Đức Thánh Cha ca ngợi Na Uy có những cố gắng xây dựng hòa bình quốc tế.
VATICAN: ( Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định những giá trị đạo đức, nhờ đó Na Uy hành động trong chính trường quốc tế và ngài cũng khích lệ những chính sách theo những nguyên tắc trong việc cổ võ tự do tôn giáo tại Na Uy.
Đức Giáo Hoàng đã nói điều này ngày thứ Sáu 5/6 trong một tuyên bố viết tay ngài đã trao cho tân đại sứ bên cạnh Tòa Thánh đến trình ủy nhiệm thư là ông Rolf Trolle Andersen. Ngày hôm đó Đức Thánh Cha đã tiếp kiến và ngõ lời với tám tân đại sứ, trao cho mỗi tân đại sứ một tuyên bố viết tay sau đó. Các phái viên đại diện Mongolia, Ấn Độ, Benin, New Zealand, Nam Phi, Burkina Faso, Namibia và Na Uy.
Đức Thánh Cha ghi nhận “thành tích danh tiếng của Na Uy trong sự giúp đỡ những quốc gia khác kém may mắn hơn mình.”
“Theo sau sự rối loạn tài chánh của những tháng vừa qua,” ngài khẳng định, xứ sở “đã mau lẹ cung cấp sự trợ giúp chuyên gia cho những quốc gia khác để giúp họ vượt qua cơn bão, mặc dầu phải gánh chịu những khó khăn kinh tế hậu quả của cuộc khủng hoảng.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã ghi nhận bản tánh “quảng đại và hiếu khách” của quốc gia trong việc mở cửa cho ”những con số có ý nghĩa đến những người tị nạn và di dân.”
Sự tiếp nhận này đã đem vào sự “đa dạng văn hoá và chủng tộc lớn hơn, điều này đã khuyến khích sự suy nghĩ sâu sắc hơn về những giả thuyết và những giá trị quản trị sự sống tại Na Uy ngày nay và chỗ đứng của nó trong thế giới hiện thời.”
Đức Giáo Hoàng đã công nhận “sự dấn thân của Na Uy cho việc kiến tạo hoà bình” dựa trên một nền văn hóa “được hình thành mạnh bởi lịch sử Kitô hữu ngàn năm của nó.”
Ngài nói tiếp: “Toà Thánh đánh giá rất nhiều sự đóng góp của quốc gia ngài cho sự giải quyết xung đột trong một số những lãnh địa rối ren nhất thế giới.”
Từ Sri Lanka tới Afganistan, từ Sudan tới Somalia, từ Chad tới Cộng Hoà Dân Chủ Congo, Na Uy đã đóng vai trong phần của mình, hoặc là trong những cuộc thương thuyết hoà bình, trong sư kêu gọi các bên tuân giữ luật quốc tế, trong sự trợ giúp nhân đạo, trong sự giúp tái kiến thiết và gìn giữ hoà bình, họăc là trong sự cổ võ dân chủ và cung cấp lời khuyên chuyên gia trong sự xây dựng những hạ tầng xã hội.
“Vừa mới trở về từ chuyến viếng thăm tông toà của tôi tại Đất Thánh, tôi đặc biệt ý thức về công trình quan trọng mà xứ sở ngài đã làm trong việc môi giới cho những thỏa thuận hoà bình giữa Thẩm Quyền Israel và Palestine.”
Đức Thánh Cha đã tỏ bày hy vọng cho”tinh thần hoà giải và sự tìm kiếm hoà bình đã phát sinh những Hiệp Ước Oslo sẽ trỗi vượt và cuối cùng mang lại hoà bình cho những dân chúng trong vùng bị dày vò này.”
Viễn ảnh được chia sẻ
“Quốc gia của ngài, Đức Giáo hoàng khẳng định, “được thúc đẩy bởi những giá trị đạo đức cơ bản” là những giá trị “đã ăn rễ trong nền văn hóa Kitô Hữu Na Uy, và do đó những giá trị này là trung tâm cho những viễn ảnh và những mục tiêu nó chia sẻ với Toà thánh,”
Đức Thánh Cha tỏ bày sự ao ước làm việc chung” với ý định cổ võ quan điểm đạo đức mà chúng ta chia sẻ hầu xây dựng môt thế giới nhân bản và công bằng hơn.”
Ngài đề cao “sự đóng góp có giá trị” mà cộng đồng Công giáo tại Na Uy phải cung cấp.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định: “Cũng như nhiều nước châu Âu ngày nay, Na Uy càng ngày càng được kêu gọi phải khảo sát sự hàm ý của quyền tự do tôn giáo trong bối cảnh một xã hội tự do và đa dạng.
“Tôi tin tưởng rằng những nguyên tắc đạo đức cao và sự quảng đại rất đặc biệt thuộc sinh hoạt của Na Uy trên sân khấu quốc tế cũng sẽ thịnh hành tại nhà, nên tất cả mọi công dân của xứ sở ngài sẽ được tư do thực hành tôn giáo của mình và tất cả những cộng đồng tôn giáo khác nhau sẽ được tự do sắp xếp công việc của họ theo những niềm tin và những hệ thống pháp lý của họ, bằng cách này họ thực hiện sự đóng góp riêng của họ cho công ích.”
VATICAN: ( Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định những giá trị đạo đức, nhờ đó Na Uy hành động trong chính trường quốc tế và ngài cũng khích lệ những chính sách theo những nguyên tắc trong việc cổ võ tự do tôn giáo tại Na Uy.
Đức Giáo Hoàng đã nói điều này ngày thứ Sáu 5/6 trong một tuyên bố viết tay ngài đã trao cho tân đại sứ bên cạnh Tòa Thánh đến trình ủy nhiệm thư là ông Rolf Trolle Andersen. Ngày hôm đó Đức Thánh Cha đã tiếp kiến và ngõ lời với tám tân đại sứ, trao cho mỗi tân đại sứ một tuyên bố viết tay sau đó. Các phái viên đại diện Mongolia, Ấn Độ, Benin, New Zealand, Nam Phi, Burkina Faso, Namibia và Na Uy.
Đức Thánh Cha ghi nhận “thành tích danh tiếng của Na Uy trong sự giúp đỡ những quốc gia khác kém may mắn hơn mình.”
“Theo sau sự rối loạn tài chánh của những tháng vừa qua,” ngài khẳng định, xứ sở “đã mau lẹ cung cấp sự trợ giúp chuyên gia cho những quốc gia khác để giúp họ vượt qua cơn bão, mặc dầu phải gánh chịu những khó khăn kinh tế hậu quả của cuộc khủng hoảng.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã ghi nhận bản tánh “quảng đại và hiếu khách” của quốc gia trong việc mở cửa cho ”những con số có ý nghĩa đến những người tị nạn và di dân.”
Sự tiếp nhận này đã đem vào sự “đa dạng văn hoá và chủng tộc lớn hơn, điều này đã khuyến khích sự suy nghĩ sâu sắc hơn về những giả thuyết và những giá trị quản trị sự sống tại Na Uy ngày nay và chỗ đứng của nó trong thế giới hiện thời.”
Đức Giáo Hoàng đã công nhận “sự dấn thân của Na Uy cho việc kiến tạo hoà bình” dựa trên một nền văn hóa “được hình thành mạnh bởi lịch sử Kitô hữu ngàn năm của nó.”
Ngài nói tiếp: “Toà Thánh đánh giá rất nhiều sự đóng góp của quốc gia ngài cho sự giải quyết xung đột trong một số những lãnh địa rối ren nhất thế giới.”
Từ Sri Lanka tới Afganistan, từ Sudan tới Somalia, từ Chad tới Cộng Hoà Dân Chủ Congo, Na Uy đã đóng vai trong phần của mình, hoặc là trong những cuộc thương thuyết hoà bình, trong sư kêu gọi các bên tuân giữ luật quốc tế, trong sự trợ giúp nhân đạo, trong sự giúp tái kiến thiết và gìn giữ hoà bình, họăc là trong sự cổ võ dân chủ và cung cấp lời khuyên chuyên gia trong sự xây dựng những hạ tầng xã hội.
“Vừa mới trở về từ chuyến viếng thăm tông toà của tôi tại Đất Thánh, tôi đặc biệt ý thức về công trình quan trọng mà xứ sở ngài đã làm trong việc môi giới cho những thỏa thuận hoà bình giữa Thẩm Quyền Israel và Palestine.”
Đức Thánh Cha đã tỏ bày hy vọng cho”tinh thần hoà giải và sự tìm kiếm hoà bình đã phát sinh những Hiệp Ước Oslo sẽ trỗi vượt và cuối cùng mang lại hoà bình cho những dân chúng trong vùng bị dày vò này.”
Viễn ảnh được chia sẻ
“Quốc gia của ngài, Đức Giáo hoàng khẳng định, “được thúc đẩy bởi những giá trị đạo đức cơ bản” là những giá trị “đã ăn rễ trong nền văn hóa Kitô Hữu Na Uy, và do đó những giá trị này là trung tâm cho những viễn ảnh và những mục tiêu nó chia sẻ với Toà thánh,”
Đức Thánh Cha tỏ bày sự ao ước làm việc chung” với ý định cổ võ quan điểm đạo đức mà chúng ta chia sẻ hầu xây dựng môt thế giới nhân bản và công bằng hơn.”
Ngài đề cao “sự đóng góp có giá trị” mà cộng đồng Công giáo tại Na Uy phải cung cấp.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định: “Cũng như nhiều nước châu Âu ngày nay, Na Uy càng ngày càng được kêu gọi phải khảo sát sự hàm ý của quyền tự do tôn giáo trong bối cảnh một xã hội tự do và đa dạng.
“Tôi tin tưởng rằng những nguyên tắc đạo đức cao và sự quảng đại rất đặc biệt thuộc sinh hoạt của Na Uy trên sân khấu quốc tế cũng sẽ thịnh hành tại nhà, nên tất cả mọi công dân của xứ sở ngài sẽ được tư do thực hành tôn giáo của mình và tất cả những cộng đồng tôn giáo khác nhau sẽ được tự do sắp xếp công việc của họ theo những niềm tin và những hệ thống pháp lý của họ, bằng cách này họ thực hiện sự đóng góp riêng của họ cho công ích.”