cháu mù chữ, không thể đọc được”.
Câu chuyện Tin mừng
Những người đi theo Chúa rất đông, bao gồm nhiều thành phần: Kinh sư, luật sĩ, biệt phái, các môn đệ, đám đông dân Chúa từ khắp nơi. Họ chẳng màng chi đến một kẻ hành khất bên vệ đường. Thân thể khuyết tật, ngày qua ngày sống nhờ vào sự thương hại của những người khác. Thế nhưng xem ra cái mù thể xác không làm cho anh này tuyệt vọng. Trong cỏi tâm hồn, điều gì đó rất mãnh liệt thôi thúc anh hướng tâm hồn mình về phía có Chúa Giêsu đang đi lại. Bất chấp mọi sự cản ngăn của: đố kỵ, ganh ghét, và loại trừ. Vượt ra khỏi những giới hạn về cái nhìn thể xác. Anh Bác-ti-mê vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giêsu (Mc 10, 50). Chính nghị lực phi thường của niềm tin mà anh mù thể hiện, làm cho Chúa Giêsu không bỏ đi được và Ngài đã cứu chữa người mù.
Câu chuyện thời nay
Trong cuộc sống hằng ngày, biết bao người bề ngoài mắt vẫn sáng, thế nhưng tâm hồn thì trở nên mù lòa. Họ không còn lương tri để nhận ra những giá trị cao quý của đời sống tâm linh. Cũng có nhiều người tàn phế đôi mắt thể xác, thế nhưng đôi mắt tâm hồn của họ vẫn rộng mở để đón nhận ánh sáng từ nguồn mạch là Thiên Chúa. Có người mù rất dễ thương như anh mù trong câu chuyện kể trên, cũng có nhiều người mù rất đỗi cương trực như câu chuyện của Tin mừng vừa kể.
Xin mượn Thánh Thi của giờ kinh sách sáng thứ năm, tuần II, để thân thưa cùng Đấng có quyền trên mọi phận người:
“ Ôi lạy Chúa, mở cho con đôi mắt,
Thấy tình yêu kỳ diệu Chúa khắp nơi.
Con mù lòa, bên vệ đường hành khất,
Xin chữa con để nhìn thấy mặt Ngài…”
Nói đến tên thành Giêricô, chúng ta nhớ đến câu chuyện người lùn Giakêu. Vì tò mò muốn thấy Chúa, Giakêu đã phải vất vả trèo lên cây sung, khi nghe Chúa đi ngang qua thành Giêricô. Và hôm đó, Chúa Giêsu đã dừng chân ghé lại: “Này ông Giakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi ở lại nhà ông.”
(Lc 1, 5). Tin mừng của Chúa nhật tuần 30 cũng ghi lại dấu chân của Chúa và các môn đệ đến thành Giêricô, nhưng hôm nay không phải một bác lùn đón Chúa mà là một anh mù có tên: Bác-ti-mê, con ông Ti-mê. Ở cùng một địa điểm, xảy ra trong hai phận người tuy khác nhau, nhưng họ có chung một điểm hẹn: điểm hẹn đó có tên gọi là Giêsu.
Câu chuyện người mù
Người ta kể rằng, ở cuối một con hẻm nhỏ, ngày ngày có một chàng trai mù, khôi ngô tuấn tú ngồi ăn xin ở bên vệ đường. Cũng trong con hẻm không tên tuổi này, có một thằng bé cũng ngày đi bán báo kiếm sống qua ngày. Một hôm, khi nghe tiếng rao mời của thằng bé bán báo. Anh mù bèn kêu thằng bé lại và ngỏ ý mua một tờ. Thằng bé đến gần anh mù và mở tròn xoe đôi mắt, nó ngạc nhiên hỏi anh:
-“ Chú mù mắt thì làm sao mà đọc?”. Chàng trai nhẹ nhàng mỉm cười đáp lại:
-“ Vâng, chú mù không đọc được, chú mua báo của cháu, cháu sẽ đọc cho chú nghe chứ?”. Mặt thằng bé xịu lại, những giọt nước long lanh trên mi mắt của nó:
-“ Cháu mù chữ, không thể đọc được”.
Câu chuyện Tin mừng
Những người đi theo Chúa rất đông, bao gồm nhiều thành phần: Kinh sư, luật sĩ, biệt phái, các môn đệ, đám đông dân Chúa từ khắp nơi. Họ chẳng màng chi đến một kẻ hành khất bên vệ đường. Thân thể khuyết tật, ngày qua ngày sống nhờ vào sự thương hại của những người khác. Thế nhưng xem ra cái mù thể xác không làm cho anh này tuyệt vọng. Trong cỏi tâm hồn, điều gì đó rất mãnh liệt thôi thúc anh hướng tâm hồn mình về phía có Chúa Giêsu đang đi lại. Bất chấp mọi sự cản ngăn của: đố kỵ, ganh ghét, và loại trừ. Vượt ra khỏi những giới hạn về cái nhìn thể xác. Anh Bác-ti-mê vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giêsu (Mc 10, 50). Chính nghị lực phi thường của niềm tin mà anh mù thể hiện, làm cho Chúa Giêsu không bỏ đi được và Ngài đã cứu chữa người mù.
Câu chuyện thời nay
Trong cuộc sống hằng ngày, biết bao người bề ngoài mắt vẫn sáng, thế nhưng tâm hồn thì trở nên mù lòa. Họ không còn lương tri để nhận ra những giá trị cao quý của đời sống tâm linh. Cũng có nhiều người tàn phế đôi mắt thể xác, thế nhưng đôi mắt tâm hồn của họ vẫn rộng mở để đón nhận ánh sáng từ nguồn mạch là Thiên Chúa. Có người mù rất dễ thương như anh mù trong câu chuyện kể trên, cũng có nhiều người mù rất đỗi cương trực như câu chuyện của Tin mừng vừa kể.
Xin mượn Thánh Thi của giờ kinh sách sáng thứ năm, tuần II, để thân thưa cùng Đấng có quyền trên mọi phận người:
“ Ôi lạy Chúa, mở cho con đôi mắt,
Thấy tình yêu kỳ diệu Chúa khắp nơi.
Con mù lòa, bên vệ đường hành khất,
Xin chữa con để nhìn thấy mặt Ngài…”