Năm thánh Phaolô sẽ chính thức chấm dứt vào ngày 29 tháng Sáu. Nhưng liệu Thánh Phaolô, vị Thánh có người xưng tụng là Tiến Sĩ Dân Ngoại, chứ không phải chỉ là Tông Đồ Dân Ngoại, có lui vào bóng tối không?
Nhìn vào những sinh hoạt rầm rộ trong mấy ngày qua tại Rôma, người ta có quyền nghĩ rằng điều trên không xẩy ra. Thực vậy, một số biến cố chung quanh các nghi lễ bế mạc cho thấy một nỗ lực nhằm tiếp tục cái động lượng (momentum) của năm thánh đầy ơn phúc này. Một cuộc trưng bày nghệ thuật tại Bảo Tàng Viện Vatican sẽ tiếp tục lôi cuốn tín hữu, trong khi Tòa Thánh phái bẩy vị đặc sứ tới các quốc gia, nơi Thánh Phaolô từng cư ngụ, trước khi chịu tử đạo tại Kinh Thành Muôn Thuở, để nhấn mạnh nguyện vọng hợp nhất của các dân tộc này.
Các vị được chọn trong Hồng Y Đoàn đã lên đường tới các nơi chỉ định: Giêrusalem, Malta, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Siria và Li Băng, tất cả đều là những địa danh nổi tiếng khắp thế giới, nhưng hòn đảo nhỏ Sýp đáng được hưởng một giây phút rạng ngời đặc biệt vì vai trò quan trọng của nó trong lịch sử Kitô Giáo.
Sách Tông Đồ Công Vụ cho ta biết Thánh Phaolô (lúc ấy còn mang tên Saolô) cùng Barnaba rời Antiôkia qua Đảo Sýp vào khoảng các năm 45-47 và bắt đầu rao giảng tại các hội đường của Salamis phía đông hòn đảo.
Bất chấp mọi gian nan thử thách, một trong các thành công lớn đầu tiên của Thánh Phaolô đã diễn ra trên đảo này. Vượt lên trên các mưu đồ của người phù thủy địa phương là Elymas, Thánh Phaolô đã làm cho tổng trấn La Mã là Sergius Paulus trở lại Kitô Giáo. Nhờ thế, Đảo Sýp đã trở thành lãnh thổ đầu tiên của Đế Quốc được cai trị bởi một Kitô hữu.
Địa điểm xẩy ra biến cố có tính xoay chiều lịch sử Giáo Hội này tọa lạc tại phía tây hòn đảo, thuộc thành phố Paphos, lúc ấy từng nổi tiếng thế giới vì là thành đầu tiên của nữ thần Aphrodite.
Vốn sinh ra từ các triều sóng Địa Trung Hải, Aphrodite được từ từ trôi dạt vào đảo Sýp, và khi lên bờ tại Paphos, nàng đã đem tình yêu và sắc đẹp lại cho nhân loại. Thánh Phaolô hoàn thiện hóa món quà qúy giá của nàng Aphrodite bằng cách tỏ lộ mô thức yêu thương và cái đẹp nhập thể của Chúa Kitô cho cửa ngõ Biển này là Sýp.
Khi rời khỏi đảo này, vị Tông Đồ Dân Ngoại cũng để lại cả cái tên Saolô vốn có từ trước đến nay, để nhận lấy một căn cước khác với tên Phaolô.
Đảo Sýp từ đó trở thành miếng mồi tranh chấp của nhiều phe phái, kể cả bây giờ. Thời xưa, Sýp vốn bị chiếm đóng bởi các hoàng đế Byzantine, bởi người Ả Rập, bởi thập tự quân, bởi người Vênixia và bởi người Thổ Nhĩ Kỳ thời Ottoman. Nhưng sợi dây liên kết mạnh mẽ với Kitô Giáo, một phần trong di sản của Thánh Phaolô, vẫn là nét nổi bật của Sýp trong bao thế kỷ nay.
Nữ hoàng Charlotte của Sýp bị buộc phải thoái vị vào năm 1463 để nhường ngôi cho người em cùng cha khác mẹ đầy âm mưu của mình. Bà trốn qua Rôma, chết ở đó, và được chôn cất tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Ngày nay, mộ của bà nằm đối diện với mộ của Tôi Tớ Chúa là Đức GH Gioan Phaolô II.
Cuộc chinh phục của người Ottoman đã đặt đảo này dưới sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1570, nhưng một cuộc kiểm tra dân số năm 1872 cho thấy đa số dân vẫn trung thành với Kitô Giáo: 100,000 so với 44,000 theo Hồi Giáo. Hòn đảo nhỏ nhưng đầy ý nghĩa này, từ lâu, vốn là bằng chứng cho thấy hạt giống được Thánh Phaolô gieo tại Địa Trung Hải vừa có tính khó khăn vừa có tính lâu bền, và khi năm thánh mừng ngài qua đi, vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy những hạt giống ấy tàn lụi.
Một liên minh giá trị
Lúc Đức Hồng Y Renato Martino lên đường qua đảo Sýp mang theo sứ điệp hợp nhất của Rôma, một đặc sứ của Sýp cũng đã được ‘mở màn’ tại Rôma. Đó là bức ảnh của Thánh Nicholas tis Ste’gis. Bức ảnh này được trưng bày vào ngày thứ Tư sau một cuộc tái tạo lâu dài tại các phòng chuyên môn ở Rôma. Bức tranh này khổ 203 cm x 158 cm, vẽ hình Thánh Nicholas bằng sơn trộn lòng trứng (tempera) trên nền gỗ, chung quanh có những cảnh diễn tả lại cuộc đời của thánh nhân. Ngài vốn là vị thánh được cả Giáo Hội Đông Phương lẫn Giáo Hội Tây Phương yêu kính.
Bức tranh trên được vẽ vào thế kỷ 13, dành cho nhà thờ Thánh Nichloas tis Ste’gis thuộc thành phố Kakopetria, tọa lạc khoảng giữa thủ đô Sýp là Nicosia và thành phố Paphos. Ngày nay, nó được lưu giữ tại Bảo Tàng Viện Byzantine của Kakopetria.
Bức tranh được đem tới Rôma để trùng tu sau khi các yếu tố thời tiết đã làm hư nước sơn và mối mọt đã làm yếu nền gỗ, và kẻ phá hoại đã cạo mất các khuôn mặt của những người hiến tặng được vẽ ở dưới chân vị thánh.
Liên minh giữa Rôma và Sýp trong việc cứu công trình nghệ thuật thánh này đã phản ảnh một cách sâu sắc sự hợp tác mạnh mẽ về nghệ thuật giữa người Sýp và người Rôma thời Trung Cổ.
Thực vậy, bức tranh này vẽ trên một mặt phẳng được lót không những bằng vữa và vải sợi mà còn bằng một miếng da thú (permagum) dán cứng vào gỗ bằng keo súc vật. Kỹ thuật đặc biệt được sáng chế tại Sýp này đã góp phần duy trì được bức tranh lâu đời và đã được truyền cho các nghệ sĩ Ý thời Trung Cổ.
Bức tranh Thánh Nicholas cao 6 bộ Anh, đóng khung mạ vàng có trang trí hoa huệ, một biểu tượng của nghệ thuật Tây Phương. Các chất mầu quí giá, đá da trời, vàng và bạc vốn là các đặc điểm của bức tranh, nhưng thường được xuất khẩu qua Rôma. Phía trên đầu Thánh Nhân, Chúa Giêsu trao cho Thánh Nicholas một cuốn Phúc Âm trong khi Đức Mẹ ban tặng ngài tấm pallium, biểu hiệu chức vụ giám mục đã do Chúa Giêsu và Giáo Hội ban cho ngài.
Các khối bên cạnh trên bức tranh vẽ lại đời sống và các phép lạ của ngài, nhưng việc lồng món quà hồi môn Thánh Nicholas dành cho các cô gái nghèo và cuộc phục sinh ba vị linh mục bị thản sát, cho thấy cả ảnh hưởng La Tinh lẫn ảnh hưởng Đông Phương trong nghệ thuật tạo ảnh tượng.
Người ta tin rằng các người dâng tặng thuộc một gia đình La Tinh quí tộc, căn cứ vào con chim ưng đế quốc trên áo giáp của một nhân vật đứng ở phía phải. Công trình nghệ thuật này, vốn được thực hiện dưới thời người Tây Phương thống trị đảo, nói lên sự hợp tác phong phú giữa các nghệ sĩ Sýp và những người La Tinh yêu nước trong việc cùng thực hiện các tranh vẽ đẹp đẽ này để làm vinh danh Thiên Chúa hơn nữa.
Tình bạn muôn thuở
Bảo Tàng Viện Vatican, nơi thu hút cả Kitô hữu lẫn người không phải là Kitô hữu, đã quyết định giữ cho ngọn lửa của năm Thánh Phaolô tiếp tục rực sáng sau khi năm này kết thúc. Ngày 25 tháng Sáu vừa qua, Bảo Tàng Viện đã khai mạc một cuộc trưng bày mới đặt tên là “Thánh Phaolô tại Vatican: Các lời và hình ảnh của Tông Đồ Các Dân Tộc trong Các Bộ Sưu Tập Giáo Hoàng”. Cuộc triển lãm này sẽ kéo dài tới ngày 27 tháng Chín năm nay.
Đặt tại Bảo Tàng Kitô Giáo Piô (Pio Christian Museum) cuộc triển lãm này tập hợp hơn 120 công trình lấy từ nhiều phần khác nhau của các sưu tập giáo hoàng; một số lấy từ Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành, trong khi các công trình khác được các đại học giáo hoàng hay Thư Viện Vatican cho mượn.
Những sách chép tay họa hiếm và những hình ảnh cổ xưa dựng lại cả khuôn mặt lịch sử của Thánh Phaolô lẫn di sản các bức thư của ngài qua các thế kỷ và lục địa.
Phần đầu trình bày các khám phá mới đây lẫn xưa kia quanh ngôi mộ của Thánh Nhân tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành. Mẫu ngôi nhà thờ cũ do Theodosius xây vào thế kỷ thứ 5 và phiến đá thời danh đặt tại mộ Thánh Phaolô và có khắc hàng chữ “Phaolô, Tông Đồ, Tử Đạo” cho thấy tính cách cổ xưa của truyền thuyết về địa điểm chôn cất Thánh Phaolô.
Một quan tài đồ sộ bằng đá có từ khoảng năm 350, được đặt tên là “Quan Tài Tín Lý” (“Dogmatic Sarcophagus”), tạc hình Chúa Ba Ngôi một cách công phu lần đầu tiên trên thế giới, được tìm thấy cạnh mộ Thánh Phaolô, chứng tỏ ngôi mộ của ngài hết sức thời danh lúc đó.Gần 30 cổ vật cho thấy sự phát triển trong nghệ thuật hình ảnh về Thánh Phaolô. Các tranh thủy mạc sống động của Đức Cha Joseph Wilpert vẽ hình ảnh lấy từ các hang toại đạo ở Rôma cũng như những tranh nổi trên các quan tài bằng đá cho thấy nét mặt và lịch sử của Thánh Phaolô đã được phổ biến lần đầu ra sao qua nền văn hóa tượng hình cao độ của thế giới La Hy.
Các nghệ phẩm đáng yêu nhất của khu này chính là những bức ảnh bằng thuỷ tinh và vàng, vốn là vật kỷ niệm của các khách hành hương thời xa xưa, với hình hai Thánh Phêrô và Phaolô khảm bằng vàng lá giữa những tấm kính. Nghệ thuật tạo ảnh tượng về hai vị Tân Romulus và Remus, tức hai vị đồng sáng lập ra Tân Rôma Kitô Giáo này, sau đó đã phát triển rộng rãi.
Mối liên hệ giữa Thánh Phêrô và Thánh Phaolô còn được cuộc trưng bày này phân tích hơn nữa qua rất nhiều hình ảnh về Thánh Phaolô tìm thấy tại mộ Thánh Phêrô. Từ chiếc bình đựng Mình Thánh thuộc thế kỷ 15 của Paolo Romano tại Vương Cung Thánh Đường trình bày việc Thánh Phaolô bị chặt đầu, tới hình Thánh Phaolô trên cửa đồng hiện đang trang trí cho ngôi nhà thờ, tất cả các công trình này đều có công dụng làm nổi bật tình thân hữu và đoàn kết giữa Tông Đồ Dân Ngoại và Thủ Lãnh Các Tông Đồ.
Khu sau cùng trình bày các chứng tá bằng lời viết. Bản khắc Kitô Giáo xưa nhất, tức Văn Bia Albercius có từ cuối thế kỷ thứ hai, mô tả cuộc hành hương của Đức Giám Mục thành Hieropolis, người từng dùng các thư của Thánh Phaolô làm “sách hướng dẫn của tôi”. Các ấn bản Thánh Kinh từ những bản chép tay có họa hình của Charles Hói Đầu (Charles the Bald) ở thế kỷ thứ chín tới các ấn bản mới nhất của Hội Đồng Giám Mục Ý thẩy đều làm chứng cho di sản các lời viết của Thánh Phaolô.
Bản dịch Thánh Kinh sang tiếng Đức của Luthêrô được đặt nằm cạnh các bản chú giải của Thánh Tôma Aquinô, và các sách phúc âm bằng tiếng Slav, Copt, Ả Rập, Tây Ban Nha, Trung Hoa và Ácmêni nói lên tính phổ quát trong các thư của Thánh Phaolô.
Vốn coi mình mắc nợ “cả người Hy Lạp lẫn người mọi rợ, cả người khôn ngoan lẫn người không khôn ngoan” (Rm 1:14), Thánh Phaolô đã bổ túc cho Bảo Tàng Viện một cách hoàn hảo. Vì nghệ phẩm trong bộ sưu tập giáo hoàng quả đã lôi cuốn người thuộc đủ hậu cảnh và niềm tin, trong khi cuộc trưng bày giúp Thánh Phaolô rao giảng một lần nữa giống như lúc ngài lên tiếng tại Agora ở Athens và các hội đường ở Sýp. Hoa trái vĩ đại nhất của năm Thánh Phaolô dĩ nhiên là lúc người ta biết tiếp tục lắng nghe ngài.
Theo Elizabeth Lev, giáo sư môn nghệ thuật và kiến trúc Kitô Giáo tại Đại Học Duquesne ở Ý, và Đại Học Thánh Tôma. Zenit 25 tháng Sáu, 2009
Nhìn vào những sinh hoạt rầm rộ trong mấy ngày qua tại Rôma, người ta có quyền nghĩ rằng điều trên không xẩy ra. Thực vậy, một số biến cố chung quanh các nghi lễ bế mạc cho thấy một nỗ lực nhằm tiếp tục cái động lượng (momentum) của năm thánh đầy ơn phúc này. Một cuộc trưng bày nghệ thuật tại Bảo Tàng Viện Vatican sẽ tiếp tục lôi cuốn tín hữu, trong khi Tòa Thánh phái bẩy vị đặc sứ tới các quốc gia, nơi Thánh Phaolô từng cư ngụ, trước khi chịu tử đạo tại Kinh Thành Muôn Thuở, để nhấn mạnh nguyện vọng hợp nhất của các dân tộc này.
Các vị được chọn trong Hồng Y Đoàn đã lên đường tới các nơi chỉ định: Giêrusalem, Malta, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Siria và Li Băng, tất cả đều là những địa danh nổi tiếng khắp thế giới, nhưng hòn đảo nhỏ Sýp đáng được hưởng một giây phút rạng ngời đặc biệt vì vai trò quan trọng của nó trong lịch sử Kitô Giáo.
Sách Tông Đồ Công Vụ cho ta biết Thánh Phaolô (lúc ấy còn mang tên Saolô) cùng Barnaba rời Antiôkia qua Đảo Sýp vào khoảng các năm 45-47 và bắt đầu rao giảng tại các hội đường của Salamis phía đông hòn đảo.
Bất chấp mọi gian nan thử thách, một trong các thành công lớn đầu tiên của Thánh Phaolô đã diễn ra trên đảo này. Vượt lên trên các mưu đồ của người phù thủy địa phương là Elymas, Thánh Phaolô đã làm cho tổng trấn La Mã là Sergius Paulus trở lại Kitô Giáo. Nhờ thế, Đảo Sýp đã trở thành lãnh thổ đầu tiên của Đế Quốc được cai trị bởi một Kitô hữu.
Địa điểm xẩy ra biến cố có tính xoay chiều lịch sử Giáo Hội này tọa lạc tại phía tây hòn đảo, thuộc thành phố Paphos, lúc ấy từng nổi tiếng thế giới vì là thành đầu tiên của nữ thần Aphrodite.
Vốn sinh ra từ các triều sóng Địa Trung Hải, Aphrodite được từ từ trôi dạt vào đảo Sýp, và khi lên bờ tại Paphos, nàng đã đem tình yêu và sắc đẹp lại cho nhân loại. Thánh Phaolô hoàn thiện hóa món quà qúy giá của nàng Aphrodite bằng cách tỏ lộ mô thức yêu thương và cái đẹp nhập thể của Chúa Kitô cho cửa ngõ Biển này là Sýp.
Khi rời khỏi đảo này, vị Tông Đồ Dân Ngoại cũng để lại cả cái tên Saolô vốn có từ trước đến nay, để nhận lấy một căn cước khác với tên Phaolô.
Đảo Sýp từ đó trở thành miếng mồi tranh chấp của nhiều phe phái, kể cả bây giờ. Thời xưa, Sýp vốn bị chiếm đóng bởi các hoàng đế Byzantine, bởi người Ả Rập, bởi thập tự quân, bởi người Vênixia và bởi người Thổ Nhĩ Kỳ thời Ottoman. Nhưng sợi dây liên kết mạnh mẽ với Kitô Giáo, một phần trong di sản của Thánh Phaolô, vẫn là nét nổi bật của Sýp trong bao thế kỷ nay.
Nữ hoàng Charlotte của Sýp bị buộc phải thoái vị vào năm 1463 để nhường ngôi cho người em cùng cha khác mẹ đầy âm mưu của mình. Bà trốn qua Rôma, chết ở đó, và được chôn cất tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Ngày nay, mộ của bà nằm đối diện với mộ của Tôi Tớ Chúa là Đức GH Gioan Phaolô II.
Cuộc chinh phục của người Ottoman đã đặt đảo này dưới sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1570, nhưng một cuộc kiểm tra dân số năm 1872 cho thấy đa số dân vẫn trung thành với Kitô Giáo: 100,000 so với 44,000 theo Hồi Giáo. Hòn đảo nhỏ nhưng đầy ý nghĩa này, từ lâu, vốn là bằng chứng cho thấy hạt giống được Thánh Phaolô gieo tại Địa Trung Hải vừa có tính khó khăn vừa có tính lâu bền, và khi năm thánh mừng ngài qua đi, vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy những hạt giống ấy tàn lụi.
Một liên minh giá trị
Lúc Đức Hồng Y Renato Martino lên đường qua đảo Sýp mang theo sứ điệp hợp nhất của Rôma, một đặc sứ của Sýp cũng đã được ‘mở màn’ tại Rôma. Đó là bức ảnh của Thánh Nicholas tis Ste’gis. Bức ảnh này được trưng bày vào ngày thứ Tư sau một cuộc tái tạo lâu dài tại các phòng chuyên môn ở Rôma. Bức tranh này khổ 203 cm x 158 cm, vẽ hình Thánh Nicholas bằng sơn trộn lòng trứng (tempera) trên nền gỗ, chung quanh có những cảnh diễn tả lại cuộc đời của thánh nhân. Ngài vốn là vị thánh được cả Giáo Hội Đông Phương lẫn Giáo Hội Tây Phương yêu kính.
Bức tranh trên được vẽ vào thế kỷ 13, dành cho nhà thờ Thánh Nichloas tis Ste’gis thuộc thành phố Kakopetria, tọa lạc khoảng giữa thủ đô Sýp là Nicosia và thành phố Paphos. Ngày nay, nó được lưu giữ tại Bảo Tàng Viện Byzantine của Kakopetria.
Bức tranh được đem tới Rôma để trùng tu sau khi các yếu tố thời tiết đã làm hư nước sơn và mối mọt đã làm yếu nền gỗ, và kẻ phá hoại đã cạo mất các khuôn mặt của những người hiến tặng được vẽ ở dưới chân vị thánh.
Liên minh giữa Rôma và Sýp trong việc cứu công trình nghệ thuật thánh này đã phản ảnh một cách sâu sắc sự hợp tác mạnh mẽ về nghệ thuật giữa người Sýp và người Rôma thời Trung Cổ.
Thực vậy, bức tranh này vẽ trên một mặt phẳng được lót không những bằng vữa và vải sợi mà còn bằng một miếng da thú (permagum) dán cứng vào gỗ bằng keo súc vật. Kỹ thuật đặc biệt được sáng chế tại Sýp này đã góp phần duy trì được bức tranh lâu đời và đã được truyền cho các nghệ sĩ Ý thời Trung Cổ.
Bức tranh Thánh Nicholas cao 6 bộ Anh, đóng khung mạ vàng có trang trí hoa huệ, một biểu tượng của nghệ thuật Tây Phương. Các chất mầu quí giá, đá da trời, vàng và bạc vốn là các đặc điểm của bức tranh, nhưng thường được xuất khẩu qua Rôma. Phía trên đầu Thánh Nhân, Chúa Giêsu trao cho Thánh Nicholas một cuốn Phúc Âm trong khi Đức Mẹ ban tặng ngài tấm pallium, biểu hiệu chức vụ giám mục đã do Chúa Giêsu và Giáo Hội ban cho ngài.
Các khối bên cạnh trên bức tranh vẽ lại đời sống và các phép lạ của ngài, nhưng việc lồng món quà hồi môn Thánh Nicholas dành cho các cô gái nghèo và cuộc phục sinh ba vị linh mục bị thản sát, cho thấy cả ảnh hưởng La Tinh lẫn ảnh hưởng Đông Phương trong nghệ thuật tạo ảnh tượng.
Người ta tin rằng các người dâng tặng thuộc một gia đình La Tinh quí tộc, căn cứ vào con chim ưng đế quốc trên áo giáp của một nhân vật đứng ở phía phải. Công trình nghệ thuật này, vốn được thực hiện dưới thời người Tây Phương thống trị đảo, nói lên sự hợp tác phong phú giữa các nghệ sĩ Sýp và những người La Tinh yêu nước trong việc cùng thực hiện các tranh vẽ đẹp đẽ này để làm vinh danh Thiên Chúa hơn nữa.
Tình bạn muôn thuở
Bảo Tàng Viện Vatican, nơi thu hút cả Kitô hữu lẫn người không phải là Kitô hữu, đã quyết định giữ cho ngọn lửa của năm Thánh Phaolô tiếp tục rực sáng sau khi năm này kết thúc. Ngày 25 tháng Sáu vừa qua, Bảo Tàng Viện đã khai mạc một cuộc trưng bày mới đặt tên là “Thánh Phaolô tại Vatican: Các lời và hình ảnh của Tông Đồ Các Dân Tộc trong Các Bộ Sưu Tập Giáo Hoàng”. Cuộc triển lãm này sẽ kéo dài tới ngày 27 tháng Chín năm nay.
Đặt tại Bảo Tàng Kitô Giáo Piô (Pio Christian Museum) cuộc triển lãm này tập hợp hơn 120 công trình lấy từ nhiều phần khác nhau của các sưu tập giáo hoàng; một số lấy từ Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành, trong khi các công trình khác được các đại học giáo hoàng hay Thư Viện Vatican cho mượn.
Những sách chép tay họa hiếm và những hình ảnh cổ xưa dựng lại cả khuôn mặt lịch sử của Thánh Phaolô lẫn di sản các bức thư của ngài qua các thế kỷ và lục địa.
Phần đầu trình bày các khám phá mới đây lẫn xưa kia quanh ngôi mộ của Thánh Nhân tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành. Mẫu ngôi nhà thờ cũ do Theodosius xây vào thế kỷ thứ 5 và phiến đá thời danh đặt tại mộ Thánh Phaolô và có khắc hàng chữ “Phaolô, Tông Đồ, Tử Đạo” cho thấy tính cách cổ xưa của truyền thuyết về địa điểm chôn cất Thánh Phaolô.
Một quan tài đồ sộ bằng đá có từ khoảng năm 350, được đặt tên là “Quan Tài Tín Lý” (“Dogmatic Sarcophagus”), tạc hình Chúa Ba Ngôi một cách công phu lần đầu tiên trên thế giới, được tìm thấy cạnh mộ Thánh Phaolô, chứng tỏ ngôi mộ của ngài hết sức thời danh lúc đó.Gần 30 cổ vật cho thấy sự phát triển trong nghệ thuật hình ảnh về Thánh Phaolô. Các tranh thủy mạc sống động của Đức Cha Joseph Wilpert vẽ hình ảnh lấy từ các hang toại đạo ở Rôma cũng như những tranh nổi trên các quan tài bằng đá cho thấy nét mặt và lịch sử của Thánh Phaolô đã được phổ biến lần đầu ra sao qua nền văn hóa tượng hình cao độ của thế giới La Hy.
Các nghệ phẩm đáng yêu nhất của khu này chính là những bức ảnh bằng thuỷ tinh và vàng, vốn là vật kỷ niệm của các khách hành hương thời xa xưa, với hình hai Thánh Phêrô và Phaolô khảm bằng vàng lá giữa những tấm kính. Nghệ thuật tạo ảnh tượng về hai vị Tân Romulus và Remus, tức hai vị đồng sáng lập ra Tân Rôma Kitô Giáo này, sau đó đã phát triển rộng rãi.
Mối liên hệ giữa Thánh Phêrô và Thánh Phaolô còn được cuộc trưng bày này phân tích hơn nữa qua rất nhiều hình ảnh về Thánh Phaolô tìm thấy tại mộ Thánh Phêrô. Từ chiếc bình đựng Mình Thánh thuộc thế kỷ 15 của Paolo Romano tại Vương Cung Thánh Đường trình bày việc Thánh Phaolô bị chặt đầu, tới hình Thánh Phaolô trên cửa đồng hiện đang trang trí cho ngôi nhà thờ, tất cả các công trình này đều có công dụng làm nổi bật tình thân hữu và đoàn kết giữa Tông Đồ Dân Ngoại và Thủ Lãnh Các Tông Đồ.
Khu sau cùng trình bày các chứng tá bằng lời viết. Bản khắc Kitô Giáo xưa nhất, tức Văn Bia Albercius có từ cuối thế kỷ thứ hai, mô tả cuộc hành hương của Đức Giám Mục thành Hieropolis, người từng dùng các thư của Thánh Phaolô làm “sách hướng dẫn của tôi”. Các ấn bản Thánh Kinh từ những bản chép tay có họa hình của Charles Hói Đầu (Charles the Bald) ở thế kỷ thứ chín tới các ấn bản mới nhất của Hội Đồng Giám Mục Ý thẩy đều làm chứng cho di sản các lời viết của Thánh Phaolô.
Bản dịch Thánh Kinh sang tiếng Đức của Luthêrô được đặt nằm cạnh các bản chú giải của Thánh Tôma Aquinô, và các sách phúc âm bằng tiếng Slav, Copt, Ả Rập, Tây Ban Nha, Trung Hoa và Ácmêni nói lên tính phổ quát trong các thư của Thánh Phaolô.
Vốn coi mình mắc nợ “cả người Hy Lạp lẫn người mọi rợ, cả người khôn ngoan lẫn người không khôn ngoan” (Rm 1:14), Thánh Phaolô đã bổ túc cho Bảo Tàng Viện một cách hoàn hảo. Vì nghệ phẩm trong bộ sưu tập giáo hoàng quả đã lôi cuốn người thuộc đủ hậu cảnh và niềm tin, trong khi cuộc trưng bày giúp Thánh Phaolô rao giảng một lần nữa giống như lúc ngài lên tiếng tại Agora ở Athens và các hội đường ở Sýp. Hoa trái vĩ đại nhất của năm Thánh Phaolô dĩ nhiên là lúc người ta biết tiếp tục lắng nghe ngài.
Theo Elizabeth Lev, giáo sư môn nghệ thuật và kiến trúc Kitô Giáo tại Đại Học Duquesne ở Ý, và Đại Học Thánh Tôma. Zenit 25 tháng Sáu, 2009