Nguyễn Thế Doanh tuyên bố theo kiểu muốn Giáo Hội đi theo “lề phải”
Hà Nội (AsiaNews) - Những khó khăn mà Giáo Hội đang đối mặt tại Việt Nam, và không chỉ là thiết lập quan hệ ngoại giao, là một phần của cuộc hội đàm giữa chính quyền Hà Nội và phái đoàn Tòa Thánh viếng thăm Việt Nam. Xác nhận chính thức của Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Thế Doanh trong một cuộc phỏng vấn công bố hôm 18/02 của Thông tấn xã Việt Nam đã nêu bật những trở ngại mà Hà Nội đang đặt ra để chống lại việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican, mặc dù chính quyền mong muốn đạt được điều này.
Làm rõ những gì là vấn đề thật sự cho đến nay đã ngăn chặn việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao - mang ý nghĩa trong chính nó – là một thực tế để người ta nói về khả năng trao đổi đại sứ không phải là vị bộ trưởng ngoại giao, nhưng lại là một viên chức chính quyền có liên quan đến các vấn đề tôn giáo trong nước. Viên chức này đưa ra tuyên bố khó hiểu không gì khác hơn là mù quáng lặp lại đe dọa chống lại Đức Tổng Giám Mục Hà Hội, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, và nói chung chống lại những người đấu tranh cho việc tôn trọng tự do tôn giáo hoàn toàn. Ông Nguyễn Thế Doanh nói rằng Tòa Thánh Vatican và Việt Nam “đều phải quyết tâm cùng nhau hướng tới sự phát triển một cách trong sáng và lành mạnh, trong đó có việc duy trì và khẳng định đường hướng đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội Công Giáo Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không để bị tác động bởi những ý nghĩ và hành vi tiêu cực từ bất cứ phía thứ ba nào".
Ngoài ra, giọng điệu của ông rõ ràng là tích cực, với việc đề cập cụ thể từ năm 1990 - hoặc kể từ "xu hướng mới" của Việt Nam, trong đó đặt ra đường lối "cởi mở" – các đại diện của Hà Nội và Vatican đã gặp nhau 18 lần: "Có thể nói đối thoại là phương thức thích hợp nhất, góp phần tạo ra môi trường thân thiện để hiểu nhau hơn và để cùng giải quyết những vấn đề cùng quan tâm"
Mặc dù vậy, "Những yếu tố quan trọng nhất góp phần thúc đẩy quan hệ hai bên, trước hết là sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó có việc tôn trọng độc lập chủ quyền, lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, pháp luật của Việt Nam, vừa cùng chia sẻ và tôn trọng sự khác biệt, vừa cùng thể hiện tinh thần thiện chí để tìm ra những điểm đồng thuận mới"
Nguồn: AsiaNews
Hà Nội (AsiaNews) - Những khó khăn mà Giáo Hội đang đối mặt tại Việt Nam, và không chỉ là thiết lập quan hệ ngoại giao, là một phần của cuộc hội đàm giữa chính quyền Hà Nội và phái đoàn Tòa Thánh viếng thăm Việt Nam. Xác nhận chính thức của Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Thế Doanh trong một cuộc phỏng vấn công bố hôm 18/02 của Thông tấn xã Việt Nam đã nêu bật những trở ngại mà Hà Nội đang đặt ra để chống lại việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican, mặc dù chính quyền mong muốn đạt được điều này.
Làm rõ những gì là vấn đề thật sự cho đến nay đã ngăn chặn việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao - mang ý nghĩa trong chính nó – là một thực tế để người ta nói về khả năng trao đổi đại sứ không phải là vị bộ trưởng ngoại giao, nhưng lại là một viên chức chính quyền có liên quan đến các vấn đề tôn giáo trong nước. Viên chức này đưa ra tuyên bố khó hiểu không gì khác hơn là mù quáng lặp lại đe dọa chống lại Đức Tổng Giám Mục Hà Hội, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, và nói chung chống lại những người đấu tranh cho việc tôn trọng tự do tôn giáo hoàn toàn. Ông Nguyễn Thế Doanh nói rằng Tòa Thánh Vatican và Việt Nam “đều phải quyết tâm cùng nhau hướng tới sự phát triển một cách trong sáng và lành mạnh, trong đó có việc duy trì và khẳng định đường hướng đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội Công Giáo Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không để bị tác động bởi những ý nghĩ và hành vi tiêu cực từ bất cứ phía thứ ba nào".
Ngoài ra, giọng điệu của ông rõ ràng là tích cực, với việc đề cập cụ thể từ năm 1990 - hoặc kể từ "xu hướng mới" của Việt Nam, trong đó đặt ra đường lối "cởi mở" – các đại diện của Hà Nội và Vatican đã gặp nhau 18 lần: "Có thể nói đối thoại là phương thức thích hợp nhất, góp phần tạo ra môi trường thân thiện để hiểu nhau hơn và để cùng giải quyết những vấn đề cùng quan tâm"
Mặc dù vậy, "Những yếu tố quan trọng nhất góp phần thúc đẩy quan hệ hai bên, trước hết là sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó có việc tôn trọng độc lập chủ quyền, lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, pháp luật của Việt Nam, vừa cùng chia sẻ và tôn trọng sự khác biệt, vừa cùng thể hiện tinh thần thiện chí để tìm ra những điểm đồng thuận mới"
Nguồn: AsiaNews