Hầu như không một hãng thông tấn nào không đăng tin Đức Phanxicô muốn sửa một vài chữ trong Kinh Lạy Cha.
Thực vậy, trong một cuộc phỏng vấn truyền hình ở Ý, Đức Phanxicô nhận định rằng lối dịch “xin đừng dẫn chúng con vào cơn cám dỗ” như trong bản tiếng Ý hoặc bản tiếng Anh là lối dịch không đúng, vì Thiên Chúa không thể dẫn chúng ta vào cơn cám dỗ được, Người là người Cha thân yêu, không thể dẫn con cái vào chỗ nguy hiểm, chỉ có thằng Luxiphe mới dẫn chúng ta vào chỗ ấy mà thôi. Dĩ nhiên là Người cho phép Luxiphe làm thế. Vậy thì xin Người đừng để chúng con “sa chước cám dỗ” như cha ông ở Việt Nam của chúng ta đã thưa từ thuở nào cho đến nay.
Theo Cha Jonathan Morris, trên Fox News, thì ngoài nước Pháp vào tuần này ra, người Tây Ban Nha cũng xin Chúa “đừng để chúng con sa chước cám dỗ”. Thảo nào, cha ông trong đức tin của chúng ta ở Việt Nam, mà gốc Tây Ban Nha không hiếm, cũng đã hướng dẫn chúng ta đọc như thế không biết từ thuở nào.
Phương diện thần học
Về phương diện thần học, không còn gì có thể đúng hơn. Thiên Chúa không tạo ra cám dỗ cho chúng ta. Một Thiên Chúa như thế quá tàn nhẫn. Thiên Chúa luôn đứng với ta khi ta bị cám dỗ, nhưng Người không gửi cơn cám dỗ tới cho ta. Thư Giacôbê (1:13-14) nói rõ: “không ai, khi bị cám dỗ, có thể nói rằng ‘tôi bị Thiên Chúa cám dỗ’; vì Thiên Chúa không thể bị sự ác cám dỗ và chính Người không hề cám dỗ ai. Nhưng người ta bị cám dỗ bởi chính lòng dục của mình, bị nó dỗ dành và rù quyến”.
Nhưng trong cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô cho biết không hẳn chỉ là vấn đề thần học, mà là lối dịch không đúng, ngài chưa cho biết trong nguyên ngữ thì câu ấy ra sao. Mà nguyên ngữ đệ nhất Aram hay nguyên ngữ đệ nhị Hy Lạp?
Bối cảnh học hỏi, tranh luận
Trước khi xem xét vấn đề trên, tưởng cũng nên biết bối cảnh nhận định của Đức Phanxicô. Theo New York Times, suy nghĩ của Đức Phanxicô là một phần trong cuộc chú giải gồm 9 tình tiết về Kinh Lạy Cha mà Đài TV2000 của Hội Đồng Giám Mục Ý cho trình chiếu mỗi tối thứ Tư từ hồi tháng Mười tới nay.
Mỗi chương trình đều bao gồm cuộc trao đổi giữa Đức Phanxicô và Cha Marco Pozza, một vị tuyên úy nhà tù ở Padua, có biệt danh là “Cha Spritz”, sau một chầu khai vị nổi tiếng của vùng Venice, vì ngài chuyên phúc âm hóa giới trẻ tại các quán bar và trên các đường phố.
Trong một cuốn sách xuất bản cùng với chương trình, Đức Phanxicô viết: “Sự ác không phải là một điều không thể sờ mó được, lan tỏa như sương mù Milan. Nó là một bản vị, (tên là) Satan”.
Ngài viết thêm, Satan là bậc thầy quyến rũ và cuối cùng “là ý nghĩa của câu kinh ‘xin đừng để chúng con sa vào sự ác’. Ta phải khôn khéo theo nghĩa tốt của lời nói, ta phải sắc sảo, phải có khả năng biện phân các dối trá của Satan, đứa, mà tôi tin chắc, không thể tiến hành bất cứ cuộc đối thoại nào được”.
Nhận định của Đức Phanxicô gặp nhiều phản ứng mạnh mẽ cả tích cực lẫn tiêu cực. Scott Gunn của Fox News, chẳng hạn, cho biết rõ, dù không phải là người Công Giáo, anh hoàn toàn ủng hộ nhận định của ngài. Anh viết: “tôi biết ơn về điều Đức Giáo Hoàng yêu cầu, dù tôi không phải là một người Công Giáo Rôma”. Anh cho rằng Kinh Lạy Cha bằng tiếng Anh hiện nay là do bản dịch Mt 6:13 của Wycliffe cuối thập niên 1300: “and leede us nat in to temptacioun”.
Scott viết thêm: “dù tôi không phải là một người Công Giáo Rôma, nhưng tôi yêu Đức Giáo Hoàng Phanxicô… Tôi sẵn lòng học lối cầu nguyện mới của Kinh Lạy Cha”.
Trái lại, theo New York Times, R. Albert Mohler Jr., chủ tịch Chủng Viện Thần Học Baptist Miền Nam, thì cực lực phản đối: “Tôi sửng sốt và ngỡ ngàng. Đây là Kinh của Chúa. Nó không phải và chưa bao giờ là kinh của giáo hoàng, và chúng ta có chính lời của Chúa Giêsu trong Tân Ước. Đó chính là những lời giáo hoàng đề nghị thay đổi. Không những đó có vấn đề sâu xa mà gần như còn làm người ta đứt hơi nữa”.
Cũng theo New York Times, người Công Giáo có khuynh hướng cực hữu như Phil Lawler, chủ bút Catholic World News, cũng không hào hứng trước nhận định của Đức Phanxicô. Ông này cho rằng nhận định của Đức Phanxicô tuy không vô lý, nhưng rất rối tung vì kinh này đã in sâu trong tâm hồn tín hữu Công Giáo từ lâu. Ông viết: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thói quen nói những điều khiến người ta hoang mang bối rối, và đây là một trong những lời như thế. Nó làm bạn thắc mắc không biết ngài sẽ dừng ở đâu, phải nắm những gì. Quả càng ngày càng bất an”.
Tuy nhiên, bình tĩnh mà xét thì đây chưa phải là “huấn quyền” giáo hoàng cho bằng một nhận định của một vị giáo hoàng, nói ra trong khung cảnh thảo luận. Và cuộc thảo luận này không phải bây giờ mới có, chung quanh việc dịch câu kinh đó.
Phương diện Thánh Kinh
Như trên đã nói, câu kinh tiếng Anh là do bản dịch của Wycliffe. Nhưng theo William Barclay, trong The Plain Man Looks At The Lord’s Prayer (Fontana Books, 1964), thì đó còn là lối dịch của hầu hết các bản dịch Kinh Thánh trước đây: của Wycliffe, Tyndale, the Great Bible, the Bishop’s Bible, Rheims và Geneva Bibles, Moffat, Knox và Kingsley Williams, the Revised Version, Rieu, Weymouth, the New English Bible…
Barclay không cho biết các bản dịch trên dựa vào nguyên bản Aram hay nguyên bản Hy Lạp. Nhưng căn cứ vào phần bình luận của ông thì thấy đây là nguyên bản Hy Lạp và điều ông nhấn mạnh không hẳn ở động từ “dẫn” mà là ở danh từ “cám dỗ” mà ông cho là một với danh từ “thử thách” vì cả hai trong tiếng Hy Lạp đều là peirasmos.
Linh Mục Joseph A. Fitzmyer, S.J., tác giả The Gospel According to Luke, 2 cuốn, Doubleday, 1985, thì cho rằng dịch Kinh Lạy Cha như hiện nay trong bản tiếng Anh, nghĩa là “đừng dẫn chúng con vào cơn cám dỗ” không sai với nguyên bản, kể cả nguyên bản đệ nhất Aram. Thực vậy, Cha trích nguyên văn câu này bằng tiếng Aram: wĕ’al ta‘ēlinnánā’ lĕnisyôn, tuy Cha chấp nhận cả hai ý nghĩa “cám dỗ” và “thử thách”, nhất là thử thách lòng trung thành (nguy cơ bội giáo).
Và Cha cho rằng trong Cựu Ước, Thiên Chúa vẫn thường được mô tả là đem dân Người vào chỗ thử thách (Xh 16:4; 20:20; Đnl 8:2, 16; 13:4; 33:8; Tl 2:22.
Bản dịch đúng, vì tâm thức Do Thái không phân biệt “cho phép” và “gây ra”
Thậm chí, theo Cha, “cũng như trong Cựu Ước, ở đây, có liên hệ tới một lối suy nghĩ tiền luận lý (protological) cho rằng các hữu thể nhân bản có thể rơi vào trạng thái bội giáo (apostasy) và Thiên Chúa phần nào là nguyên nhân của việc này. Gọi là tiền luận lý vì đây là một cố gắng để giải thích tình trạng bội giáo, nhưng không phải là một cố gắng hoàn toàn hợp luận lý. Theo lối suy nghĩ này, mọi điều tốt xấu xẩy đến cho con người đều được gán cho Thiên Chúa, nguyên nhân mọi sự. Trong lịch sử các ý niệm, lúc ấy chưa có sự phân biệt giữa ý chí tuyệt đối và ý chí cho phép của Thiên Chúa; thành thử mọi sự đều được gán cho Người. Khi ý niệm này xuất hiện (trong cuộc tranh luận về tiền định), người ta mới bảo Thiên Chúa cho phép người ta sa chước cám dỗ hay bội giáo, nhưng Người không muốn thế một cách tuyệt đối. Sự phân biệt này, thời Cựu Ước, chưa được biết đến và không được thực hành trong suy nghĩ của Chúa Giêsu khi Người đưa ra lời cầu xin này trong Kinh Lạy Cha. Lối suy nghĩ này tìm được ở nhiều nơi khác trong Tân Ước như Rm 9:18b trong đó, Thánh Phaolô nói rằng Thiên Chúa ‘làm cho ai ra cứng cổ cũng tuỳ ý Người’. Phản ứng đối với lối suy nghĩ tiền luận lý này trong Kinh Lạy Cha bắt đầu xuất hiện trong Tân Ước, trong Gcb 1:13-15 đã trích dẫn trên đây. Các cố gắng để tránh lối dịch lời cầu xin này rất nổi tiếng trong ngôn ngữ Lãng Mạn: ‘Et ne nous laissez pas succumber à la tentation’ (và chớ để chúng con sa chước cám dỗ), ngược với lối dịch đại kết và của Bible de Jérusalem: ‘et ne nous soumets pas à la tentation’ (đừng để chúng con chịu cơn cám dỗ). Giá trị tích cực của peirasmos, ‘thử thách, cám dỗ’ được phát biểu tại các nơi khác của Tân Ước (xem Gcb 1:12; Kh 2:10; 1Pr 4:12-13); nhưng quan điểm này không được Luca chia sẻ. Xem S. Brown, Apostasy, 15-16. Với Luca, ‘cơn cám dỗ’ này không giới hạn vào việc thử thách cánh chung, và mở rộng ra nguy cơ bội giáo” (các tr.906-907).
Tóm lại với Linh Mục Fitzmyer, “xin đừng dẫn chúng con vào cơn cám dỗ” không sai với nguyên bản dù nó có thể sai với cái hiểu thần học sau này khi người ta phân biệt giữa việc Thiên Chúa cho phép cám dỗ và việc Người là nguyên nhân của cám dỗ. Vì tâm thức người Do Thái vốn không có sự phân biệt này.
Đấy cũng là nhận định của William Barclay. Tác giả này cho rằng tâm thức Do Thái không gặp khó khăn nào trong câu này cả. Vì họ vốn có khuynh hướng coi “mọi sự, đúng là mọi sự, đều nằm trong tay Thiên Chúa và dưới sự kiểm soát của Người. Vì vậy, họ không thấy khó khăn gì trong việc tin rằng ngay cám dỗ cũng phần nào thích đáng trong kế hoạch và mục đích của Thiên Chúa. Nhìn trở lui cuộc đời ông, Giuse nói với các anh em ông rằng ‘các anh muốn điều ác cho tôi; nhưng Thiên Chúa đã muốn điều ác ấy thành điều tốt” (St 50:20). Người Do Thái sẽ không thấy bất cứ khó khăn nào trong việc tin rằng ngay điều rõ ràng xấu cũng được đan kết vào khuôn mẫu của Thiên Chúa, vì họ vốn khởi đi từ một niềm tin nền tảng này là không sự gì, đúng là không sự gì, có thể xẩy ra nếu không do ý muốn của Thiên Chúa”. Thành thử, trong vấn đề này, “luận lý thần học” phải “chiếm ưu thế”.
Raissa Maritain và “đừng dẫn chúng con vào cơn cám dỗ”
Thiển nghĩ đó cũng là nhận định của Raissa Maritain, phu nhân của triết gia Công Giáo nổi tiếng Jacques Maritain.
Trong cuốn “Notes On The Lord’s Prayer”, Raissa, người vốn xuất thân từ bối cảnh sùng Do Thái Giáo, đầu thế kỷ 20, cùng chồng trở lại đạo Công Giáo và có người cho rằng cặp vợ chồng này đáng được phong thánh, nhận định như sau về lời cầu xin “đừng dẫn chúng con vào cơn cám dỗ”:
Khi đọc Et ne nos inducas in tentationem (La Tinh), Kai eisenegkês hemas eis peirasmon (Hy Lạp), phải tránh hai sai lầm. Sai lầm thứ nhất: để thử sự đối kháng của ta, đôi khi Thiên Chúa cám dỗ ta hay xúi ta làm điều ác. Vì thực ra, “các lộn xộn nội tâm và các xâm lấn đen tối do sự lôi cuốn của kẻ ác bỗng nhiên hay qủy quyệt tạo ra trong linh hồn ta đều phát sinh từ sự yếu đuối và ‘dục vọng’ của chính ta (Gcb 1:14); chúng cũng phát xuất từ Thần Sa Ngã, kẻ kích thích dục vọng kia và là kẻ, tan quam leo rugiens, sư tử rảo quanh tìm mồi cắn xé (1Pr 5:8)”. Chính ma qủy cám dỗ ta, chứ không phải Thiên Chúa, như Gcb 1:13 đã trích trên đây (xem thêm Hc 15:11-12). Tertulianô cũng nhấn mạnh điều này (De Oratione, cap. 8, P.L., 1, 1164).
Sai lầm thứ hai: làm giảm hay làm yếu lời lẽ của Chúa Giêsu. Nghĩa là xin cho được miễn trừ khỏi tất cả những gì khiến ta phải bước qua lửa thử thách, một thử thách trong đó, ta có nguy cơ sa ngã hay phạm tội, những nguy cơ vốn có cơ diễn ra trong đại đa số tình huống của nhân sinh, và “đặc biệt hơn, trong mọi cám dỗ đúng nghĩa”. Vì đây là giá của “triều thiên sự sống” (Gcb 1:12), giá của phước hạnh (1Pr 4:15), là phận người (Origen, De Oratione, 29 P.G., 11, 532-3), phận Kitô hữu (2 Tim. 3:12).
Tóm lại, Raissa không loại bỏ khả thể bị Thiên Chúa dẫn vào cơn thử thách bị cám dỗ “đúng nghĩa” nghĩa là có cơ phạm tội.
Đã đành, như nhận định của Cha Lagrange (Evangile selon saint Luc, p. 324, n. 4): chữ peirasmos (cám dỗ) ở đây cũng có nghĩa là thử thách, một điều để chứng thực cho nhân đức, nhất là cho lòng trung thành và tình yêu của ta. Chính với nghĩa này, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: Vos autem estis, qui permansistis mecum in tentationibus meis (Nhưng các con là những người ở lại với Thầy trong các thử thách của Thầy) (Lc 22:28). Đây cũng là nghĩa trong Kn 3:5-7 (luyện vàng trong lửa), Tv 66:10-11 (luyện bạc trong lò), 1Mcb 2:52 (thử thách Ápraham).
Nhưng theo Raissa, chữ “thử thách” không hề loại trừ cám dỗ, ngược lại mới đúng: cám dỗ (xúi giục phạm tội) là một trong các hình thức đáng sợ nhất của thử thách. Nó không tha Joseph, con Giacóp, không tha Gióp trên đống phân và cả Chúa Giêsu nữa trong hoang địa và dĩ nhiên các thánh của Người.
Tuy nhiên, như trên đã nói, Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của cám dỗ, nhưng rõ ràng nếu không có phép của Người, cám dỗ không xẩy ra. Như Thánh Cyprian từng nói: “Kẻ thù không thể làm gì chống lại ta nếu không có phép trước của Thiên Chúa” (De Orat. Domin., n. 25, P.L., 4, 536).
Cũng như Cha Fitzmyer và Barclay, Raissa cho rằng tư tưởng Do Thái, vì chỉ quan tâm tới biến cố cụ thể, nên ít để ý tới sự phân biệt giữa cho phép và thực sự muốn. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bỏ rơi ta trong cám dỗ: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng” (1 Cor. 10:13).
Nói thế rồi, Raissa hỏi rằng “Lời lẽ nào phiên dịch chính xác bản văn Hy Lạp mà từ đó, lời cầu xin này đã đến với chúng ta?” và bà cho rằng “Đây là một câu hỏi không dễ. Xem xét mọi sự (và ít nhất theo ý kiến những vị có tư cách nhất để phán đoán) xem ra điều thích đáng nhất là nhường ưu tiên cho công thức của lối dịch Hípri: ‘và đừng dẫn chúng con vào bàn tay của thử thách’”.
William Barclay soi sáng điều Raissa vừa nói: ông cho rằng chữ “vào” (vào chước cám dỗ) tiếng Hy Lạp là eis tương đương với chữ Hípri lidhe, với nghĩa “vào tay của” hay “vào quyền lực của”. Thành thử câu này có nghĩa: con biết thế nào con cũng gặp cám dỗ,vì không cuộc sống nào lại không bị cám dỗ. Nhưng khi cám dỗ đến, như nó phải đến, thì đừng bỏ rơi con một mình với nó; đừng trao con bất lực vào quyền lực của nó; xin đứng bên con trong giờ khó khăn”.
Theo Barclay, thì đây cũng là điều được Thánh Augustinô (Bài Giảng Trên Núi 2.9) lưu ý khi ngài phân biệt giữa việc “bị cám dỗ” và việc “ bị dẫn vào cơn cám dỗ”. Mọi người đều bị cám dỗ, nhưng bị dẫn hay bị đưa vào cơn cám dỗ là bị đưa vào quyền lực và sự kiểm sót của cám dỗ; thành thử, ở đây, không phải là việc bị cám dỗ mà là đừng bị khuất phục bởi cám dỗ.
Barclay cũng cho hay, trong chiều hướng trên, bản Syriac của Tân Ước dịch thế này: “đừng khiến chúng con bước vào cơn cám dỗ”. Còn Thánh Augustinô thì quả quyết bản tiếng La Tinh ở thời ngài viết: Ne nos induci patiaris in temptationem (đừng cho phép chúng con bị dẫn vào cơn cám dỗ).
Nhưng theo Barclay, động từ Hípri trong trường hợp này là Hiph’il. Động từ này vừa có nghĩa cho phép vừa có nghĩa nguyên nhân. Thành thử, nếu Chúa Giêsu đọc Kinh Lạy Cha bằng tiếng Hípri, hẳn nhiên câu này có nghĩa: “đừng cho phép chúng con bước vào cơn cám dỗ” hay “đừng để chúng con bị dẫn vào cơn cám dỗ”.
Còn theo Raissa, ý nghĩa của lời cầu xin này, dù sao, cũng khá rõ ràng. Ý nghĩa này, khi sửa đổi đôi chút và kết hợp với công thức của Thánh Ambrose “và chớ để chúng con bị dẫn vào cơn cám dỗ mà chúng con chịu không được” (De Sacram., lib. VI, n. 29, P.L., 16,454) và một công thức khác của Cha Lagrange, “Ơn Quan Phòng của Ngài, luôn sẵn sàng nghe lời chúng con cầu xin, không bao giờ bỏ rơi chúng con cho cái bẫy của những dịp tội lỗi hằng đe dọa chúng con trong sự yếu đuối của chúng con” (The Gospel of Jesus Christ, vol. II, p. 16), ta có thể phát biểu như sau: Chớ để chúng con phải chịu một thử thách hay một cám dỗ nào mà chúng con chịu đựng không nổi; xin ơn Quan Phòng của Chúa, luôn sẵn sàng nghe lời chúng con cầu nguyện, đừng để chúng con rơi vào những hoàn cảnh tội lỗi quá nguy hiểm đối với sự yếu đuối của chúng con”.
Chính nghĩa đại kết và cơ hội giảng dậy
Tóm lại, đúng như nhận định của Đức Phanxicô, công thức của cha ông Việt Nam, của Tây Ban Nha, và của Pháp hiện nay là công thức hay hơn, không hẳn vì lối đọc của người nói tiếng Ý và của người nói tiếng Anh phát xuất từ cách dịch sai mà là không phù hợp với những thông sáng thần học sau này khi người ta phân biệt giữa việc Thiên Chúa cho phép cám dỗ và trực tiếp gây ra cám dỗ.
Tuy nhiên, Đức Ông Charles Pope, thuộc Tổng Giáo Phận Washington D.C., Hoa Kỳ, một người mà các trước tác được phát tán rộng rãi trên liên mạng, vừa lên tiếng “Why I Oppose Changing the English Translation of the Our Father” (Tại sao tôi chống đối việc thay đổi lối dịch tiếng Anh Kinh Lạy Cha”.
Lý do: không ai đọc Kinh Lạy Cha mà nghĩ đến việc đổ lỗi cho Chúa cả, vì ai cũng biết, như Thánh Giacôbê: Thiên Chúa không phải là nguyên nhân trực tiếp của cám dỗ.
Thứ hai, dịch như hiện nay là hoàn toàn chính xác theo bản Hy Lạp: καὶ μὴ εἰσενέγκῃς ἡμᾶς εἰς πειρασμόν (kai me eisenenkēs hemas eis peirasmon). Chỉ có thể dịch một là “đừng dẫn chúng con vào cám dỗ” hai là “đừng đem chúng con vào cám dỗ” như hầu hết các bản dịch Thánh Kinh sang tiếng Anh từ trước đến nay và chính Bản Phổ Thông cũng dịch như thế: et ne nos inducas in tentationem. Eisenenkēs rõ ràng ở thể hành động (active voice): “đừng dẫn” là lối dịch duy nhất. “Đừng cho phép” không hề có trong nguyên bản Hy Lạp.
Ngoài ra, Kinh Lạy Cha bằng tiếng Anh hiện nay là một trong những kinh chung họa hiếm với các Kitô khác không phải là Công Giáo. Đơn phương thay đổi không lợi cho việc hợp nhất Kitô Giáo.
Hơn nữa, thay đổi như thế còn để mất cơ hội giảng dạy đúng lúc. “Đừng dẫn chúng con vào cám dỗ” có thể gây khó hiểu nơi một số người, nhưng nó là dịp bằng vàng để ta nhấn mạnh tới một giáo lý vô cùng khẩn thiết đối với con người duy nghiệm, duy khoa học thời nay: họ coi thường khía cạnh Thiên Chúa mới là nguyên nhân đệ nhất của mọi chuyển động của con người, của thế giới, của lịch sử. Thực ra, con người chỉ là nguyên nhân đệ nhị đẳng, chứ không phải nguyên nhân đệ nhất đẳng, vì nguyên nhân của họ chính là Thiên Chúa. Người là nguyên nhân mọi sự.
Kinh Lạy Cha trong bản tiếng Anh hiện nay nhấn mạnh khía cạnh ấy. Dĩ nhiên, Thiên Chúa không cám dỗ ta theo nghĩa trực tiếp. Người không đánh bẫy ta hay làm ta bối rối đến độ khiến ta sa ngã. Tuy nhiên, vì Người là nguyên nhân đệ nhất của mọi hiện hữu, nên Người cũng là nguyên nhân của những điều cám dỗ ta. Do đó, khi xin Chúa “đừng dẫn ta vào cám dỗ”, ta xin Người, Đấng quan phòng gìn giữ ta và mọi sự trong hiện hữu, dẫn dắt ta tiến bước bằng ơn thánh ta cần để chống lại nó.
Nói rằng Thiên Chúa “dẫn” ta là nhìn nhận rằng Người là nguyên nhân thứ nhất mọi chuyển động của ta ở trong đời. Dù ta có ý chí tự do trong các quyết định của mình, nhưng Người nâng đỡ ta trong các quyết định này và do đó, “dẫn” ta như nguyên nhân đệ nhất mọi sự ta làm.
Nhận định của Đức Ông Pope dĩ nhiên là đúng, nhưng khi không đề cập đến việc “cho phép” và “trực tiếp gây ra” mà chỉ nhấn mạnh đến nguyên nhân đệ nhất thì sợ rằng tất cả các tai ương xẩy ra trên thế giới hiện nay đều do Chúa gây ra cả. Nếu đúng như thế thì Linh Mục Gerhard Wagner (Áo) đâu có mất chức giám mục chỉ vì cho rằng Bão Katrina là hình phạt Chúa gửi đến cho nước Mỹ?
Thực vậy, trong một cuộc phỏng vấn truyền hình ở Ý, Đức Phanxicô nhận định rằng lối dịch “xin đừng dẫn chúng con vào cơn cám dỗ” như trong bản tiếng Ý hoặc bản tiếng Anh là lối dịch không đúng, vì Thiên Chúa không thể dẫn chúng ta vào cơn cám dỗ được, Người là người Cha thân yêu, không thể dẫn con cái vào chỗ nguy hiểm, chỉ có thằng Luxiphe mới dẫn chúng ta vào chỗ ấy mà thôi. Dĩ nhiên là Người cho phép Luxiphe làm thế. Vậy thì xin Người đừng để chúng con “sa chước cám dỗ” như cha ông ở Việt Nam của chúng ta đã thưa từ thuở nào cho đến nay.
Theo Cha Jonathan Morris, trên Fox News, thì ngoài nước Pháp vào tuần này ra, người Tây Ban Nha cũng xin Chúa “đừng để chúng con sa chước cám dỗ”. Thảo nào, cha ông trong đức tin của chúng ta ở Việt Nam, mà gốc Tây Ban Nha không hiếm, cũng đã hướng dẫn chúng ta đọc như thế không biết từ thuở nào.
Phương diện thần học
Về phương diện thần học, không còn gì có thể đúng hơn. Thiên Chúa không tạo ra cám dỗ cho chúng ta. Một Thiên Chúa như thế quá tàn nhẫn. Thiên Chúa luôn đứng với ta khi ta bị cám dỗ, nhưng Người không gửi cơn cám dỗ tới cho ta. Thư Giacôbê (1:13-14) nói rõ: “không ai, khi bị cám dỗ, có thể nói rằng ‘tôi bị Thiên Chúa cám dỗ’; vì Thiên Chúa không thể bị sự ác cám dỗ và chính Người không hề cám dỗ ai. Nhưng người ta bị cám dỗ bởi chính lòng dục của mình, bị nó dỗ dành và rù quyến”.
Nhưng trong cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô cho biết không hẳn chỉ là vấn đề thần học, mà là lối dịch không đúng, ngài chưa cho biết trong nguyên ngữ thì câu ấy ra sao. Mà nguyên ngữ đệ nhất Aram hay nguyên ngữ đệ nhị Hy Lạp?
Bối cảnh học hỏi, tranh luận
Trước khi xem xét vấn đề trên, tưởng cũng nên biết bối cảnh nhận định của Đức Phanxicô. Theo New York Times, suy nghĩ của Đức Phanxicô là một phần trong cuộc chú giải gồm 9 tình tiết về Kinh Lạy Cha mà Đài TV2000 của Hội Đồng Giám Mục Ý cho trình chiếu mỗi tối thứ Tư từ hồi tháng Mười tới nay.
Mỗi chương trình đều bao gồm cuộc trao đổi giữa Đức Phanxicô và Cha Marco Pozza, một vị tuyên úy nhà tù ở Padua, có biệt danh là “Cha Spritz”, sau một chầu khai vị nổi tiếng của vùng Venice, vì ngài chuyên phúc âm hóa giới trẻ tại các quán bar và trên các đường phố.
Trong một cuốn sách xuất bản cùng với chương trình, Đức Phanxicô viết: “Sự ác không phải là một điều không thể sờ mó được, lan tỏa như sương mù Milan. Nó là một bản vị, (tên là) Satan”.
Ngài viết thêm, Satan là bậc thầy quyến rũ và cuối cùng “là ý nghĩa của câu kinh ‘xin đừng để chúng con sa vào sự ác’. Ta phải khôn khéo theo nghĩa tốt của lời nói, ta phải sắc sảo, phải có khả năng biện phân các dối trá của Satan, đứa, mà tôi tin chắc, không thể tiến hành bất cứ cuộc đối thoại nào được”.
Nhận định của Đức Phanxicô gặp nhiều phản ứng mạnh mẽ cả tích cực lẫn tiêu cực. Scott Gunn của Fox News, chẳng hạn, cho biết rõ, dù không phải là người Công Giáo, anh hoàn toàn ủng hộ nhận định của ngài. Anh viết: “tôi biết ơn về điều Đức Giáo Hoàng yêu cầu, dù tôi không phải là một người Công Giáo Rôma”. Anh cho rằng Kinh Lạy Cha bằng tiếng Anh hiện nay là do bản dịch Mt 6:13 của Wycliffe cuối thập niên 1300: “and leede us nat in to temptacioun”.
Scott viết thêm: “dù tôi không phải là một người Công Giáo Rôma, nhưng tôi yêu Đức Giáo Hoàng Phanxicô… Tôi sẵn lòng học lối cầu nguyện mới của Kinh Lạy Cha”.
Trái lại, theo New York Times, R. Albert Mohler Jr., chủ tịch Chủng Viện Thần Học Baptist Miền Nam, thì cực lực phản đối: “Tôi sửng sốt và ngỡ ngàng. Đây là Kinh của Chúa. Nó không phải và chưa bao giờ là kinh của giáo hoàng, và chúng ta có chính lời của Chúa Giêsu trong Tân Ước. Đó chính là những lời giáo hoàng đề nghị thay đổi. Không những đó có vấn đề sâu xa mà gần như còn làm người ta đứt hơi nữa”.
Cũng theo New York Times, người Công Giáo có khuynh hướng cực hữu như Phil Lawler, chủ bút Catholic World News, cũng không hào hứng trước nhận định của Đức Phanxicô. Ông này cho rằng nhận định của Đức Phanxicô tuy không vô lý, nhưng rất rối tung vì kinh này đã in sâu trong tâm hồn tín hữu Công Giáo từ lâu. Ông viết: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thói quen nói những điều khiến người ta hoang mang bối rối, và đây là một trong những lời như thế. Nó làm bạn thắc mắc không biết ngài sẽ dừng ở đâu, phải nắm những gì. Quả càng ngày càng bất an”.
Tuy nhiên, bình tĩnh mà xét thì đây chưa phải là “huấn quyền” giáo hoàng cho bằng một nhận định của một vị giáo hoàng, nói ra trong khung cảnh thảo luận. Và cuộc thảo luận này không phải bây giờ mới có, chung quanh việc dịch câu kinh đó.
Phương diện Thánh Kinh
Như trên đã nói, câu kinh tiếng Anh là do bản dịch của Wycliffe. Nhưng theo William Barclay, trong The Plain Man Looks At The Lord’s Prayer (Fontana Books, 1964), thì đó còn là lối dịch của hầu hết các bản dịch Kinh Thánh trước đây: của Wycliffe, Tyndale, the Great Bible, the Bishop’s Bible, Rheims và Geneva Bibles, Moffat, Knox và Kingsley Williams, the Revised Version, Rieu, Weymouth, the New English Bible…
Barclay không cho biết các bản dịch trên dựa vào nguyên bản Aram hay nguyên bản Hy Lạp. Nhưng căn cứ vào phần bình luận của ông thì thấy đây là nguyên bản Hy Lạp và điều ông nhấn mạnh không hẳn ở động từ “dẫn” mà là ở danh từ “cám dỗ” mà ông cho là một với danh từ “thử thách” vì cả hai trong tiếng Hy Lạp đều là peirasmos.
Linh Mục Joseph A. Fitzmyer, S.J., tác giả The Gospel According to Luke, 2 cuốn, Doubleday, 1985, thì cho rằng dịch Kinh Lạy Cha như hiện nay trong bản tiếng Anh, nghĩa là “đừng dẫn chúng con vào cơn cám dỗ” không sai với nguyên bản, kể cả nguyên bản đệ nhất Aram. Thực vậy, Cha trích nguyên văn câu này bằng tiếng Aram: wĕ’al ta‘ēlinnánā’ lĕnisyôn, tuy Cha chấp nhận cả hai ý nghĩa “cám dỗ” và “thử thách”, nhất là thử thách lòng trung thành (nguy cơ bội giáo).
Và Cha cho rằng trong Cựu Ước, Thiên Chúa vẫn thường được mô tả là đem dân Người vào chỗ thử thách (Xh 16:4; 20:20; Đnl 8:2, 16; 13:4; 33:8; Tl 2:22.
Bản dịch đúng, vì tâm thức Do Thái không phân biệt “cho phép” và “gây ra”
Thậm chí, theo Cha, “cũng như trong Cựu Ước, ở đây, có liên hệ tới một lối suy nghĩ tiền luận lý (protological) cho rằng các hữu thể nhân bản có thể rơi vào trạng thái bội giáo (apostasy) và Thiên Chúa phần nào là nguyên nhân của việc này. Gọi là tiền luận lý vì đây là một cố gắng để giải thích tình trạng bội giáo, nhưng không phải là một cố gắng hoàn toàn hợp luận lý. Theo lối suy nghĩ này, mọi điều tốt xấu xẩy đến cho con người đều được gán cho Thiên Chúa, nguyên nhân mọi sự. Trong lịch sử các ý niệm, lúc ấy chưa có sự phân biệt giữa ý chí tuyệt đối và ý chí cho phép của Thiên Chúa; thành thử mọi sự đều được gán cho Người. Khi ý niệm này xuất hiện (trong cuộc tranh luận về tiền định), người ta mới bảo Thiên Chúa cho phép người ta sa chước cám dỗ hay bội giáo, nhưng Người không muốn thế một cách tuyệt đối. Sự phân biệt này, thời Cựu Ước, chưa được biết đến và không được thực hành trong suy nghĩ của Chúa Giêsu khi Người đưa ra lời cầu xin này trong Kinh Lạy Cha. Lối suy nghĩ này tìm được ở nhiều nơi khác trong Tân Ước như Rm 9:18b trong đó, Thánh Phaolô nói rằng Thiên Chúa ‘làm cho ai ra cứng cổ cũng tuỳ ý Người’. Phản ứng đối với lối suy nghĩ tiền luận lý này trong Kinh Lạy Cha bắt đầu xuất hiện trong Tân Ước, trong Gcb 1:13-15 đã trích dẫn trên đây. Các cố gắng để tránh lối dịch lời cầu xin này rất nổi tiếng trong ngôn ngữ Lãng Mạn: ‘Et ne nous laissez pas succumber à la tentation’ (và chớ để chúng con sa chước cám dỗ), ngược với lối dịch đại kết và của Bible de Jérusalem: ‘et ne nous soumets pas à la tentation’ (đừng để chúng con chịu cơn cám dỗ). Giá trị tích cực của peirasmos, ‘thử thách, cám dỗ’ được phát biểu tại các nơi khác của Tân Ước (xem Gcb 1:12; Kh 2:10; 1Pr 4:12-13); nhưng quan điểm này không được Luca chia sẻ. Xem S. Brown, Apostasy, 15-16. Với Luca, ‘cơn cám dỗ’ này không giới hạn vào việc thử thách cánh chung, và mở rộng ra nguy cơ bội giáo” (các tr.906-907).
Tóm lại với Linh Mục Fitzmyer, “xin đừng dẫn chúng con vào cơn cám dỗ” không sai với nguyên bản dù nó có thể sai với cái hiểu thần học sau này khi người ta phân biệt giữa việc Thiên Chúa cho phép cám dỗ và việc Người là nguyên nhân của cám dỗ. Vì tâm thức người Do Thái vốn không có sự phân biệt này.
Đấy cũng là nhận định của William Barclay. Tác giả này cho rằng tâm thức Do Thái không gặp khó khăn nào trong câu này cả. Vì họ vốn có khuynh hướng coi “mọi sự, đúng là mọi sự, đều nằm trong tay Thiên Chúa và dưới sự kiểm soát của Người. Vì vậy, họ không thấy khó khăn gì trong việc tin rằng ngay cám dỗ cũng phần nào thích đáng trong kế hoạch và mục đích của Thiên Chúa. Nhìn trở lui cuộc đời ông, Giuse nói với các anh em ông rằng ‘các anh muốn điều ác cho tôi; nhưng Thiên Chúa đã muốn điều ác ấy thành điều tốt” (St 50:20). Người Do Thái sẽ không thấy bất cứ khó khăn nào trong việc tin rằng ngay điều rõ ràng xấu cũng được đan kết vào khuôn mẫu của Thiên Chúa, vì họ vốn khởi đi từ một niềm tin nền tảng này là không sự gì, đúng là không sự gì, có thể xẩy ra nếu không do ý muốn của Thiên Chúa”. Thành thử, trong vấn đề này, “luận lý thần học” phải “chiếm ưu thế”.
Raissa Maritain và “đừng dẫn chúng con vào cơn cám dỗ”
Thiển nghĩ đó cũng là nhận định của Raissa Maritain, phu nhân của triết gia Công Giáo nổi tiếng Jacques Maritain.
Trong cuốn “Notes On The Lord’s Prayer”, Raissa, người vốn xuất thân từ bối cảnh sùng Do Thái Giáo, đầu thế kỷ 20, cùng chồng trở lại đạo Công Giáo và có người cho rằng cặp vợ chồng này đáng được phong thánh, nhận định như sau về lời cầu xin “đừng dẫn chúng con vào cơn cám dỗ”:
Khi đọc Et ne nos inducas in tentationem (La Tinh), Kai eisenegkês hemas eis peirasmon (Hy Lạp), phải tránh hai sai lầm. Sai lầm thứ nhất: để thử sự đối kháng của ta, đôi khi Thiên Chúa cám dỗ ta hay xúi ta làm điều ác. Vì thực ra, “các lộn xộn nội tâm và các xâm lấn đen tối do sự lôi cuốn của kẻ ác bỗng nhiên hay qủy quyệt tạo ra trong linh hồn ta đều phát sinh từ sự yếu đuối và ‘dục vọng’ của chính ta (Gcb 1:14); chúng cũng phát xuất từ Thần Sa Ngã, kẻ kích thích dục vọng kia và là kẻ, tan quam leo rugiens, sư tử rảo quanh tìm mồi cắn xé (1Pr 5:8)”. Chính ma qủy cám dỗ ta, chứ không phải Thiên Chúa, như Gcb 1:13 đã trích trên đây (xem thêm Hc 15:11-12). Tertulianô cũng nhấn mạnh điều này (De Oratione, cap. 8, P.L., 1, 1164).
Sai lầm thứ hai: làm giảm hay làm yếu lời lẽ của Chúa Giêsu. Nghĩa là xin cho được miễn trừ khỏi tất cả những gì khiến ta phải bước qua lửa thử thách, một thử thách trong đó, ta có nguy cơ sa ngã hay phạm tội, những nguy cơ vốn có cơ diễn ra trong đại đa số tình huống của nhân sinh, và “đặc biệt hơn, trong mọi cám dỗ đúng nghĩa”. Vì đây là giá của “triều thiên sự sống” (Gcb 1:12), giá của phước hạnh (1Pr 4:15), là phận người (Origen, De Oratione, 29 P.G., 11, 532-3), phận Kitô hữu (2 Tim. 3:12).
Tóm lại, Raissa không loại bỏ khả thể bị Thiên Chúa dẫn vào cơn thử thách bị cám dỗ “đúng nghĩa” nghĩa là có cơ phạm tội.
Đã đành, như nhận định của Cha Lagrange (Evangile selon saint Luc, p. 324, n. 4): chữ peirasmos (cám dỗ) ở đây cũng có nghĩa là thử thách, một điều để chứng thực cho nhân đức, nhất là cho lòng trung thành và tình yêu của ta. Chính với nghĩa này, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: Vos autem estis, qui permansistis mecum in tentationibus meis (Nhưng các con là những người ở lại với Thầy trong các thử thách của Thầy) (Lc 22:28). Đây cũng là nghĩa trong Kn 3:5-7 (luyện vàng trong lửa), Tv 66:10-11 (luyện bạc trong lò), 1Mcb 2:52 (thử thách Ápraham).
Nhưng theo Raissa, chữ “thử thách” không hề loại trừ cám dỗ, ngược lại mới đúng: cám dỗ (xúi giục phạm tội) là một trong các hình thức đáng sợ nhất của thử thách. Nó không tha Joseph, con Giacóp, không tha Gióp trên đống phân và cả Chúa Giêsu nữa trong hoang địa và dĩ nhiên các thánh của Người.
Tuy nhiên, như trên đã nói, Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của cám dỗ, nhưng rõ ràng nếu không có phép của Người, cám dỗ không xẩy ra. Như Thánh Cyprian từng nói: “Kẻ thù không thể làm gì chống lại ta nếu không có phép trước của Thiên Chúa” (De Orat. Domin., n. 25, P.L., 4, 536).
Cũng như Cha Fitzmyer và Barclay, Raissa cho rằng tư tưởng Do Thái, vì chỉ quan tâm tới biến cố cụ thể, nên ít để ý tới sự phân biệt giữa cho phép và thực sự muốn. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bỏ rơi ta trong cám dỗ: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng” (1 Cor. 10:13).
Nói thế rồi, Raissa hỏi rằng “Lời lẽ nào phiên dịch chính xác bản văn Hy Lạp mà từ đó, lời cầu xin này đã đến với chúng ta?” và bà cho rằng “Đây là một câu hỏi không dễ. Xem xét mọi sự (và ít nhất theo ý kiến những vị có tư cách nhất để phán đoán) xem ra điều thích đáng nhất là nhường ưu tiên cho công thức của lối dịch Hípri: ‘và đừng dẫn chúng con vào bàn tay của thử thách’”.
William Barclay soi sáng điều Raissa vừa nói: ông cho rằng chữ “vào” (vào chước cám dỗ) tiếng Hy Lạp là eis tương đương với chữ Hípri lidhe, với nghĩa “vào tay của” hay “vào quyền lực của”. Thành thử câu này có nghĩa: con biết thế nào con cũng gặp cám dỗ,vì không cuộc sống nào lại không bị cám dỗ. Nhưng khi cám dỗ đến, như nó phải đến, thì đừng bỏ rơi con một mình với nó; đừng trao con bất lực vào quyền lực của nó; xin đứng bên con trong giờ khó khăn”.
Theo Barclay, thì đây cũng là điều được Thánh Augustinô (Bài Giảng Trên Núi 2.9) lưu ý khi ngài phân biệt giữa việc “bị cám dỗ” và việc “ bị dẫn vào cơn cám dỗ”. Mọi người đều bị cám dỗ, nhưng bị dẫn hay bị đưa vào cơn cám dỗ là bị đưa vào quyền lực và sự kiểm sót của cám dỗ; thành thử, ở đây, không phải là việc bị cám dỗ mà là đừng bị khuất phục bởi cám dỗ.
Barclay cũng cho hay, trong chiều hướng trên, bản Syriac của Tân Ước dịch thế này: “đừng khiến chúng con bước vào cơn cám dỗ”. Còn Thánh Augustinô thì quả quyết bản tiếng La Tinh ở thời ngài viết: Ne nos induci patiaris in temptationem (đừng cho phép chúng con bị dẫn vào cơn cám dỗ).
Nhưng theo Barclay, động từ Hípri trong trường hợp này là Hiph’il. Động từ này vừa có nghĩa cho phép vừa có nghĩa nguyên nhân. Thành thử, nếu Chúa Giêsu đọc Kinh Lạy Cha bằng tiếng Hípri, hẳn nhiên câu này có nghĩa: “đừng cho phép chúng con bước vào cơn cám dỗ” hay “đừng để chúng con bị dẫn vào cơn cám dỗ”.
Còn theo Raissa, ý nghĩa của lời cầu xin này, dù sao, cũng khá rõ ràng. Ý nghĩa này, khi sửa đổi đôi chút và kết hợp với công thức của Thánh Ambrose “và chớ để chúng con bị dẫn vào cơn cám dỗ mà chúng con chịu không được” (De Sacram., lib. VI, n. 29, P.L., 16,454) và một công thức khác của Cha Lagrange, “Ơn Quan Phòng của Ngài, luôn sẵn sàng nghe lời chúng con cầu xin, không bao giờ bỏ rơi chúng con cho cái bẫy của những dịp tội lỗi hằng đe dọa chúng con trong sự yếu đuối của chúng con” (The Gospel of Jesus Christ, vol. II, p. 16), ta có thể phát biểu như sau: Chớ để chúng con phải chịu một thử thách hay một cám dỗ nào mà chúng con chịu đựng không nổi; xin ơn Quan Phòng của Chúa, luôn sẵn sàng nghe lời chúng con cầu nguyện, đừng để chúng con rơi vào những hoàn cảnh tội lỗi quá nguy hiểm đối với sự yếu đuối của chúng con”.
Chính nghĩa đại kết và cơ hội giảng dậy
Tóm lại, đúng như nhận định của Đức Phanxicô, công thức của cha ông Việt Nam, của Tây Ban Nha, và của Pháp hiện nay là công thức hay hơn, không hẳn vì lối đọc của người nói tiếng Ý và của người nói tiếng Anh phát xuất từ cách dịch sai mà là không phù hợp với những thông sáng thần học sau này khi người ta phân biệt giữa việc Thiên Chúa cho phép cám dỗ và trực tiếp gây ra cám dỗ.
Tuy nhiên, Đức Ông Charles Pope, thuộc Tổng Giáo Phận Washington D.C., Hoa Kỳ, một người mà các trước tác được phát tán rộng rãi trên liên mạng, vừa lên tiếng “Why I Oppose Changing the English Translation of the Our Father” (Tại sao tôi chống đối việc thay đổi lối dịch tiếng Anh Kinh Lạy Cha”.
Lý do: không ai đọc Kinh Lạy Cha mà nghĩ đến việc đổ lỗi cho Chúa cả, vì ai cũng biết, như Thánh Giacôbê: Thiên Chúa không phải là nguyên nhân trực tiếp của cám dỗ.
Thứ hai, dịch như hiện nay là hoàn toàn chính xác theo bản Hy Lạp: καὶ μὴ εἰσενέγκῃς ἡμᾶς εἰς πειρασμόν (kai me eisenenkēs hemas eis peirasmon). Chỉ có thể dịch một là “đừng dẫn chúng con vào cám dỗ” hai là “đừng đem chúng con vào cám dỗ” như hầu hết các bản dịch Thánh Kinh sang tiếng Anh từ trước đến nay và chính Bản Phổ Thông cũng dịch như thế: et ne nos inducas in tentationem. Eisenenkēs rõ ràng ở thể hành động (active voice): “đừng dẫn” là lối dịch duy nhất. “Đừng cho phép” không hề có trong nguyên bản Hy Lạp.
Ngoài ra, Kinh Lạy Cha bằng tiếng Anh hiện nay là một trong những kinh chung họa hiếm với các Kitô khác không phải là Công Giáo. Đơn phương thay đổi không lợi cho việc hợp nhất Kitô Giáo.
Hơn nữa, thay đổi như thế còn để mất cơ hội giảng dạy đúng lúc. “Đừng dẫn chúng con vào cám dỗ” có thể gây khó hiểu nơi một số người, nhưng nó là dịp bằng vàng để ta nhấn mạnh tới một giáo lý vô cùng khẩn thiết đối với con người duy nghiệm, duy khoa học thời nay: họ coi thường khía cạnh Thiên Chúa mới là nguyên nhân đệ nhất của mọi chuyển động của con người, của thế giới, của lịch sử. Thực ra, con người chỉ là nguyên nhân đệ nhị đẳng, chứ không phải nguyên nhân đệ nhất đẳng, vì nguyên nhân của họ chính là Thiên Chúa. Người là nguyên nhân mọi sự.
Kinh Lạy Cha trong bản tiếng Anh hiện nay nhấn mạnh khía cạnh ấy. Dĩ nhiên, Thiên Chúa không cám dỗ ta theo nghĩa trực tiếp. Người không đánh bẫy ta hay làm ta bối rối đến độ khiến ta sa ngã. Tuy nhiên, vì Người là nguyên nhân đệ nhất của mọi hiện hữu, nên Người cũng là nguyên nhân của những điều cám dỗ ta. Do đó, khi xin Chúa “đừng dẫn ta vào cám dỗ”, ta xin Người, Đấng quan phòng gìn giữ ta và mọi sự trong hiện hữu, dẫn dắt ta tiến bước bằng ơn thánh ta cần để chống lại nó.
Nói rằng Thiên Chúa “dẫn” ta là nhìn nhận rằng Người là nguyên nhân thứ nhất mọi chuyển động của ta ở trong đời. Dù ta có ý chí tự do trong các quyết định của mình, nhưng Người nâng đỡ ta trong các quyết định này và do đó, “dẫn” ta như nguyên nhân đệ nhất mọi sự ta làm.
Nhận định của Đức Ông Pope dĩ nhiên là đúng, nhưng khi không đề cập đến việc “cho phép” và “trực tiếp gây ra” mà chỉ nhấn mạnh đến nguyên nhân đệ nhất thì sợ rằng tất cả các tai ương xẩy ra trên thế giới hiện nay đều do Chúa gây ra cả. Nếu đúng như thế thì Linh Mục Gerhard Wagner (Áo) đâu có mất chức giám mục chỉ vì cho rằng Bão Katrina là hình phạt Chúa gửi đến cho nước Mỹ?