Nhấn mạnh tầm quan trọng của nông nghiệp trong quá trình phát triển
Rome, ngày 28 tháng 11, năm 2008 (Zenit.org).- Người đại diện Tòa Thánh phát biểu: “Trong cuộc chiến chống lại nghèo đói, nhu cầu cơ bản của con người không luôn luôn được xếp hàng đầu, và kết quả mà nó mang lại thật là tệ hại.”
Ngài Renato Volante, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh trong tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc đặt trụ sở tại Roma, đã khẳng định điều này tại phiên họp đặc biệt thứ 35 của tổ chức được tổ chức vào tuần trước.
Vị linh mục khẳng định rằng bài diễn văn của phái đoàn ông “không nhằm đưa ra những giải pháp mang tính chuyên môn, cho bằng đề nghị một sự định hướng lý tưởng mà có thể tạo ra những lựa chọn cụ thể, tập trung vào nhu cầu cơ bản của mỗi người, đặc biệt khi họ bị giới hạn bởi các điều kiện sống làm cho họ phải thỏa hiệp với sự sống đáng trân quý của họ.”
Ngài nói tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc ngày càng được mời gọi nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của các chính phủ khi họ đang ngày càng thiếu thốn lương thực.
Ngài nói những nhu cầu này “được quyết định bởi tình hình kinh tế không được thuận lợi mang tính phổ biến hơn, bởi những điều kiện tự nhiên, và còn bởi những can thiệp của con người vốn thường theo đuổi những quyền lợi đầy thiên vị hoặc thậm chí đưa ra những dấu hiệu dửng dưng đối với cuộc chiến chống lại sự đói kém.”
Tuy nhiên, Ngài Volante tiếp tục nói tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc đang phải đối mặt với nhiều điều khác nữa ngoại trừ vấn đề này.
Ngài nói rằng rõ ràng đang có những tình hình ‘mới’ đang chi phối lĩnh vực nông nghiệp. Trong số đó, như được nhấn mạnh bởi cuộc khủng hoảng lương thực gần đây, sự đánh giá về vai trò trung tâm của nông nghiệp dường như nhằm làm nổi bật tầm quan trọng đặc biệt trong thực tế rộng lớn hơn của hoạt động kinh tế và sự đóng góp quan trọng của nó đối với sự phát triển bền vững và thực tế.”
Nhằm làm cho tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc ngày càng hiệu quả hơn, Ngài cho rằng: “Thật cần thiết để nhận ra rằng cuộc chiến chống lại nghèo đói bị điều kiện hóa bởi vô số nhân tố và bởi những động cơ thúc đẩy nó. Nhưng thông thường, nhiều chiến lược đã được chấp thuận và thông qua. Những chiến lược này theo đuổi những mục tiêu cụ thể hơn là cái nhìn chính thể luận vốn đặt nhu cầu cơ bản của con người lên hàng đầu. Thái độ như thế đem lại những tác động tiêu cực ở khu vực nông thôn, là nơi mà cảnh nghèo nàn, sự kém phát triển, suy dinh dưỡng và sự xuống cấp về môi trường xem ra hiển nhiên hơn.
“Vì vậy, Tòa Thánh tin chắc rằng cấu trúc của tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc và những hoạt động của nó phải nhấn mạnh tầm quan trọng cốt thiết của nông nghiệp trong các tiến trình phát triển, không chỉ là việc thúc đẩy sự quản lý nhưng là những tiêu chí quản lý và sự can thiệp biết nhìn xa trông rộng để thật sự đáp ứng cho nhu cầu cơ bản.”
Nhìn về tương lai
Ngài Volante đề nghị rằng tương lai của “thế giới nông thôn” sẽ bao gồm hai khía cạnh: “Trước hết, đó là sự gìn giữ những hệ sinh thái nông nghiệp khác nhau vốn bị điều kiện hóa bởi sự thay đổi khí hậu mà đã và đang gây nên các vụ lụt lội và sự sa mạc hóa tại những khu vực chưa hề kinh qua những hiện tượng như thế trước đây.”
“Thứ hai, đó là vai trò ngày càng lớn mạnh của những kỹ thuật chế biến mới và sự hỗ trợ mà người dân nhận được trong quá trình sản xuất và trong việc buôn bán và sử dụng thực phẩm.”
Vị đại diện Tòa Thánh cho rằng người ta hiểu rõ những tình hình này và biết đến những biện pháp giải quyết cho các vấn nạn, nhưng “sự đổ xô vào những mục tiêu có tính cấp kỳ hơn làm cho tính khả thi bị trì hoãn. Tính khả thi nên bắt đầu từ những sự can thiệp có tính phục hồi cấp bách và khả dĩ trong những tiêu chuẩn tiêu thụ và trong sự tôn trọng sự sáng tạo.”
Ngài làm rõ rằng sự chấn hưng tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc “không có nghĩa là bám sát những kết quả mới và có lẽ tốt hơn mà đã được nghiên cứu khoa học kỹ thuật cùng với những hệ thống sản xuất hóa thành hiện thực, nhưng điều mà sự chấn hưng đề xuất là sự cân bằng có trật tự giữa những hệ thống đó và sự can thiệp thích hợp đối với những nguy cơ gây ảnh hưởng đến con người và hệ sinh thái.”
Ngài nói: “Điều này có nghĩa là một cuộc nghiên cứu có trật tự nhắm đến việc cải tiến sự sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng lớn mạnh không được phép lãng quên những lý do về an toàn thực phẩm vốn là sức khỏe của khách hàng, cũng như sự ổn định mùa màng, ví dụ như là sự gìn giữ môi trường.”
Ngài Volante kết luận bằng việc thúc giục tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc “nỗ lực nhiều hơn nữa để đối mặt với những vấn nạn bằng việc lưu tâm đúng mức đến nhu cầu cơ bản của những người bé nhỏ nhất, trong hoàn cảnh của chúng ta đối với những người chịu đau khổ vì sự nghèo đói, sự suy dinh dưỡng và cách chung hơn là đối với những ai rút sự sống, nghề nghiệp và thu nhập của họ ra khỏi công việc nông thôn.
Rome, ngày 28 tháng 11, năm 2008 (Zenit.org).- Người đại diện Tòa Thánh phát biểu: “Trong cuộc chiến chống lại nghèo đói, nhu cầu cơ bản của con người không luôn luôn được xếp hàng đầu, và kết quả mà nó mang lại thật là tệ hại.”
Ngài Renato Volante, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh trong tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc đặt trụ sở tại Roma, đã khẳng định điều này tại phiên họp đặc biệt thứ 35 của tổ chức được tổ chức vào tuần trước.
Vị linh mục khẳng định rằng bài diễn văn của phái đoàn ông “không nhằm đưa ra những giải pháp mang tính chuyên môn, cho bằng đề nghị một sự định hướng lý tưởng mà có thể tạo ra những lựa chọn cụ thể, tập trung vào nhu cầu cơ bản của mỗi người, đặc biệt khi họ bị giới hạn bởi các điều kiện sống làm cho họ phải thỏa hiệp với sự sống đáng trân quý của họ.”
Ngài nói tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc ngày càng được mời gọi nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của các chính phủ khi họ đang ngày càng thiếu thốn lương thực.
Ngài nói những nhu cầu này “được quyết định bởi tình hình kinh tế không được thuận lợi mang tính phổ biến hơn, bởi những điều kiện tự nhiên, và còn bởi những can thiệp của con người vốn thường theo đuổi những quyền lợi đầy thiên vị hoặc thậm chí đưa ra những dấu hiệu dửng dưng đối với cuộc chiến chống lại sự đói kém.”
Tuy nhiên, Ngài Volante tiếp tục nói tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc đang phải đối mặt với nhiều điều khác nữa ngoại trừ vấn đề này.
Ngài nói rằng rõ ràng đang có những tình hình ‘mới’ đang chi phối lĩnh vực nông nghiệp. Trong số đó, như được nhấn mạnh bởi cuộc khủng hoảng lương thực gần đây, sự đánh giá về vai trò trung tâm của nông nghiệp dường như nhằm làm nổi bật tầm quan trọng đặc biệt trong thực tế rộng lớn hơn của hoạt động kinh tế và sự đóng góp quan trọng của nó đối với sự phát triển bền vững và thực tế.”
Nhằm làm cho tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc ngày càng hiệu quả hơn, Ngài cho rằng: “Thật cần thiết để nhận ra rằng cuộc chiến chống lại nghèo đói bị điều kiện hóa bởi vô số nhân tố và bởi những động cơ thúc đẩy nó. Nhưng thông thường, nhiều chiến lược đã được chấp thuận và thông qua. Những chiến lược này theo đuổi những mục tiêu cụ thể hơn là cái nhìn chính thể luận vốn đặt nhu cầu cơ bản của con người lên hàng đầu. Thái độ như thế đem lại những tác động tiêu cực ở khu vực nông thôn, là nơi mà cảnh nghèo nàn, sự kém phát triển, suy dinh dưỡng và sự xuống cấp về môi trường xem ra hiển nhiên hơn.
“Vì vậy, Tòa Thánh tin chắc rằng cấu trúc của tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc và những hoạt động của nó phải nhấn mạnh tầm quan trọng cốt thiết của nông nghiệp trong các tiến trình phát triển, không chỉ là việc thúc đẩy sự quản lý nhưng là những tiêu chí quản lý và sự can thiệp biết nhìn xa trông rộng để thật sự đáp ứng cho nhu cầu cơ bản.”
Nhìn về tương lai
Ngài Volante đề nghị rằng tương lai của “thế giới nông thôn” sẽ bao gồm hai khía cạnh: “Trước hết, đó là sự gìn giữ những hệ sinh thái nông nghiệp khác nhau vốn bị điều kiện hóa bởi sự thay đổi khí hậu mà đã và đang gây nên các vụ lụt lội và sự sa mạc hóa tại những khu vực chưa hề kinh qua những hiện tượng như thế trước đây.”
“Thứ hai, đó là vai trò ngày càng lớn mạnh của những kỹ thuật chế biến mới và sự hỗ trợ mà người dân nhận được trong quá trình sản xuất và trong việc buôn bán và sử dụng thực phẩm.”
Vị đại diện Tòa Thánh cho rằng người ta hiểu rõ những tình hình này và biết đến những biện pháp giải quyết cho các vấn nạn, nhưng “sự đổ xô vào những mục tiêu có tính cấp kỳ hơn làm cho tính khả thi bị trì hoãn. Tính khả thi nên bắt đầu từ những sự can thiệp có tính phục hồi cấp bách và khả dĩ trong những tiêu chuẩn tiêu thụ và trong sự tôn trọng sự sáng tạo.”
Ngài làm rõ rằng sự chấn hưng tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc “không có nghĩa là bám sát những kết quả mới và có lẽ tốt hơn mà đã được nghiên cứu khoa học kỹ thuật cùng với những hệ thống sản xuất hóa thành hiện thực, nhưng điều mà sự chấn hưng đề xuất là sự cân bằng có trật tự giữa những hệ thống đó và sự can thiệp thích hợp đối với những nguy cơ gây ảnh hưởng đến con người và hệ sinh thái.”
Ngài nói: “Điều này có nghĩa là một cuộc nghiên cứu có trật tự nhắm đến việc cải tiến sự sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng lớn mạnh không được phép lãng quên những lý do về an toàn thực phẩm vốn là sức khỏe của khách hàng, cũng như sự ổn định mùa màng, ví dụ như là sự gìn giữ môi trường.”
Ngài Volante kết luận bằng việc thúc giục tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc “nỗ lực nhiều hơn nữa để đối mặt với những vấn nạn bằng việc lưu tâm đúng mức đến nhu cầu cơ bản của những người bé nhỏ nhất, trong hoàn cảnh của chúng ta đối với những người chịu đau khổ vì sự nghèo đói, sự suy dinh dưỡng và cách chung hơn là đối với những ai rút sự sống, nghề nghiệp và thu nhập của họ ra khỏi công việc nông thôn.