NHƯ NGỌN ĐÈN CHẦU
Chúa Nhật I Mùa Vọng B
Từ thuở tiểu học, ai cũng thuộc 2 câu thơ: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Nàng Tô Thị ôm con chờ chồng, mỏi mòn đợi chờ, mịt mù xa thẳm để rồi hóa đá. Hòn vọng phu là một di tích văn hóa của Dân tộc. Hòn Vọng Phu như là một biểu tượng lòng thủy chung của người vợ đợi chờ chồng. Linh mục Thiện Cẩm đã ví von: đối với tôi, hòn vọng phu có một ý nghĩa biểu tượng khác. Nó như là biểu tượng Giáo hội đang ôm ấp cả nhân loại trong lòng và đứng thẳng trên cao, nhìn vào chân trời xa thẳm, đợi chờ Đức Giêsu - vị Hôn Phu của mình đang ngự đến, như lời sách Khải Huyền đã viết: Thần Khí và Tân nương nói "Xin Ngài ngự đến. ..Lạy Chúa Giêsu, xin Ngài ngự đến" ( Kh 22, 17- 20). Toàn bộ cuốn Thánh Kinh kết thúc như vậy. Hình ảnh Hôn Thê chờ Hôn Phu. Kinh Thánh là một câu chuyện tình giữa Thiên Chúa và nhân loại mà phần lớn được diễn tả bằng ngôn ngữ tình yêu nam nữ, vợ chồng. Nhắc lại vài câu Thánh Kinh cũng đủ nói lên điều ấy: Ngươi sẽ được Thiên Chúa đem lòng sủng ái Và Chúa lập hôn ước cùng xứ sở ngươi. Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rễ Ngươi cũng là niềm vui cho thiên Chúa ngươi thờ. ( Is 66, 4- 5) Thánh Phaolô trong 2 Cor 11,2; Ep 5,26-27 đã diễn tả Giáo hội là Hiền thê, là bạn trăm năm của Đức Kitô. Hình ảnh Hôn Thê chờ Hôn Phu là một hình ảnh đẹp biểu trưng lòng tín trung của Giáo hội đối với Chúa Kitô. Phụng vụ Giáo hội đã bước vào năm mới với khởi đầu là mùa vọng. Mẹ Giáo hội đang ôm ấp tất cả con cái nhân loại đợi chờ Đức Kitô đến trong hai lần Người ngự đến.Ngự đến trong thời gian là Nhập Thể và kết thúc thời gian là Quang Lâm. Từ Chúa Nhật I mùa vọng đến ngày 16.12 phụng vụ nói lên sự mong đợi ngày Chúa đến khi kết thúc thời gian; tám ngày cuối cùng trực tiếp nói đến ngày sinh nhật của Người. Tại các nhà thờ Đức có một tục lệ rất ý nghĩa là mỗi nhà thờ đều trang điểm vòng hoa Mùa Vọng với những cành thông tươi xanh và bốn cây nến, tượng trưng cho 4 Chúa nhật Mùa Vọng. Khởi đầu thánh lễ mỗi Chúa nhật, đang khi cộng đoàn hát bài Mùa Vọng, cây nến được thắp sáng. Chúa nhật thứ nhất thắp sáng một cây. Chúa nhật thứ hai thắp sáng hai cây. Khi cả bốn cây được thắp sáng, thì đại lễ giáng sinh cũng đã gần kề. Tục lệ này cũng được lan rộng trong nhân gian, tới hầu hết các công sở, các gia đình. Nơi nào cũng trưng bày vòng thông Mùa Vọng với đủ loại nến mầu đỏ, tím...
Theo tinh thần canh tân phụng vụ, mùa vọng không còn là mùa thống hối nữa mà là mùa hân hoan mong đợi. Các Chúa nhật trong mùa vọng không đọc kinh Vinh danh không phải vì đặc tính đền tội của mùa chay, nhưng là để bài ca của các Thiên thần được xem như là một tiếng hát mới mẻ trong đêm Giáng sinh. Mùa vọng cũng là mùa của những lời loan báo. Loan báo việc Chúa Giêsu sinh ra, loan báo thời gian cứu độ, loan báo ngày trở lại của Chúa Kitô. Những lời loan báo này được công bố rõ ràng trong các bài đọc ngày Chúa nhật. Bài đọc 1 trích trong sách Isaia, đó là những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế mà đỉnh cao là Chúa nhật IV, loan báo một trinh nữ sẽ sinh hạ tại Bêlem một Hài Nhi thuộc chi tộc Đavit và sẽ được gọi là Emmanuel. Bài Phúc âm Chúa nhật I mùa vọng nói lên niềm mong đợi ngày Chúa Kitô trở lại với lời nhắn nhủ: Hãy tỉnh thức. Chúa nhật II, III dành cho Gioan tiền Hô với lời mời gọi: Hãy dọn đường cho Chúa. Chúa nhật IV là Chúa nhật Truyền tin cho Đức Mẹ và Thánh Giuse. Các bài đọc 2 là các bài Thánh thư Phaolô, Giacôbê, Phêrô, đặc biệt làm cho mùa vọng trở thành một mùa loan báo việc Chúa Kitô trở lại lần thứ hai. Tin Mừng Chúa nhật I mời gọi: hãy tỉnh thức để đón chờ ngày tái ngộ với Chúa Kitô. Cuộc tái ngộ có thể xảy đến bất ngờ đối với mỗi người và đối với cả nhân loại. Vì Chúa đến rất bất ngờ và rất âm thầm. Muốn gặp được Chúa cần phải tỉnh thức. Tỉnh thức là thái độ sống của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ là lời mời gọi của Chúa đối với mỗi ngày sống của chúng ta. Chúa đến rất âm thầm và rất bé nhỏ. Chúa đến trong hiền lành khiêm nhường như một người phục vụ, đơn sơ trong y phục người nghèo. Chúa đang đến qua những con người bé nhỏ quanh chúng ta. Chúa hoà mình vào giữa đám đông vô danh tiều tốt. Phải tỉnh thức lắm mới gặp được Chúa.Tỉnh thức là luôn làm việc. Luôn nhìn thấy ý Chúa trong những trào lưu biến cố của thời đại và quãng đại dấn thân phục vụ. Mùa Vọng là mùa tỉnh thức, là chờ đợi trông mong. Chờ đợi nên luôn có hy vọng. Hy vọng gắn với tin yêu. Mùa Vọng là mùa mong đợi Chúa đến trong tin yêu.
Kitô giáo là tôn giáo của hy vọng vì dựa trên lời hứa của Thiên Chúa. Thiên Chúa hứa và Ngài sẽ thành tín thực hiện lời hứa. Thiên Chúa thực hiện từng giai đoạn và ngày càng trọn vẹn hơn. Vì thế người Kitô hữu luôn hướng về tương lai chờ đợi lời hứa cứu độ đã được thực hiện trong lịch sử và sẽ hoàn tất sau lịch sử. Chờ đợi hướng về tương lai tức là hy vọng. Hy vọng luôn gắn liền với lòng tin. Không có đức tin hy vọng chỉ là ảo tưởng. Không có hy vọng đức tin sẽ chết khô. Nhờ đức tin chúng ta chọn đúng hướng. Nhưng chỉ có hy vọng mới làm cho ta đi tới cùng đường.Thiên Chúa hy vọng vào con người là để cho con người được hy vọng vào Thiên Chúa, và bởi Thiên Chúa luôn hy vọng vào con người qua những đường đến bất ngờ, nên con người chỉ có cách là hy vọng vào Thiên Chúa qua niềm tỉnh thức không mỏi mệt của mình.
Những ngày vừa qua, hẳn nhiều người đã nhận được một file powerpoint bằng tiếng Pháp cùng với bản dịch tiếng Việt, dưới tựa đề là “Lời Tiên Báo thứ ba - Bí mật Fatima”. Những lời trong văn bản gợi lên hình ảnh rất rùng rợn của một đại họa sắp xảy ra, tương tự như một ngày tận thế.
Ngay sau đó, nhiều người báo cho biết rằng đấy là một ‘lời tiên báo giả mạo’. Cũng lưu ý rằng bản tiếng Pháp được thực hiện cách đây ba năm và bản dịch thì mới xuất hiện năm nay (từ 1917 đến nay là 88 năm trong bản tiếng Pháp so với 91 năm trong bản dịch tiếng Việt).
Trước hết, không hề có ‘Lời tiên báo thứ ba’, mà chỉ có phần thứ ba của ‘bí mật’ Fatima mà thôi. Kế đến, phần thứ 3 này đã được Đức Gioan Phaolô II cho phép công bố. Ngày 26-06-2000, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã phổ biến văn kiện “Message of Fatima” (1), ghi lại toàn bộ ‘phần 3’ của bí mật Fatima, cùng với những bình luận thần học của bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, mà hiện nay là Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI.
Phải mất 3.000 năm để cho Dân Chúa đi từ việc tôn thờ một Yavê thịnh nộ và thẳng tay trừng phạt đến một Thiên Chúa của Đức Kitô, Người Cha nhân từ và sẵn sàng tha thứ. Vậy thì những lời kêu gọi được gán cho Đức Mẹ trên kia đã vẽ lên một bức hí họa về Kitô giáo. Đã có quá nhiều người trên thế gian bôi nhọ Giáo Hội và Thiên Chúa rồi, không cần những người tự xem mình ‘sứ giả của Đức Mẹ’ góp phần nữa, để biến một Tôn Giáo của Yêu Thương, của xả kỷ, của hy sinh, của quên mình, thành một Tôn Giáo của mê tín, của ích kỷ, của sợ hãi, của ngây ngô. Phúc âm từng nhắc đến tận thế, và trước mắt ta nên hiểu đấy là tận thế của từng người. Vì vậy Giáo hội không ngừng kêu gọi ăn năn sám hối; nhưng sám hối để sống mầu nhiệm Tình Yêu, để biến cái thế giới còn bất công này thành một ngôi nhà của những người con cùng một Cha chung và biết đối xử với nhau trong tình huynh đệ, chứ không phải sám hối bằng cách bỏ tiền đi xin lễ, mua nến, mua bình đựng nước thánh với mục đích cho mình sống sót, hoặc ít ra là chuẩn bị một cái ghế hầu an vị ở thế giới bên kia, nếu ‘trời sập’ vào một ngày gần đây.
Xin đừng nhân danh lòng tôn sùng Đức Mẹ mà biến Mẹ thành một ngẫu tượng, biến Đạo Công Giáo thành một tập tục nhảm nhí, biến sứ điệp Tin Mừng thành một thông báo Tin Lo. (x.Trần Duy Nhiên, memaria.org).
Niềm hy vọng cánh chung không cản trở công cuộc xây dựng trần thế và mưu tìm hạnh phúc hiện tại. Trái lại, đó là một động lực thúc đẩy mỗi người góp phần kiến tạo gia đình, làng xóm,xã hội sống công bình, huynh đệ và hạnh phúc hơn.Ai thấy rõ đường đi thì càng vững tâm mà đi. Chỉ có một Đức Kitô, chỉ có một Giáo hội là bạn trăm năm của Người. Giáo hội không chỉ là Trinh Nữ, là Hiền Thê mà còn phải là Mẹ. Do đó hình ảnh người Mẹ bồng con là hình ảnh thích hợp để biểu tượng cho Giáo hội. Hình ảnh Hòn Vọng Phu tượng trưng cho Mẹ Giáo hội đứng trên đỉnh núi giữa trời mây sông nước, ẵm chặt vào lòng đứa con của sự sống là tương lai và hạnh phúc của mình hướng về trời cao với niềm hy vọng là Đức Kitô. Mẹ Giáo hội cưu mang các thực tại của mọi dân tộc là sự sống, là tương lai, là hạnh phúc để nuôi dưỡng và ấp ủ cho đến ngày hoàn toàn viên mãn, ngày Đức Kitô ngự đến. Mùa vọng được khai mở với lời mời gọi của Chúa Giêsu: Hãy tỉnh thức.Bước đầu là bước quyết định cho cả một cuộc đời,một chương trình kế tiếp như như sách Nho có câu: Nhất nhật chi kế tại ư thần, nhất niên chi kế tại ư xuân ( Kế hoạch một ngày hệ tại giờ ban mai, kế hoạch một năm hệ tại mùa xuân). Tỉnh thức là thái độ sống của người tín hữu suốt năm phụng vụ. Xin Chúa cho chúng con như ngọn đèn chầu trong nhà thờ, thức luôn và sáng luôn trước nhan Chúa.
Tài liệu liên quan đến Sứ điệp Fatima của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin:
Tiếng Anh: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20000626_message-fatima_en.html
Tiếng Pháp: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20000626_message-fatima_fr.html
Chúa Nhật I Mùa Vọng B
Từ thuở tiểu học, ai cũng thuộc 2 câu thơ: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Nàng Tô Thị ôm con chờ chồng, mỏi mòn đợi chờ, mịt mù xa thẳm để rồi hóa đá. Hòn vọng phu là một di tích văn hóa của Dân tộc. Hòn Vọng Phu như là một biểu tượng lòng thủy chung của người vợ đợi chờ chồng. Linh mục Thiện Cẩm đã ví von: đối với tôi, hòn vọng phu có một ý nghĩa biểu tượng khác. Nó như là biểu tượng Giáo hội đang ôm ấp cả nhân loại trong lòng và đứng thẳng trên cao, nhìn vào chân trời xa thẳm, đợi chờ Đức Giêsu - vị Hôn Phu của mình đang ngự đến, như lời sách Khải Huyền đã viết: Thần Khí và Tân nương nói "Xin Ngài ngự đến. ..Lạy Chúa Giêsu, xin Ngài ngự đến" ( Kh 22, 17- 20). Toàn bộ cuốn Thánh Kinh kết thúc như vậy. Hình ảnh Hôn Thê chờ Hôn Phu. Kinh Thánh là một câu chuyện tình giữa Thiên Chúa và nhân loại mà phần lớn được diễn tả bằng ngôn ngữ tình yêu nam nữ, vợ chồng. Nhắc lại vài câu Thánh Kinh cũng đủ nói lên điều ấy: Ngươi sẽ được Thiên Chúa đem lòng sủng ái Và Chúa lập hôn ước cùng xứ sở ngươi. Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rễ Ngươi cũng là niềm vui cho thiên Chúa ngươi thờ. ( Is 66, 4- 5) Thánh Phaolô trong 2 Cor 11,2; Ep 5,26-27 đã diễn tả Giáo hội là Hiền thê, là bạn trăm năm của Đức Kitô. Hình ảnh Hôn Thê chờ Hôn Phu là một hình ảnh đẹp biểu trưng lòng tín trung của Giáo hội đối với Chúa Kitô. Phụng vụ Giáo hội đã bước vào năm mới với khởi đầu là mùa vọng. Mẹ Giáo hội đang ôm ấp tất cả con cái nhân loại đợi chờ Đức Kitô đến trong hai lần Người ngự đến.Ngự đến trong thời gian là Nhập Thể và kết thúc thời gian là Quang Lâm. Từ Chúa Nhật I mùa vọng đến ngày 16.12 phụng vụ nói lên sự mong đợi ngày Chúa đến khi kết thúc thời gian; tám ngày cuối cùng trực tiếp nói đến ngày sinh nhật của Người. Tại các nhà thờ Đức có một tục lệ rất ý nghĩa là mỗi nhà thờ đều trang điểm vòng hoa Mùa Vọng với những cành thông tươi xanh và bốn cây nến, tượng trưng cho 4 Chúa nhật Mùa Vọng. Khởi đầu thánh lễ mỗi Chúa nhật, đang khi cộng đoàn hát bài Mùa Vọng, cây nến được thắp sáng. Chúa nhật thứ nhất thắp sáng một cây. Chúa nhật thứ hai thắp sáng hai cây. Khi cả bốn cây được thắp sáng, thì đại lễ giáng sinh cũng đã gần kề. Tục lệ này cũng được lan rộng trong nhân gian, tới hầu hết các công sở, các gia đình. Nơi nào cũng trưng bày vòng thông Mùa Vọng với đủ loại nến mầu đỏ, tím...
Theo tinh thần canh tân phụng vụ, mùa vọng không còn là mùa thống hối nữa mà là mùa hân hoan mong đợi. Các Chúa nhật trong mùa vọng không đọc kinh Vinh danh không phải vì đặc tính đền tội của mùa chay, nhưng là để bài ca của các Thiên thần được xem như là một tiếng hát mới mẻ trong đêm Giáng sinh. Mùa vọng cũng là mùa của những lời loan báo. Loan báo việc Chúa Giêsu sinh ra, loan báo thời gian cứu độ, loan báo ngày trở lại của Chúa Kitô. Những lời loan báo này được công bố rõ ràng trong các bài đọc ngày Chúa nhật. Bài đọc 1 trích trong sách Isaia, đó là những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế mà đỉnh cao là Chúa nhật IV, loan báo một trinh nữ sẽ sinh hạ tại Bêlem một Hài Nhi thuộc chi tộc Đavit và sẽ được gọi là Emmanuel. Bài Phúc âm Chúa nhật I mùa vọng nói lên niềm mong đợi ngày Chúa Kitô trở lại với lời nhắn nhủ: Hãy tỉnh thức. Chúa nhật II, III dành cho Gioan tiền Hô với lời mời gọi: Hãy dọn đường cho Chúa. Chúa nhật IV là Chúa nhật Truyền tin cho Đức Mẹ và Thánh Giuse. Các bài đọc 2 là các bài Thánh thư Phaolô, Giacôbê, Phêrô, đặc biệt làm cho mùa vọng trở thành một mùa loan báo việc Chúa Kitô trở lại lần thứ hai. Tin Mừng Chúa nhật I mời gọi: hãy tỉnh thức để đón chờ ngày tái ngộ với Chúa Kitô. Cuộc tái ngộ có thể xảy đến bất ngờ đối với mỗi người và đối với cả nhân loại. Vì Chúa đến rất bất ngờ và rất âm thầm. Muốn gặp được Chúa cần phải tỉnh thức. Tỉnh thức là thái độ sống của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ là lời mời gọi của Chúa đối với mỗi ngày sống của chúng ta. Chúa đến rất âm thầm và rất bé nhỏ. Chúa đến trong hiền lành khiêm nhường như một người phục vụ, đơn sơ trong y phục người nghèo. Chúa đang đến qua những con người bé nhỏ quanh chúng ta. Chúa hoà mình vào giữa đám đông vô danh tiều tốt. Phải tỉnh thức lắm mới gặp được Chúa.Tỉnh thức là luôn làm việc. Luôn nhìn thấy ý Chúa trong những trào lưu biến cố của thời đại và quãng đại dấn thân phục vụ. Mùa Vọng là mùa tỉnh thức, là chờ đợi trông mong. Chờ đợi nên luôn có hy vọng. Hy vọng gắn với tin yêu. Mùa Vọng là mùa mong đợi Chúa đến trong tin yêu.
Kitô giáo là tôn giáo của hy vọng vì dựa trên lời hứa của Thiên Chúa. Thiên Chúa hứa và Ngài sẽ thành tín thực hiện lời hứa. Thiên Chúa thực hiện từng giai đoạn và ngày càng trọn vẹn hơn. Vì thế người Kitô hữu luôn hướng về tương lai chờ đợi lời hứa cứu độ đã được thực hiện trong lịch sử và sẽ hoàn tất sau lịch sử. Chờ đợi hướng về tương lai tức là hy vọng. Hy vọng luôn gắn liền với lòng tin. Không có đức tin hy vọng chỉ là ảo tưởng. Không có hy vọng đức tin sẽ chết khô. Nhờ đức tin chúng ta chọn đúng hướng. Nhưng chỉ có hy vọng mới làm cho ta đi tới cùng đường.Thiên Chúa hy vọng vào con người là để cho con người được hy vọng vào Thiên Chúa, và bởi Thiên Chúa luôn hy vọng vào con người qua những đường đến bất ngờ, nên con người chỉ có cách là hy vọng vào Thiên Chúa qua niềm tỉnh thức không mỏi mệt của mình.
Những ngày vừa qua, hẳn nhiều người đã nhận được một file powerpoint bằng tiếng Pháp cùng với bản dịch tiếng Việt, dưới tựa đề là “Lời Tiên Báo thứ ba - Bí mật Fatima”. Những lời trong văn bản gợi lên hình ảnh rất rùng rợn của một đại họa sắp xảy ra, tương tự như một ngày tận thế.
Ngay sau đó, nhiều người báo cho biết rằng đấy là một ‘lời tiên báo giả mạo’. Cũng lưu ý rằng bản tiếng Pháp được thực hiện cách đây ba năm và bản dịch thì mới xuất hiện năm nay (từ 1917 đến nay là 88 năm trong bản tiếng Pháp so với 91 năm trong bản dịch tiếng Việt).
Trước hết, không hề có ‘Lời tiên báo thứ ba’, mà chỉ có phần thứ ba của ‘bí mật’ Fatima mà thôi. Kế đến, phần thứ 3 này đã được Đức Gioan Phaolô II cho phép công bố. Ngày 26-06-2000, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã phổ biến văn kiện “Message of Fatima” (1), ghi lại toàn bộ ‘phần 3’ của bí mật Fatima, cùng với những bình luận thần học của bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, mà hiện nay là Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI.
Phải mất 3.000 năm để cho Dân Chúa đi từ việc tôn thờ một Yavê thịnh nộ và thẳng tay trừng phạt đến một Thiên Chúa của Đức Kitô, Người Cha nhân từ và sẵn sàng tha thứ. Vậy thì những lời kêu gọi được gán cho Đức Mẹ trên kia đã vẽ lên một bức hí họa về Kitô giáo. Đã có quá nhiều người trên thế gian bôi nhọ Giáo Hội và Thiên Chúa rồi, không cần những người tự xem mình ‘sứ giả của Đức Mẹ’ góp phần nữa, để biến một Tôn Giáo của Yêu Thương, của xả kỷ, của hy sinh, của quên mình, thành một Tôn Giáo của mê tín, của ích kỷ, của sợ hãi, của ngây ngô. Phúc âm từng nhắc đến tận thế, và trước mắt ta nên hiểu đấy là tận thế của từng người. Vì vậy Giáo hội không ngừng kêu gọi ăn năn sám hối; nhưng sám hối để sống mầu nhiệm Tình Yêu, để biến cái thế giới còn bất công này thành một ngôi nhà của những người con cùng một Cha chung và biết đối xử với nhau trong tình huynh đệ, chứ không phải sám hối bằng cách bỏ tiền đi xin lễ, mua nến, mua bình đựng nước thánh với mục đích cho mình sống sót, hoặc ít ra là chuẩn bị một cái ghế hầu an vị ở thế giới bên kia, nếu ‘trời sập’ vào một ngày gần đây.
Xin đừng nhân danh lòng tôn sùng Đức Mẹ mà biến Mẹ thành một ngẫu tượng, biến Đạo Công Giáo thành một tập tục nhảm nhí, biến sứ điệp Tin Mừng thành một thông báo Tin Lo. (x.Trần Duy Nhiên, memaria.org).
Niềm hy vọng cánh chung không cản trở công cuộc xây dựng trần thế và mưu tìm hạnh phúc hiện tại. Trái lại, đó là một động lực thúc đẩy mỗi người góp phần kiến tạo gia đình, làng xóm,xã hội sống công bình, huynh đệ và hạnh phúc hơn.Ai thấy rõ đường đi thì càng vững tâm mà đi. Chỉ có một Đức Kitô, chỉ có một Giáo hội là bạn trăm năm của Người. Giáo hội không chỉ là Trinh Nữ, là Hiền Thê mà còn phải là Mẹ. Do đó hình ảnh người Mẹ bồng con là hình ảnh thích hợp để biểu tượng cho Giáo hội. Hình ảnh Hòn Vọng Phu tượng trưng cho Mẹ Giáo hội đứng trên đỉnh núi giữa trời mây sông nước, ẵm chặt vào lòng đứa con của sự sống là tương lai và hạnh phúc của mình hướng về trời cao với niềm hy vọng là Đức Kitô. Mẹ Giáo hội cưu mang các thực tại của mọi dân tộc là sự sống, là tương lai, là hạnh phúc để nuôi dưỡng và ấp ủ cho đến ngày hoàn toàn viên mãn, ngày Đức Kitô ngự đến. Mùa vọng được khai mở với lời mời gọi của Chúa Giêsu: Hãy tỉnh thức.Bước đầu là bước quyết định cho cả một cuộc đời,một chương trình kế tiếp như như sách Nho có câu: Nhất nhật chi kế tại ư thần, nhất niên chi kế tại ư xuân ( Kế hoạch một ngày hệ tại giờ ban mai, kế hoạch một năm hệ tại mùa xuân). Tỉnh thức là thái độ sống của người tín hữu suốt năm phụng vụ. Xin Chúa cho chúng con như ngọn đèn chầu trong nhà thờ, thức luôn và sáng luôn trước nhan Chúa.
Tài liệu liên quan đến Sứ điệp Fatima của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin:
Tiếng Anh: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20000626_message-fatima_en.html
Tiếng Pháp: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20000626_message-fatima_fr.html