Giáo xứ Tam Tòa, Quảng Bình, hy vọng mới trên mảnh đầy dấu ấn lịch sử
Dưới cơn mưa bụi phảng phất trong những ngày giao thời cuối năm, tháp chuông nhà thờ Tam Tòa hiện lên vẻ cổ kính và trầm mặc như muốn gửi gắm bao nỗi niềm tâm sự. Thời gian trôi qua với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Tam Tòa vẫn đậm đầy dấu ấn như một minh chứng hùng hồn đại diện cho niềm tin yêu son sắt của người giáo dân Quảng Bình đối với Thiên Chúa và Giáo hội.
Dấu ấn cũ…
Từ “sự kiện Tam Tòa” năm 2009, những người con của mảnh đất đầy mộng mơ bên bờ sông Nhật Lệ trên khắp mọi miền đất nước và cả năm châu lại hướng về đây như để tìm về quá khứ mà tri ân, sống tình hiệp nhất anh em và hướng đến một trang sử mới đầy niềm hy vọng.
Xem Hình
Dọc bờ sông Nhật Lệ mộng mơ và xinh đẹp, di tích ngôi thành đường cũ Tam Tòa còn sót lại cho ta một cảm giác thật an bình mà cũng đầy nuối tiếc. An bình vì thánh đường là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa và sự hiệp nhất của con người. Tháp chuông ngôi thánh đường cũ còn đó như một dấu chứng về quá khứ đẹp của mảnh đất thấm đượm máu hồng các thánh tử đạo. Chúng ta cũng có thể hình dung được cảnh người người sáng chiều tản bộ đến nơi đây, để làm việc thờ phượng và cầu nguyện xưa kia. Đan xen trong cái cảm giác an bình ấy là nỗi nuối tiếc khi một vùng đạo sầm uất trước kia nay chỉ còn lại chút dấu ấn nhỏ nhoi. Hơn thế nữa, là việc biết bao người tín hữu tại thành phố Đồng Hới chưa có nơi đủ đáp ứng nhu cầu tâm linh và sinh hoạt đạo đức. Hay nói cách khác là việc khôi phục lại giáo xứ Tam Tòa còn đó những khó khăn chồng chất sau khi phải trải qua biết bao biến cố đau thương.
Là mảnh đất mà Tin Mừng Chúa Kitô đã được gieo vãi khá sớm so với các vùng khác tại tỉnh Quảng Bình, Tam Tòa có thể nói được là mảnh đất đậm dấu ấn lịch sử truyền giáo. “Khoảng năm 1629, những hạt giống đầu tiên của Đạo Chúa được ươm mầm và vun đắp nơi đây. Rồi rất nhanh sau đó, một xứ đạo dần được hình thành khoảng năm 1631 với tên gọi là xứ đạo Ðông Hải, còn gọi là Họ Lũy… Khoảng năm 1774, sau khi lực lượng Chúa Trịnh chiếm được Ðàng Trong và san bằng nơi thường được gọi là "Lũy Thầy", nhà thờ này được chuyển về khu vực Cầu Ngắn, nay thuộc phường Phú Hải, và được gọi là giáo xứ Sáo Bùn. Đến năm 1886, Sáo Bùn có khoảng 200 nóc nhà với khoảng 1200 giáo hữu. Ở đây có Viện Dục Anh để giúp nuôi trẻ em nghèo và có tu viện dòng Mến Thánh Giá phục vụ từ thiện và giáo dục. Cũng trong năm này, giáo xứ bị quân Văn Thân đột kích và phải chuyển về Đồng Hới lánh nạn, dựng nhà thờ bên bờ sông Nhật Lệ, làng Mỹ Lệ (lần đầu năm 1887, tái thiết năm 1940) và lập thành giáo xứ với tên gọi mới Tam Tòa.. Từ năm 1850 đến ngày 15.5.2006, giáo xứ Tam Tòa thuộc quyền quản lý của Giáo phận Huế. Sau đó thì cùng với các giáo xứ Nam Quảng Bình, Tam Tòa được chuyển giao cho Giáo phận Vinh...” (theo Catholic.org). Hơn nữa, với vị trí và vai trò lịch sử của mình, Tam Tòa là nơi chứng kiến biết bao đau thương nhưng đầy phúc ân, bởi những giọt máu đào của các thánh tử đạo đổ ra. Thánh Tertulianô đã nói:" Máu các thánh Tử Đạo đổ ra là hạt giống trổ sinh các tín hữu", câu nói này quả đúng với những gì mà Tam Tòa đã chứng kiến và trải qua. Hơn một trăm ngàn giáo hữu trên khắp tỉnh Quảng Bình hiện nay là hoa quả xứng đáng với những sự hy sinh anh dũng của các bậc tiền nhân.
Khoảng cuối năm 1954, do hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy, giáo dân Tam Tòa phải di cư và chuyển đến những vùng đất mới sinh sống. Khó khăn chồng chất trong thời kỳ mưa bom bão đạn và nhiều bất cập xã hội sau biến cố 1975 đã khiến mảnh đất linh thiêng của Giáo hội, cách riêng là của các thế hệ con em Tam Tòa không còn giữ được trọn vẹn như mong muốn.
… mới niềm mong ước!
Mang niềm hy vọng khôi phục và phát huy những giá trị tốt đẹp trong cái kho tàng lớn lao mà ông cha để lại, mỗi người con Tam Tòa đã và đang cố gắng từng ngày. Sự kiện năm 2009 đã không làm nhụt chí của họ, nhưng còn giúp cho mối dây liên kết tình anh em khắp nơi thêm bền chặt và cũng mở ra một trang sử mới cho tương lai của Tam Tòa.
“Tri ân quá khứ là cách mà con người tìm thấy những bước đi đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Dòng lịch sử đã qua còn ghi lại những sự hy sinh bi hùng của các bậc tiền nhân trên mảnh đất Tam Tòa không bao giờ bị xóa đi hay phai mờ. Đó là nền tảng vững chắc để chúng ta bắt đầu dựng xây nhằm tiếp nối và lưu giữ cho tương lai “công trình” tốt đẹp mà Thiên Chúa đã thực hiện”, lời nhắn nhủ ấy của cha Phêrô Trần Văn Thành trong ngày về tiếp quản giáo xứ khiến mỗi người con Tam Tòa như thêm niềm hy vọng và tin tưởng.
Vào lúc 9 giờ, sáng 03.02.2015 vừa qua, tại ngôi nhà riêng của ông Nguyễn Văn Lý (58 Nguyễn Du, Tp. Đồng Hới, Quảng Bình, cách dấu tích nhà thờ cũ chừng 200m) – nơi mà bấy lâu trở thành nhà nguyện của bà con giáo xứ Tam Tòa, đã diễn ra một thánh lễ trang trọng và đan xen nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Đã khá lâu rồi, bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa mới có dịp tham dự một thánh lễ trang trọng, vui tươi và đầy phấn khởi như ngày hôm nay. Thánh lễ đồng tế của 22 cha trong và ngoài giáo hạt Nguồn Son đã quy tụ hơn một ngàn giáo dân đến từ các giáo xứ Kinh Nhuận (nơi cha Phêrô từng quản nhiệm), Sen Bàng, Tam Tòa và đông đảo các bạn sinh viên Công Giáo thuộc Đại học Quảng Bình. Dù phải tham dự thánh lễ dưới cơn mưa bụi phảng phất và đứng giữa đường phố, nhưng tất cả mọi người đều hướng về lễ đài với sự trang nghiêm và chú tâm cao độ.
Những người con của Tam Tòa đang tản mác khắp nơi ắt hẳn cũng dõi theo sự thay đổi nơi mảnh đất “chung” mà một thời ghi đậm dấu ấn các bậc ông cha mình. Sự hiệp nhất trong tấm lòng con thảo và niềm yêu mến sắt son hẳn là nét đẹp đáng quý của con người Tam Tòa. Nhìn rộng ra khắp đất nước này và cả hải ngoại xa xôi chúng ta có thể thấy rõ điều đó. Bởi lẽ, nơi đâu có người gốc Tam Tòa sinh sống và làm việc thì nơi đó lại có một giáo xứ, một cộng đoàn hay một nhóm đồng hương với một tên chung duy nhất: Tam Tòa.
Với những biến chuyển mới trong tình hình hiện nay và với những gì mà bà con giáo dân Tam Tòa đã và đang thể hiện, chúng ta có thể tin tưởng vào một sự chỗi dậy mạnh mẽ của giáo xứ. Đặc biệt, với sự quan tâm của Giáo phận nhà khi ủng hộ và vạch ra những hướng đi phù hợp thì tương lai Tam Tòa sẽ lấy lại vị trí, cũng như vai trò quan trọng của mình trước đây. Đó cũng là lời tạ ơn đẹp nhất dâng lên Thiên Chúa; là lời tri ân và sự đền đáp đối với các bậc tổ tiên; và là cách góp phần tô điểm thành phố xinh đẹp bên đôi bờ Nhật Lệ…
Được biết, sau nhiều cuộc bàn thảo với những sự kiện mà ai ai cũng biết, chính quyền tỉnh Quảng Bình đã cấp phần đất mới cho việc xây dựng thánh đường Tam Tòa cách khu nhà thờ cũ 2,5 km về hướng Tây Nam. Với hơn 6200m2 này, tương lai thánh đường Tam Tòa được xây dựng sẽ là trung tâm hội ngộ yêu thương của người giáo dân trên mảnh đất Quảng Bình và là biểu tượng niềm tin mà ai ai cũng chờ đón. Nhưng để thực hiện được mong muốn ấy, những người con đang sống trên mảnh đất Tam Tòa hiện nay khó lòng thực hiện được, mà cần đến sự chung tay góp sức của tất cả mọi người khắp nơi.
Peter Thái Hùng
Dưới cơn mưa bụi phảng phất trong những ngày giao thời cuối năm, tháp chuông nhà thờ Tam Tòa hiện lên vẻ cổ kính và trầm mặc như muốn gửi gắm bao nỗi niềm tâm sự. Thời gian trôi qua với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Tam Tòa vẫn đậm đầy dấu ấn như một minh chứng hùng hồn đại diện cho niềm tin yêu son sắt của người giáo dân Quảng Bình đối với Thiên Chúa và Giáo hội.
Dấu ấn cũ…
Từ “sự kiện Tam Tòa” năm 2009, những người con của mảnh đất đầy mộng mơ bên bờ sông Nhật Lệ trên khắp mọi miền đất nước và cả năm châu lại hướng về đây như để tìm về quá khứ mà tri ân, sống tình hiệp nhất anh em và hướng đến một trang sử mới đầy niềm hy vọng.
Xem Hình
Dọc bờ sông Nhật Lệ mộng mơ và xinh đẹp, di tích ngôi thành đường cũ Tam Tòa còn sót lại cho ta một cảm giác thật an bình mà cũng đầy nuối tiếc. An bình vì thánh đường là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa và sự hiệp nhất của con người. Tháp chuông ngôi thánh đường cũ còn đó như một dấu chứng về quá khứ đẹp của mảnh đất thấm đượm máu hồng các thánh tử đạo. Chúng ta cũng có thể hình dung được cảnh người người sáng chiều tản bộ đến nơi đây, để làm việc thờ phượng và cầu nguyện xưa kia. Đan xen trong cái cảm giác an bình ấy là nỗi nuối tiếc khi một vùng đạo sầm uất trước kia nay chỉ còn lại chút dấu ấn nhỏ nhoi. Hơn thế nữa, là việc biết bao người tín hữu tại thành phố Đồng Hới chưa có nơi đủ đáp ứng nhu cầu tâm linh và sinh hoạt đạo đức. Hay nói cách khác là việc khôi phục lại giáo xứ Tam Tòa còn đó những khó khăn chồng chất sau khi phải trải qua biết bao biến cố đau thương.
Là mảnh đất mà Tin Mừng Chúa Kitô đã được gieo vãi khá sớm so với các vùng khác tại tỉnh Quảng Bình, Tam Tòa có thể nói được là mảnh đất đậm dấu ấn lịch sử truyền giáo. “Khoảng năm 1629, những hạt giống đầu tiên của Đạo Chúa được ươm mầm và vun đắp nơi đây. Rồi rất nhanh sau đó, một xứ đạo dần được hình thành khoảng năm 1631 với tên gọi là xứ đạo Ðông Hải, còn gọi là Họ Lũy… Khoảng năm 1774, sau khi lực lượng Chúa Trịnh chiếm được Ðàng Trong và san bằng nơi thường được gọi là "Lũy Thầy", nhà thờ này được chuyển về khu vực Cầu Ngắn, nay thuộc phường Phú Hải, và được gọi là giáo xứ Sáo Bùn. Đến năm 1886, Sáo Bùn có khoảng 200 nóc nhà với khoảng 1200 giáo hữu. Ở đây có Viện Dục Anh để giúp nuôi trẻ em nghèo và có tu viện dòng Mến Thánh Giá phục vụ từ thiện và giáo dục. Cũng trong năm này, giáo xứ bị quân Văn Thân đột kích và phải chuyển về Đồng Hới lánh nạn, dựng nhà thờ bên bờ sông Nhật Lệ, làng Mỹ Lệ (lần đầu năm 1887, tái thiết năm 1940) và lập thành giáo xứ với tên gọi mới Tam Tòa.. Từ năm 1850 đến ngày 15.5.2006, giáo xứ Tam Tòa thuộc quyền quản lý của Giáo phận Huế. Sau đó thì cùng với các giáo xứ Nam Quảng Bình, Tam Tòa được chuyển giao cho Giáo phận Vinh...” (theo Catholic.org). Hơn nữa, với vị trí và vai trò lịch sử của mình, Tam Tòa là nơi chứng kiến biết bao đau thương nhưng đầy phúc ân, bởi những giọt máu đào của các thánh tử đạo đổ ra. Thánh Tertulianô đã nói:" Máu các thánh Tử Đạo đổ ra là hạt giống trổ sinh các tín hữu", câu nói này quả đúng với những gì mà Tam Tòa đã chứng kiến và trải qua. Hơn một trăm ngàn giáo hữu trên khắp tỉnh Quảng Bình hiện nay là hoa quả xứng đáng với những sự hy sinh anh dũng của các bậc tiền nhân.
Khoảng cuối năm 1954, do hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy, giáo dân Tam Tòa phải di cư và chuyển đến những vùng đất mới sinh sống. Khó khăn chồng chất trong thời kỳ mưa bom bão đạn và nhiều bất cập xã hội sau biến cố 1975 đã khiến mảnh đất linh thiêng của Giáo hội, cách riêng là của các thế hệ con em Tam Tòa không còn giữ được trọn vẹn như mong muốn.
… mới niềm mong ước!
Mang niềm hy vọng khôi phục và phát huy những giá trị tốt đẹp trong cái kho tàng lớn lao mà ông cha để lại, mỗi người con Tam Tòa đã và đang cố gắng từng ngày. Sự kiện năm 2009 đã không làm nhụt chí của họ, nhưng còn giúp cho mối dây liên kết tình anh em khắp nơi thêm bền chặt và cũng mở ra một trang sử mới cho tương lai của Tam Tòa.
“Tri ân quá khứ là cách mà con người tìm thấy những bước đi đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Dòng lịch sử đã qua còn ghi lại những sự hy sinh bi hùng của các bậc tiền nhân trên mảnh đất Tam Tòa không bao giờ bị xóa đi hay phai mờ. Đó là nền tảng vững chắc để chúng ta bắt đầu dựng xây nhằm tiếp nối và lưu giữ cho tương lai “công trình” tốt đẹp mà Thiên Chúa đã thực hiện”, lời nhắn nhủ ấy của cha Phêrô Trần Văn Thành trong ngày về tiếp quản giáo xứ khiến mỗi người con Tam Tòa như thêm niềm hy vọng và tin tưởng.
Vào lúc 9 giờ, sáng 03.02.2015 vừa qua, tại ngôi nhà riêng của ông Nguyễn Văn Lý (58 Nguyễn Du, Tp. Đồng Hới, Quảng Bình, cách dấu tích nhà thờ cũ chừng 200m) – nơi mà bấy lâu trở thành nhà nguyện của bà con giáo xứ Tam Tòa, đã diễn ra một thánh lễ trang trọng và đan xen nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Đã khá lâu rồi, bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa mới có dịp tham dự một thánh lễ trang trọng, vui tươi và đầy phấn khởi như ngày hôm nay. Thánh lễ đồng tế của 22 cha trong và ngoài giáo hạt Nguồn Son đã quy tụ hơn một ngàn giáo dân đến từ các giáo xứ Kinh Nhuận (nơi cha Phêrô từng quản nhiệm), Sen Bàng, Tam Tòa và đông đảo các bạn sinh viên Công Giáo thuộc Đại học Quảng Bình. Dù phải tham dự thánh lễ dưới cơn mưa bụi phảng phất và đứng giữa đường phố, nhưng tất cả mọi người đều hướng về lễ đài với sự trang nghiêm và chú tâm cao độ.
Những người con của Tam Tòa đang tản mác khắp nơi ắt hẳn cũng dõi theo sự thay đổi nơi mảnh đất “chung” mà một thời ghi đậm dấu ấn các bậc ông cha mình. Sự hiệp nhất trong tấm lòng con thảo và niềm yêu mến sắt son hẳn là nét đẹp đáng quý của con người Tam Tòa. Nhìn rộng ra khắp đất nước này và cả hải ngoại xa xôi chúng ta có thể thấy rõ điều đó. Bởi lẽ, nơi đâu có người gốc Tam Tòa sinh sống và làm việc thì nơi đó lại có một giáo xứ, một cộng đoàn hay một nhóm đồng hương với một tên chung duy nhất: Tam Tòa.
Với những biến chuyển mới trong tình hình hiện nay và với những gì mà bà con giáo dân Tam Tòa đã và đang thể hiện, chúng ta có thể tin tưởng vào một sự chỗi dậy mạnh mẽ của giáo xứ. Đặc biệt, với sự quan tâm của Giáo phận nhà khi ủng hộ và vạch ra những hướng đi phù hợp thì tương lai Tam Tòa sẽ lấy lại vị trí, cũng như vai trò quan trọng của mình trước đây. Đó cũng là lời tạ ơn đẹp nhất dâng lên Thiên Chúa; là lời tri ân và sự đền đáp đối với các bậc tổ tiên; và là cách góp phần tô điểm thành phố xinh đẹp bên đôi bờ Nhật Lệ…
Được biết, sau nhiều cuộc bàn thảo với những sự kiện mà ai ai cũng biết, chính quyền tỉnh Quảng Bình đã cấp phần đất mới cho việc xây dựng thánh đường Tam Tòa cách khu nhà thờ cũ 2,5 km về hướng Tây Nam. Với hơn 6200m2 này, tương lai thánh đường Tam Tòa được xây dựng sẽ là trung tâm hội ngộ yêu thương của người giáo dân trên mảnh đất Quảng Bình và là biểu tượng niềm tin mà ai ai cũng chờ đón. Nhưng để thực hiện được mong muốn ấy, những người con đang sống trên mảnh đất Tam Tòa hiện nay khó lòng thực hiện được, mà cần đến sự chung tay góp sức của tất cả mọi người khắp nơi.
Peter Thái Hùng