Hai mặt phải trái của sự tự do tư tưởng
(Lm. Tommaso Campanella OP biện hộ cho Galileo Galilei)
Sự tự do tư tưởng là một trong những sự thủ đắc quan trọng nhất và đồng thời là nền tảng của thế giới tân thời: Tư tưởng con người phải được tự do, và không chỉ âm thầm tư riêng nhưng công khai trong đời sống xã hội.
Vào đầu thế kỷ XVIII, ông Christian Wolff (1679-1754), triết gia người Đức, đã trình bày những nguyên tắc về «Sự tự do luận bàn triết lý» như sau: Chỉ nói những gì là thật; chỉ bó buộc đối với chân lý; không bị ảnh hưởng bởi những lý do ngoại cảnh; chỉ tin tưởng vào phán đoán riêng của mình; Không chấp nhận ý kiến những người khác nếu chưa được kiểm chứng rõ ràng trước.
Dĩ nhiên, nhà cải cách tư tưởng cũng dư biết rằng có rất nhiều vấn đề gắn liền với những nguyên tắc như thế, nhưng ông đã nhìn thấy trong vấn đề đó sự thách đố của triết học là cần phải góp phần vào việc cải thiện xã hội nhân loại. Nhưng một cách cụ thể: cần phải xử trí thế nào đối với sự xác tín cá nhân, đối với nguồn cội chân lý và sự phán đoán và đối với uy tín của những ý kiến kẻ khác?
Một điều ít ai biết đến là ý niệm về sự tự do tư tưởng hay tự do luận bàn triết lý đã xuất phát từ sự phản cải cách, từ Tommaso Campanella (1568-1639), một Linh Mục Dòng Đa Minh, một người trước đó đã từng ngồi tù 27 năm trời do tội nổi loạn và đi theo tà giáo. Nhưng ông đã được nổi danh qua sự ảo tưởng của ông trong tác phẩm «Città del Sole» - (Thành phố mặt trời), trong đó ông trình bày những tư tưởng về một thần quyền không chiếm giữ của cải riêng, không có tình yêu thương cũng như sự thù hằn, nhưng thay vào đó, lại có một sự đồng hoá hoàn toàn giữa cá nhân và xã hội.
Từ Niccolò Machievelli (1469-1527), một nhà chính trị và văn hào người Ý, Campanella đã học hỏi được rằng tôn giáo có thể bị phê phán và bị lợi dụng dựa theo vai trò của nó trong đời sống tâm linh và đời sống xã hội của con người. Chống lại Machiavelli, Campanella đã viết tác phẩm «Ateismo trionfato» - Chiến thắng chủ nghĩa vô thần, trong đó ông đã biểu thị những mô thức về đức tin và và sự vô tín ngưỡng.
Một loại các tín hữu đặc biệt nguy hiểm là những người luôn lo sợ không dám lắng nghe và chấp nhận những lời phê bình chỉ trích chính đáng về tôn giáo của mình. Họ bám chặt một cách cố chấp vào những luận cứ thuận lợi cho tôn giáo họ mà thôi, bởi vì họ cho rằng sự phê bình chỉ trích tôn giáo là một điều chỉ gây ra bất ổn và nguy hiểm. Theo nhà tâm lý học Campanella thì một đức tin theo kiểu đó là một đức tin mang tính cách xu thời và luôn là một đe dọa cho chính đức tin chân chính. Bởi vì, một khi «không còn quyền bính nữa, thì tôn giáo cũng hết tồn tại». Một giả thiết được đặt ra ở đây là tôn giáo của những tín hữu như thế chỉ được bảo đảm bởi cấp lãnh đạo và bởi quyền lực. Nhưng đó chính là điểm làm yếu tôn giáo và làm cho tôn giáo bị lệ thuộc, và vì thế khi phải đứng trước những gian truân thử thách sẽ khó lòng đứng vững được.
Bởi vậy, trước một tình trạng như thế đã nảy sinh những phản ứng không thể tránh: Đó là từ những nhà Kinh viện - tức những nhà thần học phụ trách việc đào tạo ở trường học theo khuynh hướng thần học và triết học thời trung cổ - đã có những nhà cải cách nổi lên ở các nước Đức, Pháp, Anh và Ba Lan. Đối với Campanella, cuộc cải cách như thế không gì khác hơn là một hậu quả tất yếu phải xuất hiện hay người ta cũng có thể gọi đó là một hình thức đặc biệt của Kinh viện, chứ không phải là một cuộc nổi loạn như người ta thường gán ghép cho. Nói một cách khác: Cuộc cải cách vào thế kỷ XVI là mặt trái của Kinh viện thời trung cổ.
Nhưng điều gì đã làm cho một số các nhà Kinh viện lìa bỏ đức tin? Lý do được bắt nguồn từ sự luận bàn triết lý tự do, vì một khi được tự do luận bàn triết lý thì tất nhiên sẽ dẫn tới hậu quả là quyền bính trở nên dư thừa không cần thiết: «Trong sự tự do người ta bắt đầu moi móc cào bới tất cả lên». Việc luận bàn thần học một cách thuần lý thì rất dễ mắc phải sai lầm. Bởi vậy, Campanella không có ý nhằm củng cố uy thế của Kinh viện trở lại. Sự thất bại của quyền bính đã đưa tới chỗ là người Kitô hữu ngoan đạo phải tự suy nghĩ và «trong sự tự do gẫm suy và cân nhắc lại tất cả, miễn là người Kitô hữu đó được trang bị một khả năng phán đoán tốt», một điều mà rất đáng tiếc là không phải ai cũng có được. Nhưng phải chăng điều đó có nghĩa là Campanella biện hộ cho sự vâng phục hoàn toàn đối với sự mặc khải? Không phải thế, bởi vì Campanella xác tín rằng nền thần học Kitô giáo hoàn toàn phù hợp với luật lệ thiên nhiên, tức luật lệ đã giúp cho các triết gia trở nên hiểu biết sâu rộng.
Từ lý do này ông đã viết tác phẩm «Apolige Galileis» - Sự biện giải của Galilei, sau khi Galileo Galilei đã bị một số các vị nắm giữ trọng trách trong Giáo Hội thời bấy giờ khiển trách vì lý thuyết Ko-pê-níc (lý thuyết nhật tâm) vào năm 1616 của ông ta. Ở đây Campanella chủ trương rằng, với mục đích muốn có được một nền thần học tốt thì nhất thiết cần phải có một nền triết học tự nhiên: chính những sự kiện ngoại thường và có tác động thuyết phục thì mới thực sự có khả năng làm cho tính chất nguyên ủy của Thiên Chúa trở nên khả tín. Ngoài ra những sự kiện đó còn có những tác động ngược lại trên hình ảnh về con người, là loại bỏ được những chủ trương mang tính cách khoa học một chiều, như sự thần thánh hóa con người, đem con người đặt vào địa vị của Thiên Chúa. Theo Campanella, một khoa học chân chính luôn là một phương diện cần thiết để củng cố đức tin Kitô giáo:
«Nếu tất cả những gì mới được khám phá, đều nói lên một điều gì đó về Tạo Hóa một cách mới mẻ, thì tất nhiên những tiến triển của khoa học, dù vượt xa ranh giới thần học, cũng không hề làm nguy hại đến thần học. Chính khả năng có thể phạm sai lầm của các nhà thần học trong những lãnh vực chuyên môn thuộc khoa học, nhất là trong lãnh vực khoa chiêm tinh học, đã làm cho công trình nghiên cứu khoa học trở thành phương tiện hữu ích cho đức tin Kitô giáo».
Nền thần học Kinh viện ngày nay xem ra chưa hoàn toàn xác tín được trong việc chấp nhận những khám phá mới trong khoa thiên văn học và địa dư học, bao gồm cả sự xuất hiện những tôn giáo và khuynh hướng thần học mới. Hiện tượng có nhiều tôn giáo là điểm nhận diện của con người tân thời, một điều mà Campanella rất lấy làm quan trọng. Ngược lại, các nhà thần học chỉ lo sợ cho danh dự của mình và đồng thời tìm cách bênh vực thần học mặc khải chống lại những khám phá mới của khoa học.
Chính quan điểm đó là một đe dọa cho sự tự do về triết học. Bởi vì, dựa theo quan điểm đó thì các nhà triết học như Galilei cần phải bị lên án, mặc dù các luận đề của họ một đàng dựa trên trên những lý do thuần lý và sự nghiên cứu thực nghiệm và một đàng khác những luận đề đó không rõ ràng chống lại Kinh Thánh. Nhưng, nếu người ta «đặt ra cho các triết gia những qui luật độc đoán, và coi những qui luật đó như phát xuất từ các giới răn của Thiên Chúa trong Kinh Thánh», hoặc ngược lại, nếu người ta chỉ «diễn giải Kinh Thánh theo tiêu chuẩn của một khuynh hướng triết học duy nhất», thì cả hai điều đó có nghĩa là sự tự do bàn luận triết lý (libertas philosophandi) đang bị đàn áp. Như thế, một đàng người ta bôi nhọ tôn giáo trước mắt các triết gia chuyên môn và các người vô tín ngưỡng, và một đàng khác, người ta đánh mất tiềm năng truyền giáo của Kitô giáo, và cuối cùng qua đó người ta phạm tội chống lại Chúa Thánh Thần.
Qua sự phê bình trên người ta nhận thấy rằng, Campanella đã chỉ trích phái Kinh viện, và ông đã gọi – theo thuật ngữ tân thời ngày nay – là «chủ nghĩa chính thống quá khích», tức:
• thiếu đi tinh thần điềm tĩnh của những người tín hữu chân chính trước các thách đố của những lý thuyết xa lạ;
• một sự bất quân bình giữa lý do hành động và bổn phận gắn liền;
• và một thái độ khước từ thông tin.
Một não trạng như thế đã chôn vùi chính tín điều tôn giáo, một cơ sở vững chắc cho người ta dựa vào để phủ nhận những lý thuyết được coi là sai lầm. Chủ nghĩa chính thống quá khích - tức chỉ dựa theo nghĩa đen của giáo lý chính tắc và coi đó như là mẫu mực duy nhất để diễn giải một cách hợp pháp – phá hủy chính ưu thế nắm giữ chân lý của mình và tự bác bỏ chính mình. «Vậy, ai cấm cản những người Kitô hữu nghiên cứu triết học và khoa học, người đó cấm cản, không cho họ trở thành những người Kitô hữu chân chính». Bởi vậy, sự tự do triết học hiện hữu ở chỗ là nghiên cứu tất cả mọi khoa học, nhất là «Kitô giáo không bao giờ phải lo sợ là bị lầm lạc». Trái lại, «ai sợ hãi trước khoa học, thì biết rằng mình sai lầm.»
Những trường hợp cấm cản các khoa học như thế, Campanella gọi là Mohammed hà khắc và hướng dẫn những triết gia Hồi giáo như Averroes, Avicenna, Alfarabi, v.v…đứng lên nổi loạn chống lại. Còn Socrate và Aristote đối với ông là những ví dụ điển hình nơi những người Hy Lạp về sự đàn áp có tính cách nhà nước đối với khoa học. Vậy, ai trong Kitô giáo cấm cản công cuộc khảo cứu thiên nhiên, thì hoặc chính người đó đã đánh giá thấp Kitô giáo hay tạo ra cơ hội cho người khác coi thường Kitô giáo. Đối với Campanella, sự tự do về triết học trở nên nguy hiểm, nếu nó được gắn liền với sự kiêu căng tự phụ và với chủ nghĩa lạc quan phóng túng về đức tin.
Vì là Ngôi Lời Thiên Chúa nên Đức Kitô cũng là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, do đó sự khảo cứu có tính cách khoa học là sự sống theo Đức Kitô đúng nghĩa: «Làm người Kitô hữu có nghĩa là khôn ngoan và hợp lý». Ngược lại, ai vì do cảm thức Kitô giáo phi lý của mình mà muốn hạn chế sự tri thức lại trong truyền thống và quyền lực, thì thiếu hẳn tinh thần Kitô giáo, bởi vì «người đó giới hạn sự khôn ngoan vô cùng của Thiên Chúa lại trong bộ não nhỏ bé của con người và cho trí năng như là sự thông hiểu của con người chứ không phải của Đức Kitô.»
Nếu tất cả những gì mới được khám phá, đều nói lên một điều gì đó về Tạo Hóa một cách mới mẻ, thì tất nhiên những tiến triển của khoa học, dù vượt xa ranh giới thần học, cũng không hề làm nguy hại đến thần học. Chính khả năng có thể phạm sai lầm của các nhà thần học trong những lãnh vực chuyên môn thuộc khoa học, nhất là trong lãnh vực khoa chiêm tinh học, đã làm cho công trình nghiên cứu khoa học trở thành phương tiện hữu ích cho đức tin Kitô giáo.
Vì thế, một khoa học chân chính không bao giờ tách biệt và hoàn toàn đối lập với đức tin Kitô giáo, chứ không như một số nhà khoa học vô thần thường khẳng định, và cũng không hề có sự thoát ly của khoa học khỏi niềm tin Kitô giáo. Trái lại, sự khảo cứu thiên nhiên hầu như vô tận của con người, vốn đặt cơ sở trên sự khôn ngoan của Thiên Chúa cũng như trên tiềm năng của con người, luôn nổ lực tìm cách tiếp cận với sự khôn ngoan vô biên đó của Thiên Chúa.
Vấn đề còn tồn đọng ở đây là quyền bính. Khi một trường huấn luyện tự cho mình có thẩm quyền hợp pháp trong mọi lãnh vực, thì trường học đó đã tự đánh mất thẩm quyền chính đáng của mình. Đúng thế, chính hình thức tự do luận bàn triềt lý được phát sinh, là vì do phái Kinh viện đã trực tiếp nghiêm ngặt cấm cản và lên án sự tự do đó. Công trình nghiên cứu thiên nhiên cần phải được tiếp tục theo các phương pháp thực nghiệm và hợp lý, tức biết tương đối hóa những kết quả của mình trong tương quan so sánh với các học thuyết đúng đắn khác và nhìn nhận rằng việc khám phá thiên nhiên là một điều bất tận; tuy nhiên với điều kiện là phải luôn biết xác tín rằng trong mọi lãnh vực đều có chân lý khách quan hiên hữu và việc tìm cho ra chân lý khách quan là công việc của khoa học chân chính.
(Lm. Tommaso Campanella OP biện hộ cho Galileo Galilei)
Sự tự do tư tưởng là một trong những sự thủ đắc quan trọng nhất và đồng thời là nền tảng của thế giới tân thời: Tư tưởng con người phải được tự do, và không chỉ âm thầm tư riêng nhưng công khai trong đời sống xã hội.
Vào đầu thế kỷ XVIII, ông Christian Wolff (1679-1754), triết gia người Đức, đã trình bày những nguyên tắc về «Sự tự do luận bàn triết lý» như sau: Chỉ nói những gì là thật; chỉ bó buộc đối với chân lý; không bị ảnh hưởng bởi những lý do ngoại cảnh; chỉ tin tưởng vào phán đoán riêng của mình; Không chấp nhận ý kiến những người khác nếu chưa được kiểm chứng rõ ràng trước.
Dĩ nhiên, nhà cải cách tư tưởng cũng dư biết rằng có rất nhiều vấn đề gắn liền với những nguyên tắc như thế, nhưng ông đã nhìn thấy trong vấn đề đó sự thách đố của triết học là cần phải góp phần vào việc cải thiện xã hội nhân loại. Nhưng một cách cụ thể: cần phải xử trí thế nào đối với sự xác tín cá nhân, đối với nguồn cội chân lý và sự phán đoán và đối với uy tín của những ý kiến kẻ khác?
Một điều ít ai biết đến là ý niệm về sự tự do tư tưởng hay tự do luận bàn triết lý đã xuất phát từ sự phản cải cách, từ Tommaso Campanella (1568-1639), một Linh Mục Dòng Đa Minh, một người trước đó đã từng ngồi tù 27 năm trời do tội nổi loạn và đi theo tà giáo. Nhưng ông đã được nổi danh qua sự ảo tưởng của ông trong tác phẩm «Città del Sole» - (Thành phố mặt trời), trong đó ông trình bày những tư tưởng về một thần quyền không chiếm giữ của cải riêng, không có tình yêu thương cũng như sự thù hằn, nhưng thay vào đó, lại có một sự đồng hoá hoàn toàn giữa cá nhân và xã hội.
Từ Niccolò Machievelli (1469-1527), một nhà chính trị và văn hào người Ý, Campanella đã học hỏi được rằng tôn giáo có thể bị phê phán và bị lợi dụng dựa theo vai trò của nó trong đời sống tâm linh và đời sống xã hội của con người. Chống lại Machiavelli, Campanella đã viết tác phẩm «Ateismo trionfato» - Chiến thắng chủ nghĩa vô thần, trong đó ông đã biểu thị những mô thức về đức tin và và sự vô tín ngưỡng.
Một loại các tín hữu đặc biệt nguy hiểm là những người luôn lo sợ không dám lắng nghe và chấp nhận những lời phê bình chỉ trích chính đáng về tôn giáo của mình. Họ bám chặt một cách cố chấp vào những luận cứ thuận lợi cho tôn giáo họ mà thôi, bởi vì họ cho rằng sự phê bình chỉ trích tôn giáo là một điều chỉ gây ra bất ổn và nguy hiểm. Theo nhà tâm lý học Campanella thì một đức tin theo kiểu đó là một đức tin mang tính cách xu thời và luôn là một đe dọa cho chính đức tin chân chính. Bởi vì, một khi «không còn quyền bính nữa, thì tôn giáo cũng hết tồn tại». Một giả thiết được đặt ra ở đây là tôn giáo của những tín hữu như thế chỉ được bảo đảm bởi cấp lãnh đạo và bởi quyền lực. Nhưng đó chính là điểm làm yếu tôn giáo và làm cho tôn giáo bị lệ thuộc, và vì thế khi phải đứng trước những gian truân thử thách sẽ khó lòng đứng vững được.
Bởi vậy, trước một tình trạng như thế đã nảy sinh những phản ứng không thể tránh: Đó là từ những nhà Kinh viện - tức những nhà thần học phụ trách việc đào tạo ở trường học theo khuynh hướng thần học và triết học thời trung cổ - đã có những nhà cải cách nổi lên ở các nước Đức, Pháp, Anh và Ba Lan. Đối với Campanella, cuộc cải cách như thế không gì khác hơn là một hậu quả tất yếu phải xuất hiện hay người ta cũng có thể gọi đó là một hình thức đặc biệt của Kinh viện, chứ không phải là một cuộc nổi loạn như người ta thường gán ghép cho. Nói một cách khác: Cuộc cải cách vào thế kỷ XVI là mặt trái của Kinh viện thời trung cổ.
Nhưng điều gì đã làm cho một số các nhà Kinh viện lìa bỏ đức tin? Lý do được bắt nguồn từ sự luận bàn triết lý tự do, vì một khi được tự do luận bàn triết lý thì tất nhiên sẽ dẫn tới hậu quả là quyền bính trở nên dư thừa không cần thiết: «Trong sự tự do người ta bắt đầu moi móc cào bới tất cả lên». Việc luận bàn thần học một cách thuần lý thì rất dễ mắc phải sai lầm. Bởi vậy, Campanella không có ý nhằm củng cố uy thế của Kinh viện trở lại. Sự thất bại của quyền bính đã đưa tới chỗ là người Kitô hữu ngoan đạo phải tự suy nghĩ và «trong sự tự do gẫm suy và cân nhắc lại tất cả, miễn là người Kitô hữu đó được trang bị một khả năng phán đoán tốt», một điều mà rất đáng tiếc là không phải ai cũng có được. Nhưng phải chăng điều đó có nghĩa là Campanella biện hộ cho sự vâng phục hoàn toàn đối với sự mặc khải? Không phải thế, bởi vì Campanella xác tín rằng nền thần học Kitô giáo hoàn toàn phù hợp với luật lệ thiên nhiên, tức luật lệ đã giúp cho các triết gia trở nên hiểu biết sâu rộng.
Từ lý do này ông đã viết tác phẩm «Apolige Galileis» - Sự biện giải của Galilei, sau khi Galileo Galilei đã bị một số các vị nắm giữ trọng trách trong Giáo Hội thời bấy giờ khiển trách vì lý thuyết Ko-pê-níc (lý thuyết nhật tâm) vào năm 1616 của ông ta. Ở đây Campanella chủ trương rằng, với mục đích muốn có được một nền thần học tốt thì nhất thiết cần phải có một nền triết học tự nhiên: chính những sự kiện ngoại thường và có tác động thuyết phục thì mới thực sự có khả năng làm cho tính chất nguyên ủy của Thiên Chúa trở nên khả tín. Ngoài ra những sự kiện đó còn có những tác động ngược lại trên hình ảnh về con người, là loại bỏ được những chủ trương mang tính cách khoa học một chiều, như sự thần thánh hóa con người, đem con người đặt vào địa vị của Thiên Chúa. Theo Campanella, một khoa học chân chính luôn là một phương diện cần thiết để củng cố đức tin Kitô giáo:
«Nếu tất cả những gì mới được khám phá, đều nói lên một điều gì đó về Tạo Hóa một cách mới mẻ, thì tất nhiên những tiến triển của khoa học, dù vượt xa ranh giới thần học, cũng không hề làm nguy hại đến thần học. Chính khả năng có thể phạm sai lầm của các nhà thần học trong những lãnh vực chuyên môn thuộc khoa học, nhất là trong lãnh vực khoa chiêm tinh học, đã làm cho công trình nghiên cứu khoa học trở thành phương tiện hữu ích cho đức tin Kitô giáo».
Nền thần học Kinh viện ngày nay xem ra chưa hoàn toàn xác tín được trong việc chấp nhận những khám phá mới trong khoa thiên văn học và địa dư học, bao gồm cả sự xuất hiện những tôn giáo và khuynh hướng thần học mới. Hiện tượng có nhiều tôn giáo là điểm nhận diện của con người tân thời, một điều mà Campanella rất lấy làm quan trọng. Ngược lại, các nhà thần học chỉ lo sợ cho danh dự của mình và đồng thời tìm cách bênh vực thần học mặc khải chống lại những khám phá mới của khoa học.
Chính quan điểm đó là một đe dọa cho sự tự do về triết học. Bởi vì, dựa theo quan điểm đó thì các nhà triết học như Galilei cần phải bị lên án, mặc dù các luận đề của họ một đàng dựa trên trên những lý do thuần lý và sự nghiên cứu thực nghiệm và một đàng khác những luận đề đó không rõ ràng chống lại Kinh Thánh. Nhưng, nếu người ta «đặt ra cho các triết gia những qui luật độc đoán, và coi những qui luật đó như phát xuất từ các giới răn của Thiên Chúa trong Kinh Thánh», hoặc ngược lại, nếu người ta chỉ «diễn giải Kinh Thánh theo tiêu chuẩn của một khuynh hướng triết học duy nhất», thì cả hai điều đó có nghĩa là sự tự do bàn luận triết lý (libertas philosophandi) đang bị đàn áp. Như thế, một đàng người ta bôi nhọ tôn giáo trước mắt các triết gia chuyên môn và các người vô tín ngưỡng, và một đàng khác, người ta đánh mất tiềm năng truyền giáo của Kitô giáo, và cuối cùng qua đó người ta phạm tội chống lại Chúa Thánh Thần.
Qua sự phê bình trên người ta nhận thấy rằng, Campanella đã chỉ trích phái Kinh viện, và ông đã gọi – theo thuật ngữ tân thời ngày nay – là «chủ nghĩa chính thống quá khích», tức:
• thiếu đi tinh thần điềm tĩnh của những người tín hữu chân chính trước các thách đố của những lý thuyết xa lạ;
• một sự bất quân bình giữa lý do hành động và bổn phận gắn liền;
• và một thái độ khước từ thông tin.
Một não trạng như thế đã chôn vùi chính tín điều tôn giáo, một cơ sở vững chắc cho người ta dựa vào để phủ nhận những lý thuyết được coi là sai lầm. Chủ nghĩa chính thống quá khích - tức chỉ dựa theo nghĩa đen của giáo lý chính tắc và coi đó như là mẫu mực duy nhất để diễn giải một cách hợp pháp – phá hủy chính ưu thế nắm giữ chân lý của mình và tự bác bỏ chính mình. «Vậy, ai cấm cản những người Kitô hữu nghiên cứu triết học và khoa học, người đó cấm cản, không cho họ trở thành những người Kitô hữu chân chính». Bởi vậy, sự tự do triết học hiện hữu ở chỗ là nghiên cứu tất cả mọi khoa học, nhất là «Kitô giáo không bao giờ phải lo sợ là bị lầm lạc». Trái lại, «ai sợ hãi trước khoa học, thì biết rằng mình sai lầm.»
Những trường hợp cấm cản các khoa học như thế, Campanella gọi là Mohammed hà khắc và hướng dẫn những triết gia Hồi giáo như Averroes, Avicenna, Alfarabi, v.v…đứng lên nổi loạn chống lại. Còn Socrate và Aristote đối với ông là những ví dụ điển hình nơi những người Hy Lạp về sự đàn áp có tính cách nhà nước đối với khoa học. Vậy, ai trong Kitô giáo cấm cản công cuộc khảo cứu thiên nhiên, thì hoặc chính người đó đã đánh giá thấp Kitô giáo hay tạo ra cơ hội cho người khác coi thường Kitô giáo. Đối với Campanella, sự tự do về triết học trở nên nguy hiểm, nếu nó được gắn liền với sự kiêu căng tự phụ và với chủ nghĩa lạc quan phóng túng về đức tin.
Vì là Ngôi Lời Thiên Chúa nên Đức Kitô cũng là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, do đó sự khảo cứu có tính cách khoa học là sự sống theo Đức Kitô đúng nghĩa: «Làm người Kitô hữu có nghĩa là khôn ngoan và hợp lý». Ngược lại, ai vì do cảm thức Kitô giáo phi lý của mình mà muốn hạn chế sự tri thức lại trong truyền thống và quyền lực, thì thiếu hẳn tinh thần Kitô giáo, bởi vì «người đó giới hạn sự khôn ngoan vô cùng của Thiên Chúa lại trong bộ não nhỏ bé của con người và cho trí năng như là sự thông hiểu của con người chứ không phải của Đức Kitô.»
Nếu tất cả những gì mới được khám phá, đều nói lên một điều gì đó về Tạo Hóa một cách mới mẻ, thì tất nhiên những tiến triển của khoa học, dù vượt xa ranh giới thần học, cũng không hề làm nguy hại đến thần học. Chính khả năng có thể phạm sai lầm của các nhà thần học trong những lãnh vực chuyên môn thuộc khoa học, nhất là trong lãnh vực khoa chiêm tinh học, đã làm cho công trình nghiên cứu khoa học trở thành phương tiện hữu ích cho đức tin Kitô giáo.
Vì thế, một khoa học chân chính không bao giờ tách biệt và hoàn toàn đối lập với đức tin Kitô giáo, chứ không như một số nhà khoa học vô thần thường khẳng định, và cũng không hề có sự thoát ly của khoa học khỏi niềm tin Kitô giáo. Trái lại, sự khảo cứu thiên nhiên hầu như vô tận của con người, vốn đặt cơ sở trên sự khôn ngoan của Thiên Chúa cũng như trên tiềm năng của con người, luôn nổ lực tìm cách tiếp cận với sự khôn ngoan vô biên đó của Thiên Chúa.
Vấn đề còn tồn đọng ở đây là quyền bính. Khi một trường huấn luyện tự cho mình có thẩm quyền hợp pháp trong mọi lãnh vực, thì trường học đó đã tự đánh mất thẩm quyền chính đáng của mình. Đúng thế, chính hình thức tự do luận bàn triềt lý được phát sinh, là vì do phái Kinh viện đã trực tiếp nghiêm ngặt cấm cản và lên án sự tự do đó. Công trình nghiên cứu thiên nhiên cần phải được tiếp tục theo các phương pháp thực nghiệm và hợp lý, tức biết tương đối hóa những kết quả của mình trong tương quan so sánh với các học thuyết đúng đắn khác và nhìn nhận rằng việc khám phá thiên nhiên là một điều bất tận; tuy nhiên với điều kiện là phải luôn biết xác tín rằng trong mọi lãnh vực đều có chân lý khách quan hiên hữu và việc tìm cho ra chân lý khách quan là công việc của khoa học chân chính.