VINH 21.04.2016 - Hôm nay quả là một ngày đại hạnh - đại hoan - đại phúc cho cộng đoàn giáo xứ Tam Tòa, khi mà ngôi thánh đường mới của giáo xứ chính thức được khởi công xây dựng, sau non nửa thế kỷ ngôi nhà thờ cũ đã bị đánh phá tan hoang. Sự kiện trọng đại này đánh dấu bước ngoặt lớn lao trong lịch sử hào hùng của một giáo xứ đã trải qua gần 4 thế kỷ luôn “bước đi trong sự bách hại của thế gian và trong sự an ủi của Thiên Chúa”.
Sáng ngày 21/4/2016, trên mảnh đất kiên hùng Tam Tòa đã diễn ra thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ giáo xứ. Hiện diện trong thánh lễ có Đức TGM Leopoldo Girelli - đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Giám Mục Phaolô – chủ chăn giáo phận, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục giáo phận Nha Trang, một người con của giáo xứ Tam Tòa và Đức Giám Mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên. Đồng tế trong Thánh lễ còn có đông đảo Quý cha trong và ngoài giáo phận, Quý chủng sinh, Quý tu sĩ nam nữ, Quý khách và khoảng 5000 bà con giáo dân.
Trở về quá khứ…
Tam Tòa là mảnh đất mà hạt giống Đức tin đã được gieo vãi khá sớm so với các vùng khác thuộc tỉnh Quảng Bình. Nơi đây đã in đậm dấu chân của các nhà truyền giáo. Khoảng đầu thế kỷ 17, những hạt giống Tin Mừng đầu tiên được ươm mầm và nảy lộc nơi vùng đất này, rồi rất nhanh sau đó, một xứ đạo dần được hình thành vào khoảng năm 1631 với tên gọi là xứ đạo Ðông Hải, hay còn gọi là Họ Lũy. Đến khoảng năm 1774, sau khi lực lượng chúa Trịnh chiếm được Ðàng Trong và san bình địa nơi thường được gọi là “Lũy Thầy”, nhà thờ này được chuyển về khu vực Cầu Ngắn, nay thuộc phường Phú Hải, và được gọi là giáo xứ Sáo Bùn. Đến năm 1886, Sáo Bùn có khoảng 200 nóc nhà với khoảng 1200 giáo hữu. Cũng trong năm này, giáo xứ bị nhóm Văn Thân đột kích, vì thế sau đó giáo dân phải chuyển về Đồng Hới lánh nạn, dựng nhà thờ bên bờ sông Nhật Lệ và lập thành giáo xứ với tên gọi mới Tam Tòa. Đây chính là nơi hiện nay còn ngọn tháp nhà thờ Tam Tòa cũ.
Từ năm 1850 đến năm 2006, giáo xứ Tam Tòa thuộc Tổng giáo phận Huế. Sau đó, cùng với các giáo xứ khác thuộc vùng nam Quảng Bình, Tam Tòa được chuyển giao về với giáo phận Vinh ngày 15/5/2006. Với vị trí và vai trò lịch sử của mình, Tam Tòa là nơi chứng kiến biết bao đau thương nhưng đầy phúc ân, bởi những giọt máu đào của các thánh tử đạo đổ ra. Qua thời nhà Nguyễn cấm Đạo, tại Đồng Hới, quan quân đã chọn một địa điểm không xa họ Sáo Bùn để dựng pháp trường xử các vị tử đạo. Dưới thời Minh Mạng, ngày 28/11/1838, quân lính đã xử Đức Cha Cao (Borie), cha Vincente Điểm và cha Phêrô Khoa, ba vị thuộc giáo phận Vinh. Ngày 10/7/1840, nơi đây là pháp trường đã xử ông Antôn Quỳnh Năm và thầy Tự. Dưới triều Tự Đức, ngày 26/5/1861, tại pháp trường này cũng đã xử hai vị tử đạo là cha Gioan Đoàn Trinh Hoan và ông trùm họ Matthêô Nguyễn Văn Phượng. Về sau, tại đây giáo dân đã xây một tượng đài kỷ niệm để kính nhớ 7 vị tử đạo, tuy nhiên qua thời gian và biến động của thời cuộc, tượng đài kỷ niệm đã mất và địa điểm pháp trường hiện nay vẫn khó xác định.
Sau hiệp định Genève năm 1954, giáo dân Tam Tòa phải di cư và chuyển đến những vùng đất mới sinh sống, số giáo dân còn lại quá ít ỏi. Khó khăn chồng chất trong thời kỳ mưa bom bão đạn và hoàn cảnh lịch sử đầy tang tóc đã biến một giáo xứ vốn lớn mạnh, đông đúc và phồn thịnh trở nên hoang tàn.
Nhà thờ Tam Tòa lần đầu tiên được xây dựng năm 1887, và đến năm 1940 được tái thiết khang trang và hoàn chỉnh hơn. Năm 1965, nhà thờ Tam Tòa bị máy bay Mỹ oanh kích, đổ nát, chỉ còn phần tháp và được duy trì trong tình trạng này cho đến ngày nay. Hơn nửa thế kỷ qua, ngôi nhà thờ bị phá tan hoang, tiếng chuông chẳng còn ngân vang, lời kinh sớm hôm dường như chỉ còn âm thầm trong niềm đợi trông mòn mỏi của bao tâm hồn những người con Tam Tòa. Tái thiết nhà thờ và giáo xứ Tam Tòa mà cha ông đã dày công xây dựng là ước mong cháy bỏng của không chỉ gần 1.000 giáo dân Tam Tòa mà còn là của hơn 530.000 con tim giáo phận Vinh.
Ngày nay, đi qua vùng đất Tam Tòa (Đồng Hới) vốn một thời sầm uất, đông đúc, chúng ta chỉ còn nhìn thấy một ngọn tháp nhà thờ nằm ở tả ngạn dòng Nhật Lệ thơ mộng, đã bị đạn bom và thời gian tàn phá nặng nề. Tuy nhiên, đó lại là chứng tích cho chúng ta biết rằng, tại chốn này đã từng có một xứ đạo Tam Tòa thịnh vượng một thời.
Ngày 26/03/1997, UBND tỉnh Quảng Bình tự động ra quyết định đưa nhà thờ Tam Tòa vào danh mục di tích lịch sử như một chứng tích tội ác chiến tranh, mà không thông qua ý kiến của chủ sở hữu là Tổng giáo phận Huế lúc bấy giờ cũng như của bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa. Ðến ngày 15/05/2006, Tổng giáo phận Huế chuyển giáo hạt Nam Quảng Bình cho giáo phận Vinh, trong đó có giáo xứ Tam Tòa. Đã nhiều lần Tòa Giám mục giáo phận Vinh và bà con giáo dân yêu cầu Chính quyền tỉnh Quảng Bình trao trả lại nhà thờ Tam Tòa nhưng không được chấp thuận. Mọi sinh hoạt tôn giáo trước đây đều phải nhờ nhà của ông Trần Công Lý tại đường Nguyễn Du, cách nền nhà thờ Tam Tòa khoảng 100m về phía tây bắc. Sau nhiều cuộc bàn thảo, Chính quyền Quảng Bình đã chấp thuận cấp cho giáo xứ Tam Tòa một khu đất khác cách nhà thờ cũ khoảng 2,5km về hướng tây nam với diện tích là 6000m2, nằm cạnh đường Thống Nhất, phường Nam Lý, Tp. Đồng Hới, dùng để xây dựng nhà thờ mới.
… hướng đến tương lai
Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Tam Tòa mới được diễn ra lúc 8h30, với sự chủ tế của Đức Cha Phaolô, GM giáo phận Vinh cùng sự đồng tế của Đức TGM Leopoldo Girelli - đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, quý Đức Cha và quý cha hiện diện.
Sau khi đã được cấp đất, cha Quản xứ Phêrô Trần Văn Thành đã cùng gần 1000 bà con giáo dân Tam Tòa đã gấp rút chuẩn bị mặt bằng khu đất để xây dựng nhà thờ mới. Và đến hôm nay, sau non nửa thế kỷ mong đợi, giáo dân Tam Tòa cùng với cha Quản xứ Phêrô đã chính thức bắt tay vào việc xây dựng ngôi nhà thờ mới, với chiều dài 43m, chiều rộng 16m và tháp đôi cao 35m. Nhà thờ được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic, gồm 2 tầng: Tầng trên làm nơi thờ phượng, còn tầng dưới phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của giáo xứ.
Giảng trong thánh lễ, ĐGM Phaolô đã nhắc đến vai trò của tiếng chuông trong đời sống tâm linh và văn hóa người Việt. Ngài nói: “Không những tiếng chuông đã trở nên nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, nhưng rộng hơn còn in sâu vào tâm thức, đời sống tâm linh và văn hóa người Việt. Tiếng chuông phá những cô đơn, đem vào thâm sâu lòng người những hy vọng, tình thương và lý tưởng. Tiếng chuông là tiếng gọi của lương tâm, của thế giới linh thiêng. Nó có sức mạnh thức tỉnh lòng người đang còn nặng tham, sân, si, oán hờn và thù hận. Gieo vào lòng người lời mời gọi hướng thiện, vươn vao và thanh thoát”. Từ vai trò của tiếng chuông đó, Đức Cha đã nhắc đến thành phố Đồng Hới đã lâu rồi vắng những tiếng chuông, và ngài mong ước: “Được hân hạnh đứng tại mảnh đất Đồng Hới này, tôi vui mừng khi vào một ngày không xa trong tương lai, nơi đây sẽ mọc lên một ngôi nhà thờ mang tên Tam Tòa. Và từ ngôi nhà thờ đó, tiếng chuông trầm bổng lại được ngân lên. Đóng góp thêm cho Đồng Hới nét đẹp tâm linh và văn hóa”. Đức Cha cũng không quên nhắc nhở cộng đoàn Tam Tòa về sứ mạng loan báo Tin Mừng: “Song song với việc xây dựng ngôi thánh đường bằng vật chất này, chúng ta cũng xây dựng đời sống Đạo và con người Tam Tòa ngày càng tốt hơn. Từ đó, mỗi người sẽ ra đi làm chứng cho Lòng Thương Xót của Chúa và loan báo Tin Mừng. Như thi sĩ Hàn Mặc Tử, một người con của Tam Tòa, trong bài thơ ‘Nguồn Thơm’ đã viết: “Đây thi sĩ của đạo quân Thánh Giá / Nửa đêm nay vùng dậy để tung hô / Để sớt cho cả xuân, xuân thiên hạ / Hương mến yêu là lộc của lời thơ”.
Cuối thánh lễ, Đức TGM Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam cũng đã bày tỏ đôi tâm tình với cộng đoàn: “Xin chào quý ông bà anh chị em! Tôi vui mừng khi được diện diện nơi đây! Tôi xin chuyển tới quý ông bà anh chị em phúc lành của Đức Thánh Cha Phanxicô. Cách đây 4 năm, tôi đã đến đây, thăm ngôi nhà thờ cũ chỉ còn tháp chuông - chứng tích về một xứ Đạo lớn mạnh và giàu truyền thống nơi đây. Hôm nay, tôi lại được trở lại đây để cùng với tất cả mọi người cử hành thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới – dấu mốc khơi niềm hy vọng phát triển cho giáo xứ trong tương lai. Nơi đây thật đặc biệt với chặng đường lịch sử đặc biệt và những con người đặc biệt. Cầu chúc quý ông bà anh chị em luôn biết hiệp nhất với cha quản xứ Phêrô để xây dựng cộng đoàn này ngày càng thịnh vượng.”
Nổi bật lên giữa đoàn con xa quê hôm nay trở về với đất mẹ Tam Tòa là Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục giáo phận Nha Trang. Là một người con của Tam Tòa, ngài cũng đã có những tâm tình trong dịp đặc biệt này: “… Tôi muốn nói lên từ con tim sâu thẳm: Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Alleluia. Hôm nay, tôi về đây trong tư cách là một người con của giáo xứ Tam Tòa yêu dấu. Tuy xa quê, nhưng lòng tôi vẫn luôn hướng về nơi đây, nơi đã đưa tôi vào đời. Tôi luôn ước mong, một ngày nào đó thật gần, ngôi nhà thờ này sẽ chóng được hoàn thành. Đó như là dấu chỉ của Lòng Thương Xót của Chúa và của hạt giống Tin Mừng trên phần đất này”. Đó chắc chắn cũng là tiếng nói của muôn con tim Tam Tòa đang phải tha hương đâu đó trên mặt đất này.
Sau non nửa thế kỳ mòn mỏi chờ mong, sự kiện ngày hôm nay như nguồn nước mát làm xua tan cái khát tâm linh nơi những người con Tam Tòa. Hy vọng một ngày không xa, ngôi thánh đường mới sẽ mọc lên trên mảnh đất đầy nắng gió này hầu qui tụ những người con Tam Tòa đang tản mác khắp nơi về đoàn tụ cùng gia đình giáo xứ và vun đắp cho niềm tin mà họ đã từng kiên giữ qua bao năm tháng.
Nhưng để thực hiện được mong ước ấy, giáo xứ Tam Tòa hiện nay rất cần đến sự chung tay góp sức của tất cả mọi người con Tam Tòa đang sống trong nước cũng như hải ngoại, cũng như sự hi sinh giúp đỡ của các ân nhân xa gần, để một lần nữa tiếng chuông nhà thờ Tam Tòa lại được ngân vang trên mảnh đất kiên hùng này, góp phần xây dựng và lan tỏa các giá trị tâm linh và văn hóa cho thành phố Đồng Hới hôm nay và tương lai.
Trở về quá khứ…
Tam Tòa là mảnh đất mà hạt giống Đức tin đã được gieo vãi khá sớm so với các vùng khác thuộc tỉnh Quảng Bình. Nơi đây đã in đậm dấu chân của các nhà truyền giáo. Khoảng đầu thế kỷ 17, những hạt giống Tin Mừng đầu tiên được ươm mầm và nảy lộc nơi vùng đất này, rồi rất nhanh sau đó, một xứ đạo dần được hình thành vào khoảng năm 1631 với tên gọi là xứ đạo Ðông Hải, hay còn gọi là Họ Lũy. Đến khoảng năm 1774, sau khi lực lượng chúa Trịnh chiếm được Ðàng Trong và san bình địa nơi thường được gọi là “Lũy Thầy”, nhà thờ này được chuyển về khu vực Cầu Ngắn, nay thuộc phường Phú Hải, và được gọi là giáo xứ Sáo Bùn. Đến năm 1886, Sáo Bùn có khoảng 200 nóc nhà với khoảng 1200 giáo hữu. Cũng trong năm này, giáo xứ bị nhóm Văn Thân đột kích, vì thế sau đó giáo dân phải chuyển về Đồng Hới lánh nạn, dựng nhà thờ bên bờ sông Nhật Lệ và lập thành giáo xứ với tên gọi mới Tam Tòa. Đây chính là nơi hiện nay còn ngọn tháp nhà thờ Tam Tòa cũ.
Từ năm 1850 đến năm 2006, giáo xứ Tam Tòa thuộc Tổng giáo phận Huế. Sau đó, cùng với các giáo xứ khác thuộc vùng nam Quảng Bình, Tam Tòa được chuyển giao về với giáo phận Vinh ngày 15/5/2006. Với vị trí và vai trò lịch sử của mình, Tam Tòa là nơi chứng kiến biết bao đau thương nhưng đầy phúc ân, bởi những giọt máu đào của các thánh tử đạo đổ ra. Qua thời nhà Nguyễn cấm Đạo, tại Đồng Hới, quan quân đã chọn một địa điểm không xa họ Sáo Bùn để dựng pháp trường xử các vị tử đạo. Dưới thời Minh Mạng, ngày 28/11/1838, quân lính đã xử Đức Cha Cao (Borie), cha Vincente Điểm và cha Phêrô Khoa, ba vị thuộc giáo phận Vinh. Ngày 10/7/1840, nơi đây là pháp trường đã xử ông Antôn Quỳnh Năm và thầy Tự. Dưới triều Tự Đức, ngày 26/5/1861, tại pháp trường này cũng đã xử hai vị tử đạo là cha Gioan Đoàn Trinh Hoan và ông trùm họ Matthêô Nguyễn Văn Phượng. Về sau, tại đây giáo dân đã xây một tượng đài kỷ niệm để kính nhớ 7 vị tử đạo, tuy nhiên qua thời gian và biến động của thời cuộc, tượng đài kỷ niệm đã mất và địa điểm pháp trường hiện nay vẫn khó xác định.
Sau hiệp định Genève năm 1954, giáo dân Tam Tòa phải di cư và chuyển đến những vùng đất mới sinh sống, số giáo dân còn lại quá ít ỏi. Khó khăn chồng chất trong thời kỳ mưa bom bão đạn và hoàn cảnh lịch sử đầy tang tóc đã biến một giáo xứ vốn lớn mạnh, đông đúc và phồn thịnh trở nên hoang tàn.
Nhà thờ Tam Tòa lần đầu tiên được xây dựng năm 1887, và đến năm 1940 được tái thiết khang trang và hoàn chỉnh hơn. Năm 1965, nhà thờ Tam Tòa bị máy bay Mỹ oanh kích, đổ nát, chỉ còn phần tháp và được duy trì trong tình trạng này cho đến ngày nay. Hơn nửa thế kỷ qua, ngôi nhà thờ bị phá tan hoang, tiếng chuông chẳng còn ngân vang, lời kinh sớm hôm dường như chỉ còn âm thầm trong niềm đợi trông mòn mỏi của bao tâm hồn những người con Tam Tòa. Tái thiết nhà thờ và giáo xứ Tam Tòa mà cha ông đã dày công xây dựng là ước mong cháy bỏng của không chỉ gần 1.000 giáo dân Tam Tòa mà còn là của hơn 530.000 con tim giáo phận Vinh.
Ngày nay, đi qua vùng đất Tam Tòa (Đồng Hới) vốn một thời sầm uất, đông đúc, chúng ta chỉ còn nhìn thấy một ngọn tháp nhà thờ nằm ở tả ngạn dòng Nhật Lệ thơ mộng, đã bị đạn bom và thời gian tàn phá nặng nề. Tuy nhiên, đó lại là chứng tích cho chúng ta biết rằng, tại chốn này đã từng có một xứ đạo Tam Tòa thịnh vượng một thời.
Ngày 26/03/1997, UBND tỉnh Quảng Bình tự động ra quyết định đưa nhà thờ Tam Tòa vào danh mục di tích lịch sử như một chứng tích tội ác chiến tranh, mà không thông qua ý kiến của chủ sở hữu là Tổng giáo phận Huế lúc bấy giờ cũng như của bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa. Ðến ngày 15/05/2006, Tổng giáo phận Huế chuyển giáo hạt Nam Quảng Bình cho giáo phận Vinh, trong đó có giáo xứ Tam Tòa. Đã nhiều lần Tòa Giám mục giáo phận Vinh và bà con giáo dân yêu cầu Chính quyền tỉnh Quảng Bình trao trả lại nhà thờ Tam Tòa nhưng không được chấp thuận. Mọi sinh hoạt tôn giáo trước đây đều phải nhờ nhà của ông Trần Công Lý tại đường Nguyễn Du, cách nền nhà thờ Tam Tòa khoảng 100m về phía tây bắc. Sau nhiều cuộc bàn thảo, Chính quyền Quảng Bình đã chấp thuận cấp cho giáo xứ Tam Tòa một khu đất khác cách nhà thờ cũ khoảng 2,5km về hướng tây nam với diện tích là 6000m2, nằm cạnh đường Thống Nhất, phường Nam Lý, Tp. Đồng Hới, dùng để xây dựng nhà thờ mới.
… hướng đến tương lai
Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Tam Tòa mới được diễn ra lúc 8h30, với sự chủ tế của Đức Cha Phaolô, GM giáo phận Vinh cùng sự đồng tế của Đức TGM Leopoldo Girelli - đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, quý Đức Cha và quý cha hiện diện.
Sau khi đã được cấp đất, cha Quản xứ Phêrô Trần Văn Thành đã cùng gần 1000 bà con giáo dân Tam Tòa đã gấp rút chuẩn bị mặt bằng khu đất để xây dựng nhà thờ mới. Và đến hôm nay, sau non nửa thế kỷ mong đợi, giáo dân Tam Tòa cùng với cha Quản xứ Phêrô đã chính thức bắt tay vào việc xây dựng ngôi nhà thờ mới, với chiều dài 43m, chiều rộng 16m và tháp đôi cao 35m. Nhà thờ được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic, gồm 2 tầng: Tầng trên làm nơi thờ phượng, còn tầng dưới phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của giáo xứ.
Giảng trong thánh lễ, ĐGM Phaolô đã nhắc đến vai trò của tiếng chuông trong đời sống tâm linh và văn hóa người Việt. Ngài nói: “Không những tiếng chuông đã trở nên nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, nhưng rộng hơn còn in sâu vào tâm thức, đời sống tâm linh và văn hóa người Việt. Tiếng chuông phá những cô đơn, đem vào thâm sâu lòng người những hy vọng, tình thương và lý tưởng. Tiếng chuông là tiếng gọi của lương tâm, của thế giới linh thiêng. Nó có sức mạnh thức tỉnh lòng người đang còn nặng tham, sân, si, oán hờn và thù hận. Gieo vào lòng người lời mời gọi hướng thiện, vươn vao và thanh thoát”. Từ vai trò của tiếng chuông đó, Đức Cha đã nhắc đến thành phố Đồng Hới đã lâu rồi vắng những tiếng chuông, và ngài mong ước: “Được hân hạnh đứng tại mảnh đất Đồng Hới này, tôi vui mừng khi vào một ngày không xa trong tương lai, nơi đây sẽ mọc lên một ngôi nhà thờ mang tên Tam Tòa. Và từ ngôi nhà thờ đó, tiếng chuông trầm bổng lại được ngân lên. Đóng góp thêm cho Đồng Hới nét đẹp tâm linh và văn hóa”. Đức Cha cũng không quên nhắc nhở cộng đoàn Tam Tòa về sứ mạng loan báo Tin Mừng: “Song song với việc xây dựng ngôi thánh đường bằng vật chất này, chúng ta cũng xây dựng đời sống Đạo và con người Tam Tòa ngày càng tốt hơn. Từ đó, mỗi người sẽ ra đi làm chứng cho Lòng Thương Xót của Chúa và loan báo Tin Mừng. Như thi sĩ Hàn Mặc Tử, một người con của Tam Tòa, trong bài thơ ‘Nguồn Thơm’ đã viết: “Đây thi sĩ của đạo quân Thánh Giá / Nửa đêm nay vùng dậy để tung hô / Để sớt cho cả xuân, xuân thiên hạ / Hương mến yêu là lộc của lời thơ”.
Cuối thánh lễ, Đức TGM Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam cũng đã bày tỏ đôi tâm tình với cộng đoàn: “Xin chào quý ông bà anh chị em! Tôi vui mừng khi được diện diện nơi đây! Tôi xin chuyển tới quý ông bà anh chị em phúc lành của Đức Thánh Cha Phanxicô. Cách đây 4 năm, tôi đã đến đây, thăm ngôi nhà thờ cũ chỉ còn tháp chuông - chứng tích về một xứ Đạo lớn mạnh và giàu truyền thống nơi đây. Hôm nay, tôi lại được trở lại đây để cùng với tất cả mọi người cử hành thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới – dấu mốc khơi niềm hy vọng phát triển cho giáo xứ trong tương lai. Nơi đây thật đặc biệt với chặng đường lịch sử đặc biệt và những con người đặc biệt. Cầu chúc quý ông bà anh chị em luôn biết hiệp nhất với cha quản xứ Phêrô để xây dựng cộng đoàn này ngày càng thịnh vượng.”
Nổi bật lên giữa đoàn con xa quê hôm nay trở về với đất mẹ Tam Tòa là Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục giáo phận Nha Trang. Là một người con của Tam Tòa, ngài cũng đã có những tâm tình trong dịp đặc biệt này: “… Tôi muốn nói lên từ con tim sâu thẳm: Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Alleluia. Hôm nay, tôi về đây trong tư cách là một người con của giáo xứ Tam Tòa yêu dấu. Tuy xa quê, nhưng lòng tôi vẫn luôn hướng về nơi đây, nơi đã đưa tôi vào đời. Tôi luôn ước mong, một ngày nào đó thật gần, ngôi nhà thờ này sẽ chóng được hoàn thành. Đó như là dấu chỉ của Lòng Thương Xót của Chúa và của hạt giống Tin Mừng trên phần đất này”. Đó chắc chắn cũng là tiếng nói của muôn con tim Tam Tòa đang phải tha hương đâu đó trên mặt đất này.
Sau non nửa thế kỳ mòn mỏi chờ mong, sự kiện ngày hôm nay như nguồn nước mát làm xua tan cái khát tâm linh nơi những người con Tam Tòa. Hy vọng một ngày không xa, ngôi thánh đường mới sẽ mọc lên trên mảnh đất đầy nắng gió này hầu qui tụ những người con Tam Tòa đang tản mác khắp nơi về đoàn tụ cùng gia đình giáo xứ và vun đắp cho niềm tin mà họ đã từng kiên giữ qua bao năm tháng.
Nhưng để thực hiện được mong ước ấy, giáo xứ Tam Tòa hiện nay rất cần đến sự chung tay góp sức của tất cả mọi người con Tam Tòa đang sống trong nước cũng như hải ngoại, cũng như sự hi sinh giúp đỡ của các ân nhân xa gần, để một lần nữa tiếng chuông nhà thờ Tam Tòa lại được ngân vang trên mảnh đất kiên hùng này, góp phần xây dựng và lan tỏa các giá trị tâm linh và văn hóa cho thành phố Đồng Hới hôm nay và tương lai.