VATICAN (Zenit.org)- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tương lai bây giờ bị lâm nguy hơn trong quá khứ, nhưng chúng ta không nên ngã lòng nhưng đúng hơn, phải tăng gấp đôi sự dấn thân cho hoà bình.

Đức Giáo hoàng đã khẳng định điều này hôm nay 8/1 trong một diễn từ thường niên truyền thống trước các thành viên ngoại giao đoàn được ủy nhiệm bên cạnh Toà Thánh. Toà Thánh có những tương quan ngoại giao với 177 quốc gia. Trong bài diễn từ bằng tiếng Pháp của ngài, Đức Thánh Cha tiếp tục chủ đề sứ điệp của ngài phát hành ngày 1/1 Ngày Hoà Bình Thế Giới, xét về nhu cầu chiến thắng nạn khó nghèo hầu xây dựng hoà bình.

Trong một bài diễn từ đề cập một số lãnh vực khó giải quyết của hành tinh, Đức Thánh Cha trước hết đã bày tỏ lòng ưu ái của ngài cho nhiều trong số những kẻ đau khổ cách đặc biệt trong năm 2008 “hoặc như một hậu quả do những thiên tai trầm trọng, cách riêng tại Việt Nam, Miến Điện, Trung Hoa và Philippine, tại Trung Mỹ và vùng Caribbean, và tại Columbia và Brazil; hay là như một hậu quả do những vụ xung đột dữ dội quốc gia hay vùng; hay là như một hậu quả của những cuộc tấn công khủng bố đã gây chết chóc và phá hoại trong những xứ như Afghanistan, India, Pakistan và Algeria.”

“Dầu có rất nhiều cố gắng, hoà bình chúng ta ao ước vẫn còn xa,” ngài than phiền. “Đối mặt với thực tại này, chúng ta không nên ngã lòng hay là giảm bớt sự dấn thân của chúng ta cho một nền văn hoá hoà bình đích thực, nhưng đúng hơn tăng gấp đôi những cố gắng chúng ta vì an ninh và phát triển.”

Về phương diện này, Đức Biển Đức XVI bảo đảm rằng cuộc chạy đua vũ trang không phải là con đường tới hoà bình.

Ngài nói rằng “Toà Thánh đã tiếp tục tái khẳng định rằng hoà bình không thể được xây dựng khi những phí tổn quân sự đổi hướng những tài nguyên nhân bản và vật chất kếch sù từ những dự án phát triển, cách riêng sự phát triển của những dân tộc nghèo nhất.”

Hy vọng mới

Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng muốn xây dựng hoà bình, “chúng ta cần cho những người nghèo niềm hy vọng mới.”

Khi lưu ý đến các cá nhân và các gia đình bị áp bức nặng bởi nạn suy thoái kinh tế hiện nay, và cũng nhắc tới cơn khủng hoảng lương thực và tình trạng nóng địa cầu, ngài nói có một nhu cầu khẩn cấp chấp nhận một chiến lược hiệu nghiệm hầu chiến thắng nạn đói và cổ võ sự phát triển nông nghiệp dịa phương, càng nhiều hơn vì con số người nghèo đang gia tăng cả trong những xứ giàu có.”

Về phương diện này, Đức Giám Mục Thành Roma ca ngợi quá trình nhận ra “những tiêu chuẩn hữu ích quản trị hệ thống kinh tế và giúp đỡ những người có nhu cầu nhất,” được vạch rõ tại Hội nghị Doha.

Nhưng, ngài nói, điều mà nền kinh tế thật sự cần là sự đổi mới niềm tin.

“Trên một mức độ sâu hơn, việc tăng cường kinh tế đòi hỏi phải tái xây dựng niềm tin. Mục tiêu này chỉ đạt được bằng cách thi hành khoa đạo đức học dựa trên phẩm giá bẩm sinh con người, “ ngài khẳng định. “Tôi biết điều này sẽ đòi hỏi nhiếu, nhưng đó không phải là một chuyện không tưởng! Ngày nay hơn trong quá khứ, tương lai chúng ta lâm nguy, cũng như vận mạng của hành tinh chúng ta và của những cư dân hành tinh, cách riêng thế hệ trẻ hơn đang hưởng một hệ thống kinh tế và một khung xã hội bị thiệt hại nghiêm trọng

Những người nhèo nhất trong các kẻ nghèo

Khi kết thúc diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha đã tái nhắc lại rằng “những con người nghèo nhất là những hài nhi chưa sinh ra.”

Và ngài tiếp tục nhắc tới “ những kẻ nghèo khác, như những người bịnh, những người già bị bỏ mặc, những gia đình tan vở và những kẻ thiếu những điểm qui chiếu.”

“Nạn nghèo,” Đức Giáo Hoàng khẳng định, “bị đánh bại nếu nhân loại trở nên huynh đệ hơn như là một hậu quả của những giá trị và lý tưởng được chia sẻ, được xây dựng trên phẩm giá con người, trên quyền tự do liên kết với trách nhiệm, trên sự thừa nhận có hiệu quả về chỗ đứng của Thiên Chúa trong sự sống con người.”

Ngài nói rằng Chúa Kitô Hài Nhi tại Belem dạy rằng “tình liên đới huynh đệ giữa mọi người nam và nữ là con đường vương giả đánh bại nạn nghèo và xây dựng hoà bình.” Và ngài xin ánh sáng tình yêu của Chúa Kitô “hướng dẫn chúng ta suốt năm này, năm dã khởi đầu bây giờ.”