Ngài lưu ý đến sự quan tâm này khi chào đại sứ Ấn Độ đến trình ủy nhiệm thư.

ROME (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã tỏ bày ý muốn cho mọi người được hưởng quyền tự do trong một sứ điệp viết tay cho tân đại sứ India, nơi những Kitô hữu đã là đối tượng của một làn sống bạo lực năm ngoái trong tiểu bang miền đông Orissa

Đức Giáo Hoàng nói diều này hôm nay trong một bản tuyên bố viết tay trao cho Chitra Narayanan. Đức Thánh Cha đã tiếp nhận phái viên trong một buổi tiếp kiến chung cùng bảy đại sứ khác đại diện Mongolia, Benin, New Zealand, South Africa, Burkina Faso, Namibia và Norway. Ngài đã ngõ lời với 8 vị như một nhóm, và sau đó trao cho mỗi vị một bản tuyên bố viết tay đề cập những quan tâm riêng cho mỗi xứ.

Trong sứ điệp ngài trao cho Narayanan, Đức Thánh Cha đã nói rằng “với tư cách Mục Tử Tối Cao Giáo Hội Công Giáo, tôi kết hợp với những vị lãnh đạo tôn giáo và chính phủ khắp thế giới, những vị chia sẻ một ý muốn chung cho tất cả các thành phần gia đình nhân loại hưởng quyền tự do thực hành tôn giáo và dấn thân trong đời sống dân sự mà không sợ những hậu quả trái ngược vì những niềm tin của mình.”

“ Do đó tôi không thể không bày tỏ sự quan tâm sâu xa của tôi đối với những Kitô hữu dã chịu đau khổ từ những vụ bùng nổ bạo lực trong một số lãnh vực bên trong những biên giơi của ngài”.

Những căn thẳng giữa người Ấn Giáo-Kitô hữu tiếp tục tồn tại đã bùng nổ thành nột làn sóng bạo lực vào hồi tháng Tám năm ngoái sau khi những người quá khích Ấn Giáo tại Orissa cho rằng những người Kitô hữu chịu trách nhiệm về cái chết của một lãnh đạo Ấn Giáo. Hàng tá người Kitô hữu, kể cả một linh mục, bị giết, và hơn 54.000 người bỏ nhà cửa trốn đi. Hàng ngàn trong số đó còn sống trong những trại đổi chỗ.

Bạo lực đã trải rộng tới hơn 392 thành phố, nơi lối 5,000 nhà ở, 149 nhà thờ, và 40 trường học bị phá hủy và đốt cháy bình địa.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI công nhận những cố gắng của chính phủ “cung cấp cho những nạn nhân chỗ ở và sự trợ giúp, sự cứu viện và sự phục hồi, cũng như có những biện pháp thực thi những điều tra tội phạm và những thủ tục xét xử hầu giải quyết những vấn đề này.”

Tôi kêu gọi tất cả mọi người chứng tỏ sự tôn trọng nhân phẩm bằng cách loại bỏ hận thù và từ bỏ bạo lực trong tất cả mọi hình thức của nó,” ngài nói thêm.

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo trong xứ sở của ngài sẽ tiếp tục đóng một vai trò cổ võ hoà bình, hài hoà và hoà giải giữa những kẻ theo mọi tôn giáo, cách riêng qua sự giáo dục và huấn luyện trong các nhân đức công bình, bao dung và bác ái.”

“Trên thực tế, đó là mục đích cố hữu của mọi hình thức chân chính giáo dục bởi vì—trong sự phù hợp với phẩm giá con người và ơn gọi tất cả những người nam và người nữ sống trong cộng đồng—chúng nhằm tới việc trau dồi các nhân đức luân lý và chuẩn bị giới trẻ lãnh nhận những trách nhiệm xã hội của mình với một sự nhạy cảm tao nhã đối với điều thiện, công bằng và cao thượng.