Mẹ tôi qua đời ngày 1 tháng 10, 1957, khi tôi còn ở trong chủng viện.

Bà đã chịu đau đớn trong bẩy năm trước đó, vì nhiều chứng bệnh đau khổ, từ tê thấp nặng, đến hen suyễn, đến đau ruột, phải qua ba lẫn giải phẫu mới bớt.

Cuối cùng bà đã lìa đời vì quá kiệt sức, ba năm trước ngày tôi được chịu chức linh mục. Điều đáng ghi nhận là bà luôn luôn can đảm trong suốt thời gian mang bệnh. Bà luôn luôn bình tĩnh và yêu thương, và là một gương sáng cho tất cả gia đình tôi.

Sau đây là một vài bài học tôi đã tiếp nhận trong khi quan sát mẹ tôi trong khi bà chết dần mòn:

  • 1. Thánh thiện là tình yêu. Bà luôn chiếu dõi tình yêu trong suốt thời gian ấy. Tôi cảm nhận được tình yêu của bà; tôi cảm nhận được sự thánh thiện của bà. Nhưng những đớn đau bà không thể tránh rất ghê gớm, không chịu đựng nổi và đáng sợ. Một người bệnh nên uống hay tiếp nhận bất cứ thứ y dược nào cần thiết để giảm đau. Tiếp tục sống trong phẩm giá con người không thể được nếu không có ân sủng của Thiên Chúa. Cầu xin để được ban cho ân sủng ấy và cố gắng yêu thương những ai đang giúp đỡ mình phải là một phần của công việc đối phó với bệnh tật.
  • 2. Kết hợp sự đau khổ của bạn với nỗi đau của Chúa Giêsu trên thập giá là một cách để làm cho đau khổ của bạn có ý nghĩa. Dâng nỗi đau của bạn cho sự cứu rỗi của mình và của người khác là một việc lành thánh nhất bạn có thể làm được. Tôi biết quan niệm này chắc chắn không hấp dẫn lắm đối với những ai không được soi sáng. Mặc nhiên, đau khổ là điều xấu, nhưng khi chấp nhận đau khổ và dâng lên cho Chúa, thì đây là một phương cách mật thiết nhất để chia sẻ gánh nặng của Chúa Giêsu trên thập giá, và là một phương cách mầu nhiệm để tham dự vào việc cứu chuộc thế giới của Người. Tư tưởng này cũng không làm cho nhiều người ưa thích, nhưng khi bạn đang hấp hối, tư tưởng này bỗng nhiên được bừng sáng lên có ý nghĩa và có thể là một sự an ủi tuyệt vời.
  • 3. Cầu xin để được chết vui, không đau đớn là một điều đáng quý. Điều khôn ngoan là nên cầu xin sớm để có được sự can đảm để vác bất cứ thánh giá nào cuộc đời có thể gửi đến. Trao phó tương lai cho sự quan phòng của Chúa và quá khứ cho lòng Thương Xót của Người là cách thức các thánh vượt thắng những lo âu không cần thiết.
  • 4. Niềm vui không phải là một cảm giác; đó là một thái độ. Niềm vui có thể có được không chỉ trong những thời kỳ sung sướng, và cả trong những lúc đau đớn nữa. Thể xác con người mang nỗi đau, nhưng đồng thời tinh thần lại ôm giữ niềm vui thiêng liêng. Thân xác và linh hồn cùng chung sống bằng cách này trong suốt cuộc đời và còn mật thiết hơn vào lúc cuối cùng.
  • 5. Cầu xin để được giải thoát khỏi mọi đau đớn là điều tốt, Chúa Giêsu cũng làm như vậy: “Lạy Cha… xin cất chén đắng này nơi con, nhưng không phải theo ý con, một theo ý Cha.” (Mc 14:36)
  • 6. Người bệnh tin tưởng hết mình vào tình yêu Thiên Chúa biết rằng Thiên Đàng đang ở gần kề như buổi bình minh kế tiếp. Biết được điều này thì chúng ta có thể tin rằng mọi sự sẽ tốt đẹp.
  • 7. Niềm vui toàn vẹn là phần thưởng cuối cùng của một cuộc đời dâng hiến cho Chúa. Niềm vui và sự lành thánh là kết qủa của tình yêu. Trong tình yêu Chúa, chúng ta tìm được sức mạnh và niềm vui.


Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi sự sợ hãi cái chết. Khi con đau đớn, xin giúp con nhận biết rằng niềm vui mà thế gian này không thể trao cho con đã đang nằm trong con.

LM John Catoir, Sáng lập Viên và Giám Đốc Mục Vụ Thánh Giuda