Lúc 8g30 tối thứ Bẩy 20 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh Lễ Vọng Phục sinh bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Theo truyền thống Phụng Vụ của Giáo Hội trong Đêm Vọng Phục sinh, Đức Thánh Cha đã bắt đầu buổi lễ với nghi thức làm phép lửa và nến Phục sinh.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Trong đêm rất thánh này, đêm Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta đã hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua, tức là từ cõi chết sống lại, Hội Thánh kêu mời con cái ở khắp nơi trên hoàn cầu, cùng họp nhau lại mà canh thức cầu nguyện.
Vậy chúng ta sẽ cùng nhau chăm chú nghe Lời Chúa, và sốt sắng cử hành những bí tích tưởng niệm mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, với niềm hy vọng sẽ được cùng Người chiến thắng sự chết, và cùng Người luôn sống kết hợp với Chúa Cha.
Rồi ngài đọc lời nguyện sau:
Lạy Chúa, Chúa đã sai Con một đến giãi ánh vinh quang rực rỡ của Chúa vào lòng tín hữu. Xin thánh hoá ngọn lửa mới này, và trong suốt thời gian mừng lễ Vượt Qua, xin cho niềm khao khát Nước Trời cũng bừng lên thiêu đốt lòng chúng con, và thanh tẩy muôn vàn tội lỗi, để mai sau chúng con xứng đáng vào thiên quốc, tham dự lễ ánh sáng muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Sau khi làm phép lửa, Đức Thánh Cha thắp nến Phục sinh,
Vẽ lên trên nếp Phục sinh, Đức Thánh Cha nói
Chúa Kitô hôm qua và hôm nay
Nguyên thủy và cùng đích
Alpha và Oméga
Thời gian là của Chúa
Và mọi thế hệ là của Chúa
Vinh quang và vương quyền là của Chúa
Qua mọi thế hệ cho đến muôn đời
Amen
Khi gắn các nụ đinh, Đức Thánh Cha đọc lời nguyện xin ánh sáng Chúa Kitô sống lại vinh hiển, phá tan u tối trong tâm trí các tín hữu.
Sau đó, cùng với các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Đức Thánh Cha rước nến lên bàn thờ.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Những người phụ nữ mang dầu thơm đến ngôi mộ, nhưng họ sợ rằng cuộc hành trình của họ chỉ là vô ích, vì một tảng đá lớn nằm chắn lối vào huyệt mộ. Hành trình của những người phụ nữ đó cũng là hành trình của chính chúng ta; nó giống như hành trình đến ơn cứu rỗi mà chúng ta thực hiện tối nay. Đôi khi, dường như mọi thứ đều bị vấp phải một hòn đá nào đó, chẳng hạn như vẻ đẹp của kỳ công sáng tạo vấp phải bi kịch của tội lỗi; sự giải phóng khỏi chế độ nô lệ vấp phải sự bất trung với giao ước; và những lời hứa của các tiên tri vấp phải sự thờ ơ của người dân. Cũng vậy, trong lịch sử của Giáo Hội và trong lịch sử cá nhân của chúng ta, dường như các bước chúng ta thực hiện chẳng bao giờ đưa chúng ta đến mục tiêu. Chúng ta có thể bị cám dỗ để nghĩ rằng vỡ mộng là quy luật nghiệt ngã của cuộc sống.
Tuy nhiên, hôm nay chúng ta thấy rằng hành trình của chúng ta không phải là vô ích; nó không vấp phải tảng đá che mộ. Một cụm từ duy nhất làm kinh ngạc những người phụ nữ và làm thay đổi lịch sử: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?” (Lc 24: 5). Tại sao anh chị em nghĩ rằng mọi thứ đều vô vọng, rằng không ai có thể lấy đi bia mộ của chính anh chị em? Tại sao anh chị em lại thối chí và thất bại? Phục sinh là ngày lễ mừng những bia mộ được lấy đi, những tảng đá được lăn qua một bên. Chúa lấy đi cả những phiến đá khó nhất đang nghiền nát hy vọng và những mong đợi của chúng ta như chết chóc, tội lỗi, sợ hãi, và tinh thần thế gian. Lịch sử loài người không dừng lại trước một mộ bia, bởi vì ngày nay nó gặp được “tảng đá sống” (xem 1 Pr 2: 4), là Chúa Giêsu Phục sinh. Chúng ta, trong tư cách là Giáo Hội, được xây dựng trên Ngài; và, ngay cả khi chúng ta chán nản và bị cám dỗ để đánh giá mọi thứ dưới ánh sáng của những thất bại, Ngài đến để canh tân tất cả mọi thứ, lật ngược mọi nỗi thất vọng của chúng ta. Mỗi người trong chúng ta được mời gọi để tái khám phá nơi Chúa Kitô Phục sinh Đấng đang lăn những tảng đá nặng nhất ra khỏi con tim chúng ta. Vì vậy, trước tiên chúng ta hãy tự hỏi: đâu là hòn đá mà tôi cần phải loại bỏ, tên của nó là gì?
Thông thường, điều ngăn cản hy vọng chính là hòn đá chán nản ngã lòng. Một khi chúng ta bắt đầu nghĩ rằng mọi thứ đang trở nên tồi tệ và rằng mọi thứ còn có thể tồi tệ hơn nữa, chúng ta ngã lòng và tin rằng cái chết mạnh hơn sự sống. Chúng ta trở nên yếm thế, tiêu cực và tuyệt vọng. Tảng đá này chồng chất lên phiến đá kia, chúng ta xây dựng trong mình một tượng đài cho sự bất mãn của chính chúng ta: đó là ngôi mộ chôn vùi hy vọng. Cuộc sống trở thành một chuỗi những lời phàn nàn và chúng ta trở nên suy nhược về tinh thần. Một loại tâm lý huyệt mộ thắng thế: mọi thứ kết thúc ở đó, hết còn chút hy vọng sống sót thoát ra nào. Tuy nhiên, ngay lúc đó, chúng ta lại nghe thấy câu hỏi hùng hồn của lễ Phục sinh: “Sao anh chị em lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?” Chúa không được tìm thấy nơi sự cam chịu. Ngài đã sống lại; Ngài không ở đấy. Đừng tìm kiếm Ngài ở nơi anh chị em sẽ không bao giờ tìm thấy Ngài: Ngài không phải là Chúa của kẻ chết mà là của người sống (x. Mt 22:32). Đừng chôn vùi hy vọng!
Có một tảng đá khác vẫn thường đóng kín trái tim: đó là tảng đá tội lỗi. Tội lỗi quyến rũ; nó hứa hẹn mọi thứ dễ dàng và nhanh chóng, thịnh vượng và thành công, nhưng sau đó chỉ để lại nỗi cô đơn và cái chết. Tội lỗi đang tìm kiếm sự sống giữa những kẻ chết, và kiếm tìm ý nghĩa của sự sống trong những thứ chóng qua. Tại sao anh chị em tìm kiếm sự sống giữa những kẻ chết? Tại sao không quyết định từ bỏ tội lỗi, là thứ giống như một hòn đá chắn ngay trước lối vào trái tim của anh chị em để ngăn không cho ánh sáng của Chúa thâm nhập vào? Tại sao không ưu tiên chọn Chúa Giêsu, là ánh sáng thực sự (x. Ga 1: 9), hơn sự hào nhoáng của giàu sang, sự nghiệp, tự cao tự đại và lạc thú? Tại sao không nói với những điều trống rỗng của thế giới này rằng từ nay anh chị em không sống cho chúng nữa, nhưng là cho Chúa của sự sống?
2. Chúng ta hãy trở lại với những người phụ nữ đã đến ngôi mộ của Chúa Giêsu. Họ dừng lại trong sự kinh ngạc vì tảng đá đã bị lấy đi. Tin Mừng cho chúng ta biết khi thấy các Thiên thần, các bà đứng đó “sợ hãi, và cúi mặt xuống đất” (Lc 24: 5). Họ không đủ can đảm để nhìn lên. Chúng ta cũng làm như thế thường xuyên biết chừng nào? Chúng ta thích co cụm bên trong những thiếu sót của chúng ta, thu mình lại trong nỗi sợ hãi. Thật kỳ lạ, nhưng tại sao chúng ta lại làm như thế? Không hiếm khi là bởi vì khi ủ rũ và khép kín trong chính chúng ta, chúng ta cảm thấy kiểm soát được, vì ở một mình trong bóng tối của trái tim chúng ta thì dễ dàng hơn là mở tung lòng mình ra với Chúa. Nhưng mà, chỉ một mình Ngài mới có thể nâng chúng ta dậy. Một nhà thơ đã từng viết: “Chúng ta không bao giờ biết chúng ta cao đến mức nào, cho đến khi chúng ta được mời gọi để trỗi dậy”(E. Dickinson). Chúa mời gọi chúng ta đứng dậy, vươn đến lời Ngài, nhìn lên và nhận ra rằng chúng ta được tạo ra cho thiên đàng, chứ không phải cho trái đất, cho đỉnh cao của sự sống chứ không phải cho chiều sâu của cái chết: Sao anh chị em lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?
Chúa yêu cầu chúng ta nhìn cuộc sống như Ngài nhìn nó, vì trong mỗi chúng ta, Ngài không ngừng nhìn thấy một hạt giống của vẻ đẹp không thể bị đè bẹp. Đứng trước tội lỗi, Ngài thấy con trai và con gái Ngài được phục hồi; trước cái chết, anh chị em được tái sinh; trong hoang tàn, các con tim được hồi sinh. Vậy thì đừng sợ: Chúa yêu cuộc sống của anh chị em, ngay cả khi anh chị em sợ phải nhìn vào nó và giữ nó. Trong biến cố Phục sinh, Chúa cho anh chị em thấy Người yêu thương cuộc sống đến mức nào: thậm chí đến mức sống hoàn toàn cuộc sống ấy, trải qua đau khổ, bị bỏ rơi, cái chết và địa ngục, để rồi vươn lên khải hoàn ngõ hầu cho anh chị em biết rằng: “Các con không cô đơn; hãy đặt trọn niềm tin của các con nơi Thầy!”
Chúa Giêsu là một chuyên gia trong việc biến những cái chết của chúng ta thành sự sống, những than khóc của chúng ta thành hân hoan nhảy mừng (x. Tv 30:11). Với Ngài, chúng ta cũng có thể trải nghiệm một Pasch, nghĩa là một cuộc Vượt Qua từ sự tập trung vào chính mình đến tình hiệp thông, từ lẻ loi cô độc đến được ủi an, từ sợ hãi đến tự tin. Chúng ta đừng cứ cúi mặt xuống đất trong sợ hãi, nhưng hãy ngước mắt nhìn lên Chúa Giêsu Phục sinh. Ánh mắt của Chúa lấp đầy chúng ta với hy vọng, vì ánh mắt ấy cho chúng ta biết rằng chúng ta được yêu thương vô bờ bến, và dù chúng ta có tạo ra bao nhiêu những thứ lộn xộn, tình yêu của Người vẫn không thay đổi. Đây là một xác tín duy nhất không thể tranh cãi mà chúng ta có trong cuộc sống này: đó là tình yêu của Chúa [dành cho chúng ta] sẽ không bao giờ đổi thay. Chúng ta hãy tự hỏi: Trong cuộc sống của tôi, tôi đang tìm kiếm ở đâu? Tôi đang nhìn chằm chằm vào nghĩa trang, hay đang tìm kiếm Đấng Hằng Sống?
3. “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?” Các Thiên thần đã hỏi những người phụ nữ câu hỏi này, và nói tiếp rằng: “Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê” (Lc 24: 6). Những người phụ nữ đó đã mất hy vọng, bởi vì họ không nhớ ra những lời của Chúa Giêsu, lời Ngài đã phán cùng họ tại Galilê. Mất đi ký ức sống động về Chúa Giêsu, họ cứ nhìn vào ngôi mộ. Đức tin luôn cần quay trở lại Galilê, để đánh thức lại tình yêu đầu tiên của mình đối với Chúa Giêsu và lời mời gọi của Người: hãy nhớ đến Người, hãy quay trở lại với Người bằng tất cả tâm trí và con tim của chúng ta. Trở về với một tình yêu sống động của Chúa là điều cần thiết. Nếu không, chúng ta là một “bảo tàng viện” đức tin, không phải là một đức tin Phục Sinh. Chúa Giêsu không phải là một nhân vật của quá khứ; Ngài là một nhân vật đang sống ngày hôm nay. Chúng ta không biết Ngài từ các sách lịch sử; chúng ta gặp gỡ Ngài trong cuộc sống. Hôm nay, chúng ta hãy nhớ lại lần đầu tiên Chúa Giêsu gọi chúng ta như thế nào, cách thức Ngài vượt qua bóng tối của chúng ta, sự phản kháng, và tội lỗi của chúng ta, cũng như cách thức Chúa chạm đến trái tim của chúng ta với những lời của Ngài.
Những người phụ nữ, nhớ ra những gì Chúa Giêsu nói, đã rời ngôi mộ. Phục sinh dạy chúng ta rằng các tín hữu không nán lại nghĩa trang, vì họ được mời đi ra để gặp Đấng Hằng Sống. Chúng ta hãy tự hỏi: Trong cuộc sống của tôi, tôi sẽ đi đâu? Đôi khi chúng ta chỉ đi theo hướng những vấn nạn của mình, rất nhiều những vấn nạn, và chỉ chạy đến với Chúa để cầu cứu. Nhưng khi đó, chính những nhu cầu của chúng ta, chứ không phải là Chúa Giêsu, đang hướng dẫn các bước đi của chúng ta. Chúng ta tiếp tục tìm kiếm Người sống giữa kẻ chết. Hay, biết bao lần, một khi chúng ta đã gặp gỡ Chúa rồi, chúng ta lại quay về với cõi chết, đào bới những hối tiếc, trách móc, đau đớn và bất mãn, mà không để Chúa Phục Sinh thay đổi chúng ta?
Anh chị em thân mến: chúng ta hãy đặt Đấng Hằng Sống vào trung tâm của cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy xin ân sủng không bị cuốn trôi đi bởi dòng triều của biển cả những vấn đề của chúng ta, chúng ta hãy cầu xin ân sủng để đừng bị mắc cạn trên những bãi cát tội lỗi hoặc sụp đổ trên những bờ đá của sự chán nản và sợ hãi. Chúng ta hãy tìm kiếm Người trong và bên trên tất cả mọi thứ. Với Ngài, chúng ta sẽ sống lại.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Trong đêm rất thánh này, đêm Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta đã hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua, tức là từ cõi chết sống lại, Hội Thánh kêu mời con cái ở khắp nơi trên hoàn cầu, cùng họp nhau lại mà canh thức cầu nguyện.
Vậy chúng ta sẽ cùng nhau chăm chú nghe Lời Chúa, và sốt sắng cử hành những bí tích tưởng niệm mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, với niềm hy vọng sẽ được cùng Người chiến thắng sự chết, và cùng Người luôn sống kết hợp với Chúa Cha.
Rồi ngài đọc lời nguyện sau:
Lạy Chúa, Chúa đã sai Con một đến giãi ánh vinh quang rực rỡ của Chúa vào lòng tín hữu. Xin thánh hoá ngọn lửa mới này, và trong suốt thời gian mừng lễ Vượt Qua, xin cho niềm khao khát Nước Trời cũng bừng lên thiêu đốt lòng chúng con, và thanh tẩy muôn vàn tội lỗi, để mai sau chúng con xứng đáng vào thiên quốc, tham dự lễ ánh sáng muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Sau khi làm phép lửa, Đức Thánh Cha thắp nến Phục sinh,
Vẽ lên trên nếp Phục sinh, Đức Thánh Cha nói
Chúa Kitô hôm qua và hôm nay
Nguyên thủy và cùng đích
Alpha và Oméga
Thời gian là của Chúa
Và mọi thế hệ là của Chúa
Vinh quang và vương quyền là của Chúa
Qua mọi thế hệ cho đến muôn đời
Amen
Khi gắn các nụ đinh, Đức Thánh Cha đọc lời nguyện xin ánh sáng Chúa Kitô sống lại vinh hiển, phá tan u tối trong tâm trí các tín hữu.
Sau đó, cùng với các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Đức Thánh Cha rước nến lên bàn thờ.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Những người phụ nữ mang dầu thơm đến ngôi mộ, nhưng họ sợ rằng cuộc hành trình của họ chỉ là vô ích, vì một tảng đá lớn nằm chắn lối vào huyệt mộ. Hành trình của những người phụ nữ đó cũng là hành trình của chính chúng ta; nó giống như hành trình đến ơn cứu rỗi mà chúng ta thực hiện tối nay. Đôi khi, dường như mọi thứ đều bị vấp phải một hòn đá nào đó, chẳng hạn như vẻ đẹp của kỳ công sáng tạo vấp phải bi kịch của tội lỗi; sự giải phóng khỏi chế độ nô lệ vấp phải sự bất trung với giao ước; và những lời hứa của các tiên tri vấp phải sự thờ ơ của người dân. Cũng vậy, trong lịch sử của Giáo Hội và trong lịch sử cá nhân của chúng ta, dường như các bước chúng ta thực hiện chẳng bao giờ đưa chúng ta đến mục tiêu. Chúng ta có thể bị cám dỗ để nghĩ rằng vỡ mộng là quy luật nghiệt ngã của cuộc sống.
Tuy nhiên, hôm nay chúng ta thấy rằng hành trình của chúng ta không phải là vô ích; nó không vấp phải tảng đá che mộ. Một cụm từ duy nhất làm kinh ngạc những người phụ nữ và làm thay đổi lịch sử: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?” (Lc 24: 5). Tại sao anh chị em nghĩ rằng mọi thứ đều vô vọng, rằng không ai có thể lấy đi bia mộ của chính anh chị em? Tại sao anh chị em lại thối chí và thất bại? Phục sinh là ngày lễ mừng những bia mộ được lấy đi, những tảng đá được lăn qua một bên. Chúa lấy đi cả những phiến đá khó nhất đang nghiền nát hy vọng và những mong đợi của chúng ta như chết chóc, tội lỗi, sợ hãi, và tinh thần thế gian. Lịch sử loài người không dừng lại trước một mộ bia, bởi vì ngày nay nó gặp được “tảng đá sống” (xem 1 Pr 2: 4), là Chúa Giêsu Phục sinh. Chúng ta, trong tư cách là Giáo Hội, được xây dựng trên Ngài; và, ngay cả khi chúng ta chán nản và bị cám dỗ để đánh giá mọi thứ dưới ánh sáng của những thất bại, Ngài đến để canh tân tất cả mọi thứ, lật ngược mọi nỗi thất vọng của chúng ta. Mỗi người trong chúng ta được mời gọi để tái khám phá nơi Chúa Kitô Phục sinh Đấng đang lăn những tảng đá nặng nhất ra khỏi con tim chúng ta. Vì vậy, trước tiên chúng ta hãy tự hỏi: đâu là hòn đá mà tôi cần phải loại bỏ, tên của nó là gì?
Thông thường, điều ngăn cản hy vọng chính là hòn đá chán nản ngã lòng. Một khi chúng ta bắt đầu nghĩ rằng mọi thứ đang trở nên tồi tệ và rằng mọi thứ còn có thể tồi tệ hơn nữa, chúng ta ngã lòng và tin rằng cái chết mạnh hơn sự sống. Chúng ta trở nên yếm thế, tiêu cực và tuyệt vọng. Tảng đá này chồng chất lên phiến đá kia, chúng ta xây dựng trong mình một tượng đài cho sự bất mãn của chính chúng ta: đó là ngôi mộ chôn vùi hy vọng. Cuộc sống trở thành một chuỗi những lời phàn nàn và chúng ta trở nên suy nhược về tinh thần. Một loại tâm lý huyệt mộ thắng thế: mọi thứ kết thúc ở đó, hết còn chút hy vọng sống sót thoát ra nào. Tuy nhiên, ngay lúc đó, chúng ta lại nghe thấy câu hỏi hùng hồn của lễ Phục sinh: “Sao anh chị em lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?” Chúa không được tìm thấy nơi sự cam chịu. Ngài đã sống lại; Ngài không ở đấy. Đừng tìm kiếm Ngài ở nơi anh chị em sẽ không bao giờ tìm thấy Ngài: Ngài không phải là Chúa của kẻ chết mà là của người sống (x. Mt 22:32). Đừng chôn vùi hy vọng!
Có một tảng đá khác vẫn thường đóng kín trái tim: đó là tảng đá tội lỗi. Tội lỗi quyến rũ; nó hứa hẹn mọi thứ dễ dàng và nhanh chóng, thịnh vượng và thành công, nhưng sau đó chỉ để lại nỗi cô đơn và cái chết. Tội lỗi đang tìm kiếm sự sống giữa những kẻ chết, và kiếm tìm ý nghĩa của sự sống trong những thứ chóng qua. Tại sao anh chị em tìm kiếm sự sống giữa những kẻ chết? Tại sao không quyết định từ bỏ tội lỗi, là thứ giống như một hòn đá chắn ngay trước lối vào trái tim của anh chị em để ngăn không cho ánh sáng của Chúa thâm nhập vào? Tại sao không ưu tiên chọn Chúa Giêsu, là ánh sáng thực sự (x. Ga 1: 9), hơn sự hào nhoáng của giàu sang, sự nghiệp, tự cao tự đại và lạc thú? Tại sao không nói với những điều trống rỗng của thế giới này rằng từ nay anh chị em không sống cho chúng nữa, nhưng là cho Chúa của sự sống?
2. Chúng ta hãy trở lại với những người phụ nữ đã đến ngôi mộ của Chúa Giêsu. Họ dừng lại trong sự kinh ngạc vì tảng đá đã bị lấy đi. Tin Mừng cho chúng ta biết khi thấy các Thiên thần, các bà đứng đó “sợ hãi, và cúi mặt xuống đất” (Lc 24: 5). Họ không đủ can đảm để nhìn lên. Chúng ta cũng làm như thế thường xuyên biết chừng nào? Chúng ta thích co cụm bên trong những thiếu sót của chúng ta, thu mình lại trong nỗi sợ hãi. Thật kỳ lạ, nhưng tại sao chúng ta lại làm như thế? Không hiếm khi là bởi vì khi ủ rũ và khép kín trong chính chúng ta, chúng ta cảm thấy kiểm soát được, vì ở một mình trong bóng tối của trái tim chúng ta thì dễ dàng hơn là mở tung lòng mình ra với Chúa. Nhưng mà, chỉ một mình Ngài mới có thể nâng chúng ta dậy. Một nhà thơ đã từng viết: “Chúng ta không bao giờ biết chúng ta cao đến mức nào, cho đến khi chúng ta được mời gọi để trỗi dậy”(E. Dickinson). Chúa mời gọi chúng ta đứng dậy, vươn đến lời Ngài, nhìn lên và nhận ra rằng chúng ta được tạo ra cho thiên đàng, chứ không phải cho trái đất, cho đỉnh cao của sự sống chứ không phải cho chiều sâu của cái chết: Sao anh chị em lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?
Chúa yêu cầu chúng ta nhìn cuộc sống như Ngài nhìn nó, vì trong mỗi chúng ta, Ngài không ngừng nhìn thấy một hạt giống của vẻ đẹp không thể bị đè bẹp. Đứng trước tội lỗi, Ngài thấy con trai và con gái Ngài được phục hồi; trước cái chết, anh chị em được tái sinh; trong hoang tàn, các con tim được hồi sinh. Vậy thì đừng sợ: Chúa yêu cuộc sống của anh chị em, ngay cả khi anh chị em sợ phải nhìn vào nó và giữ nó. Trong biến cố Phục sinh, Chúa cho anh chị em thấy Người yêu thương cuộc sống đến mức nào: thậm chí đến mức sống hoàn toàn cuộc sống ấy, trải qua đau khổ, bị bỏ rơi, cái chết và địa ngục, để rồi vươn lên khải hoàn ngõ hầu cho anh chị em biết rằng: “Các con không cô đơn; hãy đặt trọn niềm tin của các con nơi Thầy!”
Chúa Giêsu là một chuyên gia trong việc biến những cái chết của chúng ta thành sự sống, những than khóc của chúng ta thành hân hoan nhảy mừng (x. Tv 30:11). Với Ngài, chúng ta cũng có thể trải nghiệm một Pasch, nghĩa là một cuộc Vượt Qua từ sự tập trung vào chính mình đến tình hiệp thông, từ lẻ loi cô độc đến được ủi an, từ sợ hãi đến tự tin. Chúng ta đừng cứ cúi mặt xuống đất trong sợ hãi, nhưng hãy ngước mắt nhìn lên Chúa Giêsu Phục sinh. Ánh mắt của Chúa lấp đầy chúng ta với hy vọng, vì ánh mắt ấy cho chúng ta biết rằng chúng ta được yêu thương vô bờ bến, và dù chúng ta có tạo ra bao nhiêu những thứ lộn xộn, tình yêu của Người vẫn không thay đổi. Đây là một xác tín duy nhất không thể tranh cãi mà chúng ta có trong cuộc sống này: đó là tình yêu của Chúa [dành cho chúng ta] sẽ không bao giờ đổi thay. Chúng ta hãy tự hỏi: Trong cuộc sống của tôi, tôi đang tìm kiếm ở đâu? Tôi đang nhìn chằm chằm vào nghĩa trang, hay đang tìm kiếm Đấng Hằng Sống?
3. “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?” Các Thiên thần đã hỏi những người phụ nữ câu hỏi này, và nói tiếp rằng: “Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê” (Lc 24: 6). Những người phụ nữ đó đã mất hy vọng, bởi vì họ không nhớ ra những lời của Chúa Giêsu, lời Ngài đã phán cùng họ tại Galilê. Mất đi ký ức sống động về Chúa Giêsu, họ cứ nhìn vào ngôi mộ. Đức tin luôn cần quay trở lại Galilê, để đánh thức lại tình yêu đầu tiên của mình đối với Chúa Giêsu và lời mời gọi của Người: hãy nhớ đến Người, hãy quay trở lại với Người bằng tất cả tâm trí và con tim của chúng ta. Trở về với một tình yêu sống động của Chúa là điều cần thiết. Nếu không, chúng ta là một “bảo tàng viện” đức tin, không phải là một đức tin Phục Sinh. Chúa Giêsu không phải là một nhân vật của quá khứ; Ngài là một nhân vật đang sống ngày hôm nay. Chúng ta không biết Ngài từ các sách lịch sử; chúng ta gặp gỡ Ngài trong cuộc sống. Hôm nay, chúng ta hãy nhớ lại lần đầu tiên Chúa Giêsu gọi chúng ta như thế nào, cách thức Ngài vượt qua bóng tối của chúng ta, sự phản kháng, và tội lỗi của chúng ta, cũng như cách thức Chúa chạm đến trái tim của chúng ta với những lời của Ngài.
Những người phụ nữ, nhớ ra những gì Chúa Giêsu nói, đã rời ngôi mộ. Phục sinh dạy chúng ta rằng các tín hữu không nán lại nghĩa trang, vì họ được mời đi ra để gặp Đấng Hằng Sống. Chúng ta hãy tự hỏi: Trong cuộc sống của tôi, tôi sẽ đi đâu? Đôi khi chúng ta chỉ đi theo hướng những vấn nạn của mình, rất nhiều những vấn nạn, và chỉ chạy đến với Chúa để cầu cứu. Nhưng khi đó, chính những nhu cầu của chúng ta, chứ không phải là Chúa Giêsu, đang hướng dẫn các bước đi của chúng ta. Chúng ta tiếp tục tìm kiếm Người sống giữa kẻ chết. Hay, biết bao lần, một khi chúng ta đã gặp gỡ Chúa rồi, chúng ta lại quay về với cõi chết, đào bới những hối tiếc, trách móc, đau đớn và bất mãn, mà không để Chúa Phục Sinh thay đổi chúng ta?
Anh chị em thân mến: chúng ta hãy đặt Đấng Hằng Sống vào trung tâm của cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy xin ân sủng không bị cuốn trôi đi bởi dòng triều của biển cả những vấn đề của chúng ta, chúng ta hãy cầu xin ân sủng để đừng bị mắc cạn trên những bãi cát tội lỗi hoặc sụp đổ trên những bờ đá của sự chán nản và sợ hãi. Chúng ta hãy tìm kiếm Người trong và bên trên tất cả mọi thứ. Với Ngài, chúng ta sẽ sống lại.